ẢNH HƯỞNG của mật độ ƯƠNG lên TĂNG TRƯỞNG và tỷ lệ SỐNG cá LINH ỐNG cirrhinus jullieni từ 15 đến 60 NGÀY TUỔI TRONG bể COMPOSITE

13 340 0
ẢNH HƯỞNG của mật độ ƯƠNG lên TĂNG TRƯỞNG và tỷ lệ SỐNG cá LINH ỐNG cirrhinus jullieni từ 15 đến 60 NGÀY TUỔI TRONG bể COMPOSITE

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ƯƠNG LÊN TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CÁ LINH ỐNG Cirrhinus jullieni TỪ 15 ĐẾN 60 NGÀY TUỔI TRONG BỂ COMPOSITE Lê Văn Lễnh Đại học An Giang TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiên tại trại thực nghiệm thủy sản, khoa Nông nghiệp – Tài nguyên thiên nhiên, trường Đại học An Giang. Thời gian nghiên cứu từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2011. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức được bố trí trong bể composite có thể tích 0,5 m 3 theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên và 3 lần lặp lại. Cá linh ống từ 1 đến 14 ngày tuổi được ương trong bể composite 3 m 3 cho ăn lòng đỏ trứng + bột đậu nành, tới ngày thứ 15 thì bố trí với 4 mật độ lần lượt là: 1000 con.m -3 ; 1500 con.m -3 ; 2000 con.m -3 và 2500 con.m -3 . Trong thời gian bố trí thí nghiệm cho cá ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp 40% đạm. Kết quả sau 45 ngày ương, tốc độ tăng trưởng khối lượng đặc biệt (SGR, %.ngày -1 ) ở các nghiệm thức 1, 2, 3 và 4 lần lượt là 12,37 %.ngày -1 ; 11,05 %.ngày -1 ; 8,51 %.ngày -1 và 8,04 %.ngày -1 . Kết quả thống kê cho thấy: nghiệm thức 1, nghiệm thức 2, nghiệm thức 3 và nghiệm thức 4 khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Tốc độ tăng trưởng khối lượng tuyệt đối (DWG, g.ngày -1 ): 0,0307 g.ngày -1 ; 0,0167 g.ngày -1 ; 0,0053 g.ngày -1 và 0,0043 g.ngày -1 tương ứng với các nghiệm thức 1, 2, 3, 4. Kết quả thống kê cho thấy: nghiệm thức 1 khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) với nghiệm thức 2, 3 và 4; nghiệm thức 2 khác biệt có ý nghĩa thống kê với nghiệm thức 3 và nghiệm thức 4; nghiệm thức 3 và nghiệm thức 4 khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Tỷ lệ sống của cá linh sau 60 ngày tuổi 90,47 %; 93,42 %; 81,47 % và 80,16 %. Kết quả thống kê cho thấy, giữa các nghiệm thức 1, 2, 3, và 4 khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Tóm lại, ương cá linh ống ở mật độ 1000 con.m -3 là tốt nhất. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngành nuôi trồng thủy sản ở nước ta đang từng bước phát triển mạnh. Song song với sản lượng thủy sản tăng thì nguồn lợi thủy sản đang gặp những khó khăn đáng lo ngại mà nhất là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) của Việt Nam. ĐBSCL có mạng lưới sông ngòi dày đặc. Nguồn nước trong vùng được lấy từ 2 nguồn chính là sông Mê Kông và nước mưa. Hàng năm nước lũ ở thượng nguồn sông MeKong tràn về và cuốn theo một lượng cá khổng lồ cho ĐBSCL làm phong phú thêm nguồn cá tự nhiên. Tuy nhiên, trong những năm gần đây nguồn lợi thủy sản ở ĐBSCL đang có xu hướng giảm dần do một số nguyên nhân tác động. Theo Ths. Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia đất ngập nước (tổ chức WWF tại Việt Nam) cảnh báo các đập thủy điện trên dòng chính sông Mêkông có nguy cơ làm giảm lượng nước đổ về ĐBSCL. Đó là nguyên nhân làm giảm 75% lượng phù sa, kéo theo giảm lượng cá trắng từ 220.000 - 440.000 tấn/năm. Ngoài ra, do xây dựng các đê bao ngăn lũ làm ngăn chặn việc di cư sinh sản của một số loài như cá cá linh, cá rô đồng, cá sặc … Đồng thời, việc đánh bắt thủy sản không hợp lí làm giảm lượng cá con và cá đang trong thời gian di cư sinh sản. Do những nguyên nhân trên mà nguồn lợi thủy sản đang giảm dần, một số loài cá đang bị khai thác cạn kiệt và có nguy cơ tuyệt chủng. Chính vì thế, việc cho sinh sản nhân tạo thành công ở một số loài cá như cá tra, basa, cá linh ống … có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ, phục hồi và phát triển nguồn lợi thủy sản tự nhiên ngày càng bị cạn kiệt, tăng sản lượng khai thác nguồn lợi thủy sản có giá trị kinh tế cho địa phương và các khu vực lân cận. Hiện nay, một số loại cá cho sinh sản nhân tạo thành công đã mang lại giá trị kinh tế cao và là sản phẩm xuất khẩu cho các thị trường tiêu thụ nước ngoài. Bên cạnh đó, một số loài cá tuy không phải là sản phẩm xuất khẩu nhưng chúng là sản phẩm được cư dân toàn vùng ưa thích như cá Linh ống (Cirrhinus jullieni). Có thể nói, cá linh ống là một loài thủy sản được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Với cá linh cư dân có thể chế biến những món ăn khác nhau như: mắm cá linh, cá linh hun khói, canh chua cá linh … Việc cho sinh sản nhân tạo cá Linh ống đã được tiến hành thử nghiệm và thành công. Nhằm góp phần hoàn thiện qui trình sinh sản nhân tạo cá linh ống vì vậy tiến hành đề tài “Ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng và tỷ lệ sống cá Linh ống (Cirrhinus jullieni) từ 15 đến 60 ngày tuổi trong bể composite” là sự cần thiết. Mục tiêu đề tài: Khảo sát khả năng tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá Linh ống từ 15 ngày tuổi đến 60 ngày tuổi nhằm tìm được mật độ nuôi thích hợp để ương nuôi cá đạt hiệu quả cao. Nội dung đề tài: (i) Theo dõi các yếu tố môi trường trong bể nuôi (pH, nhiệt độ, DO, NH 4 + /NH 3 , NO 2 ). (ii) Khảo sát tốc độ tăng trưởng của cá khi ương ở các mật độ khác nhau (tăng trưởng về chiều dài và khối lượng). (iii) Xác định tỷ lệ sống của cá ương ở các mật độ khác nhau khi kết thúc thí nghiệm. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1. Nguyên vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu: Trại thực nghiệm Thủy sản, Khoa Nông nghiệp – Tài nguyên thiên nhiên, trường Đại Học An Giang. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 06 đến tháng 10/2011. Đối tượng nghiên cứu: cá Linh ống (Cirrhinus jullieni). Cá bột được sinh sản nhân tạo sao đó ương cá lên 14 ngày tuổi rồi tiến hành bố trí thí nghiệm ương cá từ 15 ngày tuổi đến 60 ngày tuổi với các mật độ khác nhau. Thức ăn: công nghiệp 40% đạm 2.2. Phương pháp nghiên cứu Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức 3 lần lặp lại. Nghiệm thức 1 (1000 con.m -3 ), nghiệm thức 2 (1500 con.m -3 ), nghiệm thức 3 (2000 con.m -3 ) và nghiệm thức 4 (2500 con.m -3 ). Cá được cho ăn tối đa theo nhu cầu, cho ăn 2 lần (7h00 và 17h00) trong ngày. Sử dụng sục khí 24/24. Thay nước (3 ngày thay 50% nước). Các chỉ tiêu theo dõi Một số chỉ tiêu môi trường nước trong bể ương: nhiệt độ, pH, DO, NH 4 + /NH 3 , NO 2 . Kiểm tra bằng test. Trước khi bố trí thí nghiệm, tiến hành cân đo mẫu cá (30 con) để xác định khối lượng và chiều dài ban đầu. Trong thời gian nghiên cứu, cá được thu mẫu 15 ngày/lần để xác định sự tăng trưởng của cá ương. Theo dõi tốc độ tăng trưởng khối lượng đặc biệt hay tương đối (SGR, %.ngày -1 ), tăng trưởng khối lượng tuyệt đối (DWG, g.ngày -1 ), tăng trưởng chiều dài tuyệt đối (DLG, cm.ngày -1 ). Tỉ lệ sống của cá ở các nghiệm thức được xác định vào cuối thời gian nghiên cứu. 2.3. Phương pháp tính toán và xử lí số liệu Các số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel 2007, SPSS 16.0. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Các chỉ tiêu về môi trường Nhiệt độ giữ vai trò quan trọng đối với các quá trình sinh hóa trong tự nhiên. Những thay đổi về nhiệt độ nước có thể ảnh hưởng đến nhiều mặt của chất lượng nước. Các loài thủy sản và những thành viên liên quan đến chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái nước rất nhạy cảm đối với nhiệt độ (Nguyễn Võ Châu Ngân, 2003). Nguồn cung cấp nhiệt cho thủy vực chủ yếu từ ánh sáng của mặt trời. Chính vì vậy, sự biến động nhiệt độ của môi trường có quy luật theo ngày đêm và theo mùa rõ rệt (Phòng môi trường VNCNTTS 1, 2004). Nhiệt độ trung bình trong quá trình ương ở các nghiệm thức nằm trong khoảng 26,06 – 29,58 0 C là phù hợp cho sự phát triển và sinh trưởng của cá Linh ống. Hình 1: Biến động nhiệt độ giữa các nghiệm thức pH là một trong những nhân tố môi trường có ảnh hưởng rất lớn trực tiếp và gián tiếp đối với đời sống thủy sinh vật như: sinh trưởng, tỷ lệ sống, sinh sản và dinh dưỡng. Khi pH môi trường quá cao hay quá thấp đều không thuận lợi cho quá trình phát triển của thủy sinh vật (Trương Quốc Phú và Vũ Ngọc Út, 2006). Độ pH trong nước phụ thuộc nhiều nguyên nhân và được coi như căn cứ để xác định hàm lượng của nhiều thành phần khác. Độ pH được tự điều chỉnh nhờ hệ đệm carbonate. Biến đổi theo ngày đêm do quá trình quang hợp. Biến đổi theo mùa do biến đổi của quá trình phân hủy chất hữu cơ (Nguyễn Văn Thường, 2006). Trong thí nghiệm này pH trung bình ở các nghiệm thức dao động trong khoảng 6,89 – 6,96 là phù hợp cho sự phát triển và sinh trưởng của cá Linh ống. Hình 2: Biến động pH của các nghiệm thức Oxy là chất khí quan trọng cần thiết cho sự sống của tôm, cá. Trong điều kiện oxy hòa tan thấp sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thủy động vật (lười ăn, lớn chậm, dễ bị nhiễm bệnh …), nếu quá thấp có thể gây chết. Ngược lại nếu hàm lượng ôxy quá cao trên mức bảo hòa cũng gây ảnh hưởng đến hoạt động sống của tôm, cá, dễ dẫn đến bệnh bọt khí và một số bệnh lý khác (Lê Văn Cát, 2006). Nguồn gốc phát sinh oxy hòa tan là do quá trình quang hợp của thực vật thủy sinh (nước tĩnh). Sự khuếch tán không khí đi vào (nước chảy) (Nguyễn Văn Thường, 2006). DO trung bình dao động trong quá trình thí nghiệm ương là 4,37 – 4,38 mgO 2 .l -1 là phù hợp cho sự phát triển và sinh trưởng của cá Linh ống. Hình 3: Biến động oxy của các nghiệm thức NH 3 là yếu tố quan trọng có sự ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, sinh trưởng đối với thủy sinh vật. NH 3 là khí độc đối với thủy sinh vật còn NH 4 không độc và nồng độ NH 3 gây độc đối với cá là 0,6 – 2,0 mg.l -1 (Trương Quốc Phú và Vũ ngọc út, 2006). NH 3 là chất độc theo liều lượng, rất độc đối với cá nuôi: nồng độ 0,5 – 1mg.l -1 là đủ gây chết cá. (Nguyễn Đình Trung, 2000). Trong thí nghiệm này giá trị NH 3 trung bình của các nghiệm thức dao động từ 0,38 – 0,41 mg.l -1 . Hình 4: Biến động NH 3 của các nghiệm thức Nitrite vừa là sản phẩm của quá trình Nitrate hóa và phản Nitrate hóa, NO 2 gây độc cho tôm cá, tác dụng độc khi NO 2 kết hợp với Hemoglobine trong máu, hình thành Methemoglobine, làm giảm sự vận chuyển oxy tới tế bào. (Phòng môi trường VNCNTTS 1, 2004). Theo Trương Quốc Phú, 2000. Hàm lượng NO 2 cho phép trong các ao nuôi cá là 0,01 – 1mg.l -1 . Nồng độ thích hợp nhất là 0,01 – 0,1mg.l -1 (Nguyễn Văn Bé, 1987). Hàm lượng NO 2 trong thí nghiệm này là 0,022 – 0,028mg.l -1 vẫn nằm trong khoảng phù hợp với sinh trưởng của cá. Hình 5: Biến động NO 2 của các nghiệm thức 3.2. Ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng của cá ương trong bể composite từ 15 – 30 ngày tuổi Tốc độ tăng trưởng về khối lượng và chiều dài cá Linh ống sau 30 ngày ương trong bể Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng về khối lượng của cá Linh ống 30 ngày tuổi NT1 NT2 NT3 NT4 Kích thước thả P 15 0.0053 0.0052 0.0052 0.0053 30 ngày P 30 0,0521 ± 0,0044 c 0,0442 ± 0,0019 b 0,0392 ± 0,0055 ab 0,0323 ± 0,0021 a DWG 0,0031 ± 0,0003 c 0.0026 ± 0,0001 b 0,0023 ± 0,0004 ab 0,0018 ± 0,0002 a SGR 15,22 ± 0,53 c 14,22 ± 0,28 bc 13,41 ± 0,88 b 12,09 ± 0,4 a Ghi chú: Các giá trị trên cùng một hàng có các chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức (p > 0,05) và các giá trị trên cùng một hàng có các chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức (p < 0,05). Qua bảng 1 cho thấy tốc độ tăng trưởng về khối lượng của cá Linh ống 30 ngày tuổi ở nghiệm thức 1 khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại (p < 0,05), nghiệm thức 2 khác biệt có ý nghĩa thống kê với nghiệm thức 4, riêng nghiệm thức 3 và nghiệm thức 4 không khác nhau về mặt thống kê. Có thể nhận biết rằng tốc độ tăng trưởng khối lượng của cá Linh ống ở giai đoạn này giảm dần theo chiều tăng dần của mật độ từ 1000 con.m -3 đến 1500 con.m -3 , 2000 con.m -3 và 2500 con.m -3 ; đồng thời sự chênh lệch về khối lượng giữa các mật độ là khá rõ rệt. Điều này có thể được giải thích bởi sự cạnh tranh lẫn nhau về dinh dưỡng và không gian sống của cá ương, sự cạnh tranh gay gắt khi mật độ ương cao dẫn đến tốc độ tăng trưởng về khối lượng chậm. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Lê Phan Anh Phụng (2011) khi ương cá Linh ống từ lúc hết noãn hoàng đến 30 ngày tuổi trong ao đất với 3 mật độ (500 con.m -3 , 1000 con.m -3 và 1500 con.m -3 ), tốc độ tăng trưởng đặc biệt (SGR, %.ngày -1 ) lần lượt là 21,55 %.ngày -1 ; 20,33 %.ngày -1 và 18,60 %.ngày -1 và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Tốc độ tăng trưởng khối lượng theo ngày (DWG, g.ngày -1 ) ở 3 mật độ cũng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Trong đó, tốc độ tăng trưởng khối lượng theo ngày cao nhất là ở mật độ 500 con.m -3 (0,0074 g.ngày -1 ) và thấp nhất là 0,0030 g.ngày -1 ở mật độ 1500 con.m -3 . Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng về chiều dài của cá Linh ống 30 ngày tuổi NT1 NT2 NT3 NT4 Kích thước thả L 15 0.89 0.89 0.90 0.91 30 ngày L 30 1,69 ± 0,04 c 1,59 ± 0,01 b 1,48 ± 0,03 a 1,44 ± 0,02 a DLG 0,0536 ± 0,004 c 0,0464 ± 0,0003 b 0,0385 ± 0,0023 a 0,0353 ± 0,0017 a SGR 4,3 ± 0,33 c 3,84 ± 0,05 b 3,31 ± 0,16 a 3,05 ± 0,13 a Ghi chú: Các giá trị trên cùng một hàng có các chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức (p > 0,05) và các giá trị trên cùng một hàng có các chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức (p < 0,05). Tương tự như tốc độ tăng trưởng về khối lượng, tốc độ tăng trưởng về chiều dài của cá Linh ống 30 ngày tuổi giữa các nghiệm thức cũng khác nhau, nghiệm thức 1 khác biệt với nghiệm thức 2, 3, 4 có ý nghĩa về mặt thống kê (p < 0,05), nghiệm thức 2 cũng khác biệt với 2 nghiệm thức 3 và 4. Nghiệm thức 3 và nghiệm thức 4 không khác nhau về thống kê (p > 0,05). Tốc độ tăng trưởng về chiều dài cao nhất ở nghiệm thức 1 (0,00536 cm.ngày -1 tương ứng 4,3 %.ngày -1 ) sau đó giảm dần và thấp nhất ở nghiệm thức 3 (0,0353 cm.ngày -1 tương ứng 3,05 %.ngày -1 ). Kết quả thực tế thí nghiệm cho thấy mật độ ương khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến sự tăng trưởng về chiều dài lẫn khối lượng của cá Linh ống 30 ngày tuổi. 3.3. Ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng của cá ương trong bể composite từ 31 – 45 ngày tuổi Từ bảng 3 cho thấy sau 45 ngày ương, nhìn chung sự tăng trưởng về khối lượng của cá Linh ống đạt cao nhất ở nghiệm thức 1, kế đến lần lượt là nghiệm thức 2, 3 và sự tăng trưởng thấp nhất ở nghiệm thức 4. Sự khác biệt về tăng trưởng giữa nghiệm thức 1 với nghiệm thức 2, 3 và nghiệm thức 4 có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Về tốc độ tăng trưởng khối lượng tuyệt đối, cá Linh ống 45 ngày tuổi ở nghiệm thức 1 cao nhất (0,0284 g.ngày -1 ) giảm dần theo chiều tăng của mật độ và thấp nhất ở nghiệm thức 3 (0,0039 g.ngày -1 ). Khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nghiệm thức 1 với 3 nghiệm thức còn lại, giữa nghiệm thức 2 với 2 nghiệm thức 3 và 4 (p < 0,05). Nghiệm thức 3 và nghiệm thức 4 không có sự khác biệt về mặt thống kê. Bảng 3: Tốc độ tăng trưởng về khối lượng của cá Linh ống 45 ngày tuổi NT1 NT2 NT3 NT4 Kích thước P 30 0.0521 0.0442 0.0392 0.0323 45 ngày P 45 0,4777 ± 0,0128 c 0,2115 ± 0,0278 b 0,1291 ± 0,0568 a 0,0912 ± 0,0446 a DWG 0,0284 ± 0,0008 c 0,0111 ± 0,0020 b 0,0060 ± 0,0038 a 0,0039 ± 0,0030 a SGR 14,79 ± 0,52 b 10,40 ± 1,16 a 7,54 ± 3,08 a 6,43 ± 3,20 a Ghi chú: Các giá trị trên cùng một hàng có các chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức (p > 0,05) và các giá trị trên cùng một hàng có các chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức (p < 0,05). Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng khối lượng đặc biệt của cá ở nghiệm thức 1 (1000 con.m -3 ) khác biệt có ý nghĩa thống kê với nghiệm thức 2, 3 và nghiệm thức 4 nhưng không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa 3 nghiệm thức 2, nghiệm thức 3 và 4. Ngoài ra, thực nghiệm còn cho thấy cá Linh ống ở giai đoạn 15 tới 30 ngày tuổi lớn nhanh hơn cá Linh ống ở giai đoạn 31 tới 45 ngày tuổi. Bảng 4: Tốc độ tăng trưởng về chiều dài của cá Linh ống 45 ngày tuổi NT1 NT2 NT3 NT4 Kích thước L 30 1,69 1,59 1,48 1,44 45 ngày L 45 3,44 ± 0,06 d 3,03 ± 0,01 c 2,41 ± 0,09 b 2,08 ± 0,18 a DLG 0,1164 ± 0,0040 d 0,0960 ± 0,0012 c 0,0622 ± 0,0050 b 0,0427 ± 0,0121 a SGR 4,73 ± 0,14 c 4,3 ± 0,06 c 3,26 ± 0,19 b 2,43 ± 0,59 a Ghi chú: Các giá trị trên cùng một hàng có các chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức (p > 0,05) và các giá trị trên cùng một hàng có các chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức (p < 0,05). Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài của cá Linh ống 45 ngày tuổi cao nhất ở nghiệm thức 1 (0,1164 cm.ngày -1 ), lần lượt giảm ở các nghiệm thức 2 (0,096 cm.ngày -1 ), nghiệm thức 3 (0,0622 cm.ngày -1 ), nghiệm thức 4 (0,0427 cm.ngày -1 ) và khác biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm (p < 0,005). Tốc độ tăng trưởng chiều dài đặc biệt của cá ở nghiệm thức 1 không khác biệt so với nghiệm thức 2 (p > 0,05) nhưng khác biệt có ý nghĩa với các nghiệm thức 3 và nghiệm thức 4, nghiệm thức 2 cũng khác biệt có ý nghĩa với nghiệm thức 3 và 4, giữa nghiệm thức 3 và nghiệm thức 4 cũng có sự khác biệt về mặt thống kê (p < 0,05). Kết quả thí nghiệm này cho thấy cá Linh được ương với mật độ thấp hơn sẽ có tốc độ tăng trưởng về chiều dài nhanh hơn khi được ương ở mật độ cao hơn. 3.4. Ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng của cá ương trong bể composite từ 46 – 60 ngày tuổi Cũng như các giai đoạn trước (15 – 30 ngày tuổi, 31 – 45 ngày tuổi), tốc độ tăng trưởng về khối lượng của cá Linh ống 60 ngày tuổi ở mật độ 1000 con.m -3 vẫn là cao nhất và giảm dần lần lượt theo mật độ tăng từ 1500 con.m -3 , 2000 con.m -3 , thấp nhất ở mật độ 2500 con.m -3 . Tốc độ tăng trưởng khối lượng tuyệt đối của cá Linh ống ở nghiệm thức 1 khác biệt có ý nghĩa thống kê với các nghiệm thức 2, 3 và 4 (0,0606 g.ngày -1 ; 0,0364 g.ngày -1 ; 0,0075 g.ngày -1 ; 0,0070 g.ngày -1 ) (p < 0,05). Nghiệm thức 2 khác biệt so với nghiệm thức 3 và nghiệm thức 4 (p > 0,05). Không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa 2 nghiệm thức 3 và 4. Sự chênh lệch về khối lượng của cá Linh ống giữa các nghiệm thức ngày càng rõ rệt. Bảng 5: Tốc độ tăng trưởng về khối lượng của cá Linh ống 60 ngày tuổi NT1 NT2 NT3 NT4 Kích thước P 45 0,4777 0,2115 0,1291 0,0912 60 ngày P 60 1,3869 ± 0,0494 c 0,7579 ± 0,0796 b 0,2415 ± 0,0268 a 0,1966 ± 0,0132 a DWG 0,0606 ± 0,0026 c 0,0364 ± 0,0038 b 0,0075 ± 0,0021 a 0,0070 ± 0,0032 a SGR 7,11 ± 0,1261 b 8,52 ± 0,4378 ab 4,59 ± 2,2789 ab 5,60 ± 3,07 a Ghi chú: Các giá trị trên cùng một hàng có các chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức (p > 0,05) và các giá trị trên cùng một hàng có các chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức (p < 0,05). Theo bảng 5, tốc độ tăng trưởng khối lượng đặc biệt của cá ở nghiệm thức 2 là cao nhất (8,52 %.ngày 1 ), sau đó lần lượt là nghiệm thức 1 (7,11 %.ngày -1 ), nghiệm thức 4 (5,60 %.ngày -1 ) và nghiệm thức 3 thấp nhất (4,59 %.ngày -1 ). Sự khác biệt này giữa nghiệm thức 1 và nghiệm thức 4 là có ý nghĩa về mặt thống kê (p < 0,05), nhưng giữa 3 nghiệm thức 1, 2, 3 không có sự khác biệt (p > 0,05). Giữa 3 nghiệm thức 2, 3 và nghiệm thức 4 cũng không khác biệt về mặt thống kê. Bảng 6: Tốc độ tăng trưởng về chiều dài của cá Linh ống 60 ngày tuổi NT1 NT2 NT3 NT4 Kích thước L 45 3,44 3,03 2,41 2,08 60 ngày L 60 4,17 ± 0,10 c 3,59 ± 0,25 b 2,68 ± 0,09 a 2,48 ± 0,04 a DLG 0,0487 ± 0,0110 b 0,0373 ±0,0162 ab 0,0178 ± 0,0010 ab 0,0267 ± 0,0114 a SGR 1,28 ± 0,29 a 1,12 ± 0,46 a 0,70 ± 0,05 a 1,19 ± 0,56 a Ghi chú: Các giá trị trên cùng một hàng có các chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức (p > 0,05) và các giá trị trên cùng một hàng có các chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức (p < 0,05). Từ kết quả ở bảng 6 thấy rằng tốc độc tăng trưởng chiều dài tuyệt đối của cá Linh ống ở mật độ 1000 con.m -1 là cao nhất (0,0487 cm.ngày -1 ); giảm dần 0,0373 cm.ngày -1 ; 0,0267 cm.ngày -1 và 0,0178 cm.ngày -1 lần lượt ở các mật độ 1500 con.m -3 ; 2500 con.m -3 và 2000 con.m -3 . Về mặt thống kê, nghiệm thức 1 khác biệt không có ý nghĩa so với nghiệm thức 2, 3 (p > 0,05) và khác biệt có ý nghĩa với nghiệm thức 4 (p < 0,05); nghiệm thức 2 và 3 không khác biệt so với các nghiệm thức còn lại (p > 0,05). Kết quả này cho thấy ảnh hưởng rõ rệt của mật độ ương lên sinh trưởng của cá Linh ống ở giai đoạn 60 ngày tuổi. Đồng thời, cá Linh ống ở giai đoạn này có sự tăng trưởng chậm hơn so với các loài cá bản địa khác cụ thể là: cá Chài đạt trọng lượng 2,37 g – 2,54 g và chiều dài trung bình 5,96 cm – 6,26 cm sau 60 ngày ương (Hoàng Quang Bảo & ctv, 2005); cá Mè hôi 2,48 g – 2,82 g và 5,76 cm – 6,86 cm sau 60 ngày ương (Đặng Văn Trường & ctv, 2005). 3.5. Ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng của cá ương trong bể composite từ 15 – 60 ngày tuổi Bảng 7: Tốc độ tăng trưởng về khối lượng và chiều dài của cá Linh ống từ 15 – 60 ngày tuổi Nghiệm thức NT1 (1000.m -3 ) NT2 (1500.m -3 ) NT3 (2000.m -3 ) NT4 (2500.m -3 ) Khối lượng ban đầu P 15 (g) 0.0053 ± 0,0000 a 0.0052 ± 0,0001 a 0,0052 ± 0,0001 a 0,0053 ± 0,0000 a Khối lượng cuối P 60 (g) 1,3869 ± 0,0494 c 0,7579 ± 0,0796 b 0,2415 ± 0,0268 a 0,1966 ± 0,0132 a DWG (g.ngày -1 ) 0,0307 ± 0,0011 c 0,0167 ± 0,0018 b 0,0053 ± 0,0006 a 0,0043 ± 0,0003 a SGR (%.ngày -1 ) 12,37 ± 0,07 d 11,05 ± 0,24 c 8,51 ± 0,23 b 8,04 ± 0,14 a Chiều dài ban đầu L 15 (cm) 0,89 ± 0,00 a 0,89 ± 0,01 a 0,90 ± 0,00 a 0,91 ± 0,01 a Chiều dài cuối L 60 (cm) 4,17 ± 0,10 c 3,59 ± 0,25 b 2,68 ± 0,09 a 2,48 ± 0,04 a DLG (cm.ngày -1 ) 0,0700 ± 0,0000 c 0,0567 ± 0,0058 b 0,0400 ± 0,0000 a 0,0333 ± 0,0154 a SGR (%.ngày -1 ) 3,43 ± 0,01 d 3,08 ± 0,19 c 2,42 ± 0,08 b 2,22 ± 0,04 a Ghi chú: Các giá trị trên cùng một hàng có các chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức (p > 0,05) và các giá trị trên cùng một hàng có các chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức (p < 0,05). Các dữ liệu từ bảng 6 cho thấy, khối lượng và chiều dài ban đầu của cá được bố trí vào các nghiệm thức không khác biệt về mặt thống kê, chứng tỏ khối lượng và chiều dài của cá được sử dụng giữa các nghiệm thức và trong từng nghiệm thức là đồng đều nhau. Khối lượng mẫu cá 60 ngày tuổi thu được và tốc độ tăng trưởng khối lượng tuyệt đối ở nghiệm thức 1 khác biệt có ý nghĩa thống kê với các nghiệm thức 2, 3 và nghiệm thức 4 (p < 0,05); nghiệm thức 2 khác biệt có ý nghĩa với nghiệm thức 3 và nghiệm thức 4; không có sự khác biệt giữa nghiệm thức 3 và nghiệm thức 4 về mặt thống kê (p > 0,05). Tốc độ tăng trưởng khối lượng đặc biệt của cá ở các nghiệm thức khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa (p < 0,05). Tốc độ tăng trưởng khối lượng tuyệt đối và đặc biệt của cá Linh ống 60 ngày tuổi được ghi nhận cao nhất ở nghiệm thức 1 (0,0307 g.ngày -1 và 12,37 %.ngày -1 ); giảm dần theo chiều tăng của mật độ ở các nghiệm thức lần lượt là 0,0167 g.ngày -1 và 11,05 %.ngày -1 (nghiệm thức 2); 0,0053 g.ngày -1 và 8,51 %.ngày -1 (nghiệm thức 3); 0,0043 g.ngày -1 và 8,04 %.ngày -1 (nghiệm thức 4). Có thể thấy rằng, mật độ ương có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng khối lượng của cá Linh ống. Tương tự như khối lượng, chiều dài mẫu cá 60 ngày tuổi và tốc độ tăng trưởng chiều dài tuyệt đối của cá ở nghiệm thức 1 cao nhất (1,47 cm; 0,0700 cm.ngày -1 và 3,43 %.ngày -1 ); giảm theo thứ tự ở các nghiệm thức 2, 3 và nghiệm thức 4 (3,59 cm và 0,0567 cm.ngày -1 ; 2,68 cm và 0,0400 cm.ngày -1 ; 2,48 cm và 0,0333 cm.ngày -1 ). Nghiệm thức 1 khác biệt có ý nghĩa thống kê với các nghiệm thức 2, 3 và nghiệm thức 4 (p < 0,05); nghiệm thức 2 khác biệt có ý nghĩa với nghiệm thức 3 và nghiệm thức 4; không có sự khác biệt giữa nghiệm thức 3 và nghiệm thức 4 về mặt thống kê (p > 0,05). Tốc độ tăng trưởng đặc biệt giữa các nghiệm thức khác nhau thì khác nhau về mặt thống kê (p < 0,05) với các giá trị lần lượt của 4 nghiệm thức là 3,43 %.ngày -1 ; 3,08 %.ngày -1 ; 2,42 %.ngày -1 và 2,22 %.ngày -1 ). Mật độ ương khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến tốc độ tăng trưởng chiều dài của cá Linh ống 60 ngày tuổi. Nhìn chung, mật độ để ương cá Linh ống từ 15 – 60 ngày tuổi cho tốc độ sinh trưởng tốt nhất là 1000 con.m -3 [...]...3.6 Tỷ lệ sống của cá Linh ống ương trong bể từ 15 – 60 ngày tuổi Bảng 8: Tỷ lệ sống cá Linh ống Nghiệm thức Tỷ lệ sống (%) NT1 90,47 ± 4,96a NT2 93,42 ± 7,93a NT3 81,47 ± 5,23a NT4 80,16 ± 7,89a Ghi chú: Các giá trị trên cùng một hàng có các chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức (p > 0,05) Bảng 8 cho thấy tỷ lệ sống của cá Linh ống ở các nghiệm thức khác... (2,22 % .ngày- 1) Tỷ lệ sống ở các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê (p > 0,05) Tỷ lệ sống ở các nghiệm thức lần lượt là 90,47%; 93,42%; 81,47% và 80,16% Như vậy, ương cá Linh ống từ 15 ngày tuổi đến 60 ngày tuổi thì mật độ ương 1000 con.m -3 cho tốc độ tăng trưởng về khối lượng và chiều dài cao nhất 4.2 Đề xuất Thử nghiệm ương cá Linh ống với các mật độ khác nhau ở ao đất, bể lót... nuôi thủy sản chất lượng và giải pháp cải thiện chất lượng Nxb: Khoa học và kỹ thuật 5 Lê Phan Anh Phụng.2011 Ảnh hưởng của mật độ lên tỷ lệ sống và tăng trưởng cá linh ống (Cirrhinus jullieni Sauvage, 1878) ương trong ao đất đến 30 ngày tuổi Đại học Đồng Tháp 6 Nguyễn Lê Hoàng Yến và Trương Quốc Phú 2006 Khả năng hấp thụ amonia của zeolite tự nhiên trong môi trường nước ở các độ mặn khác nhau Tạp chí... được giải thích do sự khác nhau về độ tuổi của cá Linh ống trong từng thí nghiệm, cá càng nhỏ khả năng sống sót càng thấp nên dẫn đến sự khác nhau về tỷ lệ sống thu được ở 2 thí nghiệm Tỷ lệ sống của cá chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau trong đó có cả yếu tố duy truyền, tập tính ăn của loài (ăn động vật – có khả năng ăn lẫn nhau hay ăn thực vật) Đối với cá Linh ống là loài ăn tạp thiên về thực... nhau, vì vậy, tỷ lệ sống của cá Linh ống trong quá trình ương là khá cao, cao nhất vẫn là cá ở nghiệm thức 1 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 4.1 Kết luận Các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm nằm trong giới hạn phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá Linh ống (Cirrhinus jullienii) Tốc độ tăng trưởng khối lượng tuyệt đối (DWG, g .ngày -1) ở 4 mật độ 1000 con.m-3 (nghiệm thức 1), 150 0 con.m-3... biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê, có giá trị theo thứ tự ở các nghiệm thức là 90,47%; 93,42 %; 81,47 % và 80,16 % So với kết quả của Lê Phan Anh Phụng (2011), tỷ lệ sống của cá trong quá trình ương cá Linh ống bằng ao đất đến 30 ngày tuổi với các mật độ 500 con.m -3, 1000 con.m-3 và 150 0 con.m-3 lần lượt là 32,97%; 27,61%; 23,81% có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (p . 2005). 3.5. Ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng của cá ương trong bể composite từ 15 – 60 ngày tuổi Bảng 7: Tốc độ tăng trưởng về khối lượng và chiều dài của cá Linh ống từ 15 – 60 ngày tuổi Nghiệm thức NT1. ương cá Linh ống từ 15 – 60 ngày tuổi cho tốc độ sinh trưởng tốt nhất là 1000 con.m -3 3.6. Tỷ lệ sống của cá Linh ống ương trong bể từ 15 – 60 ngày tuổi Bảng 8: Tỷ lệ sống cá Linh ống Nghiệm thức. sản nhân tạo cá linh ống vì vậy tiến hành đề tài Ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng và tỷ lệ sống cá Linh ống (Cirrhinus jullieni) từ 15 đến 60 ngày tuổi trong bể composite là sự cần

Ngày đăng: 06/09/2015, 08:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan