MỤC LỤCLỜI MỞ ĐẦU2CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THIÊN LONG31.1. Thông tin chung về doanh nghiệp31.2. Thông tin về doanh nghiệp31.3. Lịch sử hình thành và phát triển41.4. Thành tựu và chứng nhận51.5. Sứ mệnh tầm nhìn71.6. Chiến lược phát triển71.7. Cơ cấu tổ chức71.8. Kế quả hoạt động sản xuất kinh doanh101.9. Đối thủ cạnh tranh11CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN122.1. Khái niệm chung122.2. Mô hình chiến lược kế hoạch Marketing theo Philip Kotler132.3. Quản trị chiến lược sản phẩm17CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM273.1. Giới thiệu về sản phẩm của công ty273.2. Đặc điểm thị trường của sản phẩm293.3. Phân tích đối thủ cạnh tranh333.4. Chiến lược sản phẩm373.5. Nhận xét chiến lược sản phẩm41KẾT LUẬN43
ĐỒ ÁN MÔN HỌC – QUẢN TRỊ MARKETING MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 2 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THIÊN LONG 3 1.1. Thông tin chung về doanh nghiệp 3 1.2. Thông tin về doanh nghiệp 3 1.3. Lịch sử hình thành và phát triển 4 1.4. Thành tựu và chứng nhận 5 1.5. Sứ mệnh tầm nhìn 7 1.6. Chiến lược phát triển 7 1.7. Cơ cấu tổ chức 7 1.8. Kế quả hoạt động sản xuất kinh doanh 10 1.9. Đối thủ cạnh tranh 11 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 12 2.1. Khái niệm chung 12 2.2. Mô hình chiến lược kế hoạch Marketing theo Philip Kotler 13 2.3. Quản trị chiến lược sản phẩm 17 CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM 27 3.1. Giới thiệu về sản phẩm của công ty 27 3.2. Đặc điểm thị trường của sản phẩm 29 3.3. Phân tích đối thủ cạnh tranh 33 3.4. Chiến lược sản phẩm 37 3.5. Nhận xét chiến lược sản phẩm 41 KẾT LUẬN 43 1 ĐỒ ÁN MÔN HỌC – QUẢN TRỊ MARKETING LỜI MỞ ĐẦU Như chúng ta đã biết, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang hoạt động trong cơ chế thị trường với môi trường kinh doanh đầy biến động. Hơn thế nữa, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta ngày càng sâu rộng, tạo ra nhiều cơ hội và không ít thách thức mới cho các doanh nghiệp trong nước. Cách duy nhất để thích ứng với nhu cầu tiêu dùng trên thị trường thường xuyên biến đổi và mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt trên phạm vi toàn cầu là phải thích ứng với biến đổi của thị trường, điều hành được hoạt động của doanh nghiệp theo định hướng thị trường thật sự. Để làm được điều đó các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay cần phải hiểu rõ và áp dụng một cách có khoa học lý thuyết kinh doanh hiện đại vào chiến lược kinh doanh của mình – đó chính là Marketing. Quản trị marketing là hoạt động quan trọng và không thể thiếu trong các doanh nghiệp hiện nay, để hiểu rõ hơn về quản trị marketing em sẽ tìm hiểu và triển khai đề tài “ Phân tích việc thực hiện chiến lược sản phẩm ở công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long” - một thương hiệu Việt Nam từ lâu đã khẳng định được mình trên thị trường cũng như tạo được sự tin tưởng và uy tín đối với người tiêu dùng trên toàn quốc. 2 ĐỒ ÁN MÔN HỌC – QUẢN TRỊ MARKETING CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THIÊN LONG 1.1. Thông tin chung về doanh nghiệp. 1.1.1. Giới thiệu chung. Tính theo doanh thu và sản lượng, Thiên Long được đánh giá là doanh nghiệp số 1 Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất bút viết và các loại văn phòng phẩm khác. Doanh mục sản phẩm của Thiên Long bao gồm: Bút viết như bút bi, bút gel, bút butter gel, bút lông kim, bút máy; Dụng cụ văn phòng như bút lông bảng, bút lông dầu, bút dạ quang, bút xóa, kim bấm, bấm kim, giấy văn phòng, mực in, file bìa, hồ sơ các loại; Dụng cụ học sinh bao gồm bút chì, thước kẻ, gôm tẩy, bảng học sinh, hồ dán, tập vở; Dụng cụ mỹ thuật như bút lông tô màu, sáp màu, sáp dầu, màu nước, bút chì màu, poster color. Trong 5 năm qua, Tập đoàn Thiên Long đạt mức tăng trưởng bình quân mỗi năm khoảng 25% cả về doanh thu lẫn lợi nhuận. Thương hiệu Thiên Long được bình chọn là “ Thương hiệu nổi tiếng” và là một trong nhóm 100 thương hiệu mạnh nhất Việt Nam do Bộ Công Thương thực hiện. Được người tiêu dùng bình chọn 16 năm liền ( từ năm 1997 đến 2013) là Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, trong đó được bình chọn vị trí số 1 trong ngành Văn phòng phẩm từ năm 1998 đến 2013 do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức. Cùng với nhưng sản phẩm bút bi chất lượng truyền thống đã làm nên tên tuổi của Thiên Long từ những ngày đầu thành lập. Thiên Long đã không ngừng nghiên cứu, cải tiến, hiện đại hóa công nghệ sản xuất để cung cấp cho thị trường thêm những chủng loại sản phẩm khác như bút gel, dụng cụ văn phòng, học cụ và dụng cụ mỹ thuật nhằm phục vụ định hướng chiến lược trở thành tập đoàn văn phòng phẩm số 1 Việt Nam và hàng đầu khu vực. 1.2. Thông tin về doanh nghiệp. - Tên công ty viết bằng tiếng Việt: Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Thiên Long 3 ĐỒ ÁN MÔN HỌC – QUẢN TRỊ MARKETING - Tên viết bằng tiếng Anh: Thien Long Group Corporation - Mã chứng khoán: TLG - Logo thương hiệu: - Trụ sở chính: Lô 6-8-10-12 Đường số 3, Khu Công nghiệp Tân Tạo, Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh. - Điện thoại/Tel: (08) 3750 5555 - Fax: (08) 3750 5577 - Website: http://www.thienlonggroup.com - Địa chỉ email: info@thienlonggroup.com - Vốn điều lệ ban đầu : 155.000.000.000 đồng - Vốn điều lệ hiện nay: 211.799.700.000 đồng - Ngành nghề đăng ký kinh doanh : + Sản xuất và mua bán văn phòng phẩm, dụng cụ học sinh đồ dùng dạy học bằng nhựa, hàng nhựa gia dụng. + In tampon (pad), in lụa, ép nhũ trên bao bì và sản phẩm của công ty. + Mua bán máy móc, trang thiết bị phục vụ ngành sản xuất của công ty. 1.3. Lịch sử hình thành và phát triển. - Năm 1981: Cơ sở bút bi Thiên Long được thành lập là một cơ sở nhỏ dạng gia đình với vài chục công nhân, sản phẩm đơn giản với quá trình sản xuất thủ công là chính. Qua nhiều năm hoạt động, cơ sở dần tích lũy kinh nghiệm, đa dạng hóa các mặt hàng sản xuất, đầu tư thêm nhiều trang thiết bị mới, hiện đại và mở rộng thị 4 ĐỒ ÁN MÔN HỌC – QUẢN TRỊ MARKETING trường tiêu thụ sản phẩm từ những thị trường phía Nam đã phát triển thêm các thị trường miền Trung và Miền Bắc - Năm 1996: Công ty TNHH SX - TM Thiên Long được thành lập, nâng cao năng suất sản xuất, chất lượng và mẫu mã đa dạng phong phú với nhiều trang thiết bị hiện đại và công nghệ sản xuất tiên tiến nên dần chiếm lĩnh thị trường bút bi và mở rộng mạng lưới tiêu thụ trên cả nước. - Tháng 4 năm 2005: Công ty TNHH SX - TM Thiên Long được cổ phần hóa thành Công ty cổ phần SX - TM Thiên Long nhằm huy động được nhiều nguồn lực cho sự phát triển của DN và nâng cao giá trị thương hiệu Thiên Long - Tháng 4 năm 2008: Công ty Thiên Long phát triển thành tập đoàn với 4 công ty thành viên: + Công ty cổ phần sản xuất thương mại Thiên Long. + Công ty cổ phần Thiên Long miền Bắc. + Công ty cổ phần Thiên Long miền Nam. + Công ty TNHH một thành viên thương mại dịch vụ Thiên Long Hoàn Cầu. - Năm 2009, công ty thực hiện chuyển đổi hệ thống quản lý chất lượng từ ISO 9001:2000 sang phiên bản 9001:2008 và được đăng ký chứng nhận vào ngày 09/01/2009. Công ty TNHH một thành viên thương mại dịch vụ Tân Lực ra đời để đẩy mạnh hoạt động thương mại. - Ngày 26/03/2010 tập đoàn Thiên Long chính thức niêm yết cổ phiếu tại Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE). - Năm 2011, Công ty TNHH một thành viên thương mại dịch vụ Tân Lực miền Bắc và miền Tây ra đời. - Năm 2012, Công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long đã tiến hành tăng vốn điều lệ từ 176.500.000.000 đồng lên 211.799.700.000 đồng thông qua phát hành cổ phiếu, trả cổ tức và tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu. 1.4. Thành tựu và chứng nhận. 5 ĐỒ ÁN MÔN HỌC – QUẢN TRỊ MARKETING Kể từ khi thành lập cho đến nay, Thiên Long đã khẳng định được vị trí số 1 trong ngành Văn phòng phẩm với những thành công lớn và được người tiêu dùng chứng nhận. - Từ năm 1997 đến năm 2013 là Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao. - Từ năm 1998 đến 2013 được bình chọn vị trí số 1 trong ngành Văn phòng phẩm do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức. - Năm 2005, đạt giải thưởng “ Sao Vàng Đất Việt” do Hội các nhà Doanh nghiệp trẻ Việt Nam chứng nhận. Bằng khen của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo vì đã có nhiều đóng góp thành công trong chương trình “ Tiếp sức mùa thi”. - Năm 2006, đoạt cúp vàng chung cuộc tại Hội chợ Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao tại Hà Nội, đạt danh hiệu doanh nghiệp có những hoạt động tiếp thị tốt nhất tại các kỳ Hội chợ Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao được tổ chức tại Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Buôn Ma Thuột, Đà Nẵng. Đạt chứng nhận ISO 14001, ISO 9001 ( Hệ thống quản lý môi trường) do tổ chức DNV cấp. - Năm 2007, đạt giải thưởng Chất lượng Việt Nam do Bộ Khoa Học và Công nghệ cấp. Đạt chứng nhận SA 8000 do tổ chức DNV cấp. - Từ năm 2008-2010, đạt giải thưởng doanh nghiệp xanh - giải Nhì do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp. Được Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong xây dựng, phát triển thương hiệu và tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Được Tạp chí Trí Tuệ trao giải thưởng Trí Tuệ. Được Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam và Văn phòng Uỷ ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế trao giấy chứng nhận đạt Doanh nghiệp tổ chức và phát triển hệ thống phân phối tốt nhất. Bằng khen của UBND Tp.HCM về những thành tích trong triển lãm – hội chợ “Sài Gòn – Tp.HCM 30 năm xây dựng và phát triển”. Được giải ba giải thưởng “Doanh Nghiệp Xanh” do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cấp. - Năm 2011, đoạt giải vàng giải thưởng Chất Lượng Quốc Gia năm 2011 do Thủ Tướng Chính phủ trao tặng. Được người tiêu dùng bình chọn 16 năm liền (từ năm 1997 đến 2012) là “Doanh Nghiệp Hàng Việt Nam Chất 6 ĐỒ ÁN MÔN HỌC – QUẢN TRỊ MARKETING Lượng Cao”. Đoạt giải thưởng “Sao Vàng Đất Việt” từ năm 2003 đến 2011 do Hội Các Nhà Doanh Nghiệp Trẻ Việt Nam chứng nhận. Nằm trong Top 10 “Doanh Nghiệp Tiêu Biểu Về Trách Nhiệm Xã Hội” trong chương trình Sao Vàng Đất Việt năm 2011. - Năm 2013, đoạt giải thưởng “Nhà cung cấp Chất lượng – Trusted Quality Supplier 2013” do Viện Doanh nghiệp Việt Nam cấp. Đoạt chứng nhận “Top 50 Công ty Kinh doanh Hiệu quả Nhất Việt Nam” do báo Nhịp Cầu Đầu Tư bình chọn. Đoạt chứng nhận ICTI Code of Business Practices do tổ chức ICTI Care Foudation cấp. Được vinh danh trong “Top 10 Sao Vàng Đất Việt” và “Top 10 Giải Thưởng Trách Nhiệm Xã Hội 2013” tại Trung tâm hội nghị Quốc gia Mỹ Đình – TP.Hà Nội do Hội đồng chung tuyển bỏ phiếu bình chọn. 1.5. Sứ mệnh tầm nhìn. Sứ mệnh: “ Cung cấp văn phòng phẩm, bút viết phục vụ cho việc học và chinh phục đỉnh cao tri thức” . Giá trị cốt lõi: “ Tiên phong trong công nghệ và sáng tạo để tạo ra những sản phẩm đột phá phục vụ người tiêu dùng, cùng nhau xây dựng cộng đồng Thiên Long phát triển vững mạnh, mang tính nhân đạo, nhân văn” . 1.6. Chiến lược phát triển. Mục tiêu chiến lược 5 năm từ 2010-2014: 1. Trở thành tập đoàn văn phòng phẩm hàng đầu tại Đông Nam Á. 2. Chuyên môn hóa và tự động hóa sản xuất. 3. Phát triển tất cả kênh thương mại nội địa và kinh doanh quốc tế. 4. Trở thành một trong những công ty có môi trường làm việc tốt nhất cho người lao động. đem lại lợi ích cao nhất cho khách hàng, lợi nhuận cao nhất cho Tập đoàn và cổ đông. 1.7. Cơ cấu tổ chức. 7 ĐỒ ÁN MÔN HỌC – QUẢN TRỊ MARKETING Công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long được tổ chức và hoạt động tuân thủ theo luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 Quốc Hội khóa 11 nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005, các hoạt động của công ty tuân thủ luật doanh nghiệp và các luật khác có liên quan, điều lệ công ty được đại hội đồng cổ đông thông qua. (*) Công ty mẹ/ trụ sở chính: Nơi đặt văn phòng làm việc và nhà máy sản xuất của công ty. (*) Các công ty con: - Công ty cổ phần Thiên Long Long Thành - Công ty cổ phần Thiên Long miền Bắc - Công ty TNHH một thành viên thương mại và dịch vụ Thiên Long Hoàn Cầu - Công ty TNHH một thành viên thương mại và dịch vụ Tân Lực (*) Văn phòng đại diện: - Văn phòng đại diện công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long tại Lào - Văn phòng đại diện công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long tại Campuchia - Văn phòng đại diện công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long tại Trung Quốc 8 CÔNG TY MẸ VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CÁC CÔNG TY CON ĐỒ ÁN MÔN HỌC – QUẢN TRỊ MARKETING Sơ đồ bộ máy tổ chức: 9 Đại Hội Đồng Cổ Đông Hội Đồng Quản Trị Tổng Giám Đốc Điều Hành Ban Kiểm Soát Ban Kiểm Toán Nội Bộ Nhóm Phó TGĐ Tập Đoàn Phó TGĐ Hành Chính Nhân Sự Phó TGĐ Tài Chính Kế toán kiêm Kế toán trưởng Phó TGĐ Quản lý chất lượng toàn diện Phó TGĐ Mua hàng Phó TGĐ Công nghệ thông tin Phó TGĐ Phát triển kinh doanh Tổng Giám Đốc công ty TNHH một thành viên TM-DV Thiên Long Hoàn Cầu Tổng Giám Đốc công ty cổ phần Thiên Long Long Thành Tổng Giám Đốc công ty TNHH một thành viên TM-DV Tân Lực Phó TGĐ Sản xuất công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long ĐỒ ÁN MÔN HỌC – QUẢN TRỊ MARKETING 1.8. Kết quả hoạt động kinh doanh. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh từ (2010-2013) Đơn vị: triệu đồng Năm 2012 Năm 2013 Tổng doanh thu 1,216,344 1,406,207 Doanh thu bút bi 457,145 605,600 Giá bán 0.0025 0.0025 Số lượng(chiếc) 182,858,000 242,240,000 Doanh thu bút sáp màu 46,353 62,508 Giá bán 0.009 0.01 Số lượng(hộp) 5,150,380 6,250,850 Doanh thu các sản phẩm khác 712,846 738,099 Tổng chi phí 334,585 363,752 Chi phí của bút bi 125,000 130,000 Chi phí bán 20,000 24,000 Chi phí sản xuất 75,000 80,000 Chi phí quản lý 30,000 26,000 Chi phí của bút sáp màu 15,000 16,000 Chi phí bán 4,000 4,000 Chi phí sản xuất 8,000 9,000 Chi phí quản lý 3,000 3,000 Chi phí các sản phẩm khác 194,585 217,752 Doanh thu thuần của công ty năm 2013 đạt 1.406.207 triệu đồng, với mức tăng tương ứng là 15,61% so với năm 2012, và vượt 6,207 triệu đồng so với chỉ tiêu mà công ty đặt ra năm 2012. Tổng doanh thu từ bút bi phổ thông và bút sáp màu chiếm 47.5% trong tổng doanh thu thuần năm 2013, tăng 6.1% so với năm 2012 10 [...]... biến lợi ích cốt lõi của sản phẩm thành sản phẩm chung ( sản phẩm cụ thể ) - Sản phẩm mong đợi: Là tập hợp những thuộc tính và điều kiện mà người mua thường mong đợi và chấp thuận khi họ mua sản phẩm đó - Sản phẩm hoàn thiện: Là một sản phẩm mong đợi nhưng nó được bổ sung thêm lợi ích và / hay dịch vụ làm cho sản phẩm khác với sản phẩm của đối thủ canh tran cùng loại - Sản phẩm tiềm ẩn: Là những sự... tích loại sản phẩm * Phân tích doanh số bán và lợi nhuận Quản trị viên sản phẩm phải phân tích tỉ lệ phần trăm doanh số bán và lợi nhuận của từng sản phẩm trong tổng số cái loại sản phẩm để biết được sự đóng góp của từng sản phẩm vào loại sản phẩm * Phân tích đặc điểm thị trường của loại sản phẩm Quản trị viên sản phẩm phải kiểm tra xem loại sản phẩm của mình có vị thế nào so với loại sản phẩm cùng... ty phải luôn tìm kiếm tính chất và lợi ích khác để bổ sung cho sản phẩm của mình - Trong khi các công ty nâng giá cho sản phẩm hoàn thiện của mình thì một số đối thủ cạnh tranh khác có thể quay trở lại bán sản phẩm chúng với giá thấp hơn nhiều, vì vậy phải có nhiều cấp độ sản phẩm 2.3.2 Các quyết định về danh mục sản phẩm Khái niệm: Danh mục sản phẩm là một tập hợp tất cả những loại sản phẩm mà một... hợp để kế hoạch chiến lược phù hợp khả dĩ với môi trường luôn biến động 2.3 Quản trị chiến lược sản phẩm 2.3.1 Sản phẩm 2.3.1.1 Khái niệm: Sản phẩm là tất cả những gì thỏa mãn dược nhu cầu mong muốn và được đem trao đổi 2.3.1.2 Các mức độ của sản phẩm: - Lợi ích cốt lõi: Điểm xuất phát cơ bản nhất của sản phẩm là lợi ích cốt lõi, chính là lợi ích cơ bản mà khách hàng thực sự mua - Sản phẩm chung: Người... nhuận,… Quản trị marketing gồm 3 nội dung: - Hoạch định chiến lược marketing: dựa trên cơ sở chiến lược chung của toàn tổ chức Chiến lược marketing vạch ra đường lối, mục tiêu chiến lược, chiến lược marketing cụ thể của tổ chức cùng với các phương tiện và biện pháp để hoàn thành mục tiêu chiến lược - Thực hiện chiến lược marketing: đưa kế hoạch chiến lược marketing vào thực tiễn: Ai làm như thế nào? Làm... bật sản phẩm còn phụ thuộc vào chính sách tiêu thụ sản phẩm còn công ty nhưng phải thỏa mãn mục tiêu marketing đối với từng sản phẩm cũng như mục tiêu kinh doanh của công ty 2.3.4.6 Quyết định thanh lọc loại sản phẩm Theo định kỳ, quản trị viên loại sản phẩm phải rà soát lại các sản phẩm do họ phụ trách để có thể thanh lọc chúng Có 2 trường hợp cần phải thanh lọc sản phẩm: Thứ nhất là khi sản phẩm. .. mua Danh mục sản phẩm của công ty sẽ có chiều dài, chiều rộng, chiều sâu nhất định - Chiều rộng danh mục sản phẩm thể hiện công ty có bao nhiêu loại sản phẩm khác nhau - Chiều dài danh mục sản phẩm là tổng số mặt hàng trong một loại sản phẩm - Chiều sâu danh mục sản phẩm thể hiện mối quan hệ mật thiết đến mức độ nào giữa các loại sản phẩm khác nhau xét theo cách sử dụng cuối cùng, thiết bị sản xuất, kênh... dụng những sản phẩm được đánh giá cao hơn nhưng cũng phải thanh toán cao hơn 2.3.4.5 Quyết định làm nổi bật sản phẩm Quản trị viên loại sản phẩm có thể lựa chọn một hay một số sản phẩm trong loại sản phẩm của mình để làm nổi bật chúng lến Sản phẩm lựa chọn có thể là đầu dưới hoặc đầu trên Nếu chọn ở đầu dưới thường phục vụ cho việc mở đường Nếu chọn ở đầu trên thường để tạo uy tín cho sản phẩm của mình... dài, dễ hư hỏng có tính thời vụ Sản phẩm tự nhiên Có đặc điểm là nguồn cung ứng hạn chế, khối lượng lớn, đòi hỏi phải vận chuyển từ người sản xuất đên người tiêu dùng Là thứ sinh sôi trong thời gian dài hạn 2.3.4 Quyết định về loại sản phẩm Một danh mục sản phẩm bao gồm nhiều loại sản phẩm khác nhau 19 ĐỒ ÁN MÔN HỌC – QUẢN TRỊ MARKETING Loại sản phẩm là một nhóm sản phẩm có quan hệ chặt chẽ với nhau... lần Đưa ra công dụng mới cho sản phẩm - Cải biến sản phẩm: Có các chiến lược sau: + Cải biến chất lượng: Nhằm nâng cao tính năng của sản phẩm như độ bền, độ tin cậy, tốc độ hương vị + Cải biến tính chất: Nhằm bổ sung thêm những tính chất mới làm tăng thêm công dụng, mức độ an toàn hay sự thuận tiện của sản phẩm + Cải biến kiểu dáng: Nhằm tăng tính hấp dẫn về thẩm mỹ của sản phẩm - Cải biến Marketing - . trị marketing gồm 3 nội dung: - Hoạch định chiến lược marketing: dựa trên cơ sở chiến lược chung của toàn tổ chức. Chiến lược marketing vạch ra đường lối, mục tiêu chiến lược, chiến lược marketing. – QUẢN TRỊ MARKETING 2.1.1. Marketing. Theo Philip Kotler: Là một hoạt động của con người hướng tới sự thỏa mãn nhu cầu và ước muốn thông qua quá trình trao đổi. 2.1.2. Nghiên cứu marketing. Nghiên. kinh doanh của mình – đó chính là Marketing. Quản trị marketing là hoạt động quan trọng và không thể thiếu trong các doanh nghiệp hiện nay, để hiểu rõ hơn về quản trị marketing em sẽ tìm hiểu và triển khai