Tra bảng student với f là bậc tự do f=N-1)

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập phân tích hoá lý hiện đại (Trang 25)

A 10,10 10,25 10,35 10,14 10,26 = 10,22 s= 0,1 = 10,22 s= 0,1

 = 10,22 2,78. ( k tính ra số để nguyên như zị luz nhaz, tính ra số phải học quy tắc làm tròn chữ số và chữ số có ý nghia nữa)

Bài trên mạng nè. Tham khảo thử yk

- Trong UV-VIS: các nguồn gây sai lệch định luật Lambert- beer

• Sai lệch nồng độ C

• Phân ly phân tử

• sự có mặt của chất lạ, chất hữu cơ, dung môi,.. Nguyên nhân gây ra sai lệch định luật Lambert-Beer:

• Ảnh hưởng của bước sóng: hay mức độ đơn sắc của ánh sáng tới. Ánh sáng không đơn sắc thường dẫn đến độ lệch âm. Thực tế ánh sáng tới không đơn sắc mà là tổ hợp của nhiều chum sáng có bước song gần nhau (ví dụ chum sáng 400nm có thể là tổ hợp của nhiều chum sáng có bước sóng 400.01, 400.02, 399.99nm …)

• Nhiệt độ phản ứng tạo phức là phản ứng thuận nghịch, do vậy phản ứng cũng tuân theo định luật Le Chatelie, nghĩa là chịu ảnh hưởng của nhiệt độ. Như vậy, khi tăng, giảm nhiệt độ thì tùy theo nhiệt, động học (∆H) của phản ứng tạo phức mà sẽ đưa tới ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực cho phép phân tích trắc quang.

• pH của dung dịch: bản chất của phép phân tích trắc quang là đo độ hấp thu màu của phức. Do đó bất kỳ yếu tố nào ảnh hưởng đến phản ứng tạo phức cũng sẽ ảnh hưởng đến phép phân tích trắc quang.

• Lượng thuốc thử tạo phức giảm thì giảm độ nhạy phương pháp, sự có mặt của các chất lạ, dung môi, chất hữu cơ cũng ảnh hưởng đến độ nhạy phương pháp.

• Nồng độ của dung dịch lớn sẽ xảy ra tương tác điện, đại lượng ε thay đổi, thông thường khi tăng nồng độ dung dịch, giá trị ε giảm. Sự sai lệch khỏi định luật Lambert – Beer thường là sai số âm.

- Trong AAS : các yếu tố ảnh hưởng

+ Trong ngọn lửa: có ngiều sự nhiễu loạn do

• Trong ngọn lửa có nhiêu bức xạ, vạch lạ của nguyên tố khác.

• Đặc điểm vật lý của các dung dịch phun sương

• Bản thân ngọn lửa: trong ngọn lửa có thể có các hạt chất rắn, lỏng, cacshatj này có thể khuếch tán ánh sáng

• Sự phân ly, sự ion hóa, sự oxy hóa khử,..,

• NHiễu về mặt hóa lý. Có 2 khả năng:  Bay hơi trước, nguyên tử hóa sau  Nguyên tử hóa trước, bay hơi sau

 Điều này phụ thuộc vào tăng nhiệt độ từu từ hay đột ngột.

• Nhiễu về mặt vật lý: ảnh hưởng của khói - Một số ảnh hưởng trong phép do AAS

+ Các yếu tố về phổ :

Sự hấp thụ nền, Sự chen lấn của vạch phổ

Sự hấp thụ của các hạt rắn

+ Các yếu tố vật tí:

Độ nhớt và sức căng bề mặt của dung dịch mẫu, Hiệu ứng 1ưu lại

Sự Ion hóa của chất phân tích, Sự phát xạ của nguyên tố phân tích

+ Các yếu tố hóa học:

• Làm giầm cường độ của vạch phổ của nguyên tố phân tích, do sự tạo thành các hợp chất bền nhiệt, khó hóa hơi và khó nguyên tử hóa, ví dụ như ảnh hưởng của các Ion silicat, sunfat, photphat, florua.

• Làm tăng cường độ của vạch phổ, do sự tạo thành các hợp chất dễ hóa hơi và dễ

nguyên tử hóa, hay do hạn chế được ảnh hưởng của sự Ion hóa và sự kích thích phổ

phát xạ của nguyên tố phân tích. Đó chính là tác dụng của một số hợp chất, chủ yếu là

muối halogen của kim loại kiềm và kiềm thổ hay lantanClorua.

• Sự tăng cường vạch phổ khi nguyên tố phân tích tồn tại trong nền của mẫu là

những hợp chất dễ hóa hơi. Lúc đó các chất nền này có tác dụng như là một chất mang

cho sự hóa hơi của nguyên tố phân tích và làm cho nó được hóa hơi hiệu suất cao hơn.

• Sự giảm cường độ của vạch phổ khi nguyên tố phân tích tồn tại trong nền của

mẫu là những hợp chất bền nhiệt, khó hóa hơi. Lúc này các nguyên tố nền kìm hãm sự hóa hơi của nguyên tố phân tích. Các chất nền này thường là những hợp chất bền nhiệt của các nguyên tố, như Al, đất hiếm, v.v...

- Nguồn sai số trong phân hủy và hòa tan mẫu:

+ Sự hòa tan không hoàn toàn các chất cần phân tích: Phép xử lý mẫu lý tưởng là phép xử lý hòa tan hoàn toàn mẫu, bởi vì mọi cố gắng để tách định lượng chất cần phân tích từ bã không tan thường không thành công, do một phần chất cần phân tích còn lại bên trong phần không tan của mẫu.

+ Sự mất đi một phần chất cần phân tích do bay hơi: Một điều quan trọng cần chú ý khi hòa tan mẫu là một phần chất cần phân tích có khả năng bị bay hơi. Ví dụ như CO2, SO2, H2S, H2Se, H2Te thường bị bay hơi khi hòa tan mẫu trong axit mạnh, nhưng ngược lại amoniac lại thường mất khi sử dụng thuốc thử bazơ. Một cách tương tự, axit fluoric phản ứng với silicat và các hợp chất chứa bo tạo thành hợp chất bay hơi florua. Các dung môi oxi hóa thường gây ra sự bay hơi clo, brom, iot. Các dung môi khử có thể dẫn tới sự bay hơi các hợp chất như asin, photphin, stibin.

+ Đưa chất bẩn dung môi vào chất cần phân tích: Thông thường khối lượng của dung môi cần thiết để hòa tan một mẫu phải dư hơn khối lượng mẫu hàng chục hoặc hàng trăm lần. Kết quả là, chất cần phân tích tồn tại trong dung môi ngay cả khi chỉ có nồng độ thấp cũng có thể gây sai số đáng kể, đặc biệt là khi chất cần phân tích chỉ có hàm lượng vết trong mẫu.

+ Đưa chất bẩn từ phản ứng của dung môi với thành bình vào mẫu: Nguồn sai số đó thường gặp khi phân hủy mẫu, ví dụ như nung chảy ở nhiệt độ cao. Hơn nữa, nguồn sai số đó lại trở thành mối quan tâm đặc biệt trong phân tích lượng vết.

+ Phân hủy mẫu bằng axit vô cơ trong bình mở - Nguồn sai số

+ Sai số hệ thống: Là những sai số mà về nguyên tắc có thể tìm ra nguyên nhân, bản chất, đại lượng của sai số này có thể tính toán và xác định được.

+ Sai số ngẫu nhiên: Là những sai số gây nên bởi nguyên nhân không cố định, không biết trước.(hay k kiểm soát đc, gây ra do yếu tố khách quan hoặc chủ quan k biết trước)

+ Sai số thô: Là những sai số sinh ra trong thực tế - Các nguồn gây sai số khác

+ Mất mẫu: là hiện tượng một phần chất cần phân tích trong mẫu bị thất thoát dẫn đến kết quả xác định nhỏ hơn giá trị hàm lượng thực tế của chất đó trong mẫu

+ Làm nhiễm bẫn mẫu : là hiện tượng chất phân tích từ trong môi trường, hóa chất sử dụng hay các mẫu lân cận nhiễm vào mẫu dẫn đến kết quả xác định lớn hơn giá trị hàm lượng thực tế của chất đó trong mẫu. - Các yếu tố ảnh hưởng trong pt trắc quang.

o Ảnh hưởng của pH: Các yếu tố ảnh hưởng tới phản ứng tạo phức sẽ ảnh hưởng tới phân tích trắc quang.

Trong bất cứ qui trình phân tích trắc quang nào, khảo sát , khoảng pH tối ưu.

Xét phản ứng sau đây: M + L ML Các phản ứng phụ có thể xảy ra: M + nOH

L + nH

M: ion kim loại. L: Ligand tạo phức

o Anh hưởng của bước song: Mức độ đơn sắc của ánh sáng tới: Ánh sáng không đơn sắc thường dẫn đến độ lệch âm. Chất màu hấp thu cực đại ở và chỉ ở mới có sự tuyến tính giữa - và đồ thị - là một đường thẳng, khi đó mật độ quang là cực đại. Mức độ đơn sắc càng lớn, khả năng tuân theo định luật Lambert – Beer càng lớn.

o Ảnh hưởng của các ion cản trở và loại trừ. Xét phản ứng sau đây : M + L ML

o Một số ion ảnh hưởng đến phản ứng tạo phức. M + ML

+ L ML

Trong đó: : ion kim loại khác ion chính. Ligand khác với Ligand chính.

Do hai phản ứng phụ trên mà lượng M và L tham gia phản ứng chính giảm. Khi đó lượng phức ML tạo ra sẽ giảm đi dẫn tới làm giảm độ nhạy của phương pháp.Cách loại trừ :

Chỉnh pH Kết tủa Chiết

Dùng chất che

o Ảnh hưởng của sự pha loãng. Nồng độ của dd lớn sẽ xảy ra tương tác điện, đại lượng thay đổi, thông thường khi tăng nồng độ dd, giá trị giảm. Sự sai lệch khỏi định luật Lambert – Beer thường là sai số âm o Ảnh hưởng của nhiệt độ: Khi tăng giảm nhiệt độ, thì tùy theo nhiệt, động học của phản ứng tạo phức mà sẽ đưa tới ảnh hưởng, tích cực hay tiêu cực cho phép phân tích trắc quang.

Câu 21: So sánh kỹ thuật nguyên tử hóa bằng ngọn lửa và lò graphite

Giống nhau: đều có mục đích là chuyển chất phân tích sang trạng thái hơi(khí) dựa vào tác dụng nhiệt

Khác nhau:

F-AAS GF-AAS

Nguồn năng lượng để nguyên tử hóa là ngọn lửa

Nhiệt độ không thay đổi

Bật ngọn lửa trước sau đó cho mẫu phân tích vào

Có thể xảy ra các phản ứng thứ cấp

Nguồn năng lượng để nguyên tử hóa thưởng sử dụng là dòng điện có cường độ dòng rất cao và thế thấp hay là năng lượng của dòng cao tần cảm ứng

Nhiệt độ thay đổi tương ứng với mỗi giai đoạn

Mẫu phân tích cho vào trong lò rồi mới nâng nhiệt

Ít xáy ra phản ứng thứ cấp nhưng có thể làm bắn mẫu hay mất mẫu trong

quá trình nguyên tử hóa Câu 22: Nêu những bước nguyên tử hóa trong lò graphite .

Trong lò graphite: Quá trình nguyên tử hóa xảy ra theo ba giai đoạn kế tiếp nhau: sấy khô, tro hóa luyện mẫu, nguyên tử hóa

• Sấy khô mẫu: là giai đoạn đầu tiên của quá trình nguyên tử hóa mẫu để đảm bảo cho dung môi hòa tan mẫu bay hơi nhẹ nhàng và hoàn toàn nhưng không làm bắn mẫu, mất mẫu. nhiệt độ và thời gian sấy của mỗi loại mẫu phụ thuộc vào bản chất của các chất ở trong mẫu và dung môi hòa tan nó. Đối với các mẫu có chứa các chất hữu cơ hay hòa tan trong dung môi hữu cơ, thường fai sấy ở nhiệt độ thấp hơn và tốc độ tang nhiệt độ phải chậm hơn dung môi nước

• Tro hóa luyện mẫu: là giai đoạn thứ hai. Mục đích là tro hóa các hợp chất hữu cơ và mùn có trong mẫu sau khi đã sấy khô, đồng thời nung luyên ở một nhiệt độ thuân lợi cho giai đoạn nguyên tử hóa tiếp theo đạt hiệu suất cao và ổn định. Giai đoạn này ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả phân tích. Tro hóa mẫu từ từ và ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ giới hạn thì phép đo luôn cho kết quả ổn định

• Nguyên tử hóa mẫu: là giai đoạn cuối cùng, là giai đoạn quyết định cường độ của vạch phổ. Giai đoạn này được thực hiện trong thời gian rât ngắn, thông thường từ 3-6 giây, rất it khi lên đến 8-10 giây, nhưng tốc độ tang nhiệt là rất lớn để đạt ngay tức khắc đến nhiệt độ nguyên tử hóa và thực hiện phép đo cường độ vạch phổ

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập phân tích hoá lý hiện đại (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w