1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

HIỆN TRẠNG NGHỀ NUÔI LỒNG tôm hùm BÔNG panulirus ornatus ở KHÁNH hòa

10 517 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 39,53 KB

Nội dung

HIỆN TRẠNG NGHỀ NUÔI LỒNG TÔM HÙM BÔNG Panulirus ornatus Ở KHÁNH HÒA Nguyễn Bá Thiên An 1 , Lê Anh Tuấn 2 1 Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản III, Nha Trang. 2 Khoa Nuôi trồng Thủy sản, Đại học Nha Trang TÓM TẮT Nghề nuôi tôm hùm lồng tỉnh Khánh Hòa được xem là bắt đầu từ năm 1992 (Tuan, L. A. & Mao, N. D. 2004), tạo ra một số lượng công việc và thu nhập rất lớn cho cộng đồng người dân ven biển nói riêng, của tỉnh Khánh Hòa nói chung. Điều tra hiện trạng nghề được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 05/2010 đến tháng 08/2010 trên 100 hộ nuôi tôm hùm lồng ở Khánh Hòa bằng phương pháp điều tra thu mẫu phổ biến hiện hành. Kết quả nghiên cứu cho thấy vụ nuôi tôm hùm 2009 – 2010 tỉnh Khánh Hòa có hơn 20.300 lồng; đạt sản lượng 1.150 tấn; giá trị kinh tế 1.458 tỷ VND; số lao động tham gia sản xuất 1.016 người. Giá trung bình tôm hùm giống của tôm hùm Bông năm 2010: 296.800 ± 13.512 VND/con; tỷ lệ sống trung bình 63,8 ± 9,98 %; khối lượng trung bình tôm lúc thu hoạch 0,82 ± 0,03 kg/con; giá trung bình của tôm hùm Bông lúc thu hoạch 1,2679 ± 0,047 triệu VND/kg. Trong các khoản chi phí sản xuất của nghề nuôi tôm hùm lồng ở tỉnh Khánh Hòa năm 2010, chi phí giống cao nhất (44,06%) sau đó là chi phí thức ăn (42,36%), các chi phí còn lại chỉ chiếm một tỷ lệ rất thấp 13,58%. Lượng thức ăn theo từng giai đoạn: giai đoạn 5 – 100(g): 0,7 (0,3–1) (kg/lồng); giai đoạn 100 – 300(g): 2,5 (1,7– 3,5) (kg/lồng); giai đoạn ≥300(g) 3,4 (2,5–5,0) (kg/lồng). Lượng Nitơ thải vào môi trường để sản xuất ra một kg tôm hùm là 257,49 g. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tôm hùm gai (Palinuridae) là nhóm đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao và quan trọng đối với nghề nuôi biển trên thế giới và Việt Nam. Tuy nhiên, hầu hết ngành sản xuất tôm hùm trên thế giới là từ khai thác, nhiều nơi nguồn giống được khai thác đạt đến điểm khai thác bền vững (MSY) hay đã quá mức và đã suy giảm (Phillips 2000, 2005). Hiện nay, nghề nuôi thương phẩm tôm hùm chưa phổ biến rộng rãi (Elizabeth, H. P. & Phuong, T. H. 2010). Theo Jeffs và Hoooker (2000), tính khả thi của các hệ thống nuôi tôm hùm trong ao phụ thuộc vào việc giảm chi phí cơ sở hạ tầng và điều hành. Ở Việt Nam vùng phân bố của 17 loài tôm hùm đã được mô tả (Võ Văn Nha 2009). Trong nhóm tôm hùm gai được nuôi ở Việt Nam thì tôm hùm Bông là loài có giá trị kinh tế cao nhất và được nuôi nhiều nhất. Nghề nuôi tôm hùm lồng ở Việt Nam bắt đầu từ năm 1992, ở Khánh Hòa và tập trung ở các tỉnh ven biển miền Trung, từ Bình Định đến Bình Thuận. Sản lượng năm 2006 được ước tính đạt 1.900 tấn, với số lượng lồng nuôi là 49.000 lồng và đạt giá trị kinh tế hơn 45 triệu USD. Tuy nhiên, do bệnh “tôm hùm sữa” nên nghề này trong năm 2007 đã bị suy giảm đáng kể và sản lượng chỉ còn đạt khoảng 1.400 tấn (Hung, L. V & Tuan, L. A. 2009). Bài báo này nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề nuôi tôm hùm lồng thương phẩm và tác động của nghề nuôi tôm hùm lồng thương phẩm đối với môi trường thông qua chỉ số Nitơ thải ra môi trường. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu là các hộ nuôi tôm hùm Bông (Panulirus ornatus), thời gian nghiên cứu từ tháng 05/2010 đến tháng 08/2010, địa điểm nghiên cứu là các vùng nuôi thương phẩm tôm hùm lồng ở tỉnh Khánh Hòa. Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập dựa trên phỏng vấn trực tiếp người nuôi tôm hùm lồng ở tỉnh Khánh Hòa thông qua phiếu câu hỏi. Số liệu thứ cấp được thu thập từ các cơ quan liên quan của tỉnh Khánh Hòa. Đánh giá hiệu quả kinh tế qua các chỉ tiêu: thu nhập, tổng chi, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận (= Lợi nhuận/ tổng chi). Đánh giá tác động môi trường của nghề nuôi qua hàm lượng Ni-tơ thải: - N thải: (g/kg cá nuôi) được tính qua công thức: N thải = N thức ăn - N tích lũy Trong đó, N thức ăn = N có trong thức ăn x FCR; N tích lũy = N có trong tôm sau x W e – N có trong tôm đầu x W s - N có trong thức ăn: được tính dựa trên hàm lượng Ni-tơ của từng thành phần và tỷ lệ % của chúng trong thức ăn. - Hàm lượng protein và Ni-tơ được chuyển đổi qua công thức: % Protein thô = % N x 6,25 Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tình hình nuôi thương phẩm tôm hùm Bông tỉnh Khánh Hòa. Nghề nuôi tôm hùm Bông ở tỉnh Khánh Hòa trong 5 năm gần đây gặp rất nhiều khó khăn và không ổn định, điều này thể hiện qua bảng 1. Bảng 1: Tình hình chung nghề nuôi tôm hùm Bông tỉnh Khánh Hòa (n=100) Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Số lồng nuôi (lồng) 22.803,0 27.100,0 27.000,0 20.829,0 20.320,0 Sản lượng (tấn) 1.266,0 863,0 712,0 600,0 1.150,0 Giá trị (tỷ VND) 759,6 586,8 576,7 592,2 1.458,1 Số lao động (người) 1.520,0 1.693,0 1.588,0 1.096,0 1.016,0 Số lượng lồng nuôi tôm hùm ở Khánh Hoà trong 5 năm gần đây không ổn định. Năm 2007 tăng khá nhiều so với năm 2006 (tăng hơn 4.000 lồng), vì giai đoạn 2004 – 2006 nghề nuôi tôm hùm tỉnh Khánh Hoà phát triển khá nhanh, nên số lượng lồng nuôi năm 2007 cũng tăng. Năm 2007 và 2008 tương đương nhau, nhưng năm 2009 và 2010 số lượng lồng nuôi giảm rất mạnh (hơn 6.000 lồng so với năm 2008). Vì cuối năm 2006 và đầu năm 2007, bệnh “tôm hùm sữa” xuất hiện đã gây thiệt hại rất lớn đó với nghề nuôi tôm hùm lồng; bên cạnh đó, cơn bão cuối năm 2009, gây ra nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến nghề nuôi trồng thủy sản của cả vùng Nam Trung bộ nói chung và tỉnh Khánh Hoà nói riêng. Ngoài ra, việc quy hoạch lại các vùng nuôi lồng của tỉnh năm 2009 đã làm suy giảm số lượng lồng nuôi thuộc toàn tỉnh. Các nguyên nhân trên đã làm số lượng lồng của nghề nuôi tôm hùm tỉnh Khánh Hoà đã không ổn định trong 5 năm gần đây. Khoảng từ 2006 đến 2007, sản lượng tôm hùm nuôi tỉnh Khánh Hoà giảm rất mạnh (403 tấn), nguyên nhân do bệnh “tôm hùm sữa”. Theo đà suy giảm đó, sản lượng tôm hùm nuôi năm 2008 và 2009 cũng giảm nhưng nhờ sự can thiệp của các cơ quan, ban ngành liên quan và các nhà khoa học sự suy giảm này không còn mạnh như năm 2007. Năm 2010, sản lượng tôm hùm nuôi lại tăng, nguyên nhân chính là do bệnh “tôm hùm sữa” đã trị được. Giá trị kinh tế nghề nuôi tôm hùm lồng của tỉnh Khánh Hòa trong 5 năm gần đây cũng không được ổn định, điều này một phần do ảnh hưởng của sản lượng. Bên cạnh đó, giá trị kinh tế năm 2010 đột ngột tăng mạnh, ngoài lý do là sản lượng tăng, còn do sự khủng hoảng về kinh tế nên khiến giá các loại hàng hóa ở Việt Nam cũng tăng mạnh, vì thế giá tôm hùm thương phẩm năm 2010 cũng tăng theo. Tương tự sự biến động của các yếu tố trên, số lượng lao động trong nghề nuôi tôm hùm lồng tỉnh Khánh Hòa năm 2007 tăng so với năm 2006, nhưng do cuối 2006 và đầu năm 2007 xuất hiện bệnh “tôm hùm sữa” đã khiến nghề nuôi tôm hùm lồng suy giảm dẫn đến số lượng lao động trong nghề này năm 2008 giảm. Bên cạnh đó, năm 2009, tỉnh Khánh Hòa quy hoạch lại vùng nuôi nên số lượng các hộ nuôi tôm hùm tính trên toàn tỉnh cũng giảm. Chính các nguyên nhân trên đã khiến số lượng lao động trong nghề nuôi tôm hùm lồng Khánh Hòa năm 2009 và 2010 giảm mạnh hơn so với các năm trước đó. Qua các phân tích trên, ta thấy một trong những nguyên nhân chính gây ra sự không ổn định trong nghề nuôi tôm hùm lồng ở tỉnh Khánh Hòa trong 5 năm gần đây là do dịch bệnh (cụ thể là bệnh “tôm hùm sữa”), những biến động bất lợi của thời tiết và sự quy hoạch lại vùng nuôi lồng của tỉnh. Đối với nghề nuôi tôm hùm, thông tin về giá của tôm giống, giá tôm thương phẩm, tỷ lệ sống,… cũng rất quan trọng. Bảng 2 sẽ cung cấp các thông tin chung về các nội dung này. Bảng 2: Thông tin chung về giống và thu hoạch năm 2010 Chỉ tiêu Số lượng Giá tôm hùm Bông giống (VND/con) 296.800 ± 13.512 Tỷ lệ sống (%) 63,80 ± 9,98 Số lồng của một hộ nuôi (lồng/hộ) 30,40 ± 24,69 Khối lượng tôm hùm Bông lúc thu hoạch (kg/cá thể) 0,82 ± 0,03 Giá tôm hùm Bông lúc thu hoạch (triệu VND/kg) 1,268 ± 0,047 Ghi chú: giá trị trên bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn (n = 100) Bảng 2 cho thấy, giá trung bình tôm hùm giống của tôm hùm Bông năm 2010 là 296.800 ± 13.512 VND/con; tỷ lệ sống 63,8 ± 9,98 %; trung bình số lồng của một hộ nuôi 30,4 ± 24,69 lồng/ hộ; khối lượng trung bình tôm lúc thu hoạch 0,82 ± 0,03 kg/con; giá trung bình của tôm hùm Bông lúc thu hoạch 1,2679 ± 0,047 triệu VND/kg. Giá giống trung bình của tôm hùm năm 2010 là rất cao. Nguyên nhân cuối năm 2009, các nghề ương nuôi tôm hùm ở Nam Trung bộ bị một con bão tàn phá. Đặc biệt, tỉnh Phú Yên, nơi bị cơn bão này tàn phá rất nặng nề. Chính vì vậy, giá tôm hùm giống được đẩy lên cao do nhu cầu giống để tái sản xuất. Giá trung bình của tôm hùm thương phẩm năm 2010 cũng tăng, nguyên nhân do tôm hùm thương phẩm không có. Ngoài các vấn đề trên, trong những năm gần đây, do tác động của khủng hoảng tài chính trên thế giới nên nền kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng rất nhiều, thể hiện rõ nhất là giá cả các mặt hàng ở Việt Nam đều tăng trong 2 năm, điều này đã khiến giá tôm hùm Bông giống và thương phẩm cũng tăng lên. Đối với nghề nuôi tôm hùm Bông thương phẩm tỉnh Khánh Hòa, một chu kỳ sản xuất chia ra 3 giai đoạn, sau đây là thông tin chung về lồng nuôi của 3 giai đoạn, như: kích thước, thời gian và mật độ tôm hùm Bông trong 3 giai đoạn nuôi thương phẩm. Bảng 3: Thông tin chung về kích thước, thời gian và mật độ các giai đoạn Chỉ tiêu Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 Kích thước tôm hùm Bông bắt đầu & kết thúc các giai đoạn (g/cá thể) 5 – 100 100 – 300 ≥ 300 Thời gian nuôi (tháng) 3,70 ± 0,59 6,10 ± 0,98 7,10 ± 1,09 Mật độ (cá thể/lồng) 211,00 ± 42,09 117,30 ± 29,32 67,00 ± 9,16 Ghi chú: giá trị trên bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn (n = 100) Kích thước bắt đầu và kết thúc các giai đoạn ương nuôi: 5–100 : 100–300 : ≥300 (g/con); thời gian nuôi trung bình của các giai đoạn: 3,7±0,59 : 6,1±0,98 : 7,1±1,09 (tháng) và mật độ nuôi trung bình theo lồng của các giai đoạn: 211±42,09 : 117,3±29,32 : 67±9,16 (cá thể/lồng) (tương đương với giai đoạn 1:2:3). Thời gian trung bình của các giai đoạn nuôi: 3,7±0,59 : 6,1±0,98 : 7,1±1,09 (tháng), ta thấy càng về sau, thời gian của các giai đoạn nuôi càng dài. Vì tôm hùm có kích thước càng lớn thì thời gian của 01 chu kỳ lột xác của tôm hùm càng dài. Mật độ nuôi trung bình theo các giai đoạn: 211 ± 42,09 : 117,3 ± 29,32 : 67 ± 9,16 (cá thể/lồng), điều này cũng phù hợp vì tôm hùm khi lớn càng giảm mật độ để tránh hiện tượng tôm hùm ăn lẫn nhau. Ngoài ra, việc san thưa tôm hùm giúp môi trường nuôi trong lồng thông thoáng hơn tạo điều kiện tốt cho tôm hùm phát triển. 3.2. Tình hình sử dụng thức ăn và kỹ thuật cho ăn trong nuôi thương phẩm tôm hùm Bông ở tỉnh Khánh Hòa. Trong tự nhiên, tôm hùm thường thích ăn các loại cá, tôm, cua nhỏ và các loài nhuyễn thể. Dựa vào đặc điểm tự nhiên này của tôm hùm, người nuôi thường sử dụng các loài cá (cá mối, cá sơn, cá liệt, ), các loài giáp xác nhỏ (tôm biển nhỏ, cua nhỏ, ghẹ nhỏ, rạm, ), các loài nhuyễn thể (sò đá, sò giấy, giá áo, ) và một số loại thức ăn khác (mực, ) làm thức ăn. Các loại thức ăn và thành phần các loại thức ăn người nuôi ở tỉnh Khánh Hòa thường sử dụng làm thức ăn cho tôm hùm ở các giai đoạn thể hiện qua bảng 4. Bảng 4: Thành phần thức ăn, số lần cho ăn ở từng giai đoạn nuôi tôm hùm Bông Giai đoạn Thành phần các loại thức ăn Số lần cho ăn trong 01 ngày (lần/ngày) Lượng thức ăn sử dụng (kg/100cá thể/lần) 5 – 100 (g) Cá:Nhuyễn thể:Giáp xác:Khác ≈ 10% : 20% : 60% : 10% 1 – 2 0,7 (0,3 – 1) 100 – 300 (g) Cá:Nhuyễn thể:Giáp xác:Khác ≈ 40% : 30% : 15% : 15% 1 – 2 2,5 (1,7 – 3,5) ≥ 300 (g) Cá*:Nhuyễn thể:Giáp xác:Khác ≈ 45% : 35% : 10% : 10% 1 – 2 3,4 (2,5 – 5,0) Ghi chú: - Các loại thức ăn đều được cắt nhỏ khi sử dụng để phù hợp với cỡ mồi của tôm - (*): Cá được giữ nguyên con, không cắt nhỏ. Thành phần các loại thức ăn từng giai đoạn nuôi là khác nhau: “cá : nhuyễn thể : giáp xác : khác” tương đương với các giai đoạn: giai đoạn 