Đề cương ôn tập phân tích hoá lý hiện đại

34 1.7K 8
Đề cương ôn tập phân tích hoá lý hiện đại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Câu 1: LOD & LOQ? Ý nghĩa của các đại lượng trong HLHD. Hiệu suất thu hổi? - LOD (Limit of Detection): Giới hạn phát hiện: là hàm lượng thấp nhất của chất cần phân tích mà thiết bị và phương pháp có thể phát hiện được. Ở mức hàm lượng này thì kết quả định lượng không được chấp nhận mà chỉ có thể tuyên bố là mẫu có chất X mà thôi.   !"#$%"&'(' )*!+,-*./ 01$%23 45*6789!:;459<=7/ − LOQ (Limit of Quantitation): Giới hạn định lượng: là hàm lượng thấp nhất của chất cần phân tích mà thiết bị và phương pháp có thể định lượng được. Ở mức hàm lượng này kết quả định lượng được chấp nhận và ta có thể tuyên bố là mẫu có chất X với hàm lượng đã xác định - Hiệu suất thu hồi: là tỉ lệ % của một chất được tách ra so với chất đó có trong mẫu ban đầu Câu 2: Nguyên tắc lựa chọn phương pháp phân tích? Dựa vào: - Loại mẫu - Số lượng và khối lượng mẫu cần lấy để phân tích - Làm giàu (nếu hàm lượng chất phân tích quá nhỏ) - Thõa mãn độ chọn lọc( loại đc chất gây cản trở) - Đáp ứng đc độ đúng và độ chính xác - Thiếpt bị và máy móc sãn có - Đội ngũ kỹ thuật viên và kiểm nghiệm - Giá cả - Thời gian phân tích - Quy trình phân tích tư động hay k? - Pp phân tích tự động hay k? - Pp phân tích có sẵn trong tài liệu tham khảo hay k? - Các pp tiêu chuẩn có sẵn hay k? - Hàm lượng chất phân tích trong mẫu: dựa vào hàm lượng chất phân tích trong mẫu mà chọn phương pháp thích hợp ví dụ như hàm lượng bé: phân tích hiện đại, hàm lượng lớn: phân tích cổ điển - Bản chất của chất phân tích: tùy theo bản chất của chất phân tích mà việc lựa chọn cũng khác nhau như là chuẩn độ, phân tích trọng lượng, uv vis, aas, hplc, gc - Phương pháp phù hợp với điều kiền thực tế (phù hớp trang thiết bị, máy, kỹ thuật, hóa chất, thuốc thử, trình độ con người) - Phải có tính kinh thế: tiết kiệm nhưng vẫn đáp ứng các yêu cầu - Phải có tính an toàn cao Câu 3: Cách xây dựng đường chuẩn, cách định danh, định lượng thông thường và đặc biệt? định lượng thông thường: định lượng theo phương pháp chuẩn độ thể tích, theo phương pháp trọng lượng, theo phương pháp đường chuẩn và đặc biệt?: phương pháp thêm chuẩn và phương pháp nội chuẩn PP đường chuẩn (Cách xd đường chuẩn) - Pha một dung dịch đường chuẩn có C tc tăng dần một cách đều đặn (thường 5-8 C tc ). Các dung dịch chuẩn phải có cùng điều kiện như dung dịch xác định. - Tiến hành đo A hoặc T của dãy chuẩn ở đã chọn. - Dựng đồ thị A(x) = f(C x ). Viết pt hồi quy tuyến tính của đường chuẩn. - Tiến hành pha chế dd xác định - Đo A or T của mẫu. - Căn cứ vào pt hqtt của dẫy chuần và A(x) mà xđ [] xủa chất x trong mẫu. Phương pháp so sánh: - Phương pháp ss 1 chuẩn: + Pha 1 dd chuẩn có C tc +Tiến hành đo A or T của dd chuẩn so vs dd so sánh A tc . Theo ĐL Lamber- beer A tc = lC tc . + Pha dd mẩu vs [] cần xđ C x (chưa bik) + Tiến hành đo A or T của dd mẫu so vs dd so sánh I x + Khi dd xđ và dd chuẩn có cùng bản chất có thể xem như nhau, l=const => C x = * C tc - PP ss 2 chuẩn: thực hiện khá đơn giản, hàm lượng mẫu tuân theo ĐL Lamber bia. Chọn các dd chuẩn sao cho C 1 <C x <C 2 , sau đó ss cường độ dd xđ vs cường độ dd chuẩn. - thêm chuẩn (GT-P.9) Câu 4: Phân tích cổ điển và PTHLHĐ cái nào ưu thế hơn? Phân tích đặc điểm của 2 pp này - Phân tích cổ điển cho kết quả có độ đúng và độ chính xác cao hơn PTHLHĐ, tuy nhiên phân tích cổ điển chỉ dùng để xác định chất phân tích có hàm lượng lớn, còn đối với chất phân tích có hàm lượng bé thì dùng PTHLHĐ. - Phân tích cổ điển có 2 phương pháp: phân tích trọng lượng và chuẩn độ thể tích o Phân tích trọng lượng: dựa trên cơ sở xác định khối lượng của chất cần phân tích đã được tách ra khỏi các chất khác có trong cùng một mẫu thử dưới dạng tinh khiết. phương pháp phân tích trọng lượng có thể chia thành 3 phương pháp: phương pháp tách ( tách cấu tử ra dưới dạng tự do), phương pháp kết tủa( kết tủa cấu tử cần phân tích), phương pháp bay hơi ( chưng cất cấu tử cần xác định dưới dạng hợp chất bay hơi. Pp này có ưu điểm là độ chính xác cao, dụng cụ rẻ tiền. tuy nhiên là có nhược điểm là đòi hỏi nhiều thời gian, thao tác fai hết sức cẩn thận o Chuẩn độ thể tích: Pp này có ưu điểm là sử dụng công cụ rẻ tiền tuy nhiên có nhược điểm là dễ mắc fai sai số, phản ứng phải chọn lọc, gồm có các phương pháp  Chuẩn độ acid – base: là pp định lượng dựa vào phản ứng trung hòa giữa acid và base tạo ra muối và nước. điểm kết thúc thu được khi có sự thay đổi màu của chỉ thị  Chuẩn độ oxy hóa –khử: dựa vào phản ứng oxy hóa – khử và sự thay đổi màu của chỉ thị  Chuẩn độ phức chất: dựa vào khả năng tạo phức của chất cần phân tích với thuốc thử và điểm kết thúc nhận biết được qua sự thay đổi màu của chỉ thị  Chuẩn độ kết tủa: dựa trên việc dùng phản ứng kết tủa giữa thuốc thử và chất cần định lượng - PTHLHĐ: gòm có: phương pháp quang phổ hấp thu phân tử, quang phổ hấp thu nguyên tử, phương pháp sắc kí o quang phổ hấp thu phân tử: dựa trên ng.lý phân tử của một chất hấp thu ánh sang đặc trưng cho cấu trúc phân tử của nó. o quang phổ hấp thu nguyên tử: dựa trên sự hấp thu năng lượng của ngtu dạng tự do ở trạng thái hơi (khí), khi chiếu chum tia bức xạ của nguyên tố ấy trong môi trường hấp thu o phương pháp sắc ký: sắc ký là một nhóm các pp hóa lý dùng để tách và phân ly các thành phần cấu tử của một hỗn hợp dựa vào tính chất hóa học, vật lý, hóa lý của chất cần phân tích với pha động và pha tĩnh. Các tính chất đó là:  Tính chất hấp phụ của các chất  Tính chất trao đổi ion  Sự rây phân tử theo kích thước của chúng  Sự phân bố của các chất giữa hai pha ko tan vào nhau Câu 5: Nêu phạm vi áp dụng của UV – Vis? Các bước tiến hành UV – Vis? Điều kiện thu phổ? Nguyên nhân gây ra sai lệch định luật Lambert-Beer? Phạm vi áp dụng: được ứng dụng rộng rãi trong kiểm nghiệm thực phẩm, kiểm nghiệm dược và phân tích môi trường… trong kiểm nghiệm tp, được ứng dung phân tích methanol, fufurol, Fe trong sữa,…. • Định tính: Về nguyên tắc có thể dựa vào phổ chất cần nghiên cứu với phổ chất chuẩn để định tính xem chất đó có đúng là chất đang được dự kiến ko • Định lượng: định lượng dựa vào định luật Lambert-Beer Điều kiện thu phổ UV-Vis: • Lựa chọn bước sóng đạt đô hấp thu cực đại • Chất kiểm nghiệm phải tách ra khỏi hợp chất. Thực hiện phản ứng tạo màu • Chọn pH và dung môi thích hợp Các bước tiến hành phân tích: 1. Tìm bước sóng: dùng chất chuẩn, chọn bước sóng có độ hấp thu cực đại (scan bằng chương trình AURORA SCAN) 2. Sử dụng bức xạ đơn sắc (bước sóng xác định) 3. Chọn cuvet phù hợp (cuvet thạch anh, thuỷ tinh hoặc nhựa) 4. Loại ảnh hưởng của dung môi, thuốc thử bằng mẫu trắng ‘blank” (được xử lý cùng chế độ với mẫu nhưng không chứa mẫu) Câu 6. − Các loại cuvet thường dùng trong UV-VIS (2.3.3,P.25) − Các bộ phận của máy UV-VIS (P.24-26) Câu 7: Phương pháp UV-VIS ít được sử dụng khi phân tích các chất bị cấm vì: • Có thể có một số chất khác với chất cần phân tích nhưng khi thực hiện phản ứng lên màu thì lên màu giống hoặc gần giống với màu của chất cần phân tích. Điều này dẫn đến sai số khi đo • Đa số chất bị cấm có hàm lượng rất thấp trong mẫu, do đó khi tiến hành phân tích bằng UV-Vis thì các chất đó bắt màu rất ít hoặc không bắt màu làm cho giá trị đo không chính xác Câu 8. − Nguyên tắc của phương pháp AAS Phương pháp phân tích dựa trên cơ sở đo phổ hấp thụ nguyên tử của một nguyên tố được gọi là phép đo phổ hấp thụ nguyên tử (phép đo AAS). Cơ sở lí thuyết của phép đo này là sự hấp thụ năng lượng (bức xạ đơn sắc) của nguyên tử tự do ở trong trạng thái hơi (khí) khi chiếu chùm tia bức xạ qua đám hơi của nguyên tố ấy trong môi trường hấp thụ. Vì thế muốn thực hiện được phép đo phổ hấp thụ nguyên tử của một nguyên tố cần thực hiện các quá trình sau đây: 1. Chọn các điều kiện và một loại trang bị phù hợp để chuyển mẫu phân tích từ trạng thái ban đầu (rắn hay dung dịch) thành trạng thái hơi của các nguyên tử tự do. >")*!+":*&?"@*/ 2. Chiếu chùm tia sáng bức xạ đặc trưng của nguyên tố cần phân tích qua đám hơi nguyên tử vừa điều chế được ở trên. Các nguyên tử của nguyên tố cần xác định trong đám hơi đó sẽ hấp thụ những tia bức xạ nhất định và tạo ra phổ hấp thụ của nó. Nguồn cung cấp chùm tia sáng phát xạ của nguyên tố cần nghiên cứu gọi là nguồn phát bức xạ đơn sắc hay bức xạ cộng hưởng. 3. Tiếp đó, nhờ một hệ thống máy quang phổ người ta thu toàn bộ chùm sáng, phân li và chọn một vạch phổ hấp thụ của nguyên tố cần nghiên cứu để đo cường độ của nó. Cường độ đó chính là tín hiệu hấp thụ của vạch phổ hấp thụ nguyên tử. − Ý nghĩa của phương pháp AAS Phương pháp phân tích theo phổ hấp thụ nguyên tử có thể phân tích lượng nhỏ (lượng vết) các kim loại trong các loại mẫu khác nhau của các chất vô cơ và hữu cơ. Với các trang bị và kĩ thuật hiện nay, bằng phương pháp phân tích này người ta có thể định lượng được hầu hết các kim loại (khoảng 65 nguyên tố) và một số á kim đến giới hạn nồng độ cỡ ppm (micrôgam) bằng kĩ thuật F-AAS, và đến nồng độ ppb (nanogam) bằng kĩ thuật ETA-AAS với sai số không lớn hơn 15%. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, phương pháp phân tích phổ hấp thụ nguyên tử đã được sử dụng để xác định các kim loại trong các mẫu quặng, đất, đá, nước khoáng, các mẫu của y học, sinh học, các sản phẩm nông nghiệp, rau quả, thực phẩm, nước uống, các nguyên tố vi lượng trong phân bón, trong thức ăn gia súc, v.v Ở nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước phát triển, phương pháp phân tích phổ hấp thụ nguyên tử đã trở thành một phương pháp tiêu chuẩn để định lượng nhiều kim loại. Bên cạnh các kim loại, một vài á kim như Si, P, S, Se, Te cũng được xác định bằng phương pháp phân tích này. − Phạm vi áp dụng phương pháp AAS: Phương pháp AAS có thể dùng để định lượng các nguyên tố kim loại và một số á kim như As, Se với độ chính xác khá cao. Ngoài ra có thể dùng kỹ thuật AAS để định lượng nhiều anion như phosphate, sulphat, clorid, nitrat và chất hữu cơ có thể được định lượng bằng phương pháp gián tiếp. Các phương pháp phổ nguyên tử được dùng khá rộng rãi: + Ứng dụng trong phân tích lương thực, thực phẩm, trong nông nghiệp + Ứng dụng trong sinh hóa, ngành dược và công nghiệp hóa dược. Xác định các nguyên tố vi lượng trong các dịch sinh học: nước mắt, máu, dịch não tủy, huyết tương, các kim loại năng và các nguyên tố độc như As, Bi, Hg, Pb,…. Trong nước, rau quả và thực phẩm khác, trong đồ bao gói….Định lượng các yếu tố vi lượng trong thuốc: dịch truyền, Cu,Zn,Fe,Cr… Các á kim khác như C, Cl, O, N, không xác định trực tiếp được bằng phương pháp này, vì các vạch phân tích của các á kim này thường nằm ngoài vùng phổ của các máy hấp thụ nguyên tử thông đụng (190 - 900nm). Câu 9: So sánh PP AAS và UV-VIS 1. So sánh pp AAS và UV-Vis? Giống nhau: • đều dựa vào khả năng hấp thu năng lượng ánh sáng để chuyển sang trạng thái kích thích, trạng thái này không bền mau chóng chuyển về trạng thái cơ bản và phát ra năng lượng. • đểu tuân theo định luật Lambert-Beer • đểu phải chọn bước song thích hợp để phân tích • người ta đều dựa vào λ max để định tính và dựa vào độ hấp thu A để định lượng Khác nhau: AAS UV-Vis • Là phương pháp hấp thu phổ nguyên tử. • Dựa vào khả năng hấp thu ánh sáng cảu đám hơi của nguyên tố cần phân tích • Phải nguyên tử hóa mẫu phân tích để chuyển sang trạng thái hơi • Không cần thực hiện phản ứng lên màu với thuốc thử • Cắt đứt liên kết • Chỉ phân tích được inon kim loại. • Cấu tạo mày AAS phức tạp hơn. • Đèn: Đèn cathode rỗng (HCL), đèn nguồn ko điện cực (EDL), đèn phổ liên tục (đèn D2,đèn xenon áp suất cao, đèn halogen) • Ưu điểm: + Độ nhạy và độ chọn lọc tương đối cao=> sử dụng rộng rãi để xác định lượng vết các kim loại + không phải làm giàu nguyên tố cần xác định trước khi phân tích. Do đó tốn ít nguyên liệu mẫu, tốn ít thời gian, không cần phải dùng nhiều hóa chất tinh khiết cao khi làm giàu mẫu. Mặt khác cũng tránh được sự nhiễm bẩn mẫu khi xử lí qua các giai đoạn phức • Là phương pháp hấp thu phổ phân tử. • Dựa vào khả năng hấp thu ánh sáng cảu đám hơi của phân tử của chất cần phân tích • Không cần nguyên tử hóa mẫu phân tích để chuyển sang trạng thái hơi • Thực hiện phản ứng lên màu với thuốc thử • Không cắt đứt liên kết • Phân tích ion kim loại, chất vô cơ và chất hữu cơ. • Cấu tạo maý UV-VIS đơn giản hơn • Đèn: Nguồn bức xạ khả kiến (đèn halogen, đèn dây tóc), Nguồn bức xạ tử ngoại (D2,halogen) tạp. + các động tác thực hiện nhẹ nhàng • Nhược điểm + hệ thống máy AAS tương đối đắt tiền. + phép đo có độ nhạy cao, cho nên sự nhiễm bẩn rất có ý nghĩa đối với kết quả phân tích hàm lượng vết + chỉ cho ta biết thành phần nguyên tố của chất ở trong mẫu phân tích mà không chỉ ra trạng thái liên kết của nguyên tố ở trong mẫu Câu 10: Các bộ phận cơ bản của máy AAS: - Nguồn phát tia phát xạ: cung cấp một chùm tia đơn sắc có bước sóng phù hợp có thể được đám hơi nguyên tử tự do của chất phân tích hấp thụ. Có các loại nguồn: + Đèn catod rỗng (HCL):Cung cấp nguồn phát xạ đơn sắc. + Đèn nguồn không điện cực (EDL): phát ra bức xạ đặc trưng có cường độ lớn. + Đèn phổ liên tục ( đèn deuteri, xenon có áp suất cao, đèn halogen) : có thể dùng cho nhiều nguyên tố nhưng độ đơn sắc và độ chọn lọc kém HCL. - Hệ thống nguyên tử hóa: dùng để chuyển mẫu (thường là ion, thể lỏng) từ dạng phân tích dạng lỏng sang thể hơi nguyên tử. Có 3 dạng: + Kỹ thuật nguyên tử hoá mẫu trong ngọn lửa đèn khí (F-AAS) Trong kỹ thuật này, dung dịch mẫu phun vào ngọn lửa tạo thành các hạt mịn (sol khí – aerosol) để được nguyên tử hóa. Hệ thống gồm 2 bộ phận chính: • Bộ phun sương là nơi để điều chế các hạt sol khí của mẫu với khí mang. Để thực hiện công việc này người ta áp dụng hai kĩ thuật theo nguyên lí khác nhau. Đó là kĩ thuật pneumatic-mao dẫn (phun khí) và kĩ thuật ultrasonic (siêu âm) Yêu cầu đối với bộ phận này:  Từ dung dịch thử phải tạo ra một đám sương mù có hạt mịn  Hoạt động phải ổn định  Có độ nhạy cao: tạo ra nhiều nguyên tử ( cho N lớn)  Đáp ứng nhanh  Nhiều đường nền nhỏ, dễ vệ sinh, dễ điều chỉnh • Bộ phận đốt là đèn nguyên tử hóa.  Ngọn lửa dài hay thành một vòng tròn dài 5-10 cm.  Khí đốt: butan, propan, acetylene, hay hỗn hợp khí đốt.  Khí oxy hóa: không khí, oxy, N 2 O.  Cần trộn hai khí trên với tỉ lệ thích hợp. Các đèn này thường có hai dạng khác nhau, hoặc hình tròn có nhiều lỗ hay hình một khe hẹp có độ rộng từ 0,5 - 1,0 mm và chiều dài 5 cm hay 10 cm. Loại khe dài 10 cm cho hỗn hợp khí đốt axetylen và không khí nén; loại khe dài 5 cm là cho hỗn hợp khí đốt axetylen và khí N2O. Nguyên tử hoá mẫu không ngọn lửa (ETA-AAS) còn gọi là kỹ thuật nguyên tử hóa nhiệt điện (ETA) hay kỹ thuật AAS lò graphit (GF-AAS). • Khi đưa mẫu vào lò chất thử được nguyên tử hóa bằng hiệu ứng nhiệt. • Nguyên liệu làm lò là graphit (cuvet/ống/cốc) rẻ tiền, thông dụng, cũng có thể làm bằng carbon thủy tinh (tốt nhưng đắt tiền) hay một kim loại chịu nhiệt. • Dùng Ar để sục, làm sạch lò, không dùng N 2 vì dễ tạo ra CN - (độc) • Nguyên tắc: là quá trình nguyên tử hóa tức khắc trong thời gian rất ngắn nhờ năng lượng của dòng điện công suất lớn và trong môi trường khí trơ. Quá trình nguyên tử hóa xảy ra theo ba giai đoạn kế tiếp nhau: sấy khô, tro hóa luyện mẫu, nguyên tử hóa để đo phổ hấp thụ và cuối cùng là làm sạch cuvet • Hệ thống nguyên tử hóa mẫu theo kĩ thuật không ngọn lửa gồm có:  Buồng nguyên tử hóa và cuvet graphit chứa mẫu phân tích để thực hiện quá trình nguyên tử hóa; Ống graphite được làm đầy liên tục bằng dòng khí trơ để ngăn ngừa quá trình oxi hóa lò từ các chất oxi hóa (O 2 trong không khí) [...]... làm mất chất phân tích K làm nhiềm bẩn thêm chất phân tích vào mẫu Kết quả xử lý phù hợp với pp phân tích đã chọn Các hóa chất đảm bảo độ tinh khiết K đưa thêm các chất gây ảnh hưởng vào mẫu Tách làm giàu chất phân tích (nếu có thể) Việc XLM theo cách nào, là tùy thuộc vào: + Đối tượng mẫu, matrix của mẫu + Bản chất, tính chất của chất cần phân tích + Trang thái tồn tại, cấu trúc vật lý hóa học của... khi nguyên tố phân tích tồn tại trong nền của mẫu là những hợp chất bền nhiệt, khó hóa hơi Lúc này các nguyên tố nền kìm hãm sự hóa hơi của nguyên tố phân tích Các chất nền này thường là những hợp chất bền nhiệt của các nguyên tố, như Al, đất hiếm, v.v + Nguồn sai số trong phân hủy và hòa tan mẫu: Sự hòa tan không hoàn toàn các chất cần phân tích: Phép xử lý mẫu lý tưởng là phép xử lý hòa tan hoàn... Kết tinh, thăng hoa 1 chu trình xử lý mẫu bao gồm Xác định các loại các hợp chất cần phân tích Dựa theo giới hạn cho phép chọn lựa phương pháp thích hợp Định hướng xong xử lý mẫu: Lấy mẫu phải đảm bảo mẫu đại diện Chuẩn bị mẫu: cắt, xay nhuyễn, đồng hóa, … Tách chiết các chất cần phân tích, loại bỏ các chất ảnh hưởng Qúa trình này (4) phụ thuộc vào nhiều yếu tố phân tích Làm sạch mẫu để thu đc dung dich... trong được pha động Tách được cả hai loại hợp Mẫu phân cực và Độ phân cực chất phân cực và không không phân cực phân cực Phép phân tích được thực Mẫu buộc phải tồn tại Độ bền nhiệt hiện tại nhiệt độ thấp ở nhiệt độ cao (nhiệt (nhiệt độ phòng hay thấp độ tách của cột và hơn) buồng tiêm mẫu) Không có giới hạn trên về Đặc trưng < 500 amu Khối lượng phân tử mặt lý thuyết, trên thực tế độ hòa tan là giới hạn... sự Ion hóa và sự kích thích phổ phát xạ của nguyên tố phân tích Đó chính là tác dụng của một số hợp chất, chủ yếu là muối halogen của kim loại kiềm và kiềm thổ hay lantanClorua • Sự tăng cường vạch phổ khi nguyên tố phân tích tồn tại trong nền của mẫu là những hợp chất dễ hóa hơi Lúc đó các chất nền này có tác dụng như là một chất mang cho sự hóa hơi của nguyên tố phân tích và làm cho nó được hóa hơi... dùng dung môi thích hợp để loại bỏ các tạp chất ra khỏi cột nhưng vẫn giữ lại chất cần phân tích Bước 6: rửa giải, sử dụng dung môi thích hợp để tách chất cần phân tích ra khỏi cột, tốc độ rửa giải ko được quá nhanh Câu 18: nếu đặc điểm và lưu ý khi xử lý mẫu: - Xử lý mẫu là quá trình chuyển mẫu thành dạng có thể phân tích được bằng + + + + + + + (1) (2) (3) phương pháp thích hợp 1 quá trình XLM có thể... nung để xử lý mẫu, song thực chất chỉ là bước đầu tiên của quá trình xử lý mẫu vì sau khi nung, mẫu bã còn lại cần phải được hòa tan (xử lý tiếp) bằng dung dịch muối hay dung dịch acid phù hợp để chuyển chất phân tích vào dung dịch cho một phương pháp phân tích đã chọn Quá trình nung xử lý mẫu có thể không thêm chất phụ gia, chất bảo vệ hoặc có thêm các chất này vào mẫu để trợ giúp quá trình xử lý được... sự mất mát chất phân tích so với các cách xử lý mẫu đơn • Phạm vi áp dụng: Cách này được ứng dụng chủ yếu để xử lý mẫu cho phân tích các nguyên tố kim loại và một số anion vô cơ như Cl -, Br-, sulfate, phosphate trong các loại mẫu sinh học, môi trường, mẫu hữu cơ, vô cơ Cách xử lý này không dùng được cho xác định các chất hữu cơ Bổ sung: ứng dụng vô cơ hóa khô: thích hợp phân tích kim loại và anion... Ion hóa của chất phân tích, Sự phát xạ của nguyên tố phân tích + Các yếu tố hóa học: • Làm giầm cường độ của vạch phổ của nguyên tố phân tích, do sự tạo thành • các hợp chất bền nhiệt, khó hóa hơi và khó nguyên tử hóa, ví dụ như ảnh • hưởng của các Ion silicat, sunfat, photphat, florua Làm tăng cường độ của vạch phổ, do sự tạo thành các hợp chất dễ hóa hơi và dễ nguyên tử hóa, hay do hạn chế... dung dịch mẫu, một nhóm chất phân tích sẽ bị bay hơi và lôi cuốn theo dòng khí trơ đến cột hấp phụ, tại đây chất phân tích sẽ bị giữ lại trên pha tĩnh trong khi các chất khác đi qua Vì thế về bản chất nó cũng là sự chiết giữa hai pha khí và rắn theo cơ chế hấp phụ Để giải hấp, cột được gia nhiệt và chất phân tích bay ra khỏi bề mặt pha tĩnh và theo dòng khí trơ đi vào máy phân tích (GC) hay hấp thu vào

Ngày đăng: 04/09/2015, 00:14

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • The Hollow Cathode Lamp (đèn Cathod rỗng): HCL

  • Hydride Generation

  • Ống nhân quang

  • Độ bay hơi

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan