Đặc điểm phân loại tông chôm chôm (nephelieae radlk ) ở việt nam

5 326 0
Đặc điểm phân loại tông chôm chôm (nephelieae radlk ) ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI TÔNG CHÔM CHÔM (NEPHELIEAE RADLK.) Ở VIỆT NAM Nguyễn Khắc Khôi 1 Hà Minh Tâm 2 Nguyễn Thị Giang, Phạm Thị Mai Hương, Nguyễn Thị Loan 3 Nguyễn Thị Luyện 4 Tông Chôm chôm (Nephelieae Radlk.) là một trong những tông lớn nhất thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae Juss.). Ở Việt Nam, tông này có 5 chi (khoảng 10 loài), hầu hết các loài đều là cây gỗ, có vai trò quan trọng trong các thảm thực vật, một số là cây ăn quả, một số loài được dùng làm thuốc. Cho nên bên cạnh những giá trị về khoa học, tông này còn có giá trị lớn về kinh tế. Về mặt phân loại tương đối khó, nhất là việc sử dung các thuật ngữ trong mô tả hình thái. Để chuẩn bị cho việc biên soạn Thực vật chí Việt Nam, về họ Bồ hòn nói chung và tông Chôm chôm nói riêng, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và xây dựng bản mô tả đặc điểm nhận biết tông Chôm chôm ở nước ta, xây dựng khoá định loại các chi đồng thời cung cấp một số thông tin về phân bố, sinh thái, giá trị sử dụng của tông này ở Việt Nam. MỞ ĐẦU Tông Chôm chôm (Nephelieae Radlk.) là một trong những tông lớn nhất thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae Juss.). Ở Việt Nam, tuy có số lượng loài không lớn, nhưng hầu hết các loài đều là cây gỗ, có vai trò quan trọng trong các thảm thực vật, một số là cây ăn quả, một số loài được dùng làm thuốc. Cho nên bên cạnh những giá trị về khoa học, tông này còn có giá trị lớn về kinh tế. Để chuẩn bị cho việc biên soạn Thực vật chí Việt Nam, về họ Bồ hòn nói chung và tông Chôm chôm nói riêng, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và xây dựng bản mô tả đặc điểm nhận biết tông Chôm chôm ở nước ta, xây dựng khoá định loại các chi đồng thời cung cấp một số thông tin về phân bố, sinh thái, giá trị sử dụng của tông này ở Việt Nam. 1. Đối tượng, thời gian và phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các taxon thuộc tông Chôm chôm (Nephelieae Radlk.) ở Việt Nam, dựa trên cơ sở mẫu vật và tư liệu nghiên cứu. Thời gian nghiên cứu: Từ 3/2002-6/2009 Phương pháp nghiên cứu: Để nghiên cứu phân loại tông Chôm chôm (Nephelieae Radlk.) ở Việt Nam, tôi sử dụng phương pháp hình thái so sánh, vì đây là phương pháp phổ biến nhất trong nghiên cứu 1 Viện Sinh thái và Tài ngyên sinh vật 2 Trường ĐHSP Hà Nội 2 3 K33C - Khoa Sinh – KTNN, trường ĐHSP Hà Nội 2 4 K33A - Khoa Sinh – KTNN, trường ĐHSP Hà Nội 2 phân loại thực vật từ trước tới nay và phù hợp với điều kiện nghiên cứu ở nước ta. Công tác điều tra thu thập mẫu vật được tiến hành trên toàn lãnh thổ Việt Nam, ở các vùng sinh thái khác nhau, nhưng chủ yếu là những địa điểm thích hợp với các loài của tông này (thường ở độ cao dưới 1500 m; ở bìa rừng, ven suối, chỗ dốc,… nơi có nhiều ánh sáng). Việc phân tích mẫu vật được tiến hành tại các phòng tiêu bản thực vật (PTBTV) trong nước, bao gồm: PTBTV Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (HN), trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội (HNU), Viện Sinh học nhiệt đới – Tp. Hồ Chí Minh (HM), Viện Dược liệu (HNPM), Viện điều tra quy hoạch rừng (HNF), trường Đại học Dược Hà Nội (HNIP) và PTBTV Viện thực vật Kunming – Trung Quốc (KUN). Tổng số mẫu là 191 số hiệu với khoảng 500 tiêu bản. Ngoài ra, chúng tôi đã tham khảo thêm một số mẫu vật thuộc tông Chôm chôm ở Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Xri Lanka, Mêxicô, và các ảnh chụp mẫu vật từ internet, nhất là các mẫu vật chuẩn (typus), 2. Kết quả nghiên cứu 2. 1. Đặc điểm hình thái tông Chôm chôm (Nephelieae Radlk.) ở Việt Nam Tất cả các đại diện đều là cây gỗ sống lâu năm, với dạng sống chủ yếu là cây thường xanh hoặc ít khi rụng lá từng phần vào cuối mùa thu; cao tới 50 m, đường kính gốc tới 1,2 m, thường có gốc bạnh. Phần non thường có lông đơn, đôi khi xen lẫn lông hình sao (Dimocarpus, Pometia). Cành mang hoa quả thường tròn hoặc gần tròn, thỉnh thoảng có lỗ vỏ. Lá kép lông chim chẵn, mang (1-)2-5(-13) đôi lá chét; cuống lá và trục lá không có cánh, không có lá kèm giả (trừ chi Pometia có lá kèm giả nhưng sớm rụng). Lá chét mọc đối hoặc gần đối; mép lá nguyên, ít khi có răng cưa (Pometia); mặt dưới thường có lỗ tuyến ở nách gân bên hoặc rải rác ở phiến lá, hiếm khi không có (Litchi). Cụm hoa chùy, mọc ở đỉnh cành hoặc ở những nách lá gần đỉnh cành. Lá bắc hình tam giác hẹp hoặc dạng chỉ. Hoa đơn tính (5) , cùng gốc (cả hoa đực và hoa cái trên cùng 1 cụm hoa) hoặc hiếm khi khác gốc, đều. Đài hợp, xẻ 4-5 thùy đài, xếp van hoặc lợp, 2 thùy phía ngoài thường nhỏ hơn, có lông. Cánh hoa có số lượng dao động từ 0-6, hình trứng ngược hoặc hình tam giác, (5-)8(-10), thò khỏi ngắn hơn đến dài hơn đài; gốc cánh hoa thường không có cựa; không có vảy. Triền tuyến mật hình vành khuyên hoặc dạng chén, nguyên 5 ) Do cấu tạo rất đặc biệt của hoa đơn tính trong họ Bồ hòn nói chung và tông Chôm chôm nói riêng (luôn có cả bộ nhị và bộ nhụy trên cùng một hoa, nhưng chỉ một trong hai bộ phận có chức năng sinh sản, bộ phận còn lại sẽ bị thui sau khi hoa nở), chính vì vậy việc sử dụng thuật ngữ đối với những hoa kiểu này vẫn chưa thống nhất: Quan điểm thứ nhất cho rằng những hoa này hầu hết là hoa lưỡng tính, cho nên sử dụng thuật ngữ tạp tính (polygamous, polygame, polygamus), theo quan điểm này có Bentham & Hooker (1862), Hiern (1875), Pierre (1894-1895), Lecomte (1912), Quan điểm thứ hai sử dụng thuật ngữ đơn tính (unisexual, unisexuel, unisexualis), quan điểm này được đa số các nhà thực vật học sử dụng, như Radlkofer (1932), Adema (1994), Leenhouts (1969, 1971, 1994), Gần đây, nhà thực vật Hà Lan Welzen (1997) đã sử dụng thuật ngữ staminate flower để chỉ hoa có chức năng của hoa đực và dùng thuật ngữ pistillate flower để chỉ hoa có chức năng của hoa cái. Ở Việt Nam, qua nghiên cứu chúng tôi thấy nếu gọi những hoa đơn tính nêu trên là hoa lưỡng tính thì không đúng (vì những hoa này chỉ có một tính - đực hoặc cái), còn nếu gọi là hoa đơn tính thì cũng không thật chính xác (vì trên cùng một hoa luôn có cả bộ nhị và bộ nhụy), chính vì thế chúng tôi đã đề nghị gọi những hoa đó là hoa giả tạp tính (pseudomixis, spuriously polygamous). Tuy nhiên, sau khi dùng thuật ngữ này, chúng tôi thấy có nhiều ý kiến không ủng hộ. Gần đây, GS.TSKH. Trần Đình Lý đã đề nghị gọi những hoa đó là hoa lưỡng tính giả. Chúng tôi thấy rằng, để tránh những ý kiến trái ngược nhau như trong thời gian vừa qua cần có một hội thảo bàn về vấn đề này để có sự thống nhất rộng rãi. Chính vì vậy, trong công trình này, chúng tôi vẫn sử dụng thuật ngữ đơn tính như đa số ý kiến đề nghị. hoặc gợn sóng, thường có lông. Nhị tràng ở hoa đực, chỉ nhị có lông (trừ Pometia); bao phấn đính gốc, hiếm khi đính lưng sát gốc, thường nhẵn. Bầu thượng, 2(-3) ô, không hoặc có cột nhụy, xẻ 2(-3) thùy tương ứng số ô, có nốt sần và lông dày đặc (trừ Pometia); mỗi ô của bầu chứa 1 noãn; vòi nhụy đính ở đáy bầu, dài bằng hoặc dài hơn bầu; núm nhụy xẻ thùy (trừ Pometia). Quả hạch, xẻ sâu thành 2(-3) thùy (6) tương ứng với số ô bầu, nhưng thường chỉ có 1 thùy phát triển, các thùy khác thượng bị thui sau khi hoa nở. Thùy quả phát triển có hình cầu hoặc trứng lệch, khi chín có màu đỏ hoặc vàng nâu (Dimocarpus); vỏ quả có nốt sần hoặc gai (trừ Pometia có vỏ nhẵn bóng). Hạt hình cầu đến gần hình bầu dục hoặc trứng lệch, có áo hạt bao trọn hạt. Áo hạt không hoặc dính với vỏ hạt. Typus: Nephelium L. Phân bố: Có khoảng 15 chi, chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á, châu Phi và châu Đại Dương. Việt Nam có 5 chi, khoảng 10 loài, phân bố rải rác khắp cả nước. Sinh học và sinh thái: Mọc rải rác trong rừng thường xanh thứ sinh, thường ở mép rừng, bờ suối, trong điều kiện thổ nhưỡng thay đổi, ở độ cao lên đến 1500 m, một số loài là cây ăn quả được trồng rộng 6 ) Cho đến nay, việc sử dụng thuật ngữ để chỉ một phần quả bị xẻ ra ở những loài thuộc họ Bồ hòn có quả xẻ thùy sâu vẫn chưa thống nhất. Ví dụ để chỉ một phần quả bị xẻ ra của 1 quả ở Nephelium lappaceum Hiern (1875) dùng thuật ngữ coccous (lá noãn nứt vách, quả hạch nhỏ); Lecomte (1912) dùng partie (phần, thùy); Leenhouts (1994) dùng lobe (thùy); Welzen (cùng Verheij, 1992) dùng schizocarp (quả nứt/ nẻ, liệt) nhưng vào năm 1999 ông lại dùng thuật ngữ lobe, Chúng tôi thấy rằng, các phần bị xẻ ra đó được phát triển từ một phần của bầu (khác với phân quả ở Annonaceae - được phát triển từ 1 lá noãn đầy đủ), do đó đã đề nghị gọi 1 phần bị xẻ ra đó là giả phân quả (pseudofruitlet). Tuy nhiên, do có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này, vì thế trong phạm vi công trình này, chúng tôi vẫn dùng thuật ngữ thùy (lobe) như đa số ý kiến đề nghị. Hình 1. Một số hình ảnh về tông Chôm chôm 1. Cành mang quả (Dimocarpus fumatus; mẫu V.X.Phương 4176, HN); 2. Lá kèm giả (Pometia pinnata; mẫu V.X.Phương 5947, HN); 3. Lỗ tuyến (Dimocarpus fumatus; mẫu theo H.M.Tam 05, HN); 4-5. Hoa đực và hoa cái (Litchi chinensis; theo Welzen, 1999); 5. bộ nhụy bổ dọc (Nephelium lappaceum; theo Pierre, 1894); 6. quả (Xerospermum noronhianum; mẫu V.X.Phuong 6363, HN); 7. quả bổ dọc (Nephelium lappaceum; mẫu H.M.Tâm 33, HN) rãi. Mùa hoa thường từ tháng 12 (năm trước)-tháng 4 (năm sau), quả chín sau khi hoa nở khoảng 4-5 tháng. Tuy nhiên, do việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, người làm vườn có thể thay đổi thời vụ ra hoa ở một số loài cây trồng (Nhãn – Dimocarpus longan và Chôm chôm – Nephelium lappaceum) theo ý muốn. Giá trị sử dụng: Tất cả các loài cây thuộc tông Chôm chôm ở Việt Nam đều là cây cho gỗ, một số là gỗ lớn (Pometia, Xerospermum), một số cho gỗ tương đối tốt. Cho nên, gỗ được sử dụng đóng đồ dùng gia đình, làm báng súng (Dimocarpus longan), đóng thuyền (Pometia pinnata), làm cột chống ở các công trình bị ngập nước mặn (Litchi chinensis), Một số loài được coi là những cây ăn quả có giá trị cao, trong đó Nhãn (Dimocarpus longan Lour.) và Vải (Litchi chinensis Sonn.) được coi là những cây ăn quả chủ đạo ở miền Bắc, Chôm chôm (Nephelium lappaceum L.) là cây ăn quả phổ biến ở miền Nam với diện tích ngày càng được mở rộng. Ngoài ra, một số bộ phận (nhất là áo hạt) của một số loài được dùng làm thuốc trong một số bài thuốc dân gian. 2. 2. Khoá định loại các chi thuộc tông Chôm chôm (Nephelieae Radlk.) ở Việt Nam 1A. Có lá kèm giả, mép lá chét có răng cưa. Bầu không có nốt sần. Núm nhụy không chia thùy. Vỏ quả nhẵn ………………………………………………………………… 1. POMETIA 1B. Không có lá kèm giả, mép lá chét nguyên. Bầu có nốt sần. Núm nhụy thường chia 2-3 thùy. Vỏ quả luôn có nốt sần hoặc có gai. 2A. Đài xếp lợp, tồn tại ở quả. Hoa không có cột nhụy. Hạt hình cầu. 3A. Cánh hoa 4-5. Vỏ hạt có sợi gỗ. Lá chét 1-2(-3) đôi, luôn mọc đối……………………… …………………………………………………………………….2. XEROSPERMUM 3B. Cánh hoa 0-5(-6). Vỏ hạt nhẵn bóng. Lá chét 3-7 đôi, hiếm khi mọc đối……………… ……………………………………………………………………………3. DIMOCARPUS 2B. Đài xếp van, không tồn tại ở quả. Hoa có cột nhụy. Hạt hình bầu dục. 4A. Lá chét thường có lỗ tuyến ở mặt dưới. Cánh hoa 0-5. Áo hạt dính chặt vào vỏ hạt ………………………………………………………………………….4. NEPHELIUM 4B. Lá chét không có lỗ tuyến. Cánh hoa 0. Áo hạt không dính vào vỏ hạt………………… ……………………………………………………………………………… 5. LITCHI Kết luận Tông Chôm chôm (Nephelieae Radlk.) ở Việt Nam có 5 chi (khoảng 10 loài). Đây là tông có nhiều giá trị quan trọng. Về mặt phân loại tương đối khó, nhất là việc sử dụng thuật ngữ trong mô tả hình thái. Trong tự nhiên, việc nhận biết tông Chôm chôm không khó (tất cả các loài đều là cây gỗ; lá kép lông chim, mọc cách; hoa có thành phần giống như hoa lưỡng tính, nhưng chức năng đơn tính; quả xẻ thùy và luôn có áo hạt bao bên ngoài hạt), nhưng việc phân biệt các chi và loài tương đối phức tạp, cần phải sử dụng tổ hợp nhiều đặc điểm về cấu tạo chi tiết cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản. TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 1. Adema F., Davids M., Dijk J. van, Etman B., Ham R. W. J. M. van der, Hegnauer R., Jacobs M., Klaassen R. K. W. M., Leenhouts P. W., Schot A. M., Turner H., Vente M., Welzen P. C. van (1994), “Sapindaceae”, Flora Malesiana, Ser. I, Vol. 11(3), pp. 419-768, Leiden, Netherlands. 2. Gagnepain F. (1950), “Sapindacées”, Supplément à la Flore Générale de l'Indo-Chine, Tom. I (4), pp. 915-989, Paris. 3. Lecomte H. (1912), “Sapindacées”, Flore Générale de l'Indo-Chine, Tom. I, pp. 1001-1053, Paris. 4. Leenhouts P. W. (1978), "Systematic notes on the Sapindaceae- Nephelieae", Blumea, 24(2), pp. 395-403. 5. Trần Kim Liên & Hà Minh Tâm (2003), “Sapindaceae Juss. – Họ Bồ hòn”, Danh lục các loài thực vật Việt Nam, 2, tr. 1013-1027, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 6. Lo Hsin Shui & Te-Chao Chen (1985), “Sapindaceae”, Flora Reipublicae Popularis Sinicae, Tom. 47(1), pp. 1-72, Peikin. 7. Welzen P. C. van (1999), “Sapindaceae”, Flora of Thailand, Vol. 7(1), pp. 169-250, Bangkok. TAXONOMICAL CHARACTERISTICS OF NEPHELIEAE RADLK. IN VIETNAM Nguyen Khac Khoi, Ha Minh Tam, Nguyen thi Giang Pham Thi Mai Huong, Nguyen Thi Loan, Nguyen Thi Luyen Abstract Tribe Nephelieae Radlk. is one of the bigest tribe of Sapindaceae Juss. In Vietnam, it has 5 genera, 10 species plus. All of them are trees and their fruits are eaten by human and animal, some of them are big trees, some of them are famous fruit-trees of the tropics and the subtropics, some species are used make medicine. So this tribe is not only important about science but also in economy. In this article, we described tribe, made key to the genera and provided some information about distribution, ecology, uses for tribe Nephelieae in Vietnam. . về phân bố, sinh thái, giá trị sử dụng của tông này ở Việt Nam. MỞ ĐẦU Tông Chôm chôm (Nephelieae Radlk. ) là một trong những tông lớn nhất thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae Juss .). Ở Việt Nam, . ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI TÔNG CHÔM CHÔM (NEPHELIEAE RADLK. ) Ở VIỆT NAM Nguyễn Khắc Khôi 1 Hà Minh Tâm 2 Nguyễn Thị Giang, Phạm Thị Mai Hương, Nguyễn Thị Loan 3 Nguyễn Thị Luyện 4 Tông Chôm. thuộc tông Chôm chôm (Nephelieae Radlk. ) ở Việt Nam, dựa trên cơ sở mẫu vật và tư liệu nghiên cứu. Thời gian nghiên cứu: Từ 3/2002-6/2009 Phương pháp nghiên cứu: Để nghiên cứu phân loại tông Chôm

Ngày đăng: 04/09/2015, 19:08

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan