Y HỌC THỰC HÀNH (899) - SỐ 12/2013 83 KHẢO SÁT PHÌ ĐẠI THẤT TRÁI TRÊN BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP (TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH) ĐINH VŨ PHƯƠNG THẢO, TRƯƠNG QUANG BÌNH TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát tổn thương phì đại thất trái (PĐTT) trên bệnh nhân tăng huyết áp (THA) tại phòng khám tim mạch bệnh viện Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả, có phân tích trên các bệnh nhân đến khám tại phòng khám Tim Mạch bệnh viện Đại học Y dược TPHCM từ tháng 01/2011 đến tháng 5/2011 có chẩn đoán THA. Kết quả: Nghiên cứu trên 90 bệnh nhân. PĐTT chiếm 52,2%, trong đó phì đại đồng tâm (PĐĐT) chiếm 48,94%, phì đại lệch tâm (PĐLT) chiếm 51,06%, các kiểu hình dạng thất trái còn lại là 33,33% bình thường, 14,44% tái định dạng đồng tâm. Độ nhạy của chấn đoán PĐTT tăng dần từ khám (8,51%), X quang 22,2% đến ECG theo tiêu chuẩn Sokolow-Lyon (27,97%). Tỉ lệ bỏ sót chẩn đoán PĐTT bằng ECG ở bệnh nhân nữ là 93.33% theo Romhil – Estes và 83,33% theo tiêu chuẩn Sokolow – Lyon. Có mối tương quan thấp và có ý nghĩa thống kê giữa PĐTT với tuổi (p = 0,01), phân độ THA (p = 0,02) và thời gian THA (p = 0,04). Kết luận: ECG có thể thay thế cho cả X quang và khám trong việc phát hiện PĐTT, nên kết hợp cả 2 tiêu chuẩn Sokolow-Lyon và Romhil-Estes để có độ nhạy cao hơn, tuy nhiên tỉ lệ bỏ sót chẩn đoán ở bệnh nhân nữ là rất cao. Tuổi càng cao, thời gian THA càng dài, THA độ 2 thì tỉ lệ PĐTT càng tăng. Từ khóa: Tăng huyết áp, phì đại thất trái. SUMMARY LEFT VENTRICULAR HYPERTROPHY IN PATIENTS WITH HYPERTENSION AT HO CHI MINH CITY MEDICAL UNIVERSITY CENTER Objectives: Study left ventricular hypertrophy on hypertension patients at Cardio-vascular Clinic of the University Medical Center Ho Chi Minh City. Methods: Cross-sectional and descriptive study on patients at Cardio-vascular Clinic of the University Medical Center Ho Chi Minh City from Jan 2011 to May 2011 with hypertensive diagnosis. Results: Our study uses a sample of 90 patients. Left ventricular hypertrophy accounts for 52.2% in which concentric left ventricular hypertrophy accounts for 48.94%, eccentric left ventricular hypertrophy is 51.06%, while in the rest types of left ventricle shape, 33.33% is in normal shape and 14.44% is reshape left ventricle. The sensitivity of left ventricular hypertrophy diagnosis increases from examination (8.51%), X ray (22.2%) to ECG under Sokolow-Lyon standard (27.97%). The missing rate for left ventricular hypertrophy diagnosis by ECG for female patient under Romhil – Estes standard is 93.33% and under Sokolow – Lyon standard is 83.33%. There is a low correlation, with statistical meaning, between left ventricular hypertrophy with age (p = 0.01), hypertension grade (p = 0.02) and hypertension time (p=0.04). Conclusions: The ECG can replace both X ray and examination in the detection of left ventricular hypertrophy, and both Sokolow-Lyon and Romhil- Estes should be used together to achieve a higher sensitivity, however the missing rate in female diagnosis is very high. Left ventricular hypertrophy rate is higher for an older age, a longer hypertension time and with a hypertension level 2. Keywords: hypertension, left ventricular hypertrophy. ĐẶT VẤN ĐỀ THA là gánh nặng sức khỏe cộng đồng to lớn, nếu không điều trị, theo thời gian sẽ gây tổn thương các cơ quan đích như tim, não, thận, mắt…làm giảm chất lượng cuộc sống, gây tàn phế và tử vong cho bệnh nhân. PĐTT là tổn thương đầu tiên của THA tại tim. Là hiện tượng thích nghi đồng thời là yếu tố nguy cơ, làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến cố tim mạch như đột quỵ và tử vong [2] . Sự hiện diện của nó làm tăng tỉ lệ nhồi máu cơ tim gấp 3 lần, suy tim gấp 4 lần và đột quỵ gấp 6 lần so với THA chưa có PĐTT [1] . Do đó, phát hiện sớm PĐTT trên bệnh nhân THA đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm biến chứng tim mạch và tử vong [2] . Thực tế hiện nay, trong thực hành lâm sàng vấn đề PĐTT chưa được quan tâm đúng mức ngay cả tại các bệnh viện lớn. Trên thế giới, nhiều công trình nghiên cứu về PĐTT đã được tiến hành. Tại Việt Nam chưa nhiều các nghiên cứu đánh giá vấn đề này. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục đích khảo sát PĐTT trên bệnh nhân THA với mong muốn khảo sát đặc điểm nhóm bệnh nhân THA, chẩn đoán PĐTT và đưa ra được các mối tương quan giữa các đặc điểm THA và PĐTT. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Thiết kế nghiên cứu: Phương pháp cắt ngang mô tả có phân tích. 2. Đối tượng nghiên cứu: Gồm các bệnh nhân đến khám tại phòng khám Tim Mạch bệnh viện Đại học Y dược TPHCM từ tháng 01/2011 đến tháng 5/2011 có chẩn đoán THA. Tiêu chuẩn chọn vào nghiên cứu Bệnh nhân THA (đang điều trị hoặc mới được phát hiện) Đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ Tất cả những bệnh nhân THA thứ phát. Bệnh nhân có tình trạng lâm sàng nặng, đe dọa tử vong. Bệnh nhân có bệnh cơ tim phì đại, cơ tim dãn nở. Hẹp hở van 2 lá, hẹp hở van động mạch chủ mức độ 2,5/4 trở lên, tim bẩm sinh. Y HỌC THỰC HÀNH (899) - SỐ 12/2013 84 3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu Sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2007 và SPSS 16.0. KẾT QUẢ 1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu Nghiên cứu của chúng tôi gồm 90 bệnh nhân, chủ yếu là bệnh nhân từ các tỉnh thành đến khám tại phòng khám tim mạch Bệnh Viện Đại Học Y Dược TPHCM từ tháng 1/2011-5/2011. Giới: Có 34 bệnh nhân nam chiếm 37.8%, 56 bệnh nhân nữ chiếm 62,2%. Tuổi: Tuổi trung bình là 59,69 ± 10,11 tuổi. Nhóm tuổi 50 – 59 chiếm tỉ lệ cao nhất (38,89%), ≥ 70 tuổi chiếm tỉ lệ thấp nhất (14,44%). Dân số trên 50 tuổi chiếm đến 84,44%. Phân độ THA và thời gian biết THA Thời gian biết THA trung bình là 4,3 ± 4,11 năm. Chiếm tỉ lệ cao nhất là nhóm từ 1-5 năm chiếm 50%, 6-10 năm chiếm 23,3%, nhóm < 1 năm chiếm 21,1%, thấp nhất là nhóm > 1 năm chiếm 5,6%. Dân số nghiên cứu phân bố đều (50%) ở cả 2 độ THA. Thời gian biết THA càng dài, độ THA càng cao, mối tương quan này thấp (r = 0,34) và có ý nghĩa thống kê (p = 0,001). Tiền căn gia đình có bệnh tim mạch sớm Có 27 bệnh nhân có tiền căn gia đình có bệnh tim mạch sớm, chiếm tỉ lệ 30%. Sự khác nhau giữa nam và nữ không có ý nghĩa thống kê (p = 0,07). Các đặc điểm đái tháo đường, đột quỵ, hút thuốc lá, uống rượu Có 11 bệnh nhân có ĐTĐ kèm theo, chiếm 12,2%. 3 bệnh nhân có tiền căn đột quỵ, chiếm 3,3%. Bệnh nhân nữ không hút thuốc lá và uống rượu. Bệnh nhân nam đang hút thuốc lá chiếm 32,4%, 41,2% đã từng hút thuốc lá. Bệnh nhân nam đang uống rượu chiếm 50%, 11,8% bệnh nhân nam đã từng uống rượu. Rối loạn chuyển hóa lipid Chúng tôi chỉ ghi nhận 30 trong số 90 bệnh nhân tham gia nghiên cứu có xét nghiệm lipid máu, 29 bệnh nhân có rối loạn lipid máu chiếm tỉ lệ 96,67%. Chỉ số khối cơ thể BMI trung bình là 23,4 ± 3,5 kg/m 2 . Phân độ béo phì theo tiêu chuẩn Châu Á – Thái Bình Dương, quá cân chiếm 21,1%, béo phì độ 1 chiếm 32,2%, béo phì độ 2 chiếm 2,2%. Kiểm soát huyết áp và tuân thủ dùng thuốc Hơn một nửa dân số nghiên cứu (57,8%) điều trị thuốc không thường xuyên, chỉ 37,8% dân số nghiên cứu kiểm soát được trị số huyết áp đạt huyết áp mục tiêu (< 140/90 mmHg). Bệnh van tim Nghiên cứu chúng tôi loại trừ các bệnh van tim mức độ ≥ 2.5/4. Bệnh van tim trong nghiên cứu chúng tôi có hở van 2 lá và hở van động mạch chủ mức độ 1/4- 2/4 chiếm tỉ lệ 24.44% (22 bệnh nhân). 2. Phì đại thất trái Tần suất và các kiểu hình thái học PĐTT Bảng 1. PĐTT và các kiểu hình thái học Đặc điểm RWT >0,45 ≤ 0,45 Tổng PĐTT Có 23 (48,94) 24 (51,06%) 47 Không 13 30 43 Tổng 33 57 90 Các kiểu hình thái học của thất trái: Bình thường 30 bệnh nhân (chiếm 33,33%), tái cấu trúc đồng tâm: 13 bệnh nhân (chiếm 14,44%), PĐĐT: 23 bệnh nhân (chiếm 25,56%), PĐLT: 24 bệnh nhân (chiếm 26,67%). PĐTT trên ECG Độ nhạy của tiêu chuẩn Sokolow - Lyon là 29,79%, độ đặc hiệu là 97,67%. Theo tiêu chuẩn này có đến 83.33% nữ (25 trong số 30 ca PĐTT) bị bỏ sót chẩn đoán PĐTT, tỉ lệ này là 47,06% với nam. Sự khác nhau giữa nam và nữ có ý nghĩa thống kê (p=0.03). Độ nhạy của tiêu chuẩn Romhil - Estes 5 điểm là 10,64%, 4 điểm là 19,15%. Độ đặc hiệu là 100%. Với tiêu chuẩn Romhil – Estes cũng ghi nhận có đến 93,33% (28 trong số 30 ca PĐTT) bị bỏ sót chẩn đoán, với nam là 58,82%. Sự khác nhau giữa nam và nữ có ý nghĩa thống kê (p=0.03). Chỉ có 1 bệnh nhân PĐTT được phát hiện trên ECG theo Romhil – Estes mà theo Sokolow – Lyon không phát hiện được. PĐTT trên X quang Ghi nhận 16 ca có X quang ngực thẳng, có 2 ca có chỉ số tim lồng ngực > 0,5 trong số 9 ca PĐTT => độ nhạy X quang là 22,2%. Với ECG theo tiêu chuẩn Sokolow – Lyon phát hiện được hơn X quang 1 ca PĐTT trong số 9 bệnh nhân PĐTT này. PĐTT trên khám Khám phát hiện PĐTT dựa vào mỏm tim ở vị trí bất thường, diện đập rộng. Chúng tôi ghi nhận có 4 bệnh nhân PĐTT. Độ nhạy của khám phát hiện PĐTT là 8,51%. 