5 – 100g là “10% : 20% : 60% : 10%”; giai đoạn 100 – 300g là “40% : 30% : 15% : 15%” và giai đoạn ≥ 300g là “45% : 35%: 10% : 10%”. Số lần cho ăn từng giai đoạn tương tự nhau 1 – 2 (lần/ngày). Lượng thức ăn theo từng giai đoạn: 0,7 (0,3 – 1); 2,5 (1,7 – 3,5); 3,4 (2,5 – 5,0) (kg/100cá thể/lần), tương đương với 3 giai đoạn trên. Với thành phần các loại thức ăn theo từng giai đoạn, thức ăn là cá tăng theo khối lượng của tôm: 10%; 40%; 45%. Giai đoạn tôm hùm còn nhỏ, chu kỳ lột xác của tôm hùm ngắn, tôm hùm cần nhiều khoáng chất. Vì thế loại thức ăn này không phù hợp. Nên giai đoạn tôm hùm có kích thước 5 – 100g, cá chỉ chiếm 10% trong thành phần các loại thức ăn. Nhưng cá là một loại thức ăn chứa nhiều protein và có giá thành không cao (so với các loại giáp xác, mực, ) nên để giảm chi phí sản xuất, người nuôi đã tăng lượng cá sử dụng (40% – 45%) khi tôm hùm lớn. Nhuyễn thể, chiếm tỷ lệ: 20% – 30% – 35% trong thành phần các loại thức ăn từng giai đoạn ương nuôi. Là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt khoáng và các acid béo nên nhuyễn thể rất cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm hùm. Bên cạnh đó, giá nhuyễn thể cũng thấp hơn rất nhiều so với các loài giáp xác và mực. Vì vậy, nhuyễn thể chiếm một tỷ lệ khá ổn định trong thành phần các loại thức ăn sử dụng để nuôi tôm hùm. Giáp xác chiếm: 60% – 15% – 10% trong thành phần các loại thức ăn của từng giai đoạn ương nuôi. Giáp xác là loại thức ăn mà tôm hùm Bông thích nhất, phù hợp nhất với tôm hùm. Nhưng nếu so với tất cả các loại thức ăn còn lại thì giá giáp xác thường cao nhất. Vì vậy, giai đoạn đầu, để đảm bảo quá trình sinh trưởng, phát triển và đạt tỷ lệ sống cao, người nuôi sử dụng nhiều giáp xác, nhưng về sau để giảm chi phí sản xuất, người nuôi đã phải giảm lượng giáp xác sử dụng. Loại thức ăn “Khác” chiếm: 10% – 15% – 10% trong thành phần các loại thức ăn của từng giai đoạn ương nuôi. Loại thức ăn “Khác” là các loại thứ ăn: mực, ốc bưu vàng,… các loại thức ăn này tuy có hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng thường cũng có giá cao hơn cá và các loại nhuyễn thể nên không được sử dụng nhiều. Bảng 5: Chi phí thức ăn là cá tạp để sản xuất ra 1kg tôm hùm nuôi lồng tỉnh Khánh Hòa (n=100) Các thông số Cá Giáp xác Nhuyễn thể Khác Trung bình giá 1kg các 14.505±5.258, 22,655±7.016, 1.951±726.7 25.980±5.389,3 loại thức ăn (VND/kg) 7 5 8.000–30.000 15.000-40.000 900-3.000 15.000-40.000 Tỷ lệ % các loại thức ăn (%) 40 15 30 15 Giá thức ăn cho tôm hùm nuôi lồng ở Khánh Hòa 13.683 FCR (tôm hùm Bông) 27 Chi phí thức ăn để sản xuất 1kg tôm hùm Bông (VND) 369.441 Kết quả từ bảng 6 cho thấy: với thành phần thức ăn là: “Cá : Giáp xác : Nhuyễn thể : Khác = 40%:15%:30%:15%” thì giá mồi tươi là 13.683 (VND/kg), và với hệ số FCR ước tính là 27. Chi phí thức ăn để nuôi tôm hùm Bông ở Khánh Hòa sẽ là 369.441 (VND/kg). Nếu đem chỉ số này so sánh với các ngành sản xuất khác cùng thuộc ngành Nuôi trồng thủy sản như tôm Sú (50.000 – 55.000 VND/kg), tôm Thẻ Chân Trắng (40.000 – 45.000 VND/kg), hay cá Chẽm (31.000 – 35.000 VND/kg) sẽ là rất cao. Nguyên nhân chính là do hệ số FCR của tôm hùm Bông nuôi lồng ở tỉnh Khánh Hòa rất cao. 3.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của nghề nuôi tôm hùm Bông Nghề nuôi tôm hùm Bông đã tạo ra một số lượng công việc và thu nhập rất lớn cho cộng đồng người dân ven biển nói riêng, của tỉnh Khánh Hòa nói chung. Tuy nhiên, do sự phát triển không có quy hoạch đã làm suy giảm môi trường nuôi, kết hợp với sự xuất hiện của bệnh (bệnh “tôm hùm sữa”), đã làm năng suất nuôi suy giảm nghiêm trọng. Bảng 6: Cấu trúc chi phí sản xuất hoạt động nuôi tôm hùm tỉnh Khánh Hòa (n = 100) Các khoản chi phí Chi phí (VND) % tổng các chi phí Giống 535.323.232 44,06 Thức ăn 514.673.761 42,36 Lao động 77.766.627 6,40 Các chi phí sản xuất khác 26.546.187 2,18 Các chi phí phát sinh 60.753.147 5,00 Tổng các chi phí sản xuất 1.215.062.957 100,00 Kết quả từ bảng 6 cho thấy chi phí về giống và chi phí về thức ăn là nhiều nhất (44,06% và 42,36%). Điều này, cũng tương tự với kết luận của Elizabeth, H. P. & Phuong, T. H. (2010). Tuy nhiên, vẫn có 2 điểm sai khác, cụ thể: Theo Elizabeth, H. P. & Phuong, T. H. (2010), trong nghề nuôi tôm hùm ở Việt Nam chi phí thức ăn là lớn nhất (61%), sau đó là chi phí về giống (22%) và có sự chênh lệch rất lớn giữa 2 khoảng này. • Sự sai khác này là do số liệu của Elizabeth, H. P. & Phuong, T. H. (2010) chọn FCR = 30. • Ngoài ra, theo thông tin khi đi điều tra và thực tế khách quan, cuối năm 2009, vùng Nam – Trung bộ Việt Nam, đã bị một con bão gây lụt lũ rất lớn, tàn phá rất nặng nề cả tỉnh nói chung và nghề nuôi tôm hùm lồng nói riêng. Sau cơn bão, nhu cầu giống để tái sản xuất của nghề nuôi tôm hùm lồng tăng lên nên giá tôm hùm giống đã tăng lên rất nhanh. Ngoài 2 chi phí trên, các chi phí còn lại chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ: chi phí lao động: 6,4%; chi phí sản xuất khác, cụ thể: năng lượng (xăng, dầu), thuốc men (thuốc bổ (vitamin các loại, dầu mực), các loại thuốc phòng trị bệnh cho tôm hùm), máy móc, chiếm 2,18% Bảng 7: Các chỉ tiêu về kinh tế ngành nuôi tôm hùm lồng ở tỉnh Khánh Hòa Các chỉ tiêu Tổng thu nhập (Triệu VND/vụ) Tổng chi phí (Triệu VND/vụ) Lợi nhuận (Triệu VND/vụ) Tỷ suất lợi nhuận 01 Vụ 1.560 1.215 345 28,4% 01 Năm 1.101 858 243 Theo bảng 7, nếu chúng ta đầu tư khoảng 1.560 triệu VND thì sau một vụ có thể thu lãi được 345 triệu VND (hay với 1.101 triệu VND sau một năm có thể đạt được số tiền lãi 243 triệu VND). Đây là một ngành sản xuất có tỷ suất lợi nhuận khá cao (28,4%). 3.4. Đánh giá ảnh hưởng của nghề nuôi tôm hùm lồng lên môi trường Để đánh giá ảnh hưởng môi trường của nghề nuôi tôm hùm lồng ở Khánh Hòa, lượng chất thải, cụ thể là lượng Nitơ thải vào môi trường, tác giả dựa vào bảng phân tích thành phần sinh hóa của các loại thức ăn tươi sử dụng chính và chủ yếu trong nghề nuôi tôm hùm ở Khánh Hòa, thành phần sinh hóa được thể hiện cụ thể qua bảng 8. Bảng 8: Thành phần sinh hóa các loại thức ăn tươi nuôi tôm hùm ở Khánh Hòa (Tuan, L. A. 2010) Thành phần Độ ẩm Protein (chất khô) Lipid (chất khô) Chất tro (chất khô) Carbohydrate (chất khô) Nhuyễn thể Sò đá 83,8 54,3 2,5 24,7 18,5 Sò 82,9 76,7 10,7 10,8 0,4 Giáp xác Cua ghẹ 75,5 81,2 2,0 7,8 9,0 Tôm biển nhỏ 80,0 84,1 6,2 4,6 0,3 Cá Cá mối 74,8 68,7 10,3 14,7 6,3 Cá sơn 74,7 64,0 6,7 21,0 8,3 Cá liệt 74,6 51,6 7,9 25,4 15,1 Cá trổng 75,7 61,3 6,6 12,9 19,2 Khác Mực 80,0 76,9 7,4 9,9 0,1 Qua bảng 8, dựa vào các công thức, tác giả tính toán được lượng Nitơ của nghề nuôi tôm hùm thải vào môi trường và số liệu này thể hiện qua bảng sau. Bảng 9: Lượng Nitơ thải vào môi trường của nghề nuôi tôm hùm ở Khánh Hòa năm 2010 Chỉ tiêu Lượng Nitơ thải vào môi trường khi sản xuất ra 1kg tôm hùm Bông (g/kg) 257,49 Lượng Nitơ thải vào môi trường của 01 vụ nuôi tôm hùm Bông (tấn/vụ) 296,11 Lượng Nitơ thải vào môi trường của 01 năm nuôi tôm hùm Bông (tấn/năm) 210,26 Qua bảng 9, lượng Nitơ nghề nuôi tôm hùm bằng thức ăn tươi thải vào môi trường để sản xuất ra một kg tôm hùm: 257,49 (g/kg); và với thời gian ước lượng của một vụ nuôi tôm hùm lồng là 17 tháng, lượng Nitơ thải vào môi trường của một vụ nuôi - một năm của nghề nuôi tôm hùm: 296,11 (tấn/vụ) – 210,26(tấn/năm). Mức độ gây ô nhiễm của nghề nuôi tôm hùm lồng sử dụng thức ăn tươi cao hơn rất nhiều so với các hoạt động nuôi trồng thủy sản khác, cụ thể: theo Lê Anh Tuấn (2009), lượng Nitơ thải vào môi trường của nghề nuôi cá mú Chấm đen là 168 g/kg cá; theo De Silva và Anderson (1995), nuôi cá hồi Vân (Oncorhynchus mykiss) ở châu Âu có lượng Nitơ thải vào môi trường là 45 – 77 g/kg cá. Hạn chế tỷ lệ ô nhiễm (cụ thể là lượng Nitơ thải vào môi trường) của nghề nuôi tôm hùm lồng tỉnh Khánh Hòa là rất cần thiết. Có thể thực hiện được điều này thông qua nghiên cứu sản xuất và thử nghiệm các loại thức ăn công nghiệp cũng như quản lý việc cho ăn. 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 4.1.Kết luận 1). Vụ nuôi tôm hùm 2009 – 2010 tỉnh Khánh Hòa đạt sản lượng 1.150 (tấn); giá trị kinh tế 1.458,085 (tỷ VND); số lượng lồng 20.320 (lồng); số lao động tham gia sản xuất là 1.016 người. 2). Trong các khoản chi phí sản xuất, chi phí giống cao nhất (44,06%) sau đó là chi phí thức ăn (42,36%), các chi phí còn lại chỉ chiếm một tỷ lệ rất thấp 13,58%. Tỷ suất lợi nhuận là 28,4%. 3). Thành phần các loại thức ăn sử dụng ở từng giai đoạn nuôi tôm hùm là khác nhau: “cá : nhuyễn thể : giáp xác : khác” tương đương với các giai đoạn: giai đoạn 5–100g “10% : 20% : 60% : 10%”; giai đoạn 100–300g “40% : 30% : 15% : 15%”; giai đoạn ≥300g “45% : 35%: 10% : 10%”. Số lần cho ăn từng giai đoạn tương tự nhau 1–2 (lần/ngày). Lượng thức ăn theo từng giai đoạn là 0,7 (0,3–1); 2,5 (1,7–3,5); 3,4 (2,5–5,0) (kg/100cá thể/lần). 4). Lượng Nitơ thải vào môi trường để sản xuất ra một kg tôm hùm là 257,49 g; lượng Nitơ thải vào môi trường của một vụ và một năm của nghề nuôi tôm hùm lần lượt là: 296,11 tấn/vụ và 210,26 tấn/năm. 4.2.Đề xuất ý kiến 1). Cần tiến hành nghiên cứu về quy trình sản xuất giống tôm hùm để giúp đảm bảo số lượng giống cung cấp cho sản xuất và bảo vệ nguồn lợi tôm hùm ngoài tự nhiên. 2). Cần nghiên cứu và tiếp tục tiến hành thử nghiệm thức ăn công nghiệp dành cho tôm hùm để có thể hoàn thiện hơn quy trình nuôi tôm hùm lồng ở Khánh Hòa và Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1. Võ Văn Nha. 2009. Nuôi tôm hùm thương phẩm và một số biện pháp phòng trị bệnh ở tôm nuôi. Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư quốc gia. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 84 trang. 2. Elizabeth, H. P. & Phuong, T. H. 2010. Tropical spiny lobster (Panulirus ornatus) farming in Vietnam – economics and perceived constraints to development, Aquaculture Research. 3. Hung, L. V & Tuan, L. A. 2009. Lobster seacage culture in Vietnam. Proceeding of the ACIAR Spiny lobster aquaculture in the Asia – Pacific region workshop. 4. Tuan, L. A. & Mao, N. D. 2004. Present status of lobster cage culture in Vietnam. Proceeding of the ACIAR lobster ecology workshop. 5. Tuan, L. A. 2010. Spiny lobster culture in sea – cages: Vietnamese case story and potential for Tamil Nadu. Detailed Project Report for TATA Sons, Tropical Centre for Aquaculture, SINTEF, Norway. ABSTRACT Seacage culture of lobster in Khanh Hoa province started in 1992 (Tuan, L. A. & Mao, N. D. 2004), created a large amount of jobs and income for coastal communities in particular and Khanh Hoa province in general. The survey of lobster farming households was done from May to August of 2010 through the currently common methods. The result showed that in 2009 – 2010, Khanh Hoa Province had more than 20,300 cages; 1,150 tons of product; valued at about VND 1,458 billion; number of employees is 1,016. In 2010, the price of spiny lobster seed was VND 296,800 ± 13,512 per animal; the survival rate was 63.8 ± 9.98 %; the weigh at harvest was 0.82 ± 0.03 kg per individual; the price of marketable lobster was VND 1.2679 ± 0.047 million VND per kg. In 2010, in the production cost, the seed cost was highest (44.06%), followed by the feed cost (42.36%), other costs were as low as 13.58%. The feed amount for each stage were as follows: stage 5 – 100g: 0.7 (0.3–1) kg; stage 100 – 300g 2.5 (1.7–3.5) kg; stage ≥300g 3.4 (2.5–5.0) kg. The nitrogen released into the environment to produce 1 kg lobster was 257.49g. . nhân chính là do hệ số FCR của tôm hùm Bông nuôi lồng ở tỉnh Khánh Hòa rất cao. 3.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của nghề nuôi tôm hùm Bông Nghề nuôi tôm hùm Bông đã tạo ra một số lượng. LUẬN 3.1. Tình hình nuôi thương phẩm tôm hùm Bông tỉnh Khánh Hòa. Nghề nuôi tôm hùm Bông ở tỉnh Khánh Hòa trong 5 năm gần đây gặp rất nhiều khó khăn và không ổn định, điều này thể hiện qua bảng 1. Bảng. HIỆN TRẠNG NGHỀ NUÔI LỒNG TÔM HÙM BÔNG Panulirus ornatus Ở KHÁNH HÒA Nguyễn Bá Thiên An 1 , Lê Anh Tuấn 2 1 Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản III, Nha Trang. 2 Khoa Nuôi trồng Thủy

Ngày đăng: 06/09/2015, 17:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w