1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hiệp định về thương mại dịch vụ (GATS – general agreement ontrade in services)

16 830 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 203 KB

Nội dung

Hiệp định về thương mại dịch vụ (GATS – general agreement ontrade in services)

Trang 1

MÔN KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

Tên đề tài:

HIỆP ĐỊNH VỀ THƯƠNG MẠI

DỊCH VỤ (GATS – General Agreement on

Trade in Services)

Nhóm: 15 Lớp: K09402B Giáo viên hướng dẫn : TS Trần Văn Đức

TP HỒ CHÍ MINH – THÁNG 11/2011

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI

DỊCH VỤ GATS 2

1 Mục đích và mục tiêu của GATS 2

2 Các nội dung cơ bản của GATS 2

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MỘT SỐ ĐIỀU CƠ BẢN TRONG GATS 3

I ĐIỀU 1: PHẠM VI VÀ ĐỊNH NGHĨA 3

II ĐIỀU 2: ĐỐI XỬ TỐI HUỆ QUỐC 4

III ĐIỀU 5: HỘI NHẬP KINH TẾ 4

IV ĐIỀU 8: ĐỘC QUYỀN VÀ CÁC NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ ĐỘC QUYỀN 7

V ĐIỀU 9: THÔNG LỆ KINH DOANH 9

VI ĐIỀU 11:CÁC KHOẢN THANH TOÁN VÀ CHUYỂN TIỀN NƯỚC NGOÀI 10

VII ĐIỀU 12: HẠN CHẾ ĐỂ BẢO VỆ CÁN CÂN THANH TOÁN 11

VIII ĐIỀU 17: ĐỐI XỬ QUỐC GIA 13

Chương I

Trang 3

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI

DỊCH VỤ (GATS)

1. Mục đích và mục tiêu của GATS:

 GATS – tên viết tắt của Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (Generals Agreement on Trade in Services) là một Hiệp định thuộc hệ thống WTO, ra đời năm

1995, qui định các nguyên tắc về thương mại dịch vụ

 Mục đích chính của GATS là tạo ra khuôn khổ pháp lí cho tự do hóa thương mại dịch vụ

 Mục tiêu của GATS: GATS được xây dựng nhằm đạt được các mục tiêu sau đây trong thương mại dịch vụ giữa các nước thành viên WTO:

_ Tạo ra một hệ thống các qui tắc thương mại quốc tế đáng tin cậy

_ Đảm bảo đối xử bình đẳng và công bằng với tất cả các bên tham gia( nguyên tắc không phân biệt đối xử)

_ Thúc đẩy các hoạt động kinh tế thông qua việc cam kết chính sách

_ Thúc đẩy thương mại và phát triển thông qua tự do hóa dần dần (tạo điều kiện để doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn, đặc biệt là khách hàng

ở nước khác)

2. Các nội dung cơ bản của GATS: GATS bao gồm 3 nhóm nội dung sau:

 Các nguyên tắc và qui định cơ bản điều chỉnh thương mại dịch vụ nói chung

 Các phụ lục về các điều kiện đặc biệt liên quan đến từng ngành dịch vụ cụ thể

 Các cam kết tự do hóa đối với từng ngành và phân ngành cụ thể nêu trong Biểu cam kết dịch vụ của từng nước thành viên

Chương II PHÂN TÍCH MỘT SỐ ĐIỀU CƠ BẢN TRONG GATS

Trang 4

I Điều 1: Phạm vi và định nghĩa

1 Hiệp định này áp dụng đối với các biện pháp tác động đến thương mại dịch vụ của các Thành viên

2 Theo Hiệp định này, thương mại dịch vụ được định nghĩa là việc cung cấp dịch vụ:

a) từ lãnh thổ của một Thành viên đến lãnh thổ của bất kỳ một Thành viên nào khác; b) trên lãnh thổ của một Thành viên cho người tiêu dùng dịch vụ của bất kì thành viên nào khác

c) bởi một người cung cấp dịch vụ của một Thành viên, thông qua sự hiện diện thương mại trên lãnh thổ của bất kỳ Thành viên nào khác;

d) bởi một người cung cấp dịch vụ của một Thành viên thông qua sự hiện diện thể nhân trên lãnh thổ của bất kỳ Thành viên nào khác;

3 Theo Hiệp định này:

a) “biện pháp của các Thành viên” là các biện pháp được áp dụng bởi:

 Chính quyền và các cơ quan có thẩm quyền trung ương, khu vực hoặc địa phương;

 Các cơ quan phi chính phủ trong việc thực thi quyền hạn được chính quyền trung ương, khu vực hoặc địa phương ủy quyền

Khi thực hiện các nghĩa vụ và cam kết theo Hiệp định này, mỗi Thành viên phải thực hiện những biện pháp hợp lý có thể để đảm bảo việc tuân thủ của chính quyền và các cơ quan có thẩm quyền khu vực, địa phương và các cơ quan phi chính phủ trên lãnh thổ của mình;

b) "Dịch vụ " bao gồm bất kỳ dịch vụ nào trong tất cả cáclĩnh vực, trừ các dịch vụ được cung cấp để thi hành thẩm quyền của chính phủ;

c) " Các dịch vụ được cung cấp để thi hành thẩm quyền của chính phủ" là bất kỳ dịch

vụ nào được cung cấp không trên cơ sở thương mại, và cũng không trên cơ sở cạnh tranh với một hoặc nhiều nhà cung cấp dịch vụ

II Điều 2: Đối xử tối huệ quốc:

Trang 5

Đối với bất kỳ biện pháp nào thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định này, mỗi Thành viên phải ngay lập tức và không điều kiện dành cho dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ của bất kỳ Thành viên nào khác, sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà Thành viên đó dành cho dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ tương tự của bất kỳ nước nào khác

III Điều 5: Hội nhập kinh tế

1 Hiệp định này không ngăn cản bất kỳ Thành viên nào gia nhập hoặc ký kết một Hiệp định tự do hóa thương mại dịch vụ giữa hai hoặc nhiều Thành viên, với điều kiện là hiệp định đó:

a) Có phạm vi thuộc về lĩnh vực chủ yếu (1), và

b) Không quy định hoặc xóa bỏ mọi sự phân biệt đối xử giữa hai hoặc nhiều bên, theo tinh thần của Điều XVII, trong những lĩnh vực được nêu tại điểm (a), thông qua:

 Xóa bỏ những biện pháp phân biệt đối xử hiện có, và/hoặc

 Cấm những biện pháp phân biệt đối xử mới hoặc áp dụng thêm các biện pháp này

dù là tại thời điểm hiệp định đó có hiệu lực hoặc trên cơ sở một lộ trình hợp lý, ngoại

trừ những biện pháp được phép áp dụng theo các Điều XI, XII, XIV và XIV bis

2 Khi đánh giá xem các điều kiện nêu tại điểm 1 (b) có được đáp ứng không, có thể xem xét mối quan hệ giữa hiệp định với tiến trình hội nhập kinh tế hoặc tự do hóa thương mại rộng hơn giữa các nước liên quan

3 (a) Trong trường hợp những nước đang phát triển là thành viên của một hiệp định thuộc loại nêu tại khoản 1, thì những điều kiện nêu tại khoản 1, đặc biệt là những điều kiện liên quan tới điểm (b) của khoản này, , có thể được xem xét một cách linh hoạt phù hợp với trình độ phát triển của những nước liên quan, cả về tổng thể, trong từng lĩnh vực

và tiểu lĩnh vực

(b) Cho dù có các quy định tại khoản 6, trong trường hợp một hiệp định thuộc loại nêu tại khoản 1 chỉ liên quan đến các nước đang phát triển thì sự đối xử thuận lợi hơn có thể dành cho các pháp nhân thuộc sở hữu hoặc kiểm soát của các thể nhân thuộc các bên tham gia hiệp định này

4 Bất kỳ hiệp định nào nêu tại khoản 1 sẽ được xây dựng nhằm tạo thuận lợi cho thương mại giữa các bên tham gia hiệp định và không tạo ra mức trở ngại chung cao hơn mức đã áp dụng trước khi các hiệp định đó được ký kết trong thương mại dịch vụ với bất

