L a m V ỹ S ơ n P h ú T r u n g Đ ồ n g Q u y K ỳ B ì n h y ê n i n h H ộ i T h ị n h T h ô n g
Phân 3 KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUÂT
3.1. KẾT LUẬN
3.1.1. Về màng lưới cung ứng thuốc:
Trên các địa bàn nghiên cứu màng lưới cung ứng thuốc được mở rộng. Số điểm bán thuốc nhiều, song sự phân bố các điểm bán thuốc không đồng đều giữa các tỉnh. Mật độ điểm bán thuốc tập trung cao ở thành phố, thị xã. Trong khi đó ở các huyện thuộc miền núi người dân còn phải đi khá xa mới mua được thuốc.
3.1.2. Trình độ chuyên môn của đội ngũ bán thuốc:
ở các tỉnh hiện nay chủ yếu là dược tá và dược sỹ đại học. Dược sỹ đại học chiếm tỷ lệ thấp. Các cán bộ có chuyên môn y tham gia bán thuốc chủ yếu ở các trạm y tế xã. Quầy tư nhân bất hợp pháp hầu như là chuyên môn y bán thuốc và có một phần không có cả chuyên môn y và dược.
3.1.3. Nguồn thuốc vào các tỉnh:
Số lượng thuốc lớn, phương thức cung ứng đa dạng, đảm bảo cung cấp thuốc đầy đủ, kịp thời cho nhu cầu về thuốc chữa bệnh của nhân dân ữong tỉnh. Nguồn thuốc cung ứng qua các doanh nghiệp nhà nước được quản lý tốt hcfn, chất lượng cao hơn. Thuốc cung ứng qua hệ thống tư nhân khó quản lý và còn có thuốc nguồn gốc chưa rõ ràng.
3.1.4. Tỷ lệ thuốc thiết yếu tại các cơ sở cung ứng thuốc:
ở các tỉnh thấp hơn so với tổng số mặt hàng kinh doanh. Tại các trạm y tế xã, mặt hàng kinh doanh ít và số lượng thuốc thiết yếu cũng chưa đáp ứng đủ trong danh mục. Tỷ lệ đảm bảo danh mục thuốc thiết yếu của nhà thuốc, đại lý, quầy của doanh nghiệp nhà nước nói chung là thấp.
Kê đơn và bán thuốc thiết yếu tại địa bàn Hà Nội.
Tỷ lệ thuốc thiết yếu được kê so với tổng số thuốc được kê chiếm tỷ lệ thấp (39%), tỷ lệ thuốc thiết yếu có trong các nhà thuốc rất thấp (13,8%) nhưng giá trị thuốc thiết yếu bán trên tổng giá trị thuốc mua cao hơn (chiếm 25%).
3.1.5. Việc quản lý chất lượng thuốc:
Nói chung có nhiều cải thiện, ỏ các tỉnh Cao Bằng, Thái Nguyên, Quảng Ninh trong nhiều năm gần đây không phát hiện được thuốc giả. Tỷ lệ thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng còn cao ở các tỉnh như Thanh Hoá, Quảng Ngãi, Thái Nguyên. Số mẫu thuốc kiểm nghiệm chưa cao.
3.1.6. Về phương thức phục vụ của các loại hình bán thuốc
Các tỉnh đều có các điểm bán thuốc phục vụ 24/24h mặc dù số cơ sở này còn chiếm tỷ lệ nhỏ song nhìn chung với phương thức phục vụ như vậy đã đáp ứng được nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
3.1.7. Về vốn thuốc.
Đa số các trạm y tế thiếu tiền vốn để mua thuốc phục vụ nhân dân, vốn của trạm chủ yếu là do xã cấp, do các tổ chức quốc tế hay chương trình y tế cộng đồng tài trợ.
3.2. ĐỂ XUẤT
3.2.1. Ngành y tế các tỉnh cần nghiên cứu có biện pháp thích hợp từng bước mở rộng màng lưới bán thuốc cho phù hợp với từng địa bàn. Chú trọng công tác cung ứng thuốc thông thường, có các biện pháp giúp đỡ hỗ trợ người nghèo, khó khăn khi ốm đau, bệnh tật.
3.2.2. Bộ y tế cần có chính sách tổ chức tập huấn đào tạo lại về chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật kiến thức mới về thuốc cho cán bộ y tế đang làm việc tại các trạm y tế xã. Trước mắt là mở các lớp đào tạo ngắn ngày về sử dụng và quản lý thuốc thiết yếu cho cán bộ y tế đang làm công tác cấp phát và bán thuốc tại trạm y tế xã để đảm bảo tính pháp lý và đảm bảo yêu cầu chuyên môn.
3.2.3. Các cấp quản lý cần tăng cường đào tạo bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về việc dùng thuốc cho thầy thuốc, đặc biệt là việc sử dụng thuốc thiết yếu cho bác sỹ kê đơn, giáo dục y đức cho người hành nghề y dược tư nhân, có các biện pháp xử lý thích đáng với những trường hợp hành nghề sai quy định chuyên môn.
3.3.4. Sở y tế tỉnh cần tăng cường công tác quản lý và kiểm tra chất lượng thuốc, đảm bảo thuốc có chất lượng tốt mới được đưa đến cho người dùng. Cần có những quy định cụ thể về nguồn cung ứng thuốc cho các trạm y tế xã, các đại lý xã.
3.2.6. Các trạm y tế cơ sở cần tăng cưòng vốn kinh doanh để có đầy đủ mặt hàng phục vụ nhân dân góp phần nâng cao sức khoẻ cộng đồng
3.2.7. Các cấp quản lý ngành cần có những nghiên cứu sâu và toàn diện hơn nữa để từ đó xây dựng được một mô hình hướng dẫn tổ chức, quản lý việc cung ứng thuốc cho nhân dân ở tuyến y tế cơ sở để công tác cung ứng thuốc thiết yếu ở địa phưoỉng ngày càng hoàn thiện hơn nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ của nhân dân trong thời kỳ đổi mới, đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu của chính sách thuốc quốc gia Việt Nam.