ẢNH HƯỞNG CỦA THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG ĐỐI NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nhóm thực hiện: Hà Thị Thu Hằng K064011567 Nguyễn Thị Bích Liên K064010035 Giáo viên hướng dẫn: Ths. Trần Hùng Sơn I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong nền kinh tế thị trường, thông tin giữ một vai trò vô cùng quan trọng, nó là nguồn lực thiết yếu để quyết định sự thành công hay thất bại của các chủ thể trong nền kinh tế. Thông tin bất cân xứng (TTBCX) là một trong những khuyết tật gây ra sự thất bại và tính phi hiệu quả của thị trường. Đặc biệt ở Việt Nam, thị trường chứng khoán còn non trẻ, tính hiệu quả còn ở dạng yếu do đó các quyết định đầu tư, tài trợ, phân phối vốn của doanh nghiệp hay của nhà đầu tư đều dựa trên nền tảng thông tin. Kể từ khi thành lập cho đến nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua rất nhiều giai đoạn thăng trầm, điều này được biểu hiện rõ nhất qua sự biến động của chỉ số VN-Index. Nếu trong phiên giao dịch đầu tiên ngày 28/7/2000, VN-Index ở mức 100 điểm thì vào ngày 13/03/2007 VN-Index là 1170 điểm tăng hơn 11 lần so với ngày gốc và giai đoạn từ cuối năm 2006 đến đầu năm 2007 có thể được coi là “giai đoạn vàng” của chứng khoán Việt Nam. Năm 2006 là giai đoạn sốt nóng, khi phiên giao dịch đầu năm mới có 304 điểm, thì đến ngày 25/4 đã vọt lên đỉnh điểm 632,69 điểm. Bắt đầu từ cuối tháng 5/2006, chỉ số VN-Index lại “lao xuống” còn khoảng 500 điểm. Thị trường chứng khoán 6 tháng đầu năm 2007 phát triển đi lên, VN-Index “bứt phá” ngoạn mục, với đồ thị đi lên gần như thẳng đứng, từ đầu tháng 1 đến giữa tháng 3 năm 2007, VN-Index tăng đến trên 55% và đã đạt ở mức kỷ lục 1.174,22 điểm. Sau đó là giai đoạn điều chỉnh mạnh từ giữa tháng 3 đến cuối tháng 4/2007, VN-Index tụt dốc đến trên 20% và phục hồi từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 6/2007 với mức tăng trưởng khoảng 15%. Đến cuối tháng 7/2007, VNIndex dao động xung quanh ngưỡng 1.000 điểm. Từ cuối năm 2007 đến nay, VN-Index sụt giảm liên tiếp nếu tăng thì tăng rất nhẹ.
ẢNH HƯỞNG CỦA THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG ĐỐI NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nhóm thực hiện: Hà Thị Thu Hằng K064011567 Nguyễn Thị Bích Liên K064010035 Giáo viên hướng dẫn: Ths. Trần Hùng Sơn I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong nền kinh tế thị trường, thông tin giữ một vai trò vô cùng quan trọng, nó là nguồn lực thiết yếu để quyết định sự thành công hay thất bại của các chủ thể trong nền kinh tế. Thông tin bất cân xứng (TTBCX) là một trong những khuyết tật gây ra sự thất bại và tính phi hiệu quả của thị trường. Đặc biệt ở Việt Nam, thị trường chứng khoán còn non trẻ, tính hiệu quả còn ở dạng yếu do đó các quyết định đầu tư, tài trợ, phân phối vốn của doanh nghiệp hay của nhà đầu tư đều dựa trên nền tảng thông tin. Kể từ khi thành lập cho đến nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua rất nhiều giai đoạn thăng trầm, điều này được biểu hiện rõ nhất qua sự biến động của chỉ số VN-Index. Nếu trong phiên giao dịch đầu tiên ngày 28/7/2000, VN-Index ở mức 100 điểm thì vào ngày 13/03/2007 VN-Index là 1170 điểm tăng hơn 11 lần so với ngày gốc và giai đoạn từ cuối năm 2006 đến đầu năm 2007 có thể được coi là “giai đoạn vàng” của chứng khoán Việt Nam. Năm 2006 là giai đoạn sốt nóng, khi phiên giao dịch đầu năm mới có 304 điểm, thì đến ngày 25/4 đã vọt lên đỉnh điểm 632,69 điểm. Bắt đầu từ cuối tháng 5/2006, chỉ số VN-Index lại “lao xuống” còn khoảng 500 điểm. Thị trường chứng khoán 6 tháng đầu năm 2007 phát triển đi lên, VN-Index “bứt phá” ngoạn mục, với đồ thị đi lên gần như thẳng đứng, từ đầu tháng 1 đến giữa tháng 3 năm 2007, VN-Index tăng đến trên 55% và đã đạt ở mức kỷ lục 1.174,22 điểm. Sau đó là giai đoạn điều chỉnh mạnh từ giữa tháng 3 đến cuối tháng 4/2007, VN-Index tụt dốc đến trên 20% và phục hồi từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 6/2007 với mức tăng trưởng khoảng 15%. Đến cuối tháng 7/2007, VNIndex dao động xung quanh ngưỡng 1.000 điểm. Từ cuối năm 2007 đến nay, VN-Index sụt giảm liên tiếp nếu tăng thì tăng rất nhẹ. Các nhà đầu tư tham gia trên thị trường chứng khoán có thể được phân thành hai loại là nhà đầu tư cá nhân (ở đây ta chỉ xét nhà đầu tư trong nước mà không xét nhà đầu tư nước ngoài) và nhà đầu tư có tổ chức. Đa số nhà đầu tư cá nhân thường đầu tư ngắn hạn theo kiểu “lướt sóng” có nghĩa là họ đầu tư nhằm hưởng những lợi ích từ chênh lệch giá (đầu cơ) chứ không phải mục đích chính là hưởng cổ tức. Nhà đầu tư cá nhân rất ít khi nghiên cứu kỹ tình hình hoạt động và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp. Động cơ mua bán thường theo xu hướng của thị trường và luôn đi ngược lại so với nhà đầu tư dài hạn, giá cổ phiếu càng tăng thì càng mua, càng giảm thì càng bán. Đây là dấu hiệu của tâm lý hay hành vi bầy đàn. Những nhà đầu tư ngắn hạn này rất nhạy cảm với thông tin (do họ chưa có kinh nghiệm đầu tư vì thị trường chứng khoán Việt Nam còn non trẻ) hầu như các thông tin mà họ có được là từ báo chí, truyền hình hay có cả những thông tin “nội gián”, thông tin ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của họ. Sự biến động chỉ số VN-Index của thị trường chứng khoán là kết quả của rất nhiều yếu tố, trong đó yếu tố bất đối xứng thông tin giữa nhà đầu tư và công ty niêm yết là một trong những nguyên nhân gây ra sự biến động lớn này. Nhìn nhận những diễn biến bất thường của VN-Index nếu bỏ qua hành vi tâm lý bầy đàn chúng ta có thể thấy được rằng thông tin bất cân xứng giữa các nhà đầu tư và các công ty niêm yết là nguyên nhân khiến cho việc mua vào và bán ra cố phiếu ào ạt mà không cần biết đó có phải là một “cổ phiếu tốt” hay không. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng sự biến động của chỉ số VN-Index một phần là do thông tin bất cân xứng mà cụ thể ở đây đó là thông tin bất cân xứng có ảnh hưởng trực tiếp tới hành vi lựa chọn cổ phiếu của nhà đầu tư. Xuất phát từ thực tế trên, với mong muốn vận dụng những kiến thức đã học, chúng tôi chọn đề tài “Ảnh hưởng của thông tin bất cân xứng đối nhà đầu tư cá nhân trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh” để tiến hành nghiên cứu. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Chúng tôi thực hiện đề tài với mục tiêu sau: Nghiên cứu những lý luận cơ bản về vấn đề thông tin bất cân xứng trên thị trường chứng khoán Đánh giá thực trạng thông tin bất cân xứng hiện nay và mức độ ảnh hưởng của nó đối với hành vi lựa chọn cổ phiếu của nhà đầu tư cá nhân Đề xuất và gợi ý những giải pháp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của thông tin bất cân xứng đối với nhà đầu tư. Để phù hợp với mục tiêu đặt ra, chúng tôi sẽ đi trả lời những câu hỏi sau: Thực trạng thông tin bất cân xứng trên thị trường chứng khoán đang diễn ra như thế nào? Ảnh hưởng của thông tin bất cân xứng đối với nhà đầu tư ở mức độ nào? Nhân tố nào có tác động mạnh tới mức độ bất đối xứng thông tin giữa nhà đầu tư và các công ty niêm yết? Những hậu quả tiêu cực mà thông tin bất cân xứng gây ra cho nhà đầu tư? Giải pháp cho vấn đề này? III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI Đối tượng: nhà đầu tư cá nhân, công ty niêm yết và mức độ ảnh hưởng của thông tin bất cân xứng tới hai đối tượng này Phạm vi: Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh Giả thiết: (1) khi nói đến nhà đầu tư thì mặc định đó là nhà đầu tư cá nhân, (2) khi phân tích một yếu tố thì các yếu tố còn lại coi như không đổi. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài là cả phương pháp định tính, phương pháp phân tích tổng hợp lý thuyết kết hợp với phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng và tác động của thông tin bất cân xứng đối với nhà đầu tư nhà đầu tư cá nhân. Phương pháp định tính được sử dụng trong việc nhận xét và đánh giá mức độ ảnh hưởng của thông tin bất cân xứng Nguồn số liệu thu thập: Nguồn số liệu sơ cấp: các bảng câu hỏi khảo sát ảnh hưởng của thông tin bất cân xứng đối với nhà đầu tư. Nguồn số liệu thứ cấp: các tài liệu có liên quan đến đề tài. V. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1.1 Cơ sở lý luận về thị trường chứng khoán và tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam 1.1.1 Cơ sở lý thuyết về thị trường chứng khoán - Các khái niệm về thị trường chứng khoán - Phân loại thị trường chứng khoán: - Các nguỵên tắc hoạt động cơ bản của thị trường chứng khoán. - Chức năng của thị trường chứng khoán - Phân loại thị trường chứng khoán: - Các nguỵên tắc hoạt động cơ bản của thị trường chứng khoán. - Chức năng của thị trường chứng khoán - Thành phần tham gia thị trường chứng khoán 1.1.2 Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam 1.2 Cơ sở lý thuyết về thông tin bất cân xứng Giới thiệu sơ lược về sự hình thành lý thuyết thông tin bất cân xứng G.A. Akerlof (1970), Michael Spence (1973), Joseph Stiglitz (1975) là 3 nhà kinh tế nổi tiếng trên thế giới với những công trình nghiên cứu về thông tin bất cân xứng. G.A.Akerlof là người đầu tiên giới thiệu về lý thuyết thông tin bất cân xứng với việc tiến hành nghiên cứu tình huống mua bán trên thị trường xe ô tô dùng rồi. Michael Spence tiếp tục phát triển lý thuyết của G.A.Akerlof trên thị trường lao động.Và Joseph Stiglitz với cơ chế sàng lọc ông đã phát triển lý thuyết của Michael Spence về thông tin bất cân xứng trên những thị trường khác. Nhờ công trình này mà họ được nhận giải Nobel về kinh tế năm 2001.Họ đã đưa ra một cách giải thích mang tính tổng quát và mở rộng lý thuyết nhằm lý giải về sự tồn tại thông tin bất cân xứng trên thực tế. Các khái niệm về thông tin bất cân xứng 1) “Thông tin bất cân xứng là tình trạng xuất hiện trên thị trường khi một bên nào đó tham gia vào giao dịch trên thị trường có được thông tin đầy đủ hơn bên kia về các đặc tính của sản phẩm đang được giao dịch”. (Nguồn Phạm Đức Chính, 2009) 2) “Thông tin bất cân xứng là tình trạng trong một giao dịch có một bên có thông tin đầy đủ hơn và tốt hơn so với bên còn lại”.(Nguồn Vũ Thành Tự Anh, 2008) 3) “Tình trạng thông tin không tương xứng có khi một số người có được thông tin nhiều hơn một số người khác” (Nguồn Robert S.Pindyck và Daniel L.Rubinfeld, 1999 ) Hậu quả của thông tin bất cân xứng Hậu quả của thông tin bất cân xứng gây ra thể hiện ở ba vấn đề chính: • Sự lựa chọn ngược ( Lựa chọn bất lợi ) ( Adverse Selection – AS ) • Rủi ro đạo đức ( Tâm lý ỷ lại ) ( Moral Hazard – MH ) • Vấn đề người uỷ quyền người thừa hành ( Principal Agent – PA ) CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN 2.1 Vai trò của thông tin trên thị trường chứng khoán. 2.2 Các quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán 2.3 Thực trạng công bố thông tin theo quy định hiện hành - Vấn đề công bố thông tin từ phía công ty niêm yết hiện nay còn chậm chưa đúng thời gian qui định, nội dung công bố còn nhiều thiếu sót và không thường xuyên. - Có hiện tượng rò rỉ thông tin chưa được công khai hoặc không được phép công khai. - Một số phương tiện truyền thông cung cấp thông tin sai lệch, không đầy đủ. - Hiện tượng đầu cơ là khá phổ biến trên thị trường do đó những tin đồn thất thiệt, những tin tức truyền miệng gây ảnh hưởng lớn tới tâm lý nhà đầu tư là khá phổ biến - Mặc khác qua tham khảo nhiều bảng cáo bạch, nội dung công bố thông tin của nhiều công ty vẫn chưa được thống nhất và còn nhiều thiếu sót. - Thị trường chứng khoán chịu ảnh hưởng của tâm lý bầy đàn rất lớn, giá chứng khoán chưa phản ảnh được giá trị thực của công ty niêm yết và cũng chưa phản ảnh được thông tin từ phía doanh nghiệp (có những trường hợp thông tin công bố doanh nghiệp làm ăn rất tốt, nhưng giá vẫn đi xuống hoặc ngược lại). - Quá trình công bố thông tin theo luật định từ phía công ty niêm yết vẫn chưa thực hiện tốt, hiện vẫn còn rất nhiều trường hợp phải nhắc nhở do công bố trễ hoặc thậm chí bị phạt, một phần của hiện tượng này là do qui định xử phạt hiện nay chưa cao và một phần là do công ty niêm yết chưa có thói quen minh bạch thông tin. 2.4 Phân tích thực trạng và ảnh hưởng của thông tin bất cân xứng đối với nhà đầu tư 2.4.1 Vấn đề lựa chọn ngược ( Lựa chọn bất lợi ) ( Adverse Selection – AS ) Điều mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng mong muốn là lợi nhuận, đối với nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán lợi nhuận được thể hiện thông qua việc mua cổ phiếu giá thấp và bán với giá cao. Trên thị trường chứng khoán cũng vậy công ty niêm yết luôn nắm thế chủ động hơn so với nhà đầu tư. Cụ thể, căn cứ vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh và các hợp đồng kinh doanh, các công ty niêm yết sẽ biết rõ khả năng đạt được lợi nhuận kỳ vọng của mình là bao nhiêu nên các công ty này sẽ biết chắc chắn giá bán trên mỗi cổ phiếu đó bao nhiêu là hợp lý. Ngược lại, đối với các nhà đầu tư nguồn thông tin để họ xem xét trước khi đưa ra quyết định đầu tư của mình là từ các bản báo cáo tài chính, các bản cáo bạch mà chủ yếu là các chỉ số phản ánh khả năng sinh lợi ROE ( tỳ số sinh lợi trên vốn chủ sở hữu – Return on Asset), ROA ( tỷ số sinh lợi trên tổng tài sản – Return on Asset ), EPS ( Thu nhập trên mỗi cổ phần – Earning per share)…để đưa ra quyết định đầu tư của mình. Nhưng các công ty niêm yết hoàn toàn có thể sử dụng “các thủ thuật làm đẹp các báo cáo tài chính ( window dressing techniques)” – là các thủ thuật được các công ty sử dụng nhằm làm cho các báo cáo tài chính tốt hơn tình hình thực tế của công ty (Nguồn Eugene F.Brigham, Joel F.Houston, 2005 ). Vì thế rất khó cho nhà đầu tư để có thể biết được chứng khoán của công ty mình định đầu tư là tốt hay xấu. Khi thông tin là không cân xứng giữa các công ty niêm yết và nhà đầu tư, nhà đầu tư sẽ rất khó khăn khi lựa chọn cổ phiếu và rất có thể nhà đầu tư sẽ lựa chọn ngược Thông tin bất cân xứng gây ra sự lựa chọn bất lợi cho nhà đầu tư và làm giảm tính hiệu quả về phân bổ nguồn vốn của thị trường, Mặc dù thị trưòng là một phương thức tốt để tổ chức hoạt động kinh tế, nhưng trong thị trường cũng luôn tồn tại những khuyết tật làm cho thị trường tự nó thất bại trong việc phân bổ nguồn lực hiệu quả. Những công ty làm ăn hiệu quả và những nhà đầu tư thông minh hoàn toàn có thể nhận thấy được khuyết tật này của thị trường và họ không còn niềm tin vào thị trường chứng khoán, và vì thế thị trường chứng khoán có thể sẽ biến mất hoặc nếu còn tồn tại thì nó cũng sẽ không thể thực hiện tốt vai trò của mình Nghiên cứu của Nguyễn Thị Cành và Cộng sự (2008) đã chỉ ra rằng các nhân tố thông tin có tác động tới quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân trên Sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh. 2.4.2 Rủi ro đạo đức ( Tâm lý ỷ lại ) ( Moral Hazard – MH ) - Các nhà quản lý có thể quan tâm nhiều hơn đến tối đa hoá của cải của họ hơn là tối đa hoá của cải cho cổ đông hay tối đa hoá giá trị tài sản của công ty. Michael C. Jensen và William H Meckling đã nghiên cứu cổ điển về lý thuyết người đại diện (Agency theory) và chỉ ra rằng có sự xung đột và mâu thuẫn giữa mục tiêu cá nhân của nhà quản lý với mục tiêu tối đa hoá của cải của cổ đông, mâu thuẫn về lợi ích giữa các nhà quản lý và các cổ đông. - Do tính chất của đầu tư trên thị trường chứng khoán là đầu tư gián tiếp nên việc quản lý, giám sát vốn đầu tư của các nhà đầu tư phải thông qua một số người đại diện để điều hành công ty. Trong một cơ cấu doanh nghiệp thông thường, chủ sở hữu (người ủy quyền) thuê các nhà quản lý (người thừa hành) và trao cho họ một số quyền để điều hành doanh nghiệp. Thông thường, lương của một nhà quản lý không thay đổi tùy theo nỗ lực của anh ta dành cho lợi ích cao nhất của chủ sở hữu, đó là tối đa hóa giá trị tài sản cổ đông. Do đó, nhà quản lý không có động cơ để cố gắng đạt được mục đích này. Việc giá cổ phiếu của công ty tăng hay giảm không ảnh hưởng đến số tiền trả cho anh ta. Vấn đề này thường được đề cập đến như là “tâm lý ỷ lại”. Có nghĩa là khi đã ký được hợp đồng và nắm vai trò điều hành công ty thì người quản lý không quan tâm tới việc thực hiện nhiệm vụ mà các cổ đông đã yêu cầu trước đó. Vì họ là người điều hành công ty nên những thông tin về công ty họ biết rõ hơn là chủ sở hữu - người không trực tiếp điều hành công ty nên họ có ít thông tin hơn các nhà quản lý. Kết quả là người thừa hành có thể có các hành động không phục vụ cho lợi ích của chủ sở hữu…Vì vậy đôi khi mục tiêu của người đại diên công ty mâu thuẫn với mục tiêu của cổ đông và những người đại diện có thể làm lợi cho mình mà không quan tâm tới lợi ích của công ty. CHƯƠNG 3: GỢI Ý GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HẠN CHẾ VẤN ĐỀ THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG Xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu tốt Thành lập một tổ chức định mức tín nhiệm Đẩy mạnh vai trò các trung gian tài chính, các quỹ đầu tư chứng khoán Nâng cao vai trò của Hiệp hội kinh doanh chứng khoán trong việc bảo đảm tính minh bạch trên thị trường Kiến nghị đối với các nhà đầu tư Kiến nghị đối với các nhà quản lý thị trường chứng khoán