1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài phân tích những đặc điểm của quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam

16 1,3K 3
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 2,26 MB

Nội dung

Trang 1

Câu 1: Phân tích những đặc điểm của quán lí hành chính nhà nước ở Việt Nam

V Khái niệm quản lý nhà nước : 1/ Quản lý nhà nước :

a-Khái niệm quản lý nhà nước :

Quản lý nhà nước là quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước đề điều chỉnh các quan hệ xã hội chủ yếu và quan trọng của con người

IU/Các hình thức quản lý hành chính nhà nước:

Khái Niệm :hình thức quản lý hành chính nhà nước là những hình thức biểu hiện bên ngoài của hoạt động chấp hành, điều hành các chủ thể của quản lý hành chính nhà nước thực hiện, như: ban hành các văn bản quản lý, áp dụng các biện pháp tổ chức trực tiếp

a- Hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luât :

Đây là hình thức pháp lý của hoạt động chấp hành điều hành của cơ

Trang 2

Trong các văn bản quy phạm pháp luật của mình, các cơ quan hành chính nhà nước đặt ra các quy tắc xử sự chung để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động chấp hành, điều hành trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Hoạt động ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước được gọi là hoạt động xây dựng pháp luật, còn được gọi là hoạt động lập quy

b- Hoạt động ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật hành chính:

Đây là hình thức hoạt động chủ yếu của các cơ quan hành chính nhà nước Thông qua hình thức này các cơ quan có thâm quyền áp dụng quy phạm pháp luật hiện hành của nhà nước để giải quyết những công việc cụ thé Những hoạt động này trực tiếp làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quan hệ pháp luật cụ thể Ví dụ: việc ra quyết định bổ nhiệm, thuyên chuyền công tác, bãi miễn viên chức nhà nước là những hoạt động ban hành văn bản áp dụng pháp luật trực tiếp làm phát sinh, thay đổi hay chấm đứt quan hệ pháp luật giữa nhà nước và người lao động

c- Áp dụng các biện pháp tô chức trực tiếp:

Nội dung những hình thức hoạt động này không mang tính chất quyền lực

nhà nước, không có tính chất bắt buộc cứng rắn như các hình thức ban hành

văn bản quản lý

Những hoạt động mang tính chất tổ chức trực tiếp này rất đa dạng Chúng thường xuyên được sử dụng và có vai trò rất quan trọng trong quản lý hành chính nhà nước Thông qua các hoạt động đó, các chủ thể của quản lý hành chính nhà nước kiểm tra, hướng dẫn các đối tượng quản lý trong việc

thực hiện pháp luật, cung cấp thông tin, tư liệu tuyên truyền, giải thích pháp

Trang 3

Cấp văn bằng, chứng chỉ, lập biên bản vi phạm, thu tiền phạt, .cũng là những hình thức quản lý hành chính nhà nước Chúng có thể trực tiếp làm phát sinh, thay đối hay chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính cụ thé Chúng được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước có thâm quyền Thông thường các hoạt động này gắn chặt với các hoạt động ban hành các văn bản quản lý hành chính nhà nước Ví dụ: hoạt động lập biên bản về vi phạm hành chính của cấp có thâm quyền đã tạo cơ sở cần thiết cho việc ra quyết định xử phạt đối với người vi phạm; quyết định xử phạt sẽ dẫn đến việc vào số, thu tiền phat,

e- Những tác động về nghiệp vụ kỹ thuật:

Đó là những hoạt động dung kiến thức nghiệp vụ, áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào quá trình quản lý hành chính nhà nước Những hoạt động này không mang tính chất pháp lý Chúng ngày càng được chú trọng và góp phần quan trọng vào việc tăng cường hiệu quả của hoạt động quản lý hành chính nhà nước Khoa học ngày càng phát triển thì hình thức hoạt động này càng được sử dụng rộng rãi Ngày nay, ở nước ta, các cơ quan nhà nước sử dụng máy móc tự động vào một số việc như: điều khiến giao thông, lưu trữ hồ sơ, soạn thảo văn bản Những hoạt động đó đóng vai trò quan trọng trong quá trình làm cho bộ máy quản lý ngày càng tính giản

IIU/ Phương pháp quản lý nhà nước :

a- Định nghĩa :Phương pháp quản lý là cách thức tác động của chủ thể quản lý đối tượng quản lý nhằm đạt được mục đích đã đặt ra theo kế hoạch định trước

b- Các phương pháp :

1- Phương pháp thuyết phục:

Trang 4

quản lý nhằm đạt được một kết quả nhất định Trong chủ nghĩa xã hội, lợi ích của nhân dân lao động, của tập thể và của nhà nước về cơ bản là nhất trí với nhau Sự thống nhất ấy thuộc bản chất dân chủ của nhà nước xã hội chủ nghĩa Do đó, mối quan hệ giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhân dân là cơ sở để thực hiện phương pháp thuyết phục

Thông qua phương pháp này, các chủ thể của quản lý hành chính nhà nước, chủ yếu là các cơ quan hành chính giáo dục chính trị, tư tưởng cho mọi công dân, đặt biệt là công nhân viên chức, ý thức đúng đắn về trật tự kỷ cương xã hội, kỷ luật nhà nước trên cơ sở am hiểu đầy đủ đường lối, chủ trương của Đáng và pháp luật của nhà nước Các tổ chức xã hội là chỗ vựa vững chắc, chủ yếu của các cơ quan hành chánh nhà nước trong việc nâng cao ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa của công dân, trong việc mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa

2- Phương pháp cưỡng chế nhà nước:

Cưỡng chế là biện pháp bắt buộc bằng bạo lực của các cơ quan nhà nước có thấm quyền đối với một cá nhân hay tổ chức nhất định về mặt vật

chất hay tinh thần nhằm buộc cá nhân hay tổ chức đó thực hiện những hành vi

nhất định đo pháp luật quy định hoặc phải phục tùng những hạn chế nhất định

đối với tài sản của cá nhân hay tô chức hoặc tự đo thân thể của cá nhân đó

Trang 5

Cưỡng chế của nhà nước xã hội chủ nghĩa là biện pháp của đa số đối với thiêu số và được áp dụng trong giới hạn do pháp luật quy định một cách chặt chẽ

Có 4 loại cưỡng chế nhà nước:

- Cưỡng chế hình sự: là biện pháp cưỡng chế nhà nước được các cơ quan tư pháp (cơ quan điều tra, kiểm sát, xét xử) áp dụng đối xử với những người có hành vi phạm tội, tòa án sẽ căn cứ vào các quy định của pháp luật, vào mức độ tội lỗi của các bị cáo để giải quyết hình phạt, tức là truy cứu trách

nhiệm hình sự đối với bị cáo

- Cưỡng chế dân sự: là biện pháp cưỡng chế nhà nước do các cơ quan tư pháp áp dụng đối với cá nhân hay tổ chức có hành vi vi phạm các quy phạm pháp luật dân sự, gây thiệt hại cho nhà nước, tập thể hoặc công dân Tòa án là cơ quan có thâm quyền quyết định mức bồi thường dân sự, tức là truy cứu trách nhiệm dân sự đối với cá nhân hay tô chức có hành vi vi phạm đó

- Cưỡng chế kỷ luật: là biện pháp cưỡng chế nhà nước do cơ quan nhà nước áp dụng đối với công nhân viên chức có hành vi vi phạm kỷ luật lao động trong nội bộ cơ quan, không gây ra những tác hại nghiêm trọng đối với trật tự xã hội

- Cưỡng chế hành chính: là biện pháp cưỡng chế nhà nước do các cơ quan hành chính nhà nước và trong những trường hợp nhất định thì do Tòa án

nhân dân, quyết định đối với cá nhân hay tô chức đã có hành vi vi phạm hành

chính, nhằm ngăn ngừa những vi phạm có thể xảy ra hay ngăn chặn những thiệt hại do thiên tai, địch họa gây ra

Trang 6

3- Phương pháp hành chính:

Đây là phương pháp ra chỉ thị từ cấp trên xuống, nghĩa là ra những quyết định bắt buộc đối với các đối tượng quản lý Nếu đối tượng quản lý không tuân thủ sẽ phải chịu trách nhiệm kỷ luật Phương pháp này bao hàm cả hai nhân tố: thuyết phục và cưỡng chế Nó dực trên nguyên tắc tập trung dân chủ, vừa thể hiện hoạt động chỉ đạo, điều hành đối với các đối tượng quản lý vừa tạo ra những điều kiện cần thiết, tối thiểu cho đối tượng quản lý để họ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ

4- Phương pháp kinh tế trong quán lý hành chính:

Đây là biện pháp dung đòn bây kinh tế, nhằm động viên cá nhân, tập

thể tích cực lao động sản xuất, phát huy tài năng sáng tạo, hoàn thành nhiệm vụ được giao với năng suất chất lượng hiệu quả cao, bảo đảm kết hợp chặt chẽ lợi ích chung của xã hội và lợi ích riêng của người lao động

Ở phương pháp quản lý này, yếu tố lãnh đạo đơn thuần bằng chỉ thị không

phải là yếu tố chính Hoạt động quản lý được thực hiện trên cơ sở trách nhiệm

vật chất của đối tượng quản lý

Việc sử dụng các đòn bay kinh tế có tác dụng tạo những điều kiện kinh tế cho hoạt động có hiệu quả của các đối tượng quản lý, làm cho họ phát huy và khai

thác hợp lý nhất là tài năng của họ nhất là các điều kiện thiên nhiên và tài

Trang 7

IV/Những nguyên tắc cơ bản của luật hành chính Việt Nam: Ba nguyên tắc:

- nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước

- nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý hành chính nhà nước

- nguyên tắc tập trung đân chủ

1- Nguyên tắc Đáng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước

Nhìn vào những thành quả cách mạng mà nhân dân ta giành được trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước, đặt biệt là những thành công đạt được trong công cuộc đôi mới hiện nay, chúng ta có đầy đủ cơ sở đề khẳng định rằng sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động quản lý nhà nước là một tất yếu khách quan Chính vì vậy, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của nhà nước nói chung, hoạt động quản lý hành chính nhà nước nói riêng được thừa nhận là một nguyên tắc cơ bản và được đặt lên hàng

đầu trong quản lý hành chính nhà nước Điều 4, Hiến pháp 1992 đã khẳng

định “Đảng cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc, theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội”

Nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước biểu hiện cụ thể ở các hình thức và phương pháp hoạt động của tổ chức Đảng

Trang 8

quyền thể chế hóa thành các văn bản pháp luật thực hiện trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước Điều 22, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã xác định “Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được xây dựng trên cơ sở, đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội .” Khi quyết định những vấn đề cụ thể khác nhau của hoạt động quản lý hành chính nhà nước như: ban hành quyết định quản lý, xây dựng các

biện pháp thuộc về tổ chức, các biện pháp kinh tế đường lối chủ trương

chính sách của Đảng về những vấn đề có liên quan bao giờ cũng được xác định là cơ sở rất quan trọng đề các chủ thể quản lý hành chính nhà nước xem xét và đưa ra các quyết định quản lý của mình

Thứ hai, vai trò lãnh đạo của Đảng trong quản lý hành chính nhà nước thê hiện trong công tác tô chức cán bộ Đây là công việc có vai trò đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả của quản lý hành chính nhà nước Vì lẽ đó, Điều 4, Pháp lệnh cán bộ, công chức đã ghi nhận “công tác cán bộ, công chức đặt dưới dự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam” Sự lãnh đạo của Đảng về công tác này thể hiện ở chỗ: các tổ chức Đảng đã bồi dưỡng, đào tạo những đảng viên ưu tú, có phẩm chất và năng lực để gánh vác những nhiệm vụ trong bộ máy hành chính nhà nước Tổ chức Đảng có ý kiến về việc bố trí những cán bộ phụ trách vào những vị trí lãnh đạo của cơ quan hành chính nhà nước Những ý kiến này có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác tổ chức cán bộ Tuy nhiên vấn đề bầu, bổ nhiệm được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước theo nội dung, trình tự, thủ tục do pháp luật quy định Ý kiến của Tổ chức Đảng là cơ sở để các cơ quan nhà nước xem xét và đưa ra quyết định cuối cùng

Trang 9

chính nhà nước Việc kiểm tra này nhằm đánh giá hiệu quả, tính thực tế của các chính sách mà Đảng đề ra, trên cơ sở đó khắc phục những khiếm khuyết, phát huy những mặt tích cực trong công tác lãnh đạo Điều này đảm bảo cho hoạt động của các Tổ chức Đảng có tính thông tin hai chiều Cũng chính thông qua công tác kiểm tra Đảng, các Tổ chức Đảng biết được tình hình thực hiện các chủ trương, chính sách do mình đề ra, trên cơ sở đó có các biện pháp

uốn nắn kịp thời nhằm làm cho hoạt động quản lý hành chính nhà nước đi

theo đúng định hướng phù hợp với lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc Song ở đây cũng cần phân biệt một cách rõ ràng hoạt động kiểm tra của Đảng với hoạt động kiểm tra mang tính quyền lực nhà nước do các chủ thể có thấm quyền được pháp luật quy định thực hiện Việc phân biệt này cho ta cách nhìn nhận đúng đắn về tính chất, nội dung, trình tự, thủ tục thực hiện hoạt động kiểm tra của Đảng và kiểm tra của các cơ quan nhà nước Nếu mắc sai lầm đồng nhất hai loại hoạt động này với nhau sẽ làm cho chúng không thực sự phát huy được hiệu lực trong quản lý hành chính nhà nước

Trang 10

2/ Nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý hành chính nhà nước

Điều 2, Hiến pháp 1992 nêu rõ: nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân Tất cả quyền lực nhà

nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức

Để nhân dân lao động thực sự giữ vai trò là người làm chủ đất nước, việc tạo mọi điều kiện để nhân dân lao động tham gia vào quản lý hành chính nhà nước phải được ghi nhận và đảm bảo thực hiện như là một nguyên tắc cơ bản

trong quản lý hành chính nhà nước Điều 3, Hiến pháp 1992 khẳng định “nhà

nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân” Quyền được tham gia vào quản lý các công việc của nhà nước và xã hội là quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp ghi nhận và trên thực tế nó đã được bảo đảm thực hiện thông qua hàng loạt những hoạt động cụ thẻ

Nguyên tắc này là 1 nguyên tắc rất quan trọng trong quản lý hành chính nhà nước Một mặt nó khẳng định vai trò đặt biệt quan trọng của nhân dân lao động trong quản lý hành chính nhà nước, đúng như nguyên lý “nhân dân là gốc của quyền lực nhà nước” một nguyên lý thực sự khoa học mà chủ nghĩa Mác-Lênin đã vạch ra và được thực tiễn lịch sử chứng minh Mặt khác nó cũng xác định những nhiệm vụ mà nhà nước phải thực hiện trong việc đảm bảo những điều kiện cơ bản để nhân dân lao động được tham gia quản lý hành chính nhà nước Trong quản lý hành chính nhà nước, nguyên tắc này được biểu hiện cụ thể ở những hình thức tham gia vào hoạt động quản lý hành chính nhà nước của nhân dân lao động Đây là hình thức được ghi nhận trong pháp luật và bảo đảm thực hiện bằng các phương tiện của nhà nước Các hình thức tham gia vào quản lý hành chính nhà nước của nhân dân lao động bao gom:

Trang 11

a- tham gia vào hoạt động của cơ quan nhà nước:

các cơ quan trong bộ máy nhà nước là công cụ để thực hiện quyền lực nhà nước Vì vậy tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước là hình thức tham gia tích cực, trực tiếp và có hiệu quả nhất của người lao động vào hoạt động quản lý hành chính nhà nước Người lao động nếu trực tiếp đáp ứng đầy đủ các yêu cầu mà pháp luật quy định đều có thể tham gia vào hoạt động các cơ quan nhà nước để trực tiếp hay gián tiếp thực hiện công việc quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực đời sống xã hội

Trước hết, người lao động có thể tham gia vào cơ quan quyền lực nhà nước với tư cách là các thành viên của cơ quan này — những đại biểu được lựa chọn thông qua con đường bầu cử Ở cương vị này, người lao động trực tiếp xen xét và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của từng địa phương, trong đó có các vấn đề quản lý hành chính nhà nước

Bên cạnh đó, nhân dân lao động có thế tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước khác (cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan kiểm soát, cơ quan xét xử) với tư cách là những cán bộ, công chức Là cán bộ, công chức của cơ quan nhà nước, nhân dân lao động sẽ sử dụng một cách trực tiếp quyền lực nhà nước đề tiến hành những công việc khác nhau của quản lý hành chính nhà nước, thể hiện vai trò làm chủ nhà nước, làm chủ xã hội của mình

Ngoài ra, những người lao động có thể gián tiếp tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước thông qua việc thực hiện quyền lựa chọn những đại biểu xứng đáng thay mặt mình vào cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương hay địa phương Đây là cách thức rộng rãi nhất để nhân dân lao động có thể tham gia vào quản lý các công việc của nhà nước

b- Tham gia vào hoạt động của các tổ chức xã hội:

Trang 12

Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhân dân lao động có thể tham gia một cách tích cực vào hoạt động của các tô chức xã hội Các văn bản pháp luật của nhà nước có hàng loạt các quy định liên quan tới vị trí, vai trò, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức xã hội trong quản lý hành chính nhà nước nói

riêng và quản lý nhà nước nói chung Điều 9, Hiến pháp 1992 khẳng định

“Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tô chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân”

c- tham gia vào hoạt động tự quản ở cơ sở:

Ở nơi cư trú, sinh hoạt, làm việc, nhân dân lao động thường xuyên thực hiện các hoạt động mang tính chất tự quản Đây là những hoạt động do chính nhân dân lao động tự thực hiện và chúng có mối liên quan chặt chẽ với các công việc khác nhau của quản lý nhà nước, quản lý xã hội Trên thực tế, các hoạt động này được tiến hành một cách có hiệu quả bởi lẽ chúng rất gần gũi và thiết thực đối với cuộc sống của mỗi người dân như: hoạt động bảo vệ an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, tô chức đời sống công cộng

d- Trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lý hành chính nhà nước:

Điều 53 Hiến pháp 1992 đã quy định công dân có quyền “tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân” Đề thực hiện quyền cơ bản này của công dân, pháp luật đã quy định các quyền và nghĩa vụ cụ thể của công dân trong các lĩnh vực khác nhau của quản lý hành chính nhà nước Các quyền, nghĩa vụ này của công dân có thể thực hiện thông qua hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội (như đã nêu ở phần trên) hoặc cũng có thể được chính người dân trực

tiếp thực hiện

Trang 13

3-Nguyên tắc tập trung dân chú :

Tập trung - dân chủ là một nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của nhà nước ta cho nên việc thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước lẽ tất nhiên cũng phải tuân thủ nguyên tắc này Nguyên tắc tập trung dân

chủ được quy định cụ thể trong điều 6, Hiến pháp 1992 “Quốc hội, Hội đồng

nhân dân và các cơ quan khác nhau của nhà nước đều tô chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ” Nguyên tắc này bao hàm sự kết hợp giữa 2 yếu tố tập trung và dân chủ; vừa đảm bảo mở rộng dân chủ dưới sự lãnh đạo tập trung Tập trung là thâu tóm quyền lực nhà nước vào chủ thể quản lý để điều hành, chỉ đạo việc thực hiện pháp luật Dân chủ là việc mở rộng quyền cho đối tượng quản lý nhằm phát huy trí tuệ tập thể trong hoạt động quản lý, phát huy khả năng tiềm tang của đối tượng quản lý trong quá trình thực hiện pháp luật Cả 2 yếu tố này phải có sự phối hợp một cách đồng bộ, chặt chẽ với nhau, chúng có mối quan hệ qua lại phụ thuộc và thúc đây nhau cùng phát triển trong quản lý hành chính nhà nước Nếu chỉ có sự lãnh đạo tập trung mà không mở rộng dân chủ thì sẽ tạo điều kiện cho các hành vi vi phạm quyền của công dân, cho các tệ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng phát triển Ngược lại, nếu không có sự lãnh đạo tập trung thống nhất, sự phát triển của xã hội sẽ trở thành tự phát Lực lượng dân chủ sẽ bị phân tán, không đủ sức chống lại các thế lực phản động, phản dân chủ Điều này sẽ làm nảy sinh tình trạng tùy tiện, vô chính phủ, cục bộ địa phương Trong điều kiện hiện nay sự lãnh đạo tập trung trên cơ sở dân chủ là một yêu cầu khách quan của “nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý nhà nước, theo định hướng XHCN” (Điều 15, Hiến pháp 1992) Nguyên tắc tập

trung dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước biểu hiện ở những điểm sau:

Trang 14

a- Sự phụ thuộc của cơ quan hành chính nhà nước vào cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp:

Hiến pháp của nhà nước ta đã xác định nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân Người dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước do chính họ bầu ra để thay mặt họ trực tiếp thực hiện những quyền lực đó Điều 6, Hiến pháp 1992 đã quy định “nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân”

Để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước của nhân dân trên các lĩnh vực đời sống của xã hội, hệ thống cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương tới địa phương được thành lập Trong tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước luôn có sự phụ thuộc vào cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp

Trước hết, cơ quan quyền lực nhà nước có những quyền hạn nhất định trong việc thành lập, sáp nhập hay giải thể các cơ quan hành chính nhà nước ở cùng cấp.Ở trung ương, Quốc hội thành lập ra Chính phủ và trao cho nó quyền hành pháp Ở địa phương, các UBND do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra và thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước ở địa phương Các cơ quan khác trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước (như Bộ, cơ quan ngang Bộ .) đều do các cơ quan quyền lực nhà nước ở cùng cấp trực tiếp hay gián tiếp quyết định việc thành lập, thay đồi hay bãi bỏ Trong hoạt động các cơ quan hành chính nhà nước luôn chịu sự chỉ đạo, giám sát của hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước và chịu trách nhiệm báo cáo hoạt động của mình trước cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp Tắt cả sự phụ thuộc nêu trên đều nhằm mục đích đảm bảo cho hoạt động của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước phù hợp với ý chí, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân lao động Đồng thời, đó chính việc đảm bảo cho sự tập trung quyền lực vào hệ thống cơ quan

Trang 15

quyền lực nhà nước — co quan do dan bau ra va chịu trách nhiệm trước nhân dân

b- Sự phục tùng cúa cấp dưới đối với cấp trên, địa phương đối với trung ương:

Sự phục tùng này đảm cho cấp trên và trung ương tập trung quyền lực đề chỉ đạo, giám sát hoạt động của cấp dưới và của địa phương Thiếu sự phục tùng đó sẽ dẫn đến việc buông lỏng sự lãnh đạo, sự quản lý tập trung của trung ương và cấp trên, làm nảy sinh tình trạng tùy tiện, vô chính phủ, cục bộ địa phương Sự phục tùng này trong quản lý hành chính nhà nước biểu hiện ở cả 2 phương diện tổ chức và hoạt động Tất cả các yêu cầu, mệnh lệnh đo cấp trên và trung ương đưa ra cấp dưới và địa phương có nghĩa vụ phải thực hiện

c- Sự phân cấp quán lý:

Phân cấp quản lý là sự phân định rõ chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp trong bộ máy quản lý hành chính nhà nước Khi tiến hành phân cấp quan ly, đã có sự chuyền giao thâm quyền từ cấp trên xuống cấp đưới nhằm đạt được một cách có hiệu quả nhất mục tiêu chung của hoạt động quản lý hành chính nhà nước Mỗi cấp quản lý có những mục tiêu, nhiệm vụ, thâm quyền và có những phương tiện cần thiết để thực hiện một cách tốt nhất những mục tiêu nhiệm vụ của cấp mình Trong phạm vi thâm quyền được giao mỗi cấp quản lý, được phép tiến hành những hoạt động nhất định nhằm phát huy tính năng động sáng tạo của mình

d- Sự hướng về cơ sở:

Các đơn vị cơ sở của bộ máy hành chính nhà nước là nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất, trực tiếp phục vụ đời sống vat chat va tinh thần của người lao động Do vậy, trách nhiệm của mọi cơ quan nhà nước là phải tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị kinh tế, văn hóa - xã hội hoàn thành tốt công việc của mình

Trang 16

e- Sự phụ thuộc hai chiều cúa cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương:

Các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương đều được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc phụ thuộc hai chiều hay còn gọi là nguyên tắc song

trùng trực thuộc Sự phụ thuộc này thể hiện ở cả hai mặt tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương Sự phụ thuộc này được nhà nước xác định một cách cụ thé trong các văn bản pháp luật Ở địa phương, UBND các cấp trước hết có sự phụ thuộc vào HĐND cùng cấp (mối phụ thuộc ngang) Đồng thời, chúng còn có sự phụ thuộc vào cơ quan hành chính nhà nước có thầm quyền chung ở cấp trên trực tiếp (mối phụ thuộc dọc)

Ngày đăng: 26/11/2014, 18:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w