Trang 6

kỳ Thành viên nào không tham gia hiệp định, dù trong từng ngành hoặc phân ngành dịch vụ

5 Khi ký kết, mở rộng hoặc sửa đổi cơ bản bất kỳ hiệp định nào nêu tại khoản 1, Thành viên có ý định rút lại hoặc sửa đổi cam kết cụ thể trái với các cam kết đã nêu tại Danh mục của mình, thì Thành viên đó phải thông báoít nhất 90 ngày trước khi rút lại hoặc sửa đổi, và sẽ áp dụng các thủ tục quy định tại khoản 2, 3 và 4 của Điều XXI

6 Nhà cung cấp dịch vụ của bất kỳ Thành viên nào khác, là pháp nhân thành lập theo luật pháp của một bên tham gia một Hiệp định nêu tại khoản 1 được hưởng sự đối xử theo Hiệp định nói trên, với điều kiện là nhà cung cấp dịch vụ đó có hoạt động kinh doanh đáng kể trên lãnh thổ của các bên tham gia hiệp định này

7 (a) Thành viên là các Bên tham gia vào bất kỳ hiệp định nào nêu tại khoản 1 phải ngay lập tức thông báo về các hiệp định đó và về bất kỳ sự mở rộng nào hoặc bất kỳ sửa đổi cơ bản nào của hiệp định này cho Hội đồng Thương mại Dịch vụ Khi Hội đồng yêu cầu, các Thành viên đó phải cung cấp ngay các thông tin liên quan Hội đồng có thể thành lập một nhóm công tác để xem xét hiệp định này hoặc mở rộng hoặc sửa đổi của hiệp định và báo cáo với Hội đồng về sự phù hợp của hiệp định đó với Điều này

(b) Các Thành viên là các bên tham gia vào bất kỳ hiệp định nào nêu tại khoản 1 thực hiện trên cơ sở một lịch trình, thì Thành viên đó phải báo cáo định kỳ cho Hội đồng Thương mại Dịch vụ về việc thực hiện hiệp định nói trên Trong trường hợp xét thấy cần thiết, Hội đồng có thể thành lập ban công tác để xem xét các báo cáo đó

(c) Trên cơ sở báo cáo của ban công tác nêu tại điểm (a) và (b), Hội đồng có thể đưa ra khuyến nghị với các bên, nếu xét thấy phù hợp

8 Một Thành viên là bên tham gia bất kỳ hiệp định nào nêu tại khoản 1 không được yêu cầu đền bù đối với những quyền lợi thương mại mà bất kỳ một Thành viên nào khác

có được từ hiệp định đó

Chú thích: ( 1 ) Điều kiện này được hiểu theo số các ngành, kim ngạch thương mại chịu tác động và các hình thức cung cấp Để đáp ứng được điều kiện này, các hiệp định

sẽ không được đưa ra suy diễn loại trừ về bất kỳ một hình thức cung cấp nào.

VÍ DỤ:

_ Mỹ đã có thêm FTA song phương với Singapore và Chi-lê (năm 2003)

Trang 7

_ Nhật Bản lần đầu tiên ký một FTA đầy đủ với Singapore vào năm 2002, sau đó là với một loạt các nước ASEAN khác và hiện đang đàm phán FTA song phương với Việt Nam và Thụy Sỹ

Nhật Bản đã ban hành Hiệp định mậu dịch tự do (FTA) đầu tiên của mình vào tháng

11 năm 2002 với Singapore Tên chính thức của hiệp định này và Hiệp định giữa Nhật Bản và nước Cộng hoà Singapore vì một Đối tác Kinh tế trong Thời đại Mới hoặc Hiệp định Đối tác Kinh tế Nhật Bản - Singapore (JSEPA) JSEPA và một hiệp định đối tác kinh tế toàn diện (EPA), bao gồm không chỉ việc loại bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, hoặc những yếu tố truyền thống của FTA, mà còn gồm việc tự do hoá đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), thuận lợi hoá thương mại và FDI, hợp tác kinh tế và công nghệ trong khá nhiều lĩnh vực như phát triển nguồn nhân lực, công nghệ thông tin liên bạc (ICT), các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), du lịch và các lĩnh vực khác Cả Nhật Bản lẫn Singapore đều nhận thức được tầm quan trọng của hiệp định toàn diện bao gồm nhiều lĩnh vực, để tác động đáng kể đến các hoạt động kinh tế trong một môi trường kinh

tế quốc tế đang xuất hiện, trong đó không chỉ hàng hoá, mà cả con người, nguồn vốn, và thông tin đều vượt qua biên giới một cách tự do

IV Điều VIII - Độc quyền và các nhà cung cấp dịch vụ độc quyền

1 Mỗi thành viên đảm bảo rằng bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ độc quyền nào trên lãnh thổ của mình không hành động trái với các nghĩa vụ của Thành viên đó theo quy định tại điều II và các cam kết cụ thể, khi cung cấp dịch vụ độc quyền trên thị trường liên quan

2 Nếu một nhà cung cấp dịch vụ độc quyền cạnh tranh, trực tiếp hoặc thông qua các công ty trực thuộc trong việc cung cấp dịch vụ ngoài phạm vi độc quyền của mình và thuộc các cam kết cụ thể của Thành viên đó, thì thành viên đó sẽ đảm bảo rằng nhà cung cấp dịch vụ sẽ không lạm dụng vị trí độc quyền của họ để tiến hành hoạt động trái với các cam kết trên lãnh thổ của thành viên đó

3 Theo yêu cầu của một thành viên có lý do để tin rằng một người cung cấp dịch vụ độc quyền của bất kì một thành viên nào khác đang hành động không phù hợp với Dịch

vụ có thể yêu cầu Thành viên đã thành lập, duy trì hoặc cho phép người cung cấp dịch vị này thông báo những thông tin cụ thể về các hoạt động liên quan

4 Kể từ ngày Hiệp định WTO có hiệu lực, nếu một Thành viên cho phép độc quyền

về cung cấp một dịch vụ trong danh mục cam kết cụ thể, thì Thành viên đó phải thông báo cho Hôi đồng Thương mại Dịch vụ chậm nhất là ba tháng trước khi dự kiến thực hiện việc cho phép độc quyền và sẽ áp dụng các quy định tại các khoản 2, 3, 4

Trang 8

5 Các quy định của Điều này cũng được áp dụng đối với các trường hợp của người cung cấp dịch vụ độc quyền, trong trường hợp Một Thành viên, chính thức hoặc thực tế, (a) cho phép hoặc thành lập một số lượng nhỏ những người cung cấp dịch vụ và (b) hạn chế đáng kể sự cạnh tranh giữa những người cung cấp đó trên lãnh thổ của mình

VÍ DỤ:

Vụ việc xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán nhiên liệu hàng không giữa công ty xăng dầu hàng không Việt Nam ( Vinapco) và công ty cổ phần hàng không pacific Airline (PA) – nay là JPA Theo hợp đồng mua bán nhiên liệu hàng không JET

A-1 số 34/PA ngày 3A-1/A-12/2007 giữa Vinapco và PA, hai bên thỏa thuận mức phí cung ứng nhiên liệu là 593.000 đồng/ tấn tại thời điểm ký kết; khi có sự cố về mức phí cung ứng, Vinapco có trách nhiệm thông báo cho PA bằng văn bản qua đường fax; mọi sửa đổi bổ sung hợp đồng đều phải được hai bên thỏa thuận bằng văn bản có chữ ký của người thẩm quyền; khi có tranh chấp, các bên phải giải quyết thông qua thương lượng, trường hợp thương lượng không thành sẽ đưa ra giải quyết tại Tòa Kinh tế thuộc tòa án nhân dân Lý

do duy nhất để Vinapco có thể ngừng thực hiện hợp đồng đã giao kết là khi PA chậm thanh toán quá 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bảng kê của Vinapco

Đầu tháng 3/2008, do ảnh hưởng bởi biến động giá xăng dầu thế giới nên Vinapco đã

có công văn số 446/XDHK-KDXNK mời đại diện của PA đến họp để xác định lại mức cung ứng mới Việc thương lượng diễn ra bằng các cuộc họp và công văn trao đổi qua lại giữa Vinapco và PA Tuy nhiên, cả hai bên đều chưa có sự đồng thuận về mức phí mới Trong quá trình thương lượng, Vinapco đã có công văn số 512/XDHK-VPĐN gửi PA ngày 20/3/2008 thông báo: (1) Từ 01/4/2008, mức phí cung ứng nhiên liệu bay sẽ là 750.000 đồng/tấn;(2) từ 01/7/2008, hai bên sẽ căn cứ vào giá nhiên liệu thế giới để điều chỉnh mức phí cung ứng cho phù hợp Trong các cuộc họp và các văn bản gửi Vinapco,

PA bày tỏ quan điểm và thừa nhận việc tăng phí cung ứng khi chi phí thị trường tăng là hợp lý, nhưng yêu cầu phí cung ứng phải bình đẳng giữa các hãng hàng không nội địa, cụ thể là giữa PA và Tổng công ty hàng không Việt Nam(VNA)

Do không đạt được thỏa thuận về mức phí mới, ngày 28/3/2008 có công văn số 560/XDHK-KDNXK gửi PA qua đường fax yêu cầu PA chấp nhận bằng văn bản mức phí cung ứng mới là 750.000đồng/tấn trước ngày 31/3/2008 Trường hợp Vinapco không nhận được trả lời bằng văn bản theo thời hạn trên, Vinapco sẽ dừng cung ứng nhiên liệu cho mọi chuyến bay của PA cho đến khi PA chấp thuận

Ngày 31/3/2008, Vinapco có công văn số 570/XDHK-KDXNK gửi PA thông báo ngừng tra nạp nhiên liệu cho mọi chuyến bay của PA từ 0h00 ngày 1/4/2008

Trang 9

Qua vụ việc trên ta có thể thấy hành vi ngừng cung ứng nhiên liệu đã làm cho hoạt động kinh doanh của PA bị đình trệ, uy tín của doanh nghiệp này bị tổn thương trước khách hàng Về thiệt hại vật chất, mặc dù chưa có số liệu chính thức, song bằng những diễn biến thực tế của vụ việc, có thể nhận thấy rằng Pa đã phải gánh chịu những khoản thiệt hại do phải trả tiền chậm chuyến cho hành khách đã mua vé máy bay trong ngày 01/4/2008, các khoản lợi nhuận có thể thu được từ các chuyến bay bị đình chuyến Hành

vi của Vinapco đã bóp méo tình trạng cạnh tranh trên thị trường vận chuyển hành khách bằng máy bay giữa PA và VNA Trong bối cảnh Vinapco là doanh nghiệp trực thuộc VNA, thì hành vi này đã tạo ra nghi vấn rằng đã có chiến lược chèn ép đối thủ cạnh tranh Trong quyết định xử lý vụ việc, Hội đồng xử lý đã mạnh dạn bình luận rằng việc PA bị ngừng cung cấp nhiên liệu bay sẽ dẫn đến hậu quả là hủy bỏ cạnh tranh trên thị trường vận chuyển hành khách bằng máy bay Vào thời điểm xung quanh tháng 04/2008, chỉ có

PA và VNA đang trực tiếp cạnh tranh trên thị trường hành khách bằng máy bay

Hành vi của Vinapco còn gây thiệt hại cho người tiêu dùng Người tiêu dùng đã mua

vé của PA bị lỡ chuyến Nguy hiểm hơn nếu PA bị ngừng hoạt động, người tiêu dùng sẽ

ít lựa chọn hơn trong việc di chuyển bằng hàng không nội địa, sẽ bị hạn chế khả năng di chuyển khi nhà cung cấp còn lại bị quá tảiảnh hưởng đến doanh thu của hàng không nội địa( dịch vụ hàng không bị thất thu và quá tải)  hạn chế thương mại dịch vụ

V ĐiỀU IX - Thông lệ kinh doanh

1 Các Thành viên thừa nhận rằng việc hành nghề kinh doanh nhất định của các nhà cung cấp dịch vụ, trừ những thông lệ được nêu tại Điều VIII, có thể hạn chế sự cạnh tranh

và qua đó hạn chế thương mại dịch vụ

2 Khi có yêu cầu của Thành viên khác, một Thành viên phải tham gia quá trình tham vấn để xoá bỏ những thông lệ nêu tại khoản 1 Thành viên này phải xem xét các yêu cầu một cách đầy đủ cảm thông và sẽ hợp tác thông qua việc cung cấp những thông tin không phổ biên có liên quan tới vấn đề đã được công bố công khai Thành viên được yêu cầu cũng phải cung cấp các thông tin khác sẵn có cho Thành viên yêu cầu theo pháp luật của mình và theo thỏa thuận thoả đáng về việc Thành viên yêu cầu phải đảm bảo tính bảo mật thông tin đó

VÍ DỤ

Trong vụ Japan – Film, hệ thống phân phối độc quyền nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh của Fuji đã ngăn cản sự thâm nhập của Kodak vào thị trường phim và giấy làm ảnh

ở Nhật Bản Kodak đã khiếu nại hành vi này lên Đại diện Thương mại Mỹ Sau đó, Mỹ

Trang 10

đã khởi kiện Nhật Bản trước WTO,với lập luận rằng Nhật Bản đã áp dụng, duy trì một số quy định và biện pháp ảnh hưởng đến việc phân phối và bán các sản phẩm phim và giấy ảnh Mỹ cho rằng, những biện pháp đó làm triệt tiêu hoặc suy giảm lợi ích thương mại Ban hội thẩm lập luận rằng, để giành thắng lợi trong tranh chấp khiếu kiện các biện pháp của một chính phủ dù chúng không vi phạm pháp luật WTO, nguyên đơn phải chứng minh được cả ba điều kiện: (i) hành vi hạn chế cạnh tranh của doanh nghiệp (trong vụ việc này là của Fuji) phát sinh do tác động từ các biện pháp của chính phủ (Nhật Bản); (ii) các biện pháp đó liên quan tới những lợi ích có thể dự đoán trước từ những nhượng

bộ thuế quan (giữa Mỹ và Nhật Bản trong khuôn khổ WTO); (iii) lợi ích mà quốc gia khiếu kiện (Mỹ) được hưởng trên thực tế đã bị mất đi hay giảm sút do biện phápcủa quốc gia bị kiện (Nhật Bản) Tuy nhiên, Mỹ đã không thành công trong việc chứng minh rằng, các biện pháp của Chính phủ Nhật Bản đã tạo nên trong thực tế hệ thống phân phối độc quyền đối với phim và giấy ảnh trên thị trường Nhật Bản

VI Điều 11 - Các khoản thanh toán và chuyển tiền ra nước ngoài

1 Một thành viên không được áp dụng những hạn chế đối với việc chuyển tiền quốc

tế và thanh toán các giao dịch vãng lai liên quan tới các cam kết cụ thể Trừ trường hợp cán cân thanh toán gặp khó khăn thì khi đó một số hạn chế sẽ được áp dụng mang tính tạm thời căn cứ vào các điều kiện cụ thể

2 Các quy định của Hiệp định này không ảnh hưởng tới quyền và nghĩa vụ của các thành viên Quỹ tiền tệ quốc tế theo Điều lệ của Quỹ, gồm cả việc sử dụng các hoạt động ngoại hối phù hợp với Điều lệ, với điều kiện Thành viên đó không áp đặt các hạn chế đối với bất kỳ giao dịch vốn nào trái với các cam kết cụ thể liên quan đến giao dịch này, trừ trường hợp được quy định tại Điều XII hoặc theo yêu cầu của Quỹ

VÍ DỤ: Pháp lệnh ngoại hối Việt Nam quy định:

_ Điều 6 Tự do hoá đối với giao dịch vãng lai Tất cả các giao dịch thanh toán và chuyển tiền đối với giao dịch vãng lai giữa người cư trú và người không cư trú được

tự do thực hiện

_ Điều 14 Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài Người cư trú là tổ chức tín dụng được chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Người cư trú là tổ chức kinh tế, cá nhân và các đối tượng khác được phép đầu tư ra nước ngoài phải mở một tài khoản ngoại tệ tại một tổ chức tín dụng được phép và đăng ký với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để đầu tư phải được thực hiện thông qua tài khoản này

Ngày đăng: 03/09/2015, 23:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w