Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu về thực trạng công tác tiền lương của công ty hiện nay, từ đó tìm ra những mặt đã đạt được và những mặt còn tồn tại để có giải pháp khặc phục
LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Tiền lương từ xưa đến nay luôn là vấn đề rất được quan tâm của xã hội, đặc biệt là đối với người lao động. Bởi tiền lương chính là nguồn thu nhập chủ yếu giúp người lao động trang trải những chi tiêu trong cuộc sống của họ. Thu nhập cao chính là cái đích hướng tới của tất cả người lao động, bởi gắn với thu nhập cao là một cuộc sống đầy đủ hơn, sung túc hơn. Không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với người lao động mà tiền lương còn là vấn đề quan tâm của các doanh nghiệp vì tiền lương chính là một phần nằm trong chi phí sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Mục tiêu của các doanh nghiệp là phải giảm chi phí này, nhưng không làm giảm tiền lương của người lao động. Đây quả là một bài toán khó đối với công tác tiền lương của tất cả các doanh nghiệp. Cách giải quyết duy nhất cho vấn đề này là phải không ngừng hoàn thiện công tác tiền lương tại công ty mình để có thể vừa khắc phục được vấn đề chi phí tiền lương, lại vừa có thể biến tiền lương thực sự trở thành công cụ hữu ích giúp các doanh nghiệp kích thích lao động làm việc hăng say, hiệu quả hơn. Qua thời gian tìm hiểu thực tế về công tác trả lương tại công ty cổ phần Diêm Thống Nhất cho thấy bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định trong trả lương của công ty. Việc trả lương cho người lao động thực sự đánh giá được chính xác mức độ hoàn thành công việc cũng như chất lượng hoàn thành công việc đó…và còn một số vấn đề tồn tại khác nữa có thể thấy trong việc phân tích của chuyên đề này. Do vậy, để tiền lương thực sự trở thành công cụ đòn bẩy đối với công ty, thực sự phát huy vai trò của mình thì cần phải có biện pháp gì để hoàn thiện công tác tiền lương của công ty hiện nay là vấn đề cần thiết. Trên cơ sở đó tôi đã lựa chọn đề tài “hoàn thiện công tác tiền lương tại công ty cổ phần Diêm Thống Nhất” để có thể đóng góp chút sức mình cho việc hoàn thiện công tác tiền lương của công ty hiện nay. Sinh viên: Hoàng Thị Trang Lớp: KTLĐ 46B 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu về thực trạng công tác tiền lương của công ty hiện nay, từ đó tìm ra những mặt đã đạt được và những mặt còn tồn tại để có giải pháp khặc phục. Nhiệm vụ nghiên cứu: Thứ nhất: Tìm hiểu cơ sở lý luận chung về tiền lương để từ đó tìm ra cơ sở lý luận của công tác tiền lương trong doanh nghiệp. Thứ hai: Phân tích thực trạng công tác tiền lương của công ty cổ phần Diêm Thống Nhất hiện nay. Đánh giá những mặt đạt được và mặt hạn chế để có hoàn thiện trong thời gian tới. Thứ ba: Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tiền lương của công ty cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cũng phù hợp với tâm tự nguyện vọng của người lao động. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Công tác tiền lương của công ty bao gồm tình hình quản lý quỹ lương và các hình thức trả lương của công ty. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các vấn đề trong phạm vi công ty cổ phần Diêm Thống Nhất. 4. Phương pháp nghiên cứu Áp dụng các phương pháp luận, phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá số liệu tổng hợp kết hợp với phương pháp khảo sát thực tế. 5. Ý nghĩa của chuyên đề * Ý nghĩa về mặt lý luận: Chuyên đề này cung cấp cho người quan tâm vấn đề công tác tiền lương một hệ thống lý luận tương đối đầy đủ. * Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Chuyên đề này là tài liệu tham khảo cho những người làm công tác tiền lương trong các doanh nghiệp nói chung và trong công ty cổ phần Diêm Thống Nhất nói riêng trong quá trình hoàn thiện công tác tiền lương tại công ty.mình. Sinh viên: Hoàng Thị Trang Lớp: KTLĐ 46B 2 6. Kết cấu nội dung nghiên cứu Ngoài lời mở đầu, mục lục, danh mục bảng, sơ đồ, danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề này được trình bày theo 3 phần: Phần I : Những vấn đề cơ bản về tiền lương trong công ty. Phần II : Đánh giá thực trạng tổ chức trả lương cho lao động công ty. Phần III: Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tiền lương của công ty. Sinh viên: Hoàng Thị Trang Lớp: KTLĐ 46B 3 NỘI DUNG Phần I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TIỀN LƯƠNG TRONG CÔNG TY I/ TIỀN LƯƠNG 1. Các khái niệm cơ bản Về vấn đề tiền lương, hiện nay có nhiều cách hiều khác nhau: Tiền lương được hiều là số lượng tiền mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động sau khi đã hoàn thành một công việc nhất định, hoặc sau một thời gian lao động nhất định. Hoặc theo Điều 55, Chương 6 của Bộ luật lao động Việt Nam chỉ ra rằng: “Tiền lương của người lao động do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc”. Trong thực tế, người ta sử dụng 2 thuất ngữ là tiền công và tiền lương để chỉ số tiền mả người lao động nhận được từ người sử dụng lao động: + Tiền công: Là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động căn cứ vào số lượng thời gian làm việc thực tế (ngày, giờ), vào số lượng sản phẩm sản xuất ra hay khối lượng công việc đã hoàn thành. Đối tượng trả: Công nhân sản xuất, nhân viên bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhân viên văn phòng. + Tiền lương: Là số tiền trả cho người lao động một cách cố định và thường xuyên vào một thời điểm nhất định trong tuần, tháng hoặc năm. Đối tượng trả: cán bộ quản lý, nhân viên chuyên môn, kỹ thuật. 2. Những nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương 2.1. Yêu cầu của tổ chức tiền lương Thứ nhất, phải đảm bảo sức lao động và không ngừng nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho người lao động. Thứ hai, làm cho năng suất lao động không ngừng nâng cao. Yêu cầu này thể hiện vai trò tạo động lực đối với người lao động của tiền lương. Thứ ba, phải đảm bảo đơn giản, rõ ràng và dễ hiểu. 2.2. Những nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương Sinh viên: Hoàng Thị Trang Lớp: KTLĐ 46B 4 Nguyên tắc 1: Trả lương ngang nhau cho các lao động như nhau. Đây là nguyên tắc quan trọng xuất phát nguyên tắc phân phối theo lao động, nhằm đảm bảo công bằng, bình đẳng trong trả lương. Nguyên tắc 2: Đảm bảo năng suất lao động tăng (NSLĐ) nhanh hơn tiền lương bình quân (TLBQ). Phải đảm bảo nguyên tắc này vì hai nguyên nhân: Thứ nhất: NSLĐ có khả năng khách quan tăng nhanh hơn TLBQ. TLBQ tăng do trình độ tổ chức và quản lý lao động ngày càng hiệu quả…Còn tăng NSLĐ, ngoài yếu tố trên còn do các nguyên nhân khác như đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao trình độ trang bị kỹ thuật trong lao động… Thứ hai: Đối với một doanh nghiệp, tăng TLBQ dẫn đến tăng chi phí sản xuất; tăng NSLĐ lại làm giảm chi phí cho từng đơn vị sản phẩm. Do đó mức giảm chi phí do tăng NSLĐ phải lớn hơn mức tăng chi phí do tăng TLBQ để đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguyên tắc 3: Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những người lao động làm nghề khác nhau trong nền kinh tế. Một là, trình độ lành nghề bình quân của người lao động ở mỗi ngành. Hai là, điều kiện lao động có ảnh hưởng đến hao phí sức lao động . Ba là, vai trò của mỗi ngành trong nền kinh tế quốc dân. Bốn là, sự phân bố theo khu vực sản xuất. 3. Ý nghĩa của tiền lương trong công ty Tiền lương có ý nghĩa quan trọng đối với cả người lao động, tổ chức và xã hội: 3.1. Đối với người lao động Họ quan tâm đến tiền lương mình nhận được bởi 3 lý do sau: Thứ nhất: tiền lương chính là phần cơ bản nhất trong thu nhập giúp họ và gia đình để trang trải các chi phí cần thiết. Thứ hai: tiền lương kiếm được phần nào ảnh hưởng đến vị thế của họ trong gia đình, cũng như ảnh hưởng đến giá trị tương đối của họ đối với tổ chức và xã hội. Sinh viên: Hoàng Thị Trang Lớp: KTLĐ 46B 5 Thứ ba: tiền lương cao sẽ tạo động lực thúc đẩy người lao động tích cưc học tập nâng cao trình độ. 3.2. Đối với tổ chức Thứ nhất: tiền lương chính là một phần của chi phí sản xuất. Do đó mục tiêu của các doanh nghiệp là làm thế nào để tiết kiệm được chi phí này. Thứ hai: tiền lương đồng thời là công cụ để các tổ chức có thể duy trì, gìn giữ và thu hút lao động giỏi cho mình. Thứ ba: tiền lương cùng với các loài thù lao khác là công cụ để các tổ chức quản lý hiệu quả chiến lược nguồn nhân lực của mình. 3.3. Đối với xã hội Tăng tiền lương có tác động 2 mặt đối với xã hội: Một mặt, tăng tiền lương làm tăng sức mua, do đó làm tăng sự thịnh vượng của cộng đồng. Đồng thời làm tăng thu nhập quốc dân do tăng thuế thu nhập, tăng nguồn nguồn thu của chính phủ. Mặt khác, việc tăng sức mua làm tăng giá cả, giảm mức sống của người thu nhập thấp. Giá cả tăng lại làm giảm cẩu hàng hóa và dịch vụ, dẫn tới giảm việc làm. II/ QUẢN LÝ QUỸ TIỀN LƯƠNG 1. Khái niềm và kết cấu quỹ tiền lương 1.1. Khái niệm Quỹ tiền lương: là tổng số tiền dùng để trả lương cho người lao động do cơ quan (doanh nghiệp) quản lý. Quản lý quỹ tiền lương: là sự tác động có định hướng vào các đối tượng của quản lý quỹ lương nhằm hướng chúng phát triển phù hợp với quy luật kinh tế xã hội. 1.2. Kết cấu quỹ tiền lương Theo công văn 4320 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vể việc hướng dẫn xây dựng quy chế trả lương trong doanh nghiệp Nhà nước, thì kết cấu quỹ tiền lương của một doanh nghiệp bao gồm: - Quỹ tiền lương theo đơn giá tiền lương được giao; - Qũy tiền lương bổ sung theo chế độ quy định của Nhà nước; Sinh viên: Hoàng Thị Trang Lớp: KTLĐ 46B 6 - Quỹ tiền lương cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác ngoài đơn giá tiền lương được giao; - Quỹ tiền lương dự phòng. 2. Phương pháp lập kế hoạch quỹ tiền lương Theo sự hướng dẫn của thông tư số 07/2005/TT - BLĐTBXH thì tổng quỹ tiền lương kế hoạch ( ∑ Vkh ) của công ty được lập như sau: Công thức: ∑ Vkh = V khđg + V khcđ V khđg , V khcđ : Quỹ tiền lương kế hoạch đơn giá và chế độ. 2.1. Quỹ tiền lương kế hoạch theo đơn giá tiền lương Phương pháp: Dựa vào lao động định biên và hệ số cấp bậc bình quân V khđg = [ L đb x L mindn x ( H cb + H pc ) + V đt ] x 12 tháng + V ttlđ Trong đó: L mindn : Tiền lương tối thiểu của doanh nghiệp: L mindn = L min x ( 1 + K ) L min : Tiền lương tối thiểu của nhà nước; K : Hệ số tăng lương tối thiểu; H cb : Hệ số cấp bậc công việc bình quân toàn doanh nghiệp; H p : Hệ số các phụ cấpbình quân được tính trong đơn giá tiền lương. L đb : Số lao động định biên của toàn doanh nghiệp; V đt : Tiền lương của cán bộ chuyên trách đoàn thể do tổ chức đoàn thể trả; V ttlđ : Tiền lương thêm khi làm việc vào ban đêm. 2.2. Quỹ tiền lương kế hoạch theo chế độ (không tính trong đơn giá tiền lương) Công thức: V khcđ = V pc + V bs Trong đó: V pc : Các khoản phụ cấp lương không tính trong đơn giá tiền lương; V bs : Tiền lương của những ngày nghỉ được hưởng lương theo quy định của Bộ luật lao động. 3. Phân tích quản lý quỹ tiền lương Sinh viên: Hoàng Thị Trang Lớp: KTLĐ 46B 7 3.1. Phân tích tiết kiệm hoặc vượt chi tuyệt đối quỹ tiền lương Khái niệm: mức tiết kiệm hoặc vượt chi tuyệt đối quỹ tiền lương là hiệu số giữa quỹ tiền lương thực hiện và kế hoạch. Công thức: T tđ = V th - V kh Trong đó: T tđ : Mức tiết kiệm (vượt chi) tuyệt đối quỹ tiền lương; V th ,V kh : Quỹ tiền lương thực hiện và kế hoạch; Nểu : T tđ > 0 => tiết kiệm tuyệt đối; T tđ <0 => vượt chi tuyệt dối. 3.2. Phân tích tiết kiệm hoặc vượt chi tương đối quỹ tiền lương Khái niệm: Mức tiết kiệm (vượt chi) tương đối quỹ tiền lương là so sánh giữa quỹ tiền lương thực hiện và quỹ tiền lương kế hoạch sau khi đã điều chỉnh quỹ tiền lương kế hoạch theo mức độ hoàn thành các chỉ tiêu khác. Công thức: T tgđ = V th - V kh x K Trong đó: T tgđ : Mức tiết kiệm (vượt chi) tương đối quỹ tiền lương; K : Hệ số điều chỉnh mức lương kế hoạch Nếu : T tgđ > 0 => tiết kiệm tương đối quỹ tiền lương; T tgđ < 0 => vượt chi tương đối quỹ tiền lương. III/ CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG 1. Trả lương theo thời gian Khái niệm: Hình thức trả lương theo thời gian là hình thức trả lương cho người lao động trên cơ sở căn cứ vào thời gian làm việc thực tế và trình độ chuyên môn của người lao động. Điều kiện áp dụng: Chủ yếu áp dụng đối với cán bộ quản lý. Ngoài ra còn áp dụng với lao động bằng máy móc hoặc làm công việc khó xác định định mức một cách cụ thể, chính xác, công việc đòi hỏi chất lượng cao… Ưu điểm: Dễ hiểu, dễ tính, dễ quản lý. Sinh viên: Hoàng Thị Trang Lớp: KTLĐ 46B 8 Nhược điểm: Tiền lương họ nhận được không chưa gắn với kết quả lao động mà họ đạt được trong thời gian làm việc nên không khuyến khích tăng NSLĐ. 2. Hình thức trả lương theo sản phẩm Khái niệm: Trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ trực tiếp vào số lượng và chất lượng sản phẩm hay dịch vụ mà họ đã hoàn thành. Điều kiện áp dụng: Công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. Ưu điểm: Có 3 ưu điểm sau: Thứ nhất: Tiền lương người lao động nhận được phụ thuộc trực tiếp vào số lưựng và chất lượng sản phẩm đã hoàn thành. Do đó, có tác dụng khuyến khích tăng NSLĐ. Thứ hai: Đồng thời khuyến khích họ ra sức học tập nâng cao trình độ lành nghề, tích lũy kinh nghiệm…để có thể nâng cao khả năng làm việc và năng suất lao động. Thứ ba: Góp phần nâng cao và hoàn thiện công tác quản lý, nâng cao tính tự chủ, chủ động trong làm việc của người lao động. Nhược điểm: Dẫn đến tình trạng chạy theo số lượng mà ít quan tâm đến chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu và sử dụng hợp lý máy móc thiết bị. Đây là hình thức được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp và hiện nay tồn tại nhiều chế độ trả lương sản phẩm khác nhau: 2.1. Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân Khái niệm: Đây là chế độ trả lương căn cứ vào số lượng đơn vị sản phẩm được sản xuất ra và đơn giá tiền lương cho mỗi đơn vị sản phẩm. Điều kiện áp dụng: Công nhân sản xuât chính mà công việc của họ mang tính chất độc lập tương đối, có thể định mức, kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm chính xác. Cách tính lương: * Bước 1: Tính đơn giá sản phẩm (Đ g ): Đ g = Qo Lcbcv hoặc Đ g = L cbcv x T Sinh viên: Hoàng Thị Trang Lớp: KTLĐ 46B 9 Trong đó: L cbcv : Lương cấp bậc công việc (tháng, ngày); Q 0 : Mức sản lượng của công nhân trong kỳ; T : Mức thời gian để hoàn thành một đơn vị sản phẩm. * Bước 2: Tính lương cho công nhân trong kỳ: L = Đ g x Q Trong đó: L : Tiền lương thực tế mà công nhận được; Q : Số lượng sản phẩm thực tế hoàn thành. 2.2. Chế độ trả lương sản phẩm tập thể Khái niệm: Là chế độ trả lương căn cứ vào số lượng và chất lượng sản phẩm mà một nhóm lao động (tổ sản xuất…) đã hoàn thành. Điều kiện áp dụng: Áp dụng đối với những công việc đòi hỏi nhiều người tham gia, mà công việc của mỗi cá nhân đều liên quan đến nhau. Cách tính lương: * Bước 1: Tính đơn giá sản phẩm tập thể (Đ g ): - Theo số lượng sản phẩm mà tổ hoàn thành trong kỳ: Đ g = Qo Lcbcv - Theo thời gian hao phí để tổ hoàn thành một đơn vị sản phẩm trong kỳ: Đ g = L cbcv x T o Trong đó: L cbcv : Tiền lương cấp bậc công việc của cả tổ; Q o : Mức sản lượng của cả tổ; T o : Mức thời gian của tổ. * Bước 2: Tính tiền lương thực tế của cả tổ (L): L = Đ g x Q Q : Sản lượng thực tế cả tổ đã hoàn thành. * Bước 3: Chia lương cho các cá nhân trong tổ. Có 2 phương pháp sau: Phương pháp 1 : Dùng hệ số điều chỉnh: Sinh viên: Hoàng Thị Trang Lớp: KTLĐ 46B 10 [...]... nước công ty Diêm Thống Nhất thành công ty cổ phần Diêm Thống Nhất Căn cứ vào điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty đã được đại hội cổ đông thành lập thong qua ngày 05/12/2001 Căn cứ vào biên bản cuộc họp ngày 27/5/2004 về việc thông qua quy chế tiền lương của công ty cổ phần Diêm Thống Nhất Căn cứ theo quy chế tiền lương của công ty Diêm Thống Nhất về xác định nguồn tiền lương của công ty thì quỹ lương. .. cũng đòi hỏi công tác tiền lương của công ty cũng phải ngày càng hoàn thiện sao cho phù hợp với tình hình phát triển của công ty 1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty Tên công ty : Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất Tên giao dịch: Thong Nhat Match Joint Stock Company Chức năng, nhiệm vụ của công ty: Thứ nhất: Sản xuất, kinh doanh sản phẩm diêm các loại, giấy vở, ván ép công nghiệp, bao bì, carton sóng Thứ... giá tiền lương; Vvc: Quỹ tiền lương của bộ phận lao động không tính trong mức lao động tổng hợp 2.3 Kết quả lập quỹ tiền lương của công ty (năm 2007) 2.3.1 Quỹ tiền lương để tính đơn giá tiền lương Sinh viên: Hoàng Thị Trang Lớp KTLĐ 46 B định ThS .Lương Văn Úc Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Quỹ tiền lương để tính đơn giá thường chiếm 75 – 80% tổng quỹ tiền lương của công ty Đây cũng chính là quỹ tiền. .. tính lương: L = Đgk x Q Trong đó: L : Tiền lương thực tế công nhân nhận được; Đgk : Đơn giá giao khoán cho một sản phẩm hay công việc; Q : Số lượng sản phẩm được hoàn thành Sinh viên: Hoàng Thị Trang 12 Lớp: KTLĐ 46B PhầnII: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ THỨC TRẢ LƯƠNG CHO LAO ĐỘNG CÔNG TY I/ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG CHO LAO ĐỘNG 1 Đặc điểm về tổ chức của công ty 1... chi quỹ lương - Số ước chi quỹ lương mỗi năm - Ước tính số tiền lương còn lại Sau khi được Giám đốc xét duyệt, quỹ tiền lương còn lại được sử dụng vào việc chi bổ sung lương tháng và chi thưởng, quà lễ tết cho cán bộ, công nhân viên 3 Phân tích kết cấu quỹ tiền lương Bảng 13: Kết cấu quỹ tiền lương năm 2007 STT Các quỹ lương 1 Quỹ tiền lương theo đơn giá 2 Quỹ tiền lương thời gian 3 Quỹ tiền lương phụ... quỹ lương của công ty bao gồm: + Quỹ tiền lương để tính đơn giá tiền lương gồm 2 phần (chiếm 75-80%): ˚ Quỹ lương sản xuất diêm (sản phẩm chính) ˚ Qũy lương để sản xuất sản phẩm phụ + Quỹ lương thời gian: trả cho những ngày nghỉ được hưởng lương theo quy định + Quỹ lương phụ cấp + Quỹ thưởng + Qũy lương khác Theo Điều 8 của quyết định số 103 QD/TC ngày 02/6/2004 của công ty, quỹ tiền lương hàng tháng... lợi, công ty vẫn đứng vững và không ngừng phát triển, khẳng định thương hiệu của mình trên thương trường Đến tháng 6/2002 công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình mới - công ty cổ phần Diêm Thống Nhất, đồng thời ngày càng mở rộng lĩnh vực sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, góp phần làm tăng doanh thu, tăng công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động Chính điều này cũng đòi hỏi công tác tiền lương. .. trong kỳ kế hoạch Cụ thể việc lập các chỉ tiêu này của công ty năm 2007 được xác định như bảng trên II/ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ QUỸ LƯƠNG CỦA CÔNG TY HIỆN NAY 1 Phân tích các phương pháp lập quỹ tiền lương của công ty hiện nay 1.1 Quy chế tiền lương của công ty về việc xác định nguồn tiền lương Sinh viên: Hoàng Thị Trang Lớp KTLĐ 46 B ThS .Lương Văn Úc Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Căn cứ vào quyết... số lao động của công ty luôn có sự biến động qua các năm Điều này làm cho quỹ tiền lương của công ty cũng phải biến đổi tương ứng Bởi một trong các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến quỹ tiền lương chính là số lượng người làm việc Khi số lượng lao động của công ty tăng lên thì quỹ tiền Sinh viên: Hoàng Thị Trang Lớp KTLĐ 46 B ThS .Lương Văn Úc Chuyên đề thực tập tốt nghiệp lương của công ty cũng tăng tương... đối với mọi cơ quan, tổ chức Và với tỷ lệ 9% như của công ty Diêm Thống Nhất như hiện nay là rất tốt Ngoài ra, việc hình thành quỹ tiền lương thời gian và quỹ phụ cấp cũng như quỹ lương khác đã thể hiện sự quan tâm của công ty đối với cán bộ, công nhân, viên chức trong công ty trong những trường hợp cần thiết Tuy nhiên quỹ lương phụ cấp của công ty vẫn còn hạn chế (2,54%), đặc biệt là mức phụ cấp độc