1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát và đánh giá thực trạng cung ứng thuốc thiết yếu tại một số tỉnh thành từ năm 1992 2000

61 605 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 4,71 MB

Nội dung

Chính vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài “Khảo sát và đánh giá thực trạng cung ứng thuốc thiết yếu tại một số tỉnh thành từ năm 1992- 2000” với các mục tiêu sau: - Khảo sát thực trạng cun

Trang 1

BỘ Y TẾ IRƯdse DẠI HỌC Dược HÀ NỘI

NGÔ PHƯCttrG CHONG

KHẢO SẮT VÀ DÁNH GIÁ THựừ TRẠNB

TỈNH ĨHANH TỪNÂM 1992 -2000

tm ó a UlậM TỚTHGMIỆP DOỢC SỸKHÓa t99ĩ-2002Ị

Người hướng dẫn: T.s NGUYỄN THỊ THÁI HẰNG.

Th.s ĐỖ XUÂN THẮNG

Thời gian thực /ĩỉén THÁNG 1/2002 - 5/2002

H a S /2 0 0 2

Trang 2

ĩỉ^ ể ío à n iÃànk íío á ùiận tốt n ỹ ^ iỊỊi u^ượa &ỹ tõL đa Éíợa áự Ễưàn0

^koá ùiận tốt n^^iêji ttàjj.

<^^íkãn cừịi nà^ tôi xUi ^Cüj tỏ [òìiỹ ^ iđ ơn tài aấũ í ^ aổ ßido bionß

Ẽộ mân QjjLOüfL [ỳ ơà D^UẨ t ế ắược, aáa t^ầìỷ aổ giáo ^xưòng ^ ạ i cM'oa

íòuợữ ¿:M'à c ^ ộ í ẩa d iii ắ ắ i tôi tiong ±uot 5 năm kọa ơừa cỊua.

ỌA iÃời ỹian aổ ^ạn, ^ iầ i iẺứa ơà kừẤ ng^iận aòn ^ạn eẲếcÃắa íĂ ắìi

ỹ ó Ịi ỷ ^ iấ i Ée ^Ãoá ù iậ ìi ^ à ìi i ip i ñxm.

ÜTot xin ckăìi i àìẮ aàm cm.

c ^ ß o iP^JUanß Ứ^Xitiỹ

Trang 3

MỤC LỤC

TÊN MỤC

PHẦN 3 KÍT LUẬN VẢ ĐỀ XUÂT

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC.

Trang 4

Thuốc bán không cần đơn

Trang 5

ĐẶT VẤN ĐỂ

Chăm sóc sức khoẻ nhân dân là chiến lược y tế hàng đầu của đại đa số quốc gia

Vì sức khoẻ là vốn quý nhất của con người, con ngưòi là nguồn tài nguyên quý báu nhất quyết định sự phát tìiển cuả đất nước vì vậy đầu tư cho sức khoẻ để mọi ngưòi được chăm sóc sức khoẻ chính là đầu tư cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước

Việt Nam đang trong quá trình đổi mới, sự phát triển kinh tế xã hội gắn bó mật thiết với sự phát triển y tế trong đó có ngành Dược Nhu cầu về chăm sóc sức khoẻ ngày càng tăng, chất lượng phục vụ đòi hỏi ngày càng cao trong đó có vấn đề thuốc Thuốc chữa bệnh là một hàng hoá đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người, chính vì vậy mà việc cung ứng thuốc không giống như việc cung ứng các mặt hàng thương mại khác Trong những năm qua cùng với sự đổi mới của nền kinh

tế hoạt động cung ứng thuốc đã có những bước tiến bộ đáng kể, đã phục vụ tương đối đầy đủ kịp thời cho công tác phòng chữa bệnh và nâng cao sức khoẻ nhân dân Bộ y

tế đã đánh giá “Ngành Dược đã có thành tích nổi bật là đảm bảo tốt nhu cầu về thuốc phòng chữa bệnh cho nhân dân khắc phục được tình trạng thiếu thuốc trong những năm trước đây” Tuy nhiên cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường cũng phát sinh nhiều đặc điểm phức tạp đó là sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường thuốc, sự lạm dụng thuốc gia tăng, một số quy chế của ngành dược bị vi phạm, tính mạng người dùng thuốc có nguy cơ bị đe doạ

Từ những thực tế của hoạt động cung ứng thuốc, để nâng cao chất lượng của hoạt động cung ứng thuốc, tăng cường và tìm ra những biện pháp hữu hiệu trong quản lý các đối tượng tham gia cung ứng thuốc, thực hiện tốt pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân, đảm bảo công bằng trong công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân Chính

vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài “Khảo sát và đánh giá thực trạng cung ứng thuốc thiết yếu tại một số tỉnh thành từ năm 1992- 2000” với các mục tiêu sau:

- Khảo sát thực trạng cung ứng thuốc theo một số chỉ tiêu cơ bản của hệ thống cung ứng thuốc ở các tỉnh thành,

- Từ đó phân tích đánh giá những ưu điểm, tồn tại trong hoạt động cung ứng thuốc, nguyên nhân cách khắc phục

- Đưa ra những đề xuất, giải pháp khả thi nhằm phát huy và giữ vững những kết quả đạt được, hạn chế những mặt tiêu cực trong hoạt động cung ứng thuốc

Trang 6

Phần 1 TỔNG QUAN

1.1- Khái niệm về thuốc thiết yếu (TTY)

Thuốc thiết yếu là những thuốc cần cho chăm sóc sức khoẻ của toàn dân, được đảm bảo bằng chính sách thuốc quốc gia gắn liền nghiên cứu, sản xuất, phân phối thuốc với nhu cầu thực tế chăm sóc sức khoẻ nhân dân Lựa chọn và cung ứng các thuốc thiết yếu sao cho những thuốc này luôn có sẵn ở bất cứ lúc nào, chất lượng đảm bảo, đủ số lượng cần thiết, dưới dạng bào chế phù hợp, an toàn giá cả hợp lý.[8,28]

Như vậy quan niệm các yêu cầu về cung ứng tìiuốc ửiiết yếu được tììể hiện như sau:

- Phải có thuốc đáp ứng cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh, của đại đa số nhân dân

- Phải có sẵn bất cứ lúc nào

- Phải có một lượng thuốc đủ đáp ứng nhu cầu

- Phải có nhiều dạng thuốc, nhiều hàm lượng thích hợp

- Chất lượng thuốc phải đảm bảo

- Giá cả phải hợp lý

Từ các yêu cầu trên, trong quá trình triển khai hoạt động, chương trình TTY không chỉ giới hạn trong việc lựa chọn danh mục mà còn đề cập đến toàn bộ vấn đề quản lý, cung ứng thuốc và các yếu tố chi phối tới nhu cầu thuốc như yếu tố chính trị, kinh tế,

xã hội [8,28]

1.2- Hoạt động của chương trình thuốc thiết yếu trên thế giới

Thuốc có một vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, là một trong những yếu tố chủ yếu đảm bảo mục tiêu sức khoẻ cho mọi người

Trong những năm cuối thế kỷ 20, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học

và công nghệ, ngành công nghiệp dược đã nghiên cứu ra nhiều loại thuốc có tác dụng mạnh và hiệu quả cao Sản lượng thuốc trên thế giới đang tăng với tốc độ 9-10% mỗi năm Sản phẩm của thuốc hết sức đa dạng và phong phú

Mặc dù công nghiệp sản xuất thuốc ngày càng phát triển nhưng vấn đề cung ứng thuốc, đáp ứng yêu cầu của công tác chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân vẫn chưa được tốt

Trang 7

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, cho đến năm 1995 có: “50% dân số thế giới vẫn chưa được chăm sóc sức khoẻ khi mắc những chứng bệnh thông thường nhất là do không có thuốc thiết yếu khi cần” (diễn văn của tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới trong đại hội đồng Tổ chức Y tế thế giới lần họp thứ 48, Genever, 2/5/1995) Và cũng theo Tổ chức Y tế Thế giới “chỉ cần lUSD thuốc thiết yếu là có thể đảm bảo chữa khỏi 80% các chứng bệnh thông thường của người dân tại cộng đồng để thực hiện chăm sóc sức khoẻ ban đầu”.

Trong khi đó, tình trạng thiếu công bằng trong sử dụng thuốc đang ngày càng trầm trọng giữa các nước phát triển và đang phát triển Điều đáng nói là khoảng cách

đó không được rút ngắn lại mà ngày càng xa hơn Các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển cần phải sử dụng thuốc hợp lý hơn để sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính hạn chế của mình Đồng thời thông qua việc sử dụng thuốc hợp lý, có thể cung cấp cho nhân dân một lượng thuốc lớn hơn mà không tăng thêm chi phí Điều này chỉ

có thể thực hiện được nhờ hiệu quả hoạt động của chưcmg trình thuốc thiết yếu.[l,25,27]

Trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu, thuốc thiết yếu là công cụ thiết yếu cho chăm sóc sức khoẻ, trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống và được TCYTTG xây dựng thành chương trình hành động riêng Mục tiêu của chương trình hành động thuốc thiết yếu là:

Chương trình thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới được thành lập năm

1972 Tới năm 1975, Tổ chức Y tế Thế giới ban hành danh mục thuốc thiết yếu lần thứ nhất, hai năm sau (1977) Tổ chức Y tế thế giới đã xem xét lại để đưa ra Danh mục lần thứ 2 gồm 200 loại thuốc Kể từ đó cứ 2 hay 3 năm một lần, các danh mục TTY mẫu lại được điều chỉnh để phù hợp với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật,

Trang 8

cập nhật những thuốc mới, loại bỏ những thuốc không thích hợp Tháng 12 năm

1997, Uỷ ban giám định của Tổ chức y tế thế giới đã chọn một danh mục mẫu các loại thuốc thiết yếu lần thứ 10 bao gồm gần 250 thuốc và vacxin thiết yếu Sự thay đổi này ngoài mục đích cập nhật những thuốc mới còn nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn trong công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân Với danh mục mẫu này tính đến năm 2000 chương trình hành động thuốc thiết yếu đã được thực hiện ở 117 nước trên thế giới và đã thu được thành tựu to lớn [28,34]

1.3- Hoạt động của chương trình thuốc thiết yếu ở Việt Nam

Viêc ban hành danh muc thuốc thiết \ếu [8]

Cũng như nhiều nước trên thế giới, Việt Nam đã nhận rõ vai trò to lớn của thuốc thiết yếu trong chăm sóc sức khoẻ nói chung và chăm sóc sức khoẻ ban đầu nói riêng

vì không có thuốc thì không chữa được bệnh và không có chăm sóc sức khoẻ

Từ những năm 1960, Bộ y tế đã chú ý tới việc bảo đảm một danh mục thuốc tối thiểu, cần thiết cho nhu cầu bảo vệ sức khoẻ của nhân dân và dựa vào khả năng của đội ngũ cán bộ y tế thời kỳ đó Sau này, khi có khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới,

Bộ y tế đã ban hành danh mục thuốc chủ yếu lần thứ nhất vào năm 1985 gồm 255 thuốc Bốn năm sau, năm 1989 Danh mục thuốc thiết yếu được ban hành lần thứ II Danh mục lần này gồm 116 thuốc thiết yếu, cùng với một danh mục gồm 64 thuốc tối cần, trong đó ở tuyến xã có 58 thuốc thiết yếu và 27 thuốc tối cần Danh mục lần III được ban hành năm 1995 gồm 255 thuốc thiết yếu, phân chia theo trình độ chuyên môn của cán bộ y tế Cơ sở y tế có bác sỹ, được sử dụng danh mục thuốc thiết yếu gồm 197 loại, còn cơ sở không có bác sỹ thì được sử dụng danh mục thuốc thiết yếu gồm 83 loại Danh mục thuốc thiết yếu lần này đã hợp lý hơn và phù hợp với thông

lệ quốc tế, cập nhật những thuốc mới có tác dụng tốt trong điều trị, phù hợp với điều kiện nước ta trong giai đoạn vừa qua Tuy nhiên trong quá trình thực hiện danh mục mẫu lần III tại các cơ sở y tế, đã bộc lộ những hạn chế nhất định Vì vậy mới gần đây ngày 28/7/1999 Bộ y tế đã ban hành danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam lần thứ IV với 346 thuốc tân dược, 81 thuốc thiết yếu y học cổ truyền, 60 danh mục cây thuốc nam, 185 vị thuốc nam, thuốc bắc Đồng thời Bộ y tế cũng đã ban hành bản hướng dẫn sử dụng Danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam lần thứ IV, nhằm đạt được mục tiêu

cơ bản của Chính sách quốc gia về thuốc là: Cung ứng thưòng xuyên, đủ thuốc có chất lượng đến tận người dân và đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý trong giai đoạn hiện nay [8]

Trang 9

Tính ưu vỉêt của danh muc thuốc thiết yếu

Số lượng thuốc lưu hành ở Việt Nam hiện nay là rất nhiều Có tới hàng chục

ngàn loại nên việc lựa chọn thuốc để phòng và chữa bệnh bên cạnh sự thuận lợi còn

gặp nhiều khó khăn bất cập khác Theo hướng dẫn về những nguyên tắc lựa chọn

TTY - cho thấy tính ưu việt của Danh mục TTY là:

- Danh mục TTY đã được Hội đồng thuốc Quốc gia xét chọn, giới hạn nên đã khắc

phục được những mặt hạn chế của việc sử dụng thuốc do không hiểu hết mọi tác

dụng điều trị cũng như tác dụng không mong muốn của thuốc

- Tập trung nhân lực, vật lực, tài lực để đầu tư cho sản xuất cung ứng các thuốc thiết

yếu, do vậy sẽ đảm bảo việc cung ứng đầy đủ, thường xuyên có chất lượng các loại

thuốc cho nhu cầu của cộng đồng

- Đảm bảo việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và tiết kiệm

- Xác định được nhu cầu thuốc một cách hợp lý

- Thuận tiện cho việc cung cấp thông tin ở cộng đồng cũng như việc đào tạo bồi

dưỡng cán bộ

- Giảm chi phí cho ngân sách nhà nước và người bệnh trong tiêu dùng thuốc vì thuốc

thiết yếu là những loại thuốc thường có giá thành điều trị thấp hơn các loại thuốc biệt

dược tương đưofng

1.4- Quan niệm của W.H.O về tiêu chuẩn đánh giá cung ứng thuốc tốt.[7,34]

Trên thế giới, việc cung ứng thuốc đang gặp phải những thách thức lớn lao ở

các nước phát triển, hiện tượng con người lệ thuộc vào thuốc, lạm dụng thuốc ngày

càng trở nên phổ biến Việc sử dụng tràn lan các thuốc mới, tuy có tác dụng nhanh

mạnh nhưng ít lường trước được tác dụng phụ của thuốc

Hiện nay, một hệ thống cung ứng thuốc vẫn chưa được chuẩn hoá một cách

thống nhất Song quan niệm của W.H.O, tiêu chuẩn đánh giá việc cung ứng thuốc có

thể dựa vào các yếu tố sau:

* Thuận tiện

không mất nhiều thời gian, dù đi bằng phương tiện thông thường Theo TCYTTG thì

các điểm bán thuốc cần chú ý để người dân có thời gian đi mua thuốc trong khoảng

từ 30-60 phút bằng phưcmg tiện thông thường Có thể dựa vào các căn cứ sau:

Trang 10

Chỉ tiêu số dân bình quân 1 điểm bán thuốc phục vụ :

Công thức :

N

p =M

p : Chỉ tiêu số dân bình quân cho một điểm bán (người)

N : Tổng số dân trong khu vực

M : Tổng số điểm bán trong khu vực

Chỉ tiêu diện tích bình quân 1 điểm bán thuốc phục vụ

Công thức :

s =M

s : Diện tích phục vụ của một điểm bán thuốc (km2)

M : Tổng số điểm bán trong khu vực

Chỉ tiêu bán kính bình quân 1 điểm bán thuốc phục vụ

- Phù hợp với tập quán sinh hoạt của địa phương

- Có hiệu thuốc phục vụ 24/24 giờ

- Thủ tục mua bán thuận lợi, nhất là các thuốc thiết yếu, thuốc thông thường

* Kịp thời

- Có sẵn và có đủ các loại thuốc đáp ứng nhu cầu, có

thuốc cùng loại để thay thế

- Có sẵn và đủ các dạng thuốc, các loại TT Y

Trang 11

- Có đủ số lượng thuốc đáp ứng nhu cầu của người mua.

-Thuốc đảm bảo chất lượng cần thiết theo quy định

- Không bán các loại thuốc: Chưa có số đăng ký, chưa được phép lưu hành, thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc quá hạn dùng

* Giá cả hợp lý

- Có bảng niêm yết giá công khai

- Không tăng giá khi nhu cầu tăng

- ổn định giá tương đối (theo không gian và thời gian)

- Có đủ các loại thuốc cùng chủng loại tuy nguồn gốc có thể khác nhau như: Thuốc nội, thuốc ngoại, thuốc mang tên gốc, thuốc biệt dược để phù hợp với khả năng tài chính của người mua

* Hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn

- Người bán thuốc phải có trình độ chuyên môn theo quy định (Tối

thiểu phải là Dược tá)

- Có đạo đức: Tôn trọng quyền lợi của người tiêu dùng, không chạy theo lợi nhuận đơn thuần

- Có trách nhiệm cao:

° Hướng dẫn tận tình cho khách hàng về kiến thức dùng thuốc,

° Có đầy đủ dụng cụ bao gói thuốc trước khi giao cho khách

° Ghi chép đầy đủ các nội dung yêu cầu cần thiết trên bao gói

° Chấp hành tốt các quy chế chuyên môn và các quy định khác

° Không bán các thuốc phải bán theo đơn cho người mua không có đơn

° Chấp hành nghiêm chỉnh quy chế thuốc độc, thuốc gây nghiện và các quy chế chuyên môn khác

° Chấp hành nghiêm túc chế độ ghi chép kế toán, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ với Nhà nước

Trang 12

Để đảm bảo cung ứng thuốc thiết yếu ở địa phương cụ thể nào, cần phải tôn trọngcác điều kiện thực tiễn của mỗi nơi như:

° Mô hình bệnh tật, xác định danh mục, bài thuốc, cây con làm thuốc phù hợp với địa phương

° Đặc điểm kinh tế xã hội của địa phương: Xác định loại thuốc, giá thuốc phù hợp xác định điểm bán

° Tập quán và trình độ dân trí, thu nhập

° Giáo dục sức khoẻ ở cộng đồng để mọi người hiểu và tự bảo vệ sức khoẻ chochính mình

Trang 13

Phần 2 KHẢO SÁT VÀ KẾT QUẢ

2.1 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚtJ.

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Các hoạt động cung ứng thuốc và thuốc thiết yếu tại một số công ty dược, công ty trách nhiệm hữu hạn, các quầy bán thuốc của doanh nghiệp nhà nước, nhà thuốc, đại

lý, trạm y tế xã, trung tâm y tế, bệnh viện thuộc một số tỉnh

Hoạt động kê đơn và bán thuốc thiết yếu tại một số cơ sở y tế tại Hà Nội

2.1.2 Địa điểm nghiên cứu

Đề tài chọn địa điểm nghiên cứu :

- Tỉnh Thanh Hoá - Đại diện cho các tỉnh miền trung (địa hình miền núi vàđồng bằng)

Lão tỉnh Hải Phòng - Đại diện cho vùng đồng bằng Bắc Bộ

- Tỉnh Cao Bằng, Thái Nguyên, Quảng Ninh - Đại diện cho vùng miền núi Bắc Bộ

- Thị xã Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam

- Hà Nội

2.1.3 Nội dung nghiên cứu

Tiến hành nghiên cứu hoạt đông cung ứng thuốc theo các chỉ tiêu sau:

• Màng lưới bán thuốc - Các chỉ tiêu p, R, s

* P: số dân bình quân một điểm bán thuốc phục vụ

* R: Bán kính bình quân một điểm bán thuốc phục vụ

* S: Diện tích bình quân một điểm bán thuốc phục vụ

• Nguồn thuốc

• Trình độ người bán thuốc

• Hoạt động kê đơn và bán thuốc thiết yếu

- Số lượng thuốc thiết yếu so với danh mục thuốc có bán tại quầy

- Số loại thuốc thiết yếu có bán so với tổng danh mục thuốc thiết yếu

- Tần suất bán thuốc thiết yếu

- Việc kê đơn thuốc thiết yếu

Trang 14

- Tỷ lệ thuốc thiết yếu được kê trong đơn.

• Chất lượng thuốc

• Phưofng thức phục vụ của các loại hình bán thuốc

• Hệ thống cung ứng và quản lý trong cung ứng

• Vốn thuốc

2.1.4 Phương pháp nghiên cứu

• Tham khảo và hồi cứu số liệu lịch sử

• Điều tra một số chỉ tiêu

• Áp dụng phương pháp tính toán để so sánh và đánh giá theo một số chỉ tiêu

đã định

• Phân tích đánh giá đối chiếu theo các chỉ tiêu cung ứng thuốc theo hướng dẫn của tổ chức y tế thế giới

Trang 15

2.2 KẾT QUẢ NGHIÊN c íru

2.2.1 Đánh giá mạng lưới cung ứng thuốc của các tỉnh

Đề tài đã tiến hành khảo sát các chỉ tiêu phân bố của màng lưới bán thuốc hợp pháp trên địa bàn các tỉnh, Kết quả khảo sát được trình bày trong các bảng sau:

Bảns 1 Phán bố mạng lưới bán thuốc hợp pháp ở tỉnh Thanh Hóa năm 1997.

Số dân bình quân 1 điểm bán phục vụ (P người)

Diện tích bình quân 1 điểm bán thuốc(S km^)

Bán kính bình quân Iđiểm bán phục vụ (Rkm)

Trang 16

Nhận xét:

Chỉ số bán kính bình quân, diện tích bình quân 1 điểm bán thuốc phục vụ là thấp nhất ở thành phố Thanh Hoá và thị xã Sầm Sơn, cao nhất ở 2 huyện Bá Thước và Thường Xuân Thành phố Thanh Hoá có số dân bình quân một điểm bán thuốc phục

vụ cao hơn chỉ số bình quân của cả tỉnh Nơi có số điểm bán thuốc cao nhất là thành phố Thanh Hoá với 148 điểm bán thuốc

Các bảng biểu diễn sự phân bố màng lưới bán thuốc hợp pháp trên địa bàn các tỉnh xin được trình bày trong các phụ lục từ Iđến 7

- Phân bố mạng lưới bán thuốc hợp pháp ở tình Cao Bằng năm 1999 (Phụ lụcl).

- Phán bố mạng lưới bán thuốc hợp pháp tỉnh Quảng Ninh năm 1999 (Phụ lục 2)

- Phân bố màng lưới bán thuốc hợp pháp ở tỉnh Thái Nguyên năm 1997 (Phụ lục3)

- Phán bố mạng lưới bán thuốc hợp pháp ở tỉnh Thái Bình năm 1998 (Phụ lục 4)

- Phân bố màng lưới bán thuốc hợp pháp ở huyện Vĩnh Tường tình Vĩnh Phúc năm 1998 (Phụ lục 5)

- Phán bố màng lưới bán thuốc hợp pháp ở huyện Lập Thạch tình Vĩnh Phúc năm

1997 (Phụ lục 6)

- Phân bố màng lưới bán thuốc hợp pháp ở tỉnh Nam Hà năm 1995 (Phụ lục 7)

Qua khảo sát màng lưới cung ứng thuốc ở các tỉnh có nhận xét chung như sau:

ở trên các địa bàn khảo sát, các chỉ số phản ánh mạng lưới bán thuốc: số dân bình quân một điểm bán thuốc phục vụ, diện tích bình quân của một điểm bán thuốc, bán kính bình quân một điểm bán thuốc cho thấy sự phân bố của các điểm bán thuốc này không đồng đều

Số điểm bán thuốc ở các tỉnh thuộc vùng đồng bằng thường cao hơn ở các tỉnh thuộc vùng núi như ở Thanh Hoá có 1000 điểm bán thuốc, Nam Hà có 431 điểm bán

thuốc, Thái Bình có 635 điểm bán trong khi đó ở Cao Bằng chỉ có 286 điểm bán thuốc, Thái Nguyên có 280 điểm

Các điểm bán thuốc thường tập trung mật độ khá dày đặc ở thành phố, thị xã

và thị trấn vì đây là nơi thuận tiện cho việc kinh doanh buôn bán như ở thành phố Nam Định có 87 điểm bán thuốc, thành phố Thanh Hoá có 148 điểm bán thuốc, thị

xã Thái Bình có 79 điểm bán thuốc Trong khi đó ở các huyện miền núi thuộc Cao

Trang 17

Bằng, Thanh Hoá, Thái Nguyên, Quảng Ninh để mua được thuốc người dân còn phải

đi khá xa (bình quân 3,75 km như ở Bảo Lạc- Cao Bằng và 4,54 km như huyện Võ Nhai-Thái Nguyên đặc biệt là ở thị xã Móng Cái, huyện Bình Liêu thuộc Quảng Ninh bán kính bình quân khoảng 12 km) Có những nơi ở Quảng Ninh còn không có

1 điểm bán thuốc nào như ở huyện Ba Chẽ, Cô Tô Vì vậy sở y tế tỉnh cần mở rộng

tăng thêm số điểm bán thuốc tại các huyện để tăng khả năng phục vụ nhân dân

Chỉ số diện tích bình quân, bán kính bình quân là thấp nhất ở tỉnh thuộc đồng bằng như: ở Thái Bình diện tích bình quân 1 điểm bán thuốc phục vụ là 2,41 km^,

Nam Hà là 5,78 km^, huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc là 2,57 km^, bán kính bình

quân 1 điểm bán thuốc phục vụ ở Thái Bình là 0,88 km, Nam Hà là 1,35 km Chỉ số diện tích bình quân, bán kính bình quân 1 điểm bán thuốc cao nhất là ở tỉnh thuộc

miền núi như ở Cao Bằng diện tích bình quân 1 điểm bán thuốc phục vụ là 23,39 km^, ở Thái Nguyên là 12,65 km^ Bán kính bình quân 1 điểm bán thuốc phục vụ ở

Cao Bằng là 2,73 km, ở Thái Nguyên là 2,01 km Vì đây là các tỉnh miền núi, đất

rộng người thưa diện tích bình quân một điểm bán thuốc và bán kính bình quân một điểm bán thuốc tương đối lớn Còn số dân bình quân 1 điểm bán phục vụ lại thấp nhất

2.2.2 Khảo sát nguồn thuốc của các cơ sở bán thuốc

Để đánh giá nguồn cung ứng thuốc của các tỉnh, đề tài tiến hành khảo sát

nguồn thuốc của các cơ sở bán thuốc tại 6 tỉnh sau: Cao Bằng, Thái Nguyên, Nam

Hà, Thái Bình, Quảng Ngãi, Hải Phòng

Qua số liệu báo cáo của công ty dược cũng như một số cơ sở bán thuốc, nguồn

thuốc của các cơ sở bán thuốc ở một số tỉnh được thể hiện qua các bảng sau:

gảiìg 2 Nguồn thuốc của các cơ sở bán thuốc hợp pháp ở Cao Bằng năm 1999

Trang 18

Nhận xét:

Các quầy của doanh nghiệp nhà nước ngoài nguồn mua chủ yếu của công ty dược còn có mua của các nhà thuốc Các đại lý và tủ thuốc của trạm y tế xã nguồn mua chủ yếu là của các nhà thuốc ngoài ra còn mua của công ty dược và một phần nhỏ mua của các đại lý Như vậy nguồn mua thuốc tại các cơ sở bán thuốc chưa đảm bảo đúng quy định nên gây khó khăn cho việc giám sát quản lý chất lượng thuốc.Qua kết quả khảo sát, tổng hợp số liệu báo cáo của các cơ sở bán thuốc hợp pháp ở tỉnh Thái Bình, kết quả được phản ánh ở bảng 3

Bảns 3 Nguồn thuốc của các cơ sở bán thuốc hợp pháp ở Thái Bình năm 1998.

TừTƯ&

ngoài tỉnh

Công ty dươc VTYT

Nhàthuốc

Tủ thuốc trạm y tế xã ngoài nguồn mua chủ yếu của công ty dược còn mua của các nhà thuốc, đại lý và nguồn trôi nổi khác do đó khó kiểm soát chất lượng thuốc.Các đại lý mua thuốc chủ yếu của nhà thuốc, ngoài ra có mua của các đại lý với nhau và nguồn trôi nổi

Trên địa bàn tỉnh Nam Hà đề tài khảo sát nguồn thuốc của các cơ sở bán thuốc tại thị xã Hà Nam, số liệu thu được ỏ bảng 4

Trang 19

Bảm 4: Nguồn thuốc của các cơ sở bán thuốc ở Thị Xã Hà Nam năm 1995.

Nhàthuốc

Nguồnkhác

Các đại lý, các trạm y tế xã, phường lấy thuốc chủ yếu tại công ty dược phẩm Hà Nam ngoài ra còn lấy của các nhà thuốc, thậm chí lấy thuốc của người đem đến “đổ hàng”

Tư nhân bán thuốc bất hợp pháp nguồn thuốc chủ yếu là các nhà thuốc và mua của các nguồn trôi nổi khác

Nguồn thuốc của các cơ sở bán thuốc ở tỉnh Quảng Ngãi năm 1997 là:

- Công ty dược phẩm tỉnh.

- Công ty dược phẩm trung ương

- Các xí nghiệp dược phẩm trung ương

- Liên kết các tỉnh bạn

- Các công ty trách nhiệm hữu hạn

Qua việc thu thập số liệu có nhận xét:

Công ty Dược phẩm tỉnh vẫn giữ vai trò chủ đạo trong việc cung ứng thuốc, phục vụ sức khoẻ nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, hàng năm công ty đã cung ứng khoảng 63% tổng lượng hàng nhập còn lại 37% do các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cung ứng (nhà thuốc và công ty trách nhiệm hữu hạn)

Nguồn thuốc cung ứng tại tuyến xã thuộc huyện An Lão -Hải Phồng và huyện Định Hoá - Thái Nguyên năm 1997.

Qua tìm hiểu tại trung tâm y tế huyện An Lão - Hải Phòng và huyện Định Hoá- Thái Nguyên thấy rằng:

Trang 20

Trung tâm y tế huyện chưa quy định trạm y tế xã mua 1 nơi mà mới quy định mua tuỳ ý, miễn có hoá đơn tài chính hợp lệ, có nguồn gốc và đảm bảo chất lượng

do vậy nguồn mua thuốc hiện nay là:

- Công ty Dược Thành phố Hải Phòng, Công ty Dược Thái Nguyên

- Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 3

- Chi nhánh Vimedime I Hà Nội, Chi nhánh công ty Dược liệu cấp I, Chi nhánh Liên Hợp Dược Hậu Giang

- Các công ty trách nhiệm hữu hạn

- Nhà thuốc (kể cả nhà thuốc đóng tại trung tâm y tế huyện)

- Hiệu thuốc huyện

Do nhiều đối tượng cung ứng vì thế quản lý nguồn thuốc nhập cũng gặp khó khăn phức tạp Nếu tạm quy định có 2 kênh cung ứng thuốc cho xã là:

- Thuốc do doanh nghiệp quốc doanh cung ứng (công ty dược tìiành phố, xí nghiệp dược )•

- Thuốc do doanh nghiệp ngoài quốc doanh cung ứng (công ty trách nhiệm hữu hạn, nhà thuốc )

Nhận xét: Doanh nghiệp quốc doanh cung ứng được khoảng 40% tổng lượng hàng

nhập còn lại khoảng 60% do doanh nghiệp ngoài quốc doanh cung ứng

Qua tìm hiểu nguồn cung ứng thuốc tại các tình có nhận xét chung:

Nguồn thuốc của các cơ sở bán thuốc trên các địa bàn nghiên cứu từ nhiều nguồn khác nhau, gây khó khăn cho việc quản lý, đảm bảo chất lượng thuốc

Các đại lý tư nhân ngoài số lượng thuốc mua tại công ty dược theo thoả thuận giữa hai bên, còn nhập thuốc của các nhà thuốc và mua của các đại lý lẫn nhau thậm chí còn mua của các nguồn trôi nổi không rõ xuất xứ từ đâu Đây cũng là một vấn đề

mà công tác quản lý đối với đối tượng đại lý cần phải xem xét lại nó chưa mang đúng tính chất một quầy đại lý cho một công ty

Các quầy thuốc của doanh nghiệp nhà nước do chế độ khoán theo doanh số, ngoài doanh số định mức của công ty quy định các mậu dịch viên còn nhập thuốc ngoài vào bán, do vậy khó cho việc quản lý về chất lượng thuốc, ảnh hưcmg đến chất lượng thuốc phục vụ nhân dân

Các cơ sở bán thuốc bất hợp pháp nguồn mua chủ yếu là của các nhà thuốc và các nguồn trôi nổi khác không rõ xuất xứ

Nguồn thuốc của các trạm y tế xã thuộc các huyện An Lão-Hải Phòng và Định Hoá-Thái Nguyên từ nhiều nguồn khác nhau, trung tâm y tế huyện chưa quy định cụ thể cho trạm y tế xã vì thế nên khoảng 60% nguồn cung ứng thuốc hiện nay là do

Trang 21

doanh nghiệp ngoài quốc doanh cung ứng, còn lại khoảng 40% là do doanh nghiệp quốc doanh cung ứng,

2.2.3 Trình độ chuyên môn của đội ngũ bán thuốc.

Cũng trong nội dung khảo sát đánh giá về hoạt động cung ứng thuốc, đề tài tiến hành khảo sát trình độ chuyên môn của đội ngũ bán thuốc

Qua các báo cáo của công ty dược, các số liệu của phòng quản lý hành nghề dược tư nhân Số liệu phản ánh trình độ chuyên môn của người bán thuốc được ghi trong các bảng sau

Bảne 5 Trình độ chuyên môn của nguời bán thuốc ở tỉnh Cao Bằng năm 1999

Loại hình

bán thuốc

Tổngsố

Dược sĩ đại học đang hành nghề bán thuốc trong cả tỉnh chiếm 6,66 % như vậy

là còn ít Cán bộ có trình độ trung học dược chiếm 14,33 % Dược tá

Trang 22

Qua khảo sát trình độ người bán thuốc ở tỉnh Thái Bình thu được kết quả ở bảng 6

Bản2 6 Trình độ chuyên môn của người bán thuốc ở tình Thái Bình năm 1998

Chuyên môn khác bán thuốc chiếm 12,28 %

Đề tài tiến hành nghiên cứu ở 4 địa điểm đại diện cho tỉnh Thanh Hoá, kết qủa như sau:

Bảỉi2 7 Trình độ người bán thuốc có và không có đăng ký tỉnh

Thanh Hoá năm 1997

Trang 23

□ D S Đ H H C N D ư ợ c n D ư ợ c t á E 3 C M k h á c

Hình 3 Trình độ người bán thuốc có và không có đăng ký tình

Thanh Hoá năm 1997.

Bảm 8 Trinh độ chuyên môn của đội ngũ bán thuốc tại

thị xă Hà Nam năm 1995.

Loại hình

bán thuốc

Tổngsố

y bán thuốc

Không có chuyên môn

Trang 24

Nhận xét:

Dược sỹ đại học tham gia bán thuốc tại Hà Nam chiếm tỷ lệ 15,52% Dược tá bán thuốc chiếm tỷ lệ là 31,03% Chuyên môn y bán thuốc chiếm tỷ lệ 48,28%.Đối tượng không có chuyên môn cũng tham gia bán thuốc là 5,17% Trong đó tư nhân bán thuốc trái phép 100% số người bán thuốc không có chuyên môn về Dược.Qua khảo sát tại huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc, trình độ người bán thuốc như sau:

lượng

Tỷ lệ

%

Sốlượng

Tỷ lê

%

Sốlượng

Tỷ lê

%

Sốlượng

□ DSĐH DDược tá nCMY llKhông có CM

Hình 5 Trình độ chuyên môn của đội ngũ bán thuốc

huyện Lập Thạch -Vĩnh Phúc.

Nhận xét

Dược tá tham gia bán thuốc ở huyện Lập Thạch chiếm tỷ lệ rất cao 91,89%

Số còn lại là Dược sỹ và chuyên môn y 100% trình độ người bán thuốc ở các nhà thuốc là dược sỹ đại học

Tại tỉnh Quảng Ngãi khảo sát trình độ chuyên môn của đội ngũ bán thuốc hợp pháp và bất hợp pháp, kết quả khảo sát như sau:

Trang 25

Hình 6 Trình độ chuyên môn của đội ngũ bán thuốc

tỉnh Quảng Ngãi năm 1997.

100% số người bán thuốc ở các điểm bán thuốc hợp pháp đều là cán bộ dược Qua khảo sát tại 8 nhà thuốc đại diện cho thị xã Tam Kỳ- tỉnh Quảng Nam đề tài thu được kết quả sau:

Trang 26

DSỈĐH DS1m Dươc tá Không có chuyên mônSố

lượng

Tỷ lê

%

Sốlượng

Tỷ lê

%

Sốlượng

Tỷ lê

%

SỐlượng

Tỷ lê

%

Hình 7 Trình độ chuyên môn của người bán thuốc tại 8 nhà thuốc thị xã

Tam Kỳ-Quảng Nam năm 1996.

Nhận xét:

Tất cả người bán thuốc ở nhà thuốc đều có chuyên môn ít nhất là Dược tá

Hai nhà thuốc có Dược sỹ đại học trực tiếp bán thuốc, chiếm tỷ lệ 25% là điều kiện tốt để hướng dẫn mọi người sử dụng thuốc hợp lý, an toàn

ở một tỉnh miền núi như Thái Nguyên đề tài tiến hành khảo sát tại các xã thuộchuyện Định Hoá, kết quả thu được ở bảng sau:

Bảne 12 Trình độ nhân viên bán thuốc tại các xã thuộc huyện Định Hóa

Thái Nguyên năm 1997.

KhôngCÓCMTYTX QHT TNHP TNBHP TYTX TNBHP

Trang 27

□ C B Y T S Ị D T t ư n h â n □ D T h i ệ u t h u ố c n K h ô n g c ó C M

Hình 8: Trình độ người bán thuốc của 8 xã huyện Định Hoá

-Thái Nguyên năm 1997.

Nhận xét:

Hầu hết các trạm y tế xã không có cán bộ dược tham gia bán thuốc, chuyên môn y tham gia bán thuốc chiếm 20% tổng số cán bộ bán thuốc tại xã Tư nhân bán thuốc bất hợp pháp 100% không có cán bộ dược tham gia bán thuốc,

Tại các xã thuộc huyện An Lão -Hải Phòng kết quả khảo sát thể hiện ở bảng 13:

Bản213 Trình độ nhãn viên bán thuốc tại các xã ở huyện

Hình 9 Trình độ của nhân viên bán thuốc tại các xã huyện

An Lão -Hải Phòng năm 1997.

Trang 28

Nhận xét:

Quầy thuốc trạm y tế xã có 10% nhân viên bán thuốc có chuyên môn là dược

tá và 4% cán bộ y (y sĩ, y tá) Quầy hiệu thuốc huyện chiếm 8% nhân viên bán thuốc là dược tá Quầy thuốc tư nhân hợp pháp tỷ lệ người bán thuốc là dược tá chiếm 30% Quầy thuốc tư nhân bất hợp pháp dược tá bán thuốc chiếm 14% tổng

số người bán thuốc Cán bộ y hành nghề dược bất hợp pháp ở xã là 20% tổng số cán bộ Người không có chuyên môn Y và Dược hành nghề bất hợp pháp chiếm 14% tổng số người

Từ các bảng số liệu trên đề tài rút ra nhận xét sau:

Trên các địa bàn nghiên cứu (Cao Bằng, Thanh Hoá, Thái Bình, Nam Hà, Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi, Quảng Nam) các nhà thuốc, đại lý, quầy doanh nghiệp nhà nước trình độ người bán thuốc đều là dược sỹ, dược tá đảm bảo đúng quy chế nhà nước quy định Tuy nhiên dược sỹ đại học tham gia bán thuốc còn rất ít, chủ yếu là dược tá Tủ thuốc của trạm y tế xã ngoài dược tá còn có một tỷ lệ lớn các cán bộ chuyên môn khác cho nên chưa đáp ứng được yêu cầu hướng dẫn, sử dụng thuốc cho cộng đồng

Số người tham gia bán thuốc hợp pháp trên địa bàn các tỉnh thuộc vùng đồng bằng như Thái Bình, thường cao hơn ỏ các tỉnh thuộc vùng núi như Cao Bằng, Thái Nguyên

Tư nhân bán thuốc bất hợp pháp ở tỉnh Quảng Ngãi, thị xã Hà Nam, huyện Định Hoá- Thái Nguyên hầu hết 100 % không có cán bộ dược tham gia bán thuốc mà chủ yếu là chuyên môn y bán thuốc và không có chuyến môn cả y và dược, còn ở các xã thuộc huyện An Lão Hải Phòng vẫn có cán bộ dược tham gia bán thuốc trái phép vì thế ảnh hưcmg tới chất lượng phục vụ nhân dân tại tuyến y tế cơ sở

2.2.4 Nghiên cứu việc bán và kê đon thuốc thiết yếu.

2.2.4.I Khảo sát về danh mục thuốc và danh mục TTY.

Thuốc thiết yếu cần cho việc chăm sóc sức khoẻ của đại bộ phận dân chúng, phải luôn sẩn có với số lượng đủ, dưới dạng thích hợp Để đánh giá được tỷ lệ thuốc thiết yếu đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ tại cộng đồng, tiến hành khảo sát một

số điểm bán thuốc của doanh nghiệp nhà nước, đại lý, nhà thuốc của các tỉnh Kết quả được ghi trong các bảng sau:

Trang 29

Đơn vị khảo

sát

Tổng số mặt hàng thuốc

Số loại TTY

%TTY/

TST

%TTY/DM'1'1Y

Hình 10 Số loại TTY so với danh mục TTY lần thứ 3 của Việt Nam tại

các cơ sở cung ứng thuốc tình Thanh Hoá năm 1997.

Nhận xét:

Số loại thuốc thiết yếu so với danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam lần thứ 3 tại các loại hình cung ứng thuốc là 47,29% Thấp nhất là nhà thuốc 35,68%, cao nhất là công ty dược có 158/255 loại chiếm 61,9% Số thuốc thiết yếu trên tổng mặt hàng kinh doanh chiếm tỷ lệ không cao 14,7%

Qua khảo sát về danh mục thuốc thiết yếu ở một tỉnh thuộc vùng đồng bằng như Thái Bình năm 1998 đề tài thu được kết quả ở bảng sau:

Trang 30

Tên đơn vị khảo sát Tổng số mặt

hàng thuốc

Số loai

t t y'

%TTY trên tổng số thuốc

%TTY/DMTTY

Hình 11 Số loại TTY so với danh mục TTY lần thứ 3 của Việt Nam tại các

cơ sở cung ứng thuốc tỉnh Thái Bình năm 1998.

Nhận xét:

Tỷ lệ đảm bảo danh mục thuốc thiết yếu lần 3 của các loại hình cung ứng thuốc chiếm tỷ lệ khá cao 76,64 %, Thấp nhất là nhà thuốc và quầy của doanh nghiệp nhànước chiếm 51,78 %, cao nhất là các bệnh viện, công ty dược, ở hiệu thuốc huyện

và phòng dược xã thì tỷ lệ này thấp hơn một chút

Tại một tỉnh miền núi như Cao Bằng, khảo sát về việc thực hiện danh mục thuốc thiết yếu của các loại hình bán thuốc, kết quả thể hiện ở bảng dưới đây;

Ngày đăng: 04/09/2015, 15:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7- Bộ môn quản lý kinh tế dược - Giáo trình “Kinh tế dược” - Trường Đại Học Dược Hà Nội 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế dược
8- Bộ môn quản lý kinh tế dược - Dự thảo Giáo trình "Dược xã hội học" Trường Đại Học Dược Hà Nội 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dược xã hội học
9- Bộ môn quản lý và kinh tế dược - Giáo trình “Pháp chế hành nghề dược”-Trường Đại Học Dược Hà Nội 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp chế hành nghề dược
1- Bộ y tế - Cung ứng thuốc thiết yếu để chăm sóc sức khoẻ cho đối tượng chính sách, người nghèo, vùng nghèo.Nhà xuất bản y học Hà Nội -12/1996 Khác
3- Bộ y tế - Y tế Việt Nam trong quá trình đổi mới.( Hà Nội-1999) Khác
4- Bộ y tế - Danh mục thuốc thiết yếu lần 4. (Hà Nội -1999) Khác
6- Bộ y tế - Báo cáo công tác củng cố y tế cơ sở và tăng cưòíig cán bộ y tế về cơ sở công tác Khác
10- Cục quản lý và dược Việt Nam - Báo cáo tổng kết công tác dược toàn quốc năm 2000 Khác
11- Cục quản lý dược Việt Nam - Báo cáo công tác dược toàn quốc năm 2001 Khác
12- Nguyễn Quang Qiâh - Sơ bộ khảo sát và đánh giá việc ừiển khai chính sách tìiuổc quốc gia và chương trình thuốc ửiiết yếu - Luận văn tốt nghiệp Dược sỹ đại học 1998 Khác
13- Nguyễn Trọng Đễ - Đảm bảo cung ứng thuốc - Tổng công ty dược Việt Nam-1998 Khác
14.-Nguyễn Thị Thái Hằng - Khảo sát và đánh giá việc thực hiện chương trình cung ứng thuốc thiết yếu tại tuyến y tế cơ sở Khác
15- Nguyễn Thị Thái Hằng - Chính sách thuốc thiết yếu quốc gia và dự thảo danh mục thuốc thiết yếu quốc gia lần 3 năm 1995 Khác
16- Nguyễn văn Hĩnh - Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của XNLH dược Thái Bình - Luận văn tốt nghiệp Dược sỹ chuyên khoa I Khác
17- Vũ Thị Hoàn - Điều tra thực trạng quản lý thuốc thiết yếu tuyến cơ sở và kiến thức sử dụng thuốc của người dân 2 xã huyện Ba Bể tỉnh Bắc Cạn năm 1999 - Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ Khác
18- Nguyễn Văn Hùng - Nghiên cứu vai trò của thầy thuốc, người bệnh, người bán thuốc trong việc sử dụng an toàn và hợp lý thuốc ở cộng đồng xã năm 1999 Khác
19- Vũ Tuyết Nhung- khảo sát tình hình cung ứng và sử dụng thuốc thiết yếu tuyến xã ở một vài địa phương- Khoá luận tốt nghiệp dược sỹ đại học năm 1996 Khác
20- Đỗ Nguyên Phương - Thử thách và trách nhiệm trong sự phát triển ngành dược Việt Nam. Tạp chí dược học số 05-1997 Khác
21- Lý Văn Quang- Khảo sát đánh giá tình hình cung ứng thuốc trên địa bàn Quảng Ninh từ năm 1997 đến 1999- Luận văn tốt nghiệp Dược sỹ chuyên khoa I Khác
22- Võ Đình Quát - Khảo sát đánh giá tình hình cung ứng thuốc thiết yếu trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi từ năm 1995-1997 Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w