4 bệnh nhân này đều đủ tiêu chuẩn chẩn đoán PĐTT trên ECG theo Sokolow – Lyon. 3. Mối tương quan giữa PĐTT và các yếu tố Mối tương quan giữa PĐTT và giới tính Mối liên hệ giữa giới tính với PĐTT là không đáng kể (r =0,035), và không có ý nghĩa thống kê (p=0,75). Mối tương quan giữa PĐTT và tuổi Có mối tương quan thấp (r = 0.26) có ý nghĩa thống kê (p = 0,01) giữa nhóm 40-69 tuổi với nhóm ≥ 70 tuổi. Tuổi cao tỉ lệ PĐTT nhiều. Bảng 2. PĐTT và tuổi Tuổi PĐTT Không PĐTT Tổng 40-69 36 (46,75%) 41 (53,25%) 77 ≥ 70 11 (84,62%) 2 (15,38%) 13 PĐTT và thời gian biết THA Bảng 3. PĐTT và thời gian biết THA Thời gian biết THA PĐTT n(%) Không PĐTT n (%) Tổng P R < 1 năm 6 (31,58%) 13 (68,42%) 19 0,04 0,21 ≥ 1 năm 41 (58,57%) 30 (41,43%) 71 Có mối tương quan thuận, thấp (r = 0.21) và có ý nghĩa thống kê (p = 0.04) giữa PĐTT với thời gian Y HỌC THỰC HÀNH (899) - SỐ 12/2013 85 biết THA, thời gian dài hơn thì PĐTT nhiều hơn. PĐTT và phân độ THA Bảng 4. PĐTT và phân độ THA Đặc điểm PĐTT n (%) Không PĐTT n (%) Tổng P R THA độ I 18 (40%) 27 (60%) 45 0,02 0,25 THA độ II 29 (64,44%) 16 (35,56%) 45 Có mối tương quan thấp (r = 0,25) giữa mức độ THA với PĐTT. Tỉ lệ PĐTT trong nhóm THA độ 2 cao hơn so với độ 1 có ý nghĩa thống kê (p = 0,02). PĐTT và BMI Chưa ghi nhận mối tương quan giữa PĐTT và BMI. PĐTT và tuân thủ dùng thuốc Chưa ghi nhận mối tương quan giữa PĐTT và việc tuân thủ dùng thuốc. BÀN LUẬN 1. Đặc điểm nhóm bệnh nhân THA Tuổi trung bình trong nhóm nghiên cứu chúng tôi là 59,69 ± 10,11. Cao hơn so với tuổi trung bình theo tác giả Lê Thị Thiên Hương (43,43 ± 9,69) [5] và thấp hơn so với tuổi trung bình theo tác giả Nguyễn Viết Hậu (73,37 ± 6,75) [8] và Lê Tuấn An [6] , sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Tuổi trung bình theo tác giả Hoàng Phương là 58,3 ± 10,8 [8] , khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với tuổi trung bình trong nghiên cứu chúng tôi (p > 0,05). Số lượng bệnh nhân nữ ưu thế hơn bệnh nhân nam một cách rõ rệt vì tuổi của mẫu nghiên cứu khá cao, bệnh nhân nữ đa số ở lứa tuổi mãn kinh và đồng ý hợp tác nghiên cứu nhiều hơn. Tỉ lệ này cũng gần tương đương với nghiên cứu của tác giả Trần Nguyễn Ái Thanh cũng thực hiện tại phòng khám tim mạch bệnh viện Đại Học Y Dược TP HCM (nữ 62,8%, nam 37,2%) [9]. Thời gian biết THA trung bình là 4,3 ± 4,11 năm, dài hơn theo tác giả Lê Thị Thiên Hương [5] và ngắn hơn theo tác giả Nguyễn Viết Hậu [8] , sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). So với tác giả Hoàng Phương [8] , thời gian biết THA trong nghiên cứu chúng tôi dài hơn không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Tỉ lệ số bệnh nhân trong mỗi độ THA bằng nhau. BMI trung bình là 23,4 ± 3,5 kg/m 2 . BMI trung bình trong nghiên cứu chúng tôi cao hơn có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với nghiên cứu của tác giả Lê Thị Thiên Hương (20,42 ± 2,60) [5] và Nguyễn Viết Hậu (21,58 ± 2,71) [8] , khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) so với BMI trung bình trong nghiên cứu của tác giả Hoàng Phương (23,1 ± 2,8) [8] . 55,5% dân số nghiên cứu chúng tôi thừa cân và béo phì. 2. Tổn thương PĐTT Khi lấy siêu âm tim làm tiêu chuẩn vàng chẩn đoán PĐTT, chúng tôi nhận thấy độ nhạy của chẩn đoán PĐTT tăng dần từ khám, X quang đến ECG theo tiêu chuẩn Sokolow – Lyon. ECG có thể thay thế cho cả X quang và khám, nên kết hợp cả 2 tiêu chuẩn Sokolow – Lyon và Romhil – Estes để có tỉ lệ chẩn đoán PĐTT cao hơn. Tỉ lệ bỏ sót chẩn đoán PĐTT bằng ECG ở bệnh nhân nữ là rất cao (đến 93,33%). PĐTT trong nghiên cứu chúng tôi chiếm 52,2% cao hơn có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với tỉ lệ PĐTT trong nghiên cứu của tác giả Lê Thị Thiên Hương [5] (38,4%) và Hoàng Phương [8] (31,9%). Vì tuổi trung bình, thời gian biết THA trung bình và BMI trung bình ở nghiên cứu chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của 2 tác giả này. Khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) so với tỉ lệ PĐTT theo tác giả Lê Tuấn An [6] và Nguyễn Viết Hậu [8] . Tỉ lệ PĐĐT và PĐLT trong nghiên cứu chúng tôi gần như tương đương nhau. Tác giả Lê Tuấn An [6] ghi nhận PĐĐT chỉ chiếm 14,55%, PĐLT chiếm đến 85,45. Với tác giả Lê Thị Thiên Hương [5] tỉ lệ này lần lượt là 61,3% và 38,7%, với tác giả Nguyễn Viết Hậu [8] là 61% và 39% và hầu hết các nghiên cứu khác đều cho thấy tỉ lệ PĐĐT luôn cao hơn và cao hơn nhiều so với PĐLT. Y văn thế giới cũng ghi nhận tương tự [3][7] . Có thể giải thích điều này do sự khác nhau về tuổi, thời gian biết THA và độ THA, BMI có ảnh hưởng đến các kiểu hình thái học này. 3. Mối tương quan giữa PĐTT và các yếu tố Tuổi tăng thì tỉ lệ PĐTT cũng tăng (r = 0,26, p = 0,01). Điều này phù hợp với y văn thế giới. Tác giả Nguyễn Viết Hậu cũng ghi nhận tỉ lệ PĐTT tăng dần qua từng nhóm tuổi, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Các nghiên cứu khác đều ghi nhận tuổi là một yếu tố tác động mạnh đến PĐTT [8] . Thời gian THA càng dài thì tỉ lệ PĐTT càng cao (r = 0,21, p=0,04). Tác giả Nguyễn Viết Hậu ghi nhận tỉ lệ PĐTT tăng từ 27,3% (1-5 năm), đến 50% (6 – 10 năm) và 64,4% (> 10 năm), tỉ lệ PĐTT tăng dần theo từng nhóm thời gian mắc bệnh với p = 0,001 rất có ý nghĩa thống kê [8] . Độ THA nặng thì PĐTT nhiều (r = 0,25, p = 0,02). Tác giả Nguyễn Viết Hậu cũng ghi nhận tương tự với p = 0,005 [8] . Kết quả này phù hợp với y văn thế giới về mức độ ảnh hưởng của trị số huyết áp lên PĐTT [4] . Không ghi nhận mối tương quan giữa PĐTT và BMI. Vì PĐTT bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố chứ không phải chỉ riêng BMI. Tác giả Nguyễn Viết Hậu cũng ghi nhận tỉ lệ PĐTT gần như bằng nhau ở cả 3 nhóm (43,5%, 50% và 46,2%) [8] . Không ghi nhận mối tương quan giữa PĐTT và việc tuân thủ điều trị thuốc. Vấn đề này chưa tìm thấy trong các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam. KẾT LUẬN ECG có thể thay thế cho cả X quang và khám trong việc phát hiện PĐTT, nên kết hợp cả 2 tiêu chuẩn Sokolow-Lyon và Romhil-Estes để có độ nhạy cao hơn, tuy nhiên tỉ lệ bỏ sót chẩn đoán ở bệnh nhân nữ là rất cao. Tỉ lệ bệnh nhân có PĐTT chiếm 52,2%. Tuổi, thời gian biết THA và độ THA, BMI có thể có ảnh hưởng đến các kiểu hình thái học này. Tuổi càng cao, thời gian THA càng dài, THA độ 2 thì tỉ lệ PĐTT càng tăng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Châu Ngọc Hoa. (2009). Tăng huyết áp; Nguyên Y HC THC HNH (899) - S 12/2013 86 nhõn, sinh bnh hc v bin chng. ng Vn Phc, Bnh hc ni khoa (Tr. 43 - 61). TP HCM: Nh xut bn Y hc. 2. Drazner MH, Rame JE & Marino EK. Increased left ventricular mass is a risk factor for the development of a depressed left ventricular ejection fraction within five years: the Cardiovascular Health Study. J Am Coll Cardiol 2004, 43, 2207. 3. ng Vn Phc. (1999). Phỡ i tht trỏi v cỏc nguy c tim mch. Y hc Vit Nam, 242(25), tr. 16 17. 4. Koren MJ, Devereux R & Casale P.N. Relation of left ventricular mass and geometry to morbidity and mortality. Ann Inter Med 1991, 114, 345-352. 5. Lờ Th Thiờn Hng. (2003). ỏnh giỏ khi c v chc nng tõm trng tht trỏi trờn bnh nhõn THA bng siờu õm. Lun ỏn tin s i hc y dc TP HCM. 6. Lờ Tun An. (2002). Kho sỏt phỡ i c tim trờn bnh nhõn THA cú tui. Lun vn thc s y hc, i Hc Y Dc TP HCM. 7. Lorell BH & Carabello BA. Left ventricular hypertrophy: pathogenesis, detection, and prognosis. In Circulation 2000 (pp. 470 479). 8. Nguyn Vit Hu. (2007). ỏnh giỏ s phỡ i c tim v ri lon chc nng tht trỏi trờn bnh nhõn THA cú tui bng siờu õm. Lun vn tt nghip bỏc s ni trỳ, i Hc Y dc TP HCM. 9. Trn Nguyn i Thanh. (2010). Mi tng quan gia vũng eo, dy m bng qua siờu õm v ri lon lipid mỏu ngi THA. Lun vn thc s y khoa, i hc Y Dc TP HCM. HIệU QUả MÔ HìNH CÔ Đỡ THÔN BảN NGƯờI DÂN TộC THIểU Số TạI HUYệN ĐồNG VĂN- Hà GIANG TRONG 3 NĂM 2010 2012 Nguyễn Thị Thanh Hơng Sở Y tế Hà Giang Nguyễn Quang Mạnh ĐHYD Thái Nguyên TểM TT H Giang l tnh biờn gii phớa ụng bc, vi c im kinh t cũn gp nhiu khú khn nờn cựng mt lỳc khụng th trin khai ng thi tt c cỏc ni dung trong hot ng chm súc sc khe sinh sn (CSSKSS). Do vy ngnh Y t H Giang ó u tiờn thc hin cỏc ni dung mu cht nh: Cụng tỏc lm m an ton (LMAT); K hoc húa gia ỡnh (KHHG); phũng chng nhim khun ng sinh sn lng ghộp trong cỏc gúi dch v thuc k hoch thc hin chng trỡnh DS-KHHG ca tnh. tng cng ngun nhõn lc cho cỏc vựng dõn tc thiu s, tng bỡnh ng gia cỏc vựng min v gim hn ch trong tip cn dch v y t c bn vic o to i ng Cụ thụn bn (CTB) ngi dõn tc thiu s c coi l mt trong cỏc gii phỏp phự hp gii quyt vn ỏp ng vi cỏc yu t vn húa a phng trong chng trỡnh LMAT trờn i bn tnh. T khúa: H Giang, Cụ thụn bn. SUMMARY EFFECTIVENESS OF ETHNIC MINORITY VILLAGE MIDWIVES MODEL IN DONG VAN DISTRICT, HA GIANG PROVINCE IN 3 YEARS (2010-2012) Ha Giang is a province in north-eastern border, with difficult economic characteristics, therefore it cannot implement simultaneously all contents of reproductive healthcare activities at the same time. Thus, Ha Giang health sector priorities for key contents such as: safe motherhood work, family planning, prevention of reproductive infections in integrated service packages of implementation plan of population - family planning program in the province. To strengthen human resources for ethnic minority regions, increase equality between regions and reduce restrictions in approaching to basic health services, training ethnic minority village midwives is considered to be one of the suitable solutions to solve the problem, to meet the local cultural factors in safe motherhood program in the province. Keywords: Ha Giang, ethnic minority village midwives. T VN Gim t vong m v t vong s sinh l nhng mc tiờu quan trng nht ca Chin lc quc gia v chm súc sc khe sinh sn. Hng nm trờn th gii c tớnh cú khong 350.000-500.000 ca cht m; 8 triu ca tai bin sn khoa, trong ú 99% l cỏc nc ang phỏt trin [1]. Vit Nam, thc hin Chin lc chm súc sc khe sinh sn l hng ti s cụng bng, hiu qu v phỏt trin, trong ú u tiờn u t vo khu vc min nỳi, vựng sõu vựng xa v kinh t khú khn, nhm m bo cho ngi dõn, c bit l ngi dõn tc thiu s ú phi c tip cn vi cỏc dch v chm súc sc khe c bn [2]. Huyn ng Vn tnh H Giang l huyn min nỳi phớa Bc vi i sng kinh t - vn húa - xó hi cũn kộm phỏt trin, cụng tỏc chm súc sc khe sinh sn cũn gp nhiu khú khn. T l ch em ph n sinh ti nh cũn cao, t l ph n khỏm ph khoa thp, c bit l cỏc xó vựng sõu, vựng ng bo dõn tc thiu s sinh sng, vic o to i ng Cụ thụn bn (CTB) ngi a phng l rt quan trng. ỏnh giỏ vai trũ v hiu qu hot ng ca cỏc Cụ thụn bn ngi dõn tc ti tnh H Giang trong cụng tỏc chm súc sc khe B m tr em, chỳng tụi tin hnh nghiờn cu ti: Hiu qu mụ hỡnh Cụ thụn bn ngi dõn tc thiu s ti huyn ng Vn tnh H Giang trong 3 nm (2010-2012). Vi mc tiờu: ỏnh giỏ hiu qu hot ng ca Cụ thụn bn trong cụng tỏc chm súc sc khe b m . Y HỌC THỰC HÀNH (899) - SỐ 12/2013 83 KHẢO SÁT PHÌ ĐẠI THẤT TRÁI TRÊN BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP (TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH) ĐINH VŨ. tiêu nghiên cứu: Khảo sát tổn thương phì đại thất trái (PĐTT) trên bệnh nhân tăng huyết áp (THA) tại phòng khám tim mạch bệnh viện Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu:. Tăng huyết áp, phì đại thất trái. SUMMARY LEFT VENTRICULAR HYPERTROPHY IN PATIENTS WITH HYPERTENSION AT HO CHI MINH CITY MEDICAL UNIVERSITY CENTER Objectives: Study left ventricular hypertrophy