VẤN đề dạy học BIÊN GIỚI, BIỂN, đảo TRONG LỊCH sử ở TRƯỜNG THPT

11 537 1
VẤN đề dạy học BIÊN GIỚI, BIỂN, đảo TRONG LỊCH sử ở TRƯỜNG THPT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

VẤN ĐỀ DẠY HỌC BIÊN GIỚI, BIỂN, ĐẢO TRONG LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT I) Vị trí, tầm quan trọng của vấn đề Lãnh thổ quốc gia, dân cư và Nhà nước có chủ quyền là 3 yếu tố cơ bản cấu thành một quốc gia, trong đó lãnh thổ là vấn đề quan trọng hàng đầu. Lãnh thổ quốc gia xuất hiện cùng với sự ra đời của Nhà nước và được xác định bởi đường biên rõ ràng. Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là vấn đề thiêng liêng đối với mỗi quốc gia dân tộc, đặc biệt là Việt Nam - Dựng nước đi đôi với giữ nước. Mỗi người dân Việt Nam đều ghi nhớ lời dặn của Bác Hồ kính yêu: “ Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” Chính vì thế, việc xây dựng, quản lí,bảo vệ chủ quyền Biên giới, lãnh thổ Quốc gia là mối quan tâm hàng đầu, là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Việt Nam là 1 quốc gia có đường bờ biển dài 3200 km – có chủ quyền lãnh thổ lớn nhất ở Biển Đông. Vấn đề Chủ quyền lãnh thổ quốc gia luôn gắn liền với chủ quyền biên giới biển, đảo. Trong các thời kì lịch sử hình thành và phát triển quốc gia dân tộc, nhân dân Việt Nam đã sớm biết bám biển để khai thác nguồn lợi từ biển. Ngay từ đầu thời kì phong kiến độc lập, Nhà nước phong kiến đã khai thác lợi thế giao thông đường biển từ vị trí địa lý của mình,cũng từ đó mở mang lãnh thổ trên biển và xác lập chủ quyền biển đảo trên Biển Đông .Đặc biệt đến thời kì Chúa Nguyễn và triều Nguyễn đã đẩy mạnh mở mang lãnh thổ, đẩy mạnh khai thác biển, xác lập chủ quyền các quần đảo Hoàng sa và Trường sa …,thực thi pháp luật trên biển,đảo và hoàn thiện việc xác lập chủ quyền lãnh thổ Dân tộc Việt Nam cho đến ngày nay. Hiến pháp 1992 đã khẳng định Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là 1 nước độc lập, có chủ quyền,thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời thuộc chủ quyền đất nước. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là thiêng liêng bất khả xâm phạm. Trên lãnh thổ của mình, nhân dân có quyền và nghĩa vụ bảo vệ, cải tạo lãnh thổ theo nhữngnguyên tắc chung của Pháp luật. Cùng với việc hình thành và phát triển lãnh thổ, biên giới quốc gia Việt Nam dần dần được hoàn thiện gồm biên giới đất liền và biên giới biển đảo. Tuyến biên giới biển đảo Việt Nam đã xác định 12 điểm để xác định đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải theo tuyên bố 12/11/1982 của Chính phủ CHXHCH Việt Nam, hoàn toàn dựa trên lịch sử hình thành lãnh thổ quốc gia dân tộc và phù hợp với các quy định trong Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982. Biên giới của nước CHXHCN Việt Nam là đường và mặt thảng đứng. Theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ của mình trên đất liền, các đảo, các quần đảo ( trong đó có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa ); lòng đất và vùng trời. Như vậy biên giới, biển, đảo là 1 bộ phận quan trọng cấu thành biên giới và xác lập chủ quyền lãnh thổ thống nhất của quốc gia không thể tách rời, thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Đặc biệt trong giai đoạn hiệ nay- Thời kì hướng ra Biển, với vị trí chiến lược quan trọng, nguồn tài nguyên biển dồi dào,quý, hiếm của biển Việt Nam, âm mưu của các thế lực bên ngoài, biên giới biển đảo dễ có nguy cơ bị xâm phạm và nóng lên…đe doạ độc lập, chủ quyền của dân tộc. Nhận thức được vấn đề đó, Đảng đã đề ra Nghị quyết Chiến lược phát triển biển đảo đến năm 2020. Sau sự kiện hạ đặt giàn khoan trái phép vừa rồi của Trung Quốc thì việc bảo vệ chủ quyền biên giới biển đảo cực kì quan trọng và là sự nghiệp toàn dân. Vậy nhiệm vụ của giáo dục môn Lịch sử ở trường phổ thông là phải trang bị cho học sinh- tương lai đất nước kiến thức cơ bản về lịch sử chủ quyền biên giới , biển, đảo; xác định đúng đắn trách nhiệm của mình trong xây dựng và bảo vệ biên giới và chủ quyền lãnh thổ biển, đảo quốc gia trong thời kì mới-CNH,HĐH và Toàn cầu hoá. Vì thế mà cần phải xây dựng chương trình SGK, tài liệu tham khảo phù hợp để Dạy học Biên giới, biển, đảo trong môn Lịch sử ở trường THPT Việt Nam trog thời kì mới. II. Thực trạng việc giảng dạy nội dung biên giới, biển, đảo trong bộ môn Lịch sử ở trường THPT Việt Nam. Nội dung kiến thức biên giới, biển, đảo được giảng dạy trong trường THPT việt Nam được thông qua các môn học như Địa lý – phần Địa lý Việt Nam, GDQP lớp 11 và bộ môn Lịch sử. Trong đó,bộ môn Lịch sử là toàn diện, bao quát và hiệu quả nhất. Đối với bộ môn Lịch sử, trong SGK nội dung này chưa được chú trọng lắm , chưa được trình bày rõ ràng và cụ thể. Vấn đề biên giới và sự phát triển về lãnh thổ của dân tộc chỉ mới có ở phần đất liền từ thời dựng nước Văn Lang cho đến các triều đại phong kiến độc lập, nhất là từ thế kỉ XVI trở đi với công cuộc khai hoang của chúa Nguyễn cho đến thế kỷ XIX hoàn thành sự xác lập pháp lý về chủ quyền lãnh thổ. Còn tuyến biên giới biển, đảo thì chưa đề cập đến cụ thể, cũng chưa nói rõ.Tuy nhiên, nội dung kiến thức này được thể hiện thông qua các phần sau, nếu khi dạy giáo viên cần để ý và khai thác để giáo dục truyền thống ý thức về chủ quyền biên giới biển đảo cho học sinh . Thứ nhất: Việc phát triển kinh tế ngoại thương bằng đường biển của các triều đại phong kiến độc lập X-XVIII. Cụ thể: -Bài 18 Lớp 10 cơ bản: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỷ X-XV. Mục 3. Mở rộng thương nghiệp có đoạn viết: +. Từ sớm, các thuyền buôn Trung Quốc hay các nước phương Nam đã qua lại buôn bán ở các vùng biển phía Bắc và bắc mền Trung nước ta.Năm 1149 nhà Lý cho xây dựng trang Vân Đồn (Quảng Ninh) làm bến cảng để thuyền buôn nước ngoài vào trao đổi hàng hoá.Lạch Trường (thanh hoá), Càn Hải(Nghệ An), Hội Thống (Hà Tĩnh), Thị Nại( Bình Định) đều là những vùng cảng quan trọng.Viết về Lạch Trường, An Nam tức sự nhận xét: “Thuyền bè các nước ngoài đến họp ở đây, mở chợ ngay trên thuyền, thật là thịnh vượng” + Đến thời nhà Lê, Nhà nước không chủ trương mở rộng giao lưu với thương nhân nước ngoài.Thuyền bè nước ngoài chỉ được cập một số cảng và bị khám xét nghiêm ngặt. -Bài 35 SGK lớp 10 nâng cao: Phát triển kinh tế hàng hoá. Nhà nước phong kiến Đàng ngoài và Chính quyền phong kiến Đàng Trong đặt các thương điếm ở Hưng Yên,Hội An mở rộng thông thương buôn bán với nước ngoài, nhất là các nước phương Tây , đã bước đầu đưa nước ta tiếp xúc với luồng thương mại quốc tế đang phát triển, góp phần mở rộng thi trường trong nước và thúc đẩy sự hưng thịnh của một số đô thị Ngoài ra còn có tranh vẽ Thương cảng Hội An thế kỉ XVIII thể hiện sự buôn bán nhộn nhịp, sự phát triển sự giao thương bằng đường biển. Chứng tỏ từ sớm, ngay buổi đầu độc lập xây dựng và phát triển Nhà nước phong kiến Việt nam đã xác lập chủ quyền lãnh thổ về Biển, Đảo và tiến hành khai thác các nguồn lợi của biển cả về măt tài nguyên thuỷ hải sản và lợi thế về giao thông để phát triển kinh tế ngoại thương, mở rộng sự giao lưu với thế giới. Đồng thời thực thi pháp lật trên biển thể hiện chủ quyền lãnh thổ và bảo vệ độc lập. Thứ hai: Chủ quyền lãnh thổ về Biển, Đảo của Việt Nam. 1. Kênh chữ: chủ quyền Biển,Đảo được thể hiện qua nội dung SGK: -Nhà Lê khám xét nghiêm ngặt thuyền bè nước ngoài cập cảng nước ta.( Lớp 10) - Cuộc chiến đấu của quân và dân ta chống quân Pháp và TBN xâm lược tại bán đảo Sơn Trà ( từ cuối tháng 8/15-858 đến đầu tháng 2/1859). -Các Điều ước Nhà Nguyễn kí với Pháp nhượng Chủ quyền của dân tộc (SGK Lớp 11): + Hiệp ước Véc xai 1787 Nguyễn Ánh kí cho pháp cảng Hội An, đảo Côn Lôn … để Pháp giúp đánh Tây Sơn. + Điều ước Nhâm Tuất( 5/6/1862) nhà Nguyễn kí với Pháp có nội dung mở 3 của biển Đà Nẵng,Ba lạt,Quãng Yên cho tàu bè Pháp tự do đi lại …xâm phạm độc lập chủ quyền dân tộc. +Điều ước 1874 mở 1 số cửa biển khác -Thể hiện qua Hiệp định Giơ ne vơ 1954 và Hiệp định Pari 1973 , công nhận Độc lập, chủ quyền,thống nhất toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam( cả đất liền và biển đảo).SGK 12.( trang 195 có ghi: -Trong bài 23 SGK12 III. Giải phóng hoàn toàn miền Nam, giành toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc(trang 195 ) có ghi: Từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4/1975…Các đảo, biển miền Trung cũng lần lượt được giải phóng.Ngoài ra ở 1 số tài liệu tham khảo như Dạy học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng có ghi thêm Từ 14-29/4/1975, giải phóng các đảo và quần đảo Trường Sa. Ngày 30/4/1975 Côn Đảo được giải phóng. b. Kênh hình Chủ quyền biển đảo có được thể hiện trên 1 số lược đồ: -SGK11 : + Bài 19(Trang 113). Hình 52. Lược đồ kháng chiến chống Pháp ở Nam Kì có dảo Côn Lôn, Phú Quốc. + Bài 21(Trang 127) Hình 61. Lược đồ những địa điểm diễn ra các cuộc khỡi nghĩa trong phong trào Cần vương(1885-1896). Có thể hiện Quần đảo Hoàng Sa(Việt Nam), Quần đảo Trường sa ( Việt Nam)… SGK 12: +Bài 20.(Trang 148) Hình 53.Lược đồ hình thái chiến trường trong đông- xuân 1953-1954.Có thể hiện chủ quyền về các đảo:Bạch Long Vĩ,Cồn cỏ, Cù lao Chàm,Lý Sơn, Côn Sơn, Phú Quốc, Hòn khoai,QQDD Thổ Chu. Quần đảo Hoàng Sa(Việt Nam), Quần đảo Trường sa ( Việt Nam)Có kinh độ và vĩ độ. + Bài 21.(trang 163). Hình 61.Lược đồ phong trào Đồng khởi ở miền Nam. Có thể hiện chủ quyền về các đảo:SơnTrà ,Cù lao Chàm,Lý Sơn, Hòn Gốm, Phú Quý,Côn Sơn, Phú Quốc, Quần đảo Hoàng Sa(Việt Nam), Quần đảo Trường sa ( Việt Nam)Có kinh độ và vĩ độ. +Bài 23 (trang 193) Hình 179. Lược đồ diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 có thể hiện các đảo: Cồn cỏ, Lý Sơn, Phú Quý, Côn Sơn, Phú Quốc,, Quần đảo Hoàng Sa(Việt Nam), Quần đảo Trường sa ( Việt Nam).Có kinh độ và vĩ độ. Ngoài ra ở lược đồ do Nhà xuất bản giáo dục thì có ghi rõ thời gian giải phóng các đảo và Quần dảo Trường Sa và Thổ Chu, Côn Đảo…. Như vậy,nội dung biên giới, Biển,Đảo trong SGK ,tài liệu dạy học khác chưa có tính hệ thống, kiến thức còn rời rạc, chưa có sự liên kết, chưa rõ nét nên GV không thể hình thành kiến thức cho học sinh rõ nét. Còn kênh hình ghi các đảo đều không đầy đủ và thiếu thống nhất nên không tạo biểu tượng hình thành kiến thức lịch sử cho học sinh về nội dung lịch sử này.Chính vì vậy mà chưa có phương pháp và hình thức dạy học cụ thể, nói chính xác đa số là chưa dạy , số ít có nhắc đến nhưng chưa có hiệu qủa giáo dục ý thức về chủ quyền biển đảo cho học sinh. Chi gần đây khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ dân tộc thì ta mới thấy được sự thiếu sốt của mình trong nội dung dạy học về Biên giới, Biển, Đảo nói chung và trong bộ môn Lịch sử nói riêng trong trường Phổ thông. III.Thực tế công tác đào tạo , bồi dưỡng giáo viên giảng dạy và giáo dục nội dung biên giới,biển,đảo trong môn Lịch sư ở trường phổ thông. 1. Công tác đào tạo. Chưa được đào tạo cụ thể, chỉ chung chung trong các học phần LSVN. Trong 4 năm học trên giảng đường Đại học được học nhiều học phần, chuyên đề về LSVN và LSTG. Nhưng chưa được học 1 học phần hay chuyên đề nào về Biên giới,Biển, Đảo của Việt Nam.Chính vì thế mà kiến thức về nội dung này rất non. Mặt khác, trong thực tế giảng dạy cả SGK mới cũng như cũ thì nội dung này cũng chưa đề cập cụ thể, nên ít tìm hiểu và vì thế hiểu biết thiếu sâu sắc. 2.Công tác bồi dưỡng giáo viên. Chưa được tiến hành cho nội dung này mà chủ yếu bồi dướng hàng năm chỉ mới tiến hành ở nội dung đổi mới SGK, Phưuowng pháp dạy học và kiểm tra đánh giá; Nâng cao chất lượng và hiệu quả BBHSG và thi Đại học. Chính vì thế để thực hiện dạy học nội dung này trong trường phổ thông có hiệu quả thì cần phải có chuyên đề bồi dưỡng chu đáo cho giáo viên. IV.Đề xuất nội dung giáo dục biển đảo trong xây dựng chương trình, biên soạn SGK, tài liệu dạy học môn Lịch sử ở trường phổ thông theo hướng phát huy năng lực của người học đáp ứng việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015. 1. Xây dựng chương trình ,sách giáo khoa * Khung chương trình phải hợp lí .* Nội dung chương trình: Cần xây dựng có hệ thống: a) Chương trình phần thứ nhất. - Khái quát lịch sử hình thành và phát triển quốc gia dân tộc về mặt Nhà nước và lãnh thổ => Qua đó giáo truyền thống ý thức dân tộc trên bình chính trị- Sớm hình thành và phát triển quốc gia dân tộc. - Sự xác lập chủ quyền biển đảo và thực thi pháp luật trên biển của các triều đại phong kiến từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX – đặc biệt Hoàng Sa, Trường Sa, giải thích tên gọi: Hoàng Sa, Trường Sa, Nam Sa,… ( Sự phát triển của lãnh thổ trên biển). - Truyền thống khai thác tài nguyên biển và lợi thế giao thông biển để phát triển kinh tế thời phong kiến. - Cuối thế kỉ XIX, độc lập chủ quyền biển đảo bị xâm phạm và mất như thế nào? b) Chương trình phần thứ 2: - Lịch sử đấu tranh giải phóng đảo, quần đảo – Hoàng Sa và Trường Sa. - Tình hình biển đảo trong giai đoạn hiện nay. Tầm quan trọng và thách thức đang đặt ra. - Chiến lược phát triển biển đảo của Đảng và bảo vệ chủ quyền biển đảo. 2. Biên soạn tài liệu tham khảo Biên soạn theo hướng tích hợp, liên môn: Lịch sử, Địa lí, GDCD, Quốc phòng về biển đảo để học sinh và giáo viên tìm hiểu toàn diện, hiểu sâu sắc lịch sử về biên giới biển đảo và chủ trương của Đảng, chính sách nhà nước, kinh tế – quốc phòng trên biển, bảo vệ độc lập chủ quyền và thống nhất toàn vẹn lãnh thổ. + Địa lí:- Cung cấp đặc điểm địa lí, biển Việt nam, hệ thống đảo, các quần đảo thuộc chủ quyền có số liệu, tên gọi chính xác; vị trí địa lí – kinh độ, vĩ độ; các nguồn tài nguyên biển, trữ lượng và giá trị; vai trò giao thông; ý nghĩa phát triển kinh tế và hội nhập thế giới,… - Hiểu biết về vùng nội thuỷ, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế, lãnh hãi, vùng biển quốc tế… - Lược đồ địa lí về hệ thống đảo, quần đảo thuộc chủ quyền quốc gia + Lịch sử: - Lịch sử hình thành, xác lập biên giới biển đảo của các quốc gia đảo ở Đông Nam Á. - Lịch sử hình thành xác lập chủ quyền biên giới biển đảoVN. - Tên gọi các quần đảo: Hoàng Sa, Trường Sa, Nam Sa,… - Lịch sử đấu tranh giải phóng và bảo vệ chủ quyền biển đảo thực hiện hoà bình, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. + GDCD:- Công ước luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc - Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về chiến lược phát triển biển đảo và bảo vệ quốc phòng an ninh biển đảo. + Quốc phòng: - Lịch sử hình thành, xác lập biên giới biển đảo của các quốc gia đảo ở Đông Nam Á. -Biên giới, chủ quyền lãnh thổ trên biển. Cơ sở xác định, quá trình hoàn thiện biên giới biển của nước CHXHCN Việt Nam; các bộ phận cấu thành chủ quyền lãnh thổ biển đảo… -Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta bảo vệ biên giới quốc gia nói chung và biên giới biển, đảo nói riêng. Nội dung xây dựng và quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia - Lịch sử hình thành, xác lập biên giới biển đảo của các quốc gia đảo ở Đông Nam Á. . Trách nhiệm của công dân… - Có Sơ đồ lãnh thổ và các vùng biển VN. Biên giới biển và các vùng biển phụ thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của VN => Có như vậy mới đáp ứng được việc Dạy-Học nội dung này có hiệu quả. Biên soạn sách giáo viên, Chuẩn kiến thức kĩ năng, Giáo án soạn mẫu. 3.Biên soạn đồ dùng dạy học - Thống nhất việc ghi các đảo lớn và quần đảo thuộc chủ quyền VN. - Lược đồ giải phóng biển ghi ngày tháng cụ thể . 4 Có Chuyên đề bồi dưỡng cho GV về kiến thức, kĩ năng và phương pháp và chẫn kiến thức kĩ năng để giáo viên dạy tốt hơn. V. Hướng giảng dạy biên giới,biển,đảo hiện tại ở trườngTHPT. Hiện tại các giáo viên cần thực hiện tự nghiên cứu và sưu tầm tài liệu xây dựng các chuyên đề tích hợp thực hiện dạy học bằng hình thức ngoại khóa. Trên đây là một vài suy nghĩ của bản thân , hiểu biết còn hạn hẹp mong mọi người tham khảo góp ý và thực hiện. Xin chân thành cảm ơn ! Can Lộc 20/10/2014 Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Hoa Xin chân thành cảm ơn ! Can Lộc 20/10/2014 Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Hoa Xin chân thành cảm ơn ! Can Lộc 20/10/2014 Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Hoa Xin chân thành cảm ơn ! Can Lộc 20/10/2014 Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Hoa Xin chân thành cảm ơn ! Can Lộc 20/10/2014 Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Hoa . hợp để Dạy học Biên giới, biển, đảo trong môn Lịch sử ở trường THPT Việt Nam trog thời kì mới. II. Thực trạng việc giảng dạy nội dung biên giới, biển, đảo trong bộ môn Lịch sử ở trường THPT. VẤN ĐỀ DẠY HỌC BIÊN GIỚI, BIỂN, ĐẢO TRONG LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT I) Vị trí, tầm quan trọng của vấn đề Lãnh thổ quốc gia, dân cư và Nhà nước có chủ. kiến thức biên giới, biển, đảo được giảng dạy trong trường THPT việt Nam được thông qua các môn học như Địa lý – phần Địa lý Việt Nam, GDQP lớp 11 và bộ môn Lịch sử. Trong đó,bộ môn Lịch sử là

Ngày đăng: 04/09/2015, 23:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan