LÝ THUYẾT VỀ HỢP ĐỒNG Lê Mai Hương 1. Khái quát chung về hệ thống pháp luật hợp đồng Việt Nam Một trong những đặc thù của pháp luật hợp đồng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là trải qua nhiều giai đoạn với những định hướng khác nhau. Điểm lại lịch sử, có thể chia thành ba thời kỳ sau: Thời kỳ đầu tiên được tính từ trước cho tới ngày 30.6.1996, tức là trước ngày Bộ luật dân sự đầu tiên có hiệu lực (sau đây gọi là BLDS 1995). Thời kỳ thứ hai được tính từ ngày 1.7.1996 đến 31.12.2005, tức là khoảng thời gian BLDS 1995 có hiệu lực.Thời kỳ thứ ba được đánh mốc từ ngày 1.1.2006, tức là từ thời điểm Bộ luật dân sự sửa đổi có hiệu lực. 1.1Thời kỳ trước 30.6.1996 Trong thời kỳ này, khác với các hệ thống pháp luật trên thế giới, pháp luật Việt Nam có truyền thống phân biệt hai loại hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế. Sự phân biệt này gắn liền với việc tồn tại khái niệm ngành luật kinh tế với tư cách là một ngành luật độc lập. Nói như một luật gia, đây là một “sản phẩm riêng có của chủ nghĩa xã hội” 1 . Thực vậy, trong nền kinh tế kế hoạch hoá, quyền kinh doanh chỉ thuộc về hai loại chủ thể là các công ty nhà nước và các hợp tác xã (kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể) còn các cá nhân chỉ được phép tham gia các giao dịch phục vụ mục đích sinh hoạt tiêu dùng. Mặt khác, tính chất tài sản trong các quan hệ kinh tế chịu sự chi phối lớn của yếu tố tổ chức kế hoạch đến mức các quan hệ kinh tế không còn mối liên hệ chung với các quan hệ dân sự nữa. Điều đó khiến cho nhà làm luật thấy rằng cần phải có hai hệ thống pháp luật hợp đồng kinh tế và pháp luật hợp đồng dân sự độc lập nhau. Ở thời kỳ này, có thể kể đến hai văn bản pháp luật chính về hợp đồng là Pháp lệnh hợp đồng kinh tế (sau đây gọi là PLHĐKT) ban hành năm 1989 và Pháp lệnh hợp đồng dân sự ban hành năm 1991. Ngoài ra, trước khi có PLHĐKT, việc ký kết hợp đồng kinh tế dựa vào Nghị định 54-CP ngày 10.3.1975 ban hành Điều lệ về chế độ hợp đồng kinh tế. Mặc dù, kể từ năm 1986, Nhà nước chủ trương một nền kinh tế nhiều thành phần tức là thừa nhận quyền kinh doanh của các chủ thể ngoài quốc doanh nhưng việc phân định hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự vẫn là nguyên tắc chủ đạo và chủ yếu vẫn dựa trên tiêu chí mục đích của hợp đồng. Nếu một hoặc các bên tham gia hợp đồng nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng thì hợp đồng được coi là hợp đồng dân sự 2 . Đối với hợp đồng kinh tế, tiêu chí phân loại dựa trên 3 đặc điểm sau: 3 (i) Về chủ thể, hợp đồng kinh tế được ký kết giữa các nhóm chủ thể sau: giữa pháp nhân với pháp nhân; giữa pháp nhân với các chủ thể không có tư cách pháp nhân nhưng có đăng ký kinh doanh; giữa pháp nhân với những người làm công tác khoa học, kỹ thuật, nghệ nhân, hộ kinh tế gia đình, hộ nông 1 Hoàng Thế Liên, “Một số vấn đề về luật kinh tế trong bước chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường ở nước ta, Tập bài giảng dành cho các khoá đào tạo lại cán bộ pháp luật của Chính phủ theo Dự án ADB-TA No 2853-VIE, Phần thứ I và II, do Trường Đào tạo các chức danh Tư pháp (nay là Học viện Tư pháp) ấn hành năm 2000, trang 23. 2 Pháp lệnh hợp đồng dân sự, Điều 1. 3 PLHĐKT, các điều 1,2, 42,43; Häc viÖn T ph¸p, Sæ tay luËt s, NXB C«ng an nh©n d©n, 2004, trang 617. 1 dân, ngư dân cá thể; giữa pháp nhân và các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam. (ii) Về mục đích, hợp đồng kinh tế được ký kết nhằm tìm kiếm lợi nhuận (iii) Về hình thức, hợp đồng kinh tế phải được lập thành văn bản. 1.2Thời kỳ 1.7.1996 – 31.12.2005 Sự ra đời của BLDS 1995, tiếp theo đó là sự ra đời của Luật Thương mại 1997 làm cho các chế định về hợp đồng của Việt Nam trở nên rắc rối hơn bao giờ hết. Vấn đề gây tranh cãi liên quan đến mối quan hệ giữa các quy định về hợp đồng dân sự trong BLDS 1995 với các quy định về các loại hợp đồng khác như hợp đồng kinh tế, hợp đồng trong lĩnh vực thương mại, hợp đồng lao động Đây là một quan hệ ngang bằng hay là quan hệ chi phối ? Một số luật gia vẫn theo tư duy cũ coi hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế là hai lĩnh vực hoàn toàn độc lập 4 . Theo quan điểm này, luật kinh tế chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội trong hoạt động kinh doanh, vì vậy, cần những cơ chế riêng mà luật dân sự không đáp ứng được như việc các giao dịch kinh tế đòi hỏi phải được thực hiện nghiêm ngặt, các tranh chấp kinh tế phải được giải quyết nhanh chóng, và quan trọng hơn, vẫn cần có sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước trong một số lĩnh vực kinh tế then chốt 5 . Hệ quả pháp lý của quan niệm này là việc thẩm phán từ chối áp dụng các quy định của BLDS khi giải quyết các tranh chấp kinh tế. Một số luật gia khác tuy không thừa nhận chế định hợp đồng dân sự là chế định gốc nhưng chấp nhận việc “tham khảo” các quy định trong BLDS 1995 khi giải quyết các tranh chấp kinh tế 6 . Kết quả của quan điểm này là thẩm phán có quyền áp dụng hoặc từ chối áp dụng BLDS 1995 khi giải quyết các tranh chấp kinh tế. Quan điểm thứ ba khẳng định BLDS 1995 đóng vai trò là luật chung, chi phối các luật chuyên ngành khác 7 . Nói cách khác, các luật chuyên ngành không tồn tại độc lập mà nằm trong mối liên hệ với luật chung là luật dân sự. Quan điểm này hoàn toàn có cơ sở pháp lý. Rõ ràng, sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã làm biến mất yếu tố kế hoạch hoá của quan hệ kinh tế. Cho dù là giao dịch kinh tế hay giao dịch dân sự, thì những giao dịch này đều được xác lập trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, tự thỏa thuận và tự chịu trách nhiệm. Vì lẽ đó, "trong việc điều chỉnh quan hệ tài sản giữa các chủ thể bình đẳng, BLDS phải đóng vai trò là Bộ luật gốc quy định các nguyên tắc cơ bản. Các quy định pháp luật về thương mại, kinh tế chỉ là sự phát triển tiếp tục các nguyên tắc dân sự trong lĩnh vực thương mại, kinh tế" 8 . Chỉ trên cơ sở xây dựng được một bộ luật chung điều chỉnh các quan hệ xã hội thì mới tạo được tính thống nhất và rõ ràng trong quá trình xây dựng và áp dụng pháp luật, tránh tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với 4 Điều 394 BLDS 1995 khi định nghĩa về hợp đồng dân sự đã không hề nhắc tới mục đích sinh hoạt, tiêu dùng của hợp đồng dân sự nhưng lạ lùng là rất nhiều luật gia vẫn luụn quan niệm hợp đồng dân sự là hợp đồng có mục đích sinh hoạt tiêu dùng. 5 Hoàng Thế Liên, Bài đã dẫn, chú thích số 1, trang 25-26. 6 Trường Đào tạo các chức danh Tư pháp, Giáo trình Kỹ năng giải quyết các vụ án kinh tế, tập I, phần các chuyên đề, Hà Nội, NXB Công an nhân dân, 2001, trang 21. 7 Hoàng Thế Liên, "Sửa đổi, bổ sung BLDS Việt Nam, một yêu cầu bức xúc trước thềm của thế kỷ XXI", Tạp chí Thông tin khoa học pháp lý -Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, số 11+12/2001, trang 102. 8 Hoàng Thế Liên, Bài đã dẫn, chú thích số 7, trang 13. 2 thực tiễn pháp luật của các nước trên thế giới. Hiện nay, các giao lưu kinh tế- xã hội đã phát triển tới mức ranh giới giữa thương mại và dân sự dường như trở nên mờ nhạt. Vì vậy, nhiều nước đã từ bỏ việc phân biệt giao dịch thương mại với giao dịch dân sự, và ngay cả ở những nước còn truyền thống phân biệt giao dịch thương mại với giao dịch dân sự thì sự phân biệt này vẫn xuất phát từ một điểm gốc là luật dân sự, tức là các quan hệ thương mại chỉ là một dạng quan hệ dân sự chuyên biệt mà thôi. Cho nên, ý nghĩa lớn nhất của sự phân biệt chỉ là ở việc xây dựng hệ thống cơ quan tài phán chuyên biệt xét xử nhanh chóng các tranh chấp thương mại. 1.3 Thời kỳ từ 1.1.2006 Thời kỳ này được đánh dấu bằng sự ra đời của BLDS sửa đổi ngày 14.6.2005 (sau đây gọi là BLDS) và Luật Thương mại 2005 (sau đây gọi là LTM). Việc Quốc hội thông qua BLDS mới đã đặt dấu chấm hết cho tất cả các tranh cãi về mối quan hệ giữa pháp luật dân sự và pháp luật kinh tế, khẳng định sự thắng thế của quan điểm thứ ba trên đây. Điều 1 BLDS quy định rõ ràng rằng: “Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đỡnh, kinh doanh, thương mại, lao động”. Như vậy, kể từ nay về sau, khái niệm giao dịch dân sự không còn bị bó hẹp trong các giao dịch phục vụ mục đích sinh hoạt tiêu dùng nữa mà nhằm chỉ tất cả các giao dịch có tính chất tư, trong đó có các giao dịch kinh doanh thương mại hay lao động. Vì vậy, chế định hợp đồng dân sự trong BLDS phải được coi là chế định gốc, có quan hệ chi phối các chế định hợp đồng chuyên biệt khác. Nói cách khác, các nguyên tắc chung cho việc giao kết, thực hiện hợp đồng trong BLDS phải được áp dụng chung cho tất cả các loại hợp đồng, không phân biệt hợp đồng dân sự hay thương mại. Các đặc thù của quan hệ kinh doanh, thương mại hay lao động, nếu có, sẽ được điều chỉnh bởi những chế định chuyên biệt. Quan niệm này sẽ dẫn tới các hệ quả pháp lý sau: - Đối với một tranh chấp hợp đồng thuộc phạm vi điều chỉnh của luật chuyên ngành (thương mại, kinh doanh bảo hiểm, tín dụng, xây dựng…) thì sẽ áp dụng các quy định của luật chuyên ngành theo quy tắc “cái riêng phủ định cái chung”…; - Đối với những vấn đề luật chuyên ngành không quy định, sẽ áp dụng các quy định của luật chung. Thực tế, có rất nhiều quy định vắng bóng trong LTM đã được quy định chi tiết trong BLDS. Ví dụ, để xem xét hiệu lực của một giao dịch trong kinh doanh, thương mại (chẳng hạn, hợp đồng mua bán hàng hoá giữa hai thương nhân), phải nghiên cứu các điều luật của BLDS về giao dịch vô hiệu (các Điều từ 122 đến 138, Điều 410-411). Cũng cần lưu ý, trong mối tương quan với BLDS, LTM được coi là luật chuyên ngành, nhưng trong mối tương quan với các luật chuyên ngành khác (bảo hiểm, xây dựng, chứng khoán…), LTM lại được xem là luật chung trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại. Thực chất, nhà làm luật đã thay thế PLHĐKT bằng LTM vì phạm vi điều chỉnh của luật này bao trùm lên toàn bộ hoạt động thương mại bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích 3 sinh lợi khác 9 . Điều 4 của LTM quy định nguyên tắc áp dụng luật như sau: 1. Hoạt động thương mại phải tuân theo LTM và pháp luật có liên quan. 2. Hoạt động thương mại đặc thù được quy định trong luật khác thì áp dụng quy định của luật đó. 3. Hoạt động thương mại không được quy định trong LTM và trong các luật khác thì áp dụng quy định của BLDS. Cách diễn đạt này có thể dẫn đến sự hiểu lầm là các hoạt động thương mại đặc thù như xây dựng, chứng khoán, bảo hiểm… không chịu sự điều chỉnh của LTM hoặc chỉ những hoạt động thương mại nào không được mô tả trong LTM mới chịu sự điều chỉnh của BLDS. Tuy nhiên, LTM dành hẳn chương 7 gồm các điều từ 292 đến 319 để quy định về chế tài trong thương mại và giải quyết tranh chấp trong thương mại. Như vậy, khi có tranh chấp về một hợp đồng xây dựng hay một hợp đồng tín dụng giữa các thương nhân, LTM sẽ được áp dụng trong trường hợp pháp luật về xây dựng hay tín dụng không quy định một vấn đề nào đó. Chí ít ra, các quy định về chế tài trong thương mại sẽ được áp dụng. Trong trường hợp LTM không quy định về một vấn đề nào đó, ví dụ vấn đề các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, BLDS sẽ được áp dụng. 2. Khaí niệm hợp đồng - phân loại hợp đồng 2.1 Khái niệm hợp đồng Theo Điều 388 BLDS, hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên nhằm mục đích xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Như vậy, một hợp đồng phải xuất phát từ yếu tố thoả thuận nhưng không phải mọi thoả thuận đều là hợp đồng. Chỉ những thoả thuận làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự mới tạo nên quan hệ hợp đồng. Trên thực tế, những thoả thuận mang tính cách là sự giúp đỡ vô tư (ví dụ, cho đi nhờ xe) hay những thoả thuận mang tính cách xã giao (nhận lời mời đi dự tiệc hay đi chơi…) đều không phải là hợp đồng 10 . 2.2 Phân loại hợp đồng 2.2.1 Phân loại theo BLDS BLDS đưa ra một số cách phân loại sau: (i) Căn cứ vào mối liên hệ giữa quyền và nghĩa vụ của các bên, hợp đồng được chia thành hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ. Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà cả hai bên đều có nghĩa vụ. Đặc trưng của loại hợp đồng này là tính tương ứng giữa quyền của bên này và nghĩa vụ của bên kia. Ví dụ, trong hợp đồng mua bán hàng hoá, quyền của bên bán là nhận tiền và nghĩa vụ của bên bán là giao hàng, ngược lại, bên mua có nghĩa vụ trả tiền và có quyền nhận hàng. Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ, còn bên kia không phải thực hiện bất cứ nghĩa vụ gì, ví dụ như hợp đồng tặng cho tài sản. 9 LTM, Điều 1. 10 Phương Tây còn thừa nhận một trường hợp khác không tạo nên hợp đồng là những cam kết danh dự (les engagements d’honneur hay gentlmen agreement). Trái với các thoả thuận mang tính xã giao, những cam kết danh dự này có thể có nội dung giống như hợp đồng và cũng có động cơ kinh tế nhưng các bên cam kết thi hành trên danh dự chứ không đem sự việc ra trước pháp luật. 4 (ii) Căn cứ vào tính phụ thuộc về hiệu lực, hợp đồng được chia thành hợp đồng chính và hợp đồng phụ. Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính. Ví dụ, các bên có thể ký kết một hợp đồng khung về mua bán hàng hoá áp dụng cho một thời kỳ, sau đó bên mua gửi đơn đặt hàng cho bên bán. Các đơn đặt hàng có thể hiểu là các hợp đồng phụ và hiệu lực của nó phụ thuộc vào hợp đồng khung. Các giao dịch bảo đảm cũng thường được xem là hợp đồng phụ, tuy nhiên cần lưu ý, theo BLDS, việc hợp đồng chính vô hiệu sẽ không dẫn đến sự vô hiệu của các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng 11 . Ngoài ra, BLDS còn phân loại hợp đồng thành hợp đồng không có điều kiện và hợp đồng có điều kiện, hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba, hợp đồng mẫu. 2.2.2 Các cách phân loại khác Ngoài các cách phân loại mà BLDS quy định, học thuyết còn đưa ra nhiều cách phân loại khác. Dưới đây chỉ phân tích một số cách phân loại căn bản. (i) Căn cứ vào thời điểm phát sinh nghĩa vụ của các bên, hợp đồng được chia thành hợp đồng trọng thức, hợp đồng ưng thuận và hợp đồng thực tế. Hợp đồng trọng thức là hợp đồng mà hiệu lực của nó chỉ phát sinh vào thời điểm mà các bên đã hoàn tất các hình thức, thủ tục là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng ưng thuận là hợp đồng phát sinh hiệu lực khi các bên đã thoả thuận xong nội dung hợp đồng mà không cần tuân theo bất cứ thủ tục, hình thức nào. Hợp đồng thực tế là hợp đồng phát sinh hiệu lực tại thời điểm các bên chuyển giao cho nhau đối tượng hợp đồng. Học thuyết thường công nhận các hợp đồng gửi giữ tài sản, hợp đồng vay tài sản là những hợp đồng thực tế. BLDS không có quy định nào cho phép khẳng định các hợp đồng này là hợp đồng thực tế. Tuy nhiên, Điều 328 BLDS cho thấy hợp đồng cầm cố là một hợp đồng thực tế vì chỉ phát sinh hiệu lực kể từ thơì điểm chuyển giao tài sản cho bên cầm cố. (ii) Căn cứ vào tính chất có đi có lại về lợi ích của các bên, hợp đồng được chia thành hợp đồng có đền bù và hợp đồng không có đền bù Hợp đồng có đền bù là hợp đồng trong đó mỗi bên chủ thể sau khi đã thực hiện cho bên kia một lợi ích sẽ nhận được từ bên kia một lợi ích tương xứng. Hầu hết các giao dịch dân sự đều mang tính chất đền bù. Hợp đồng không có đền bù là hợp đồng trong đó một bên nhận được từ bên kia một lợi ích nhưng không phải đền bù cho bên kia bất kỳ lợi ích nào, ví dụ như hợp đồng tặng cho tài sản, hợp đồng mượn tài sản. Thông thường, đối với hợp đồng không có đền bù, pháp luật sẽ bảo vệ bên cung cấp lợi ích hơn. Ví dụ, trong hợp đồng mượn tài sản, pháp luật cho phép bên có tài sản được quyền lấy lại tài sản khi có nhu cầu cấp bách và đột xuất ngay cả khi bên mượn chưa đạt được mục đích mà chỉ cần báo trước một thời hạn hợp lý 12 . 3. Giao kết hợp đồng 3.1 Đề nghị giao kết hợp đồng 3.1.1 Khái niệm hợp đồng 11 BLDS, Điều 410 khoản 2. 12 BLDS Điều 517 khoản 1. 5 Điều 390 khoản 1 BLDS định nghĩa: “đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể.” Như vậy, các yếu tố của đề nghị giao kết hợp đồng bao gồm: (i) thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng; (ii) thể hiện ý chí của bên đề nghị muốn được ràng buộc nếu bên kia chấp nhận nó; (iii) đề nghị phải được gửi tới đối tượng xác định cụ thể. Một đề nghị như thế nào được xem là thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng? Thông thường, một đề nghị phải đủ cụ thể để cho phép hình thành hợp đồng khi được chấp nhận. Luật pháp các nước thường quy định một đề nghị giao kết hợp đồng phải hàm chứa tất cả các nội dung thiết yếu của hợp đồng dự định ký kết. Pháp luật không liệt kê những nội dung được coi là nội dung thiết yếu của hợp đồng 13 vì vậy thẩm phán sẽ căn cứ vào từng hoàn cảnh cụ thể và căn cứ vào bản chất của từng loại hợp đồng để quyết định. Ví dụ, đối với một đề nghị giao kết một hợp đồng mua bán hàng hoá, chỉ cần đề nghị nêu rõ đối tượng và giá cả. Làm thế nào để xác định ý chí của người đề nghị là “mong muốn bị ràng buộc bởi đề nghị đó”? Thực ra, không nhất thiết bên đưa ra đề nghị phải tuyên bố rõ ràng rằng mình mong muốn bị ràng buộc bởi đề nghị này. Thông thường, người ta sẽ xem xét đến cách trình bày lời đề nghị, nội dung đề nghị để tìm ý định muốn bị ràng buộc của người đề nghị. Đề nghị càng chi tiết, càng cụ thể thì càng có cơ hội được xem như đã thể hiện mong muốn bị ràng buộc của người đề nghị. Tuy nhiên, trong trường hợp một lời đề nghị mặc dù đã nêu rất chi tiết nội dung của hợp đồng dự định giao kết nhưng nếu người đề nghị có đưa ra một số bảo lưu thì đề nghị này chỉ được xem là lời mời đàm phán. Trên thực tế, những bản giới thiệu, thậm chí dự thảo hợp đồng gửi cho đối tác có kèm theo câu: “các nội dung trong bản chào hàng này không có giá trị hợp đồng” hay “bản chào hàng này không có giá trị như một đề nghị giao kết hợp đồng” cho dù đã hàm chứa đầy đủ các nội dung của hợp đồng, vẫn chỉ là lời mời đàm phán. 3.1.2 Giá trị pháp lý của đề nghị giao kết hợp đồng Về nguyên tắc, một đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó và chấm dứt khi hết hạn trả lời. Ngoài ra, bên đề nghị có quyền ấn định thời điểm đề nghị phát sinh hiệu lực. Nếu một đề nghị không nêu thời hạn trả lời thì liệu người đề nghị có bị ràng buộc hay không? Điều 390 BLDS không coi việc nêu thời hạn trả lời là điều kiện của đề nghị vì vậy, một lời mời giao kết hợp đồng quên không nêu thời hạn trả lời vẫn có thể bị xem là một đề nghị giao kết hợp đồng. Pháp luật một số nước coi rằng thời hạn trả lời trong trường hợp này là khoảng thời gian “hợp lý” và do thẩm phán quyết định, căn cứ vào từng hoàn cảnh cụ thể. Tuy 13 Trước đây, vấn đề nội dung chủ yếu của hợp đồng được quy định trong Điều 401 BLDS 1995. Mặc dù tinh thần Điều 401 khoản 2 BLDS 1995 cho thấy nội dung chủ yếu của hợp đồng tuỳ thuộc vào bản chất của từng hợp đồng và các bên có thể thoả thuận về các nội dung này nhưng dường như các nội dung mà nhà làm luật liệt kê mang tính gợi ý lại được hiểu là những nội dung buộc phải có trong mọi hợp đồng! Trong thực tế có trường hợp toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do thiếu điều khoản chủ yếu (Xem Đinh Trung Tụng, Bình luận những nội dung mới của BLDS, NXB Tư pháp, 2005, trang 178-179). Điều 50 LTM 1997 quy định hợp đồng mua bán hàng hoá phải có 6 loại điều khoản trong đó có những điều khoản mà thông lệ thế giới không xem là điều khoản chủ yếu, ví dụ như phương thức thanh toán, địa điểm giao hàng. Để tránh tình trạng này, BLDS đã không quy định hợp đồng phải có các nội dung chủ yếu mà tuỳ từng trường hợp các bên có thể thoả thuận về các nội dung nêu tại Điều 402 Bộ luật này. 6 nhiên, đối với một đề nghị không nêu thời hạn trả lời thì người đề nghị có quyền rút lại đề nghị chừng nào chưa nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng 14 . 3.1.3 Thay đổi, rút lại, huỷ bỏ, chấm dứt đề nghị giao kết Bên đề nghị có thể thay đổi hoặc rút lại đề nghị trong các trường hợp sau đây: (i) Nếu bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị; (ii) Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đÒ nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh. Bên đề nghị chỉ được huỷ bỏ đề nghị khi thoả mãn hai điều kiện sau: (i) Đề nghị có nêu quyền được huỷ bỏ đề nghị (ii) Bên đề nghị thông báo hủy bỏ đề nghị và bên nhận được đề nghị nhận được thông báo trước khi bên này trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau đây: (i) Bên nhận được đề nghị trả lời không chấp nhận; (ii) Hết thời hạn trả lời chấp nhận; (iii) Khi thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực; (iv) Khi thông báo về việc huỷ bỏ đề nghị có hiệu lực; (v) Theo thoả thuận của bên đề nghị và bên nhận được đề nghị trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời. 3.2 Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng Theo Điều 396, 397 BLDS, một trả lời được xem là chấp nhận giao kết hợp đồng có hiệu lực khi: (i) Trả lời đó chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị, nói cách khác, việc chấp nhận phải là chấp nhận vô điều kiện, nếu người trả lời không đồng ý về một điểm dù là thứ yếu của đề nghị thì trả lời đó được xem như là một đề nghị mới 15 . (ii) Trả lời chấp nhận giao kết phải được thực hiện trong hạn trả lời. Nếu trả lời được thực hiện trong hạn trả lời nhưng vì lý do khách quan đến tay người đề nghị chậm thì xử lý như thế nào? Điều 397 khoản 1 BLDS đưa ra giải pháp sau: về nguyên tắc, nếu bên đề nghị nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này không còn hiệu lực và được xem như là đề nghị mới của bên chậm trả lời. Nếu sự chậm trễ là do nguyên nhân khách quan mà người đề nghị biết hoặc phải biết về nguyên nhân khách quan này thì chấp nhận vẫn có hiệu lực, trừ phi người đề nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó. 14 Didier Lluelles, Droit quebecois des obligations, tập 1, Ed. Themis, 1998, đoạn 315, trang 159. 15 Thực ra, pháp luật một số nước vẫn chấp nhận nếu trả lời sửa đổi, bổ sung những nội dung thứ yếu của đề nghị (không làm thay đổi cơ bản các điều khoản của đề nghị) thì vẫn được xem là chấp nhận giao kết hợp đồng, trừ phi bên đề nghị ngay lập tức bác bỏ những chi tiết bổ sung hay sửa đổi này (Didier Lluelles, Bài đã dẫn, chú thích số 14, no 334-347, trang 172-178); Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế cũng chấp nhận giải pháp tương tự (Điều 2.1.11). 7 BLDS cũng cho phép người được đề nghị giao kết hợp đồng có thể rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng nếu thông báo này đến trước hoặc cùng với thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng 16 . 3.3 Thời điểm giao kết hợp đồng và thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng 3.3.1 Thời điểm giao kết hợp đồng (Điều 404 BLDS) Trong giao kết hợp đồng, có thể xảy ra hai trường hợp: giao kết trực tiếp giữa các bên và giao kết giữa các bên vắng mặt thông qua việc gửi lời đề nghị giao kết hợp đồng và trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng. Đối với giao kết trực tiếp, nếu các bên thỏa thuận bằng lời nói thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm các bên đã thoả thuận xong về nội dung hợp đồng. Nếu các bên giao kết bằng văn bản thì thời điểm giao kết là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản. Nếu hợp đồng được giao kết giữa các bên vắng mặt, việc xác định thời điểm giao kết sẽ phức tạp hơn: khi nào có sự thống nhất ý chí giữa các bên? Trên thế giới, tồn tại hai thuyết về giao kết hợp đồng là thuyết tiếp nhận và thuyết gửi đi. Theo thuyết gửi đi, hợp đồng được giao kết vào thời điểm người được đề nghị trả lời chấp nhận giao kết. Song thuyết này gây nhiều bất lợi cho bên đưa ra đề nghị khi bắt bên này phải chịu ràng buộc với hợp đồng trong lúc họ chưa biết đích xác lời đề nghị của họ đã được chấp nhận hay chưa, và hơn nữa, ngay cả trong trường hợp chấp nhận đến tay người đề nghị chậm hơn thời hạn chờ trả lời thì hợp đồng vẫn được xem như ký kết rồi. Để khắc phục những hạn chế này, thuyết tiếp nhận chủ trương hợp đồng chỉ hình thành khi người đề nghị giao kết nhận được chấp nhận giao kết. Đây là thuyết được BLDS chấp nhận. Cần lưu ý, Điều 404 BLDS đã loại bỏ trường hợp hợp đồng giao kết vào thời điểm các bên đã tuân thủ các hình thức là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Nghĩa là ngay cả khi pháp luật quy định một hình thức nào đó là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thì hợp đồng vẫn được coi là giao kết khi các bên đã thoả thuận xong nội dung (chủ yếu) của hợp đồng hoặc khi bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết hoặc khi cả hai bên ký vào văn bản hợp đồng. Những bất hợp lý của quy định này sẽ được phân tích dưới đây. 3.3.2 Thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng Luật pháp các nước quy định rằng, hợp đồng được giao kết hợp pháp có giá trị là luật của các bên 17 . Vậy một khi hợp đồng đã được giao kết hợp pháp, hợp đồng có hiệu lực pháp luật, điều đó có nghĩa là một trong các bên không thể phá bỏ thoả thuận đã được giao kết. Các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng có thể được thực thi ngay vào thời điểm giao kết hoặc vào một thời điểm nào đó do pháp luật quy định hoặc các bên thoả thuận. Ví dụ, các bên ký hợp đồng thuê nhà ngày 6.1.2007 nhưng giá thuê nhà sẽ tính từ 1.2.2007. Như vậy, hợp đồng có hiệu lực ngày 6.1.2007 nhưng nghĩa vụ trả tiền thuê phát sinh vào ngày 1.2.2007. 16 BLDS, Điều 400. 17 Nguyên tắc này được thừa nhận trong luật La Mã cổ đại và được gọi là pacta sunt servanda. Nguyên tắc này được thừa nhận trong tất cả các hệ thống luật, ví dụ, Điều 1134 BLDS Pháp quy định: “hợp đồng được giao kết hợp pháp có giá trị là luật đối với các bên giao kết”. Điều 1.3 của Bộ nguyên tắc của UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế cũng quy định : "hợp đồng được hình thành hợp pháp có giá trị ràng buộc các bên giao kết". 8 BLDS Việt Nam lại quy định về nguyên tắc, hợp đồng phát sinh hiệu lực vào thời điểm giao kết hợp pháp, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Vậy, theo BLDS, rõ ràng sẽ có những trường hợp hợp đồng đã được giao kết hợp pháp nhưng chưa phát sinh hiệu lực. Lấy ví dụ, theo Điều 146 khoản 4 Nghị định 181/2004/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2003, hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, thuê, thuê lại quyền sử dụng đất; hợp đồng hoặc văn bản tặng cho quyền sử dụng đất; hợp đồng thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Điều này đồng nghĩa với việc thủ tục đăng ký là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Đặt ra câu hỏi: trong thời gian từ lúc giao kết đến trước khi hợp đồng có hiệu lực, làm sao có thể ràng buộc được trách nhiệm của bên giao kết một khi bên này phá vỡ cam kết? Ví dụ, bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhất định không cùng bên nhận chuyển nhượng hoàn tất nốt thủ tục công chứng, đăng ký hợp đồng dù hai bên đã ký vào bản thoả thuận. Vì hợp đồng chưa có hiệu lực nên không thể áp dụng chế độ trách nhiệm trong hợp đồng được. BLDS lại chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm trong giai đoạn chuẩn bị hợp đồng nên cơ chế xử lý tranh chấp chắc chắn phải dựa trên trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Thực sự có điều không ổn về mặt lôgic khi có một hợp đồng được giao kết rồi mà hợp đồng đó lại chưa phải là luật của các bên và bên bị vi phạm không thể sử dụng các chế tài vi phạm hợp đồng để bảo vệ mình! Chúng tôi cho rằng có lẽ đã có sự nhầm lẫn giữa tính hiệu lực của hợp đồng với thời điểm thực thi các quyền và nghĩa vụ từ hợp đồng. Thời điểm giao kết hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng phải là một, còn thời điểm thi hành các quyền và nghĩa vụ có thể là một thời điểm nào đó trong tương lai do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định. Vì vậy, Điều 403 khoản 5 BLDS 1995 lẽ ra không nên bị xóa bỏ hoàn toàn mà nên được sửa lại là: đối với những hợp đồng mà pháp luật có quy định hình thức, thủ tục nào đó là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thì hợp đồng được giao kết vào thời điểm các bên đã hoàn tất hình thức hoặc thủ tục đó. Thực ra, ý tưởng của nhà làm luật khi bỏ khoản 5 Điều 403 BLDS 1995 nhằm mục đích tốt đẹp là bảo vệ quyền lợi của bên giao kết ngay tình vì nếu pháp luật công nhận sự thoả thuận của các bên đã ràng buộc họ với nhau, không phụ thuộc vào hình thức của hợp đồng thì quan hệ giữa họ sẽ ổn định hơn 18 . Nhưng theo như phân tích trên đây của chúng tôi, giải pháp này không lôgic. Chúng tôi nghĩ, để bảo vệ quyền lợi cho bên giao kết ngay tình, cần phải tiến hành một số các giải pháp đồng bộ sau đây: (i) Một mặt, hạn chế tối đa các loại hình thức có ý nghĩa là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Chỉ những trường hợp cần bảo vệ lợi ích công cộng hoặc bảo vệ lợi ích bên ngay tình hay bên yếu thế luật mới cần đặt ra các thủ tục này. Lấy ví dụ, các hợp đồng liên quan đến bất động sản trong pháp luật của Pháp về nguyên tắc đều là các hợp đồng ưng thuận nghĩa là được giao kết và có hiệu lực ngay từ khi các bên thoả thuận xong nội dung hợp đồng, trừ trường hợp tặng cho bất động sản hay bán bất động sản xây dựng trong tương lai hoặc thế chấp bất động sản luật yêu cầu phải công chứng mới có 18 Đinh Trung Tụng, Bài đã dẫn, chú thích số 13, trang 178-180. 9 hiệu lực, và điều này nhằm bảo vệ bên yếu thế là bên tặng cho hay bên mua 19 . Thực tình, chúng tôi không hiểu tại sao pháp luật đất đai vẫn coi thủ tục đăng ký là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất, trong khi một thực tế mấy chục năm nay cho thấy hầu hết các tranh chấp đất đai đều dính dáng đến vấn đề hình thức hợp đồng và việc tuyên hợp đồng vô hiệu vì chưa được công chứng chứng thực đã gây thiệt hại rất nhiều cho bên ngay tình. (ii) Mặt khác, cũng có thể nghĩ đến việc xây dựng cơ chế trách nhiệm dân sự của các bên trong giai đoạn chuẩn bị hợp đồng. Ví dụ, BLDS của Đức có quy định ngay trong giai đoạn chuẩn bị hợp đồng các bên đã có nghĩa vụ nhất định đối với nhau như nghĩa vụ thông tin, hợp tác, nếu có vi phạm đã phát sinh trách nhiệm 20 . (iii) Cuối cùng, nên chấp nhận lý thuyết về hợp đồng tiền hợp đồng vì trong nhiều trường hợp đàm phán, dù chưa đi đến ký kết chính thức nhưng các bên đã đạt được một số thoả thuận mà pháp luật công nhận thoả thuận đó mang bản chất hợp đồng. Những thoả thuận này được ký kết nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hợp đồng tương lai được ký kết hoặc tổ chức quan hệ của các bên trong quá trình đàm phán. Thực tế có rất nhiều tên gọi cho những thoả thuận tiền hợp đồng nhưng lại mang bản chất hợp đồng này, ví dụ, protocol d’accord, memorandum of understanding, letter d’intention (letter of intention)…Học thuyết các nước theo truyền thống civil law gọi những dạng thoả thuận này là tiền hợp đồng (avant-contrat; contrat prealable) hoặc hợp đồng chuẩn bị (contrat preparatoire). Chúng ta sẽ trở lại lý thuyết này trong mục 4.2.2.4 phần (ii). 4. Hiệu lực hợp đồng và hợp đồng vô hiệu 4.1 Hiệu lực hợp đồng Vấn đề các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng và hợp đồng vô hiệu được quy định tại phần Giao dịch dân sự thuộc chương 6, phần thứ II và các điều 410-411 BLDS. Căn cứ vào các quy định này, hợp đồng dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: (i) Người tham gia hợp đồng có năng lực hành vi; (ii) Mục đích và nội dung hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; (iii) Người tham gia hợp đồng hoàn toàn tự nguyện; (iv) Đối tượng của hợp đồng phải thực hiện được. Riêng vấn đề hình thức, BLDS quy định hình thức giao dịch chỉ bị coi là điều kiện có hiệu lực của giao dịch khi pháp luật có quy định. Như vậy, các hợp đồng không thoả mãn các điều kiện kể trên sẽ bị xem là vô hiệu và không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý. Vấn đề này sẽ được nghiên cứu dưới đây. 19 Jean Marc Mousseron, Technique contractuel, Ed. Francis Lefebvre, 2 e ed., 1999, đoạn 286, trang 132. 20 Đinh Trung Tụng, Bài đã dẫn, chú thích số 13, trang 179. 10 [...]... ng cú th vụ hiu l vụ hiu tng i Xa nay, lý thuyt v hp ng vụ hiu l mt trong cỏc ti gõy nhiu tranh cói nht trong dõn lut24 Tu chung li, cú hai lý thuyt ch yu: lý thuyt hp ng vụ hiu l hp ng vi phm cỏc iu kin giao kt hp ng (cũn gi l lý thuyt hp ng khụng tn ti) v lý thuyt hp ng vụ hiu l hp ng vi phm cỏc iu kin cú hiu lc ca hp ng (cũn gi l lý thuyt hp ng cú th b hu) Lý thuyt th nht, xut phỏt t quan nim coi... nh thiu c th ca phỏp lut l nguyờn nhõn c bn dn ti s phc tp ca thc tin xột x trong vic x lý hu qu phỏp lý ca hp ng vụ hiu Chỳng tụi s phõn tớch cỏc khớa cnh phỏp lý ca ngha v hon tr trờn c s tham kho kinh nghim phỏp lut cỏc nc trc khi bn v thc tin xột x Vit Nam V ng thi, cú c s phỏp lý cho vic x lý hu qu phỏp lý ca hp ng vụ hiu, cỏc nguyờn tc quy nh v ngha v hon tr do chim hu, s dng ti sn, c li v... vụ hiu bi cn c ny ca phỏp lut ó lm cho cỏc bờn, nht l bờn ngay tỡnh phi gỏnh chu nhng hu qu phỏp lý nht nh, gõy nh hng rt ln n hot ng kinh doanh ca cỏc doanh nghip trong khi l ra vic x lý hnh vi kinh doanh khụng ỳng nghnh ngh ó ng ký kinh doanh hoc kinh doanh m khụng ng ký kinh doanh l vic x lý v mt qun lý hnh chớnh gia Nh nc v ch th vi phm (ch th ú cú th b pht tin hoc cỏc ch ti khỏc) ch khụng phi quan... TANDTC, Bỏo cỏo cụng tỏc gii quyt cỏc v ỏn kinh t trong nm 2002 v mt s kin ngh, xut, ngy 6 thỏng 1 nm 2003; Lờ Th Bớch Th, "Hp ng kinh t vụ hiu v hu qu phỏp lý ca hp ng kinh t vụ hiu, Tp chớ Thụng tin khoa hc phỏp lý -Vin nghiờn cu khoa hc phỏp lý - B T phỏp, s 5/2002, trang 90-100; Xem v ỏn Cụng ty Liờn doanh ụtụ VN DAEWOO kin Cụng ty TNHH XDGT Thng mi Tõn , 2002, To Phỳc thm TANDTC ti thnh ph HCM,... i din Núi cỏch khỏc, khụng cú nng lc phỏp lut thc cht l trng hp phỏp lut khụng cho phộp mt ch th c thc hin mt s quyn nht nh Cho nờn, vic x lý nhng trng hp khụng cú nng lc phỏp lut chớnh l vic x lý ni dung hp ng vi phm iu cm ca phỏp lut theo iu 122 khon 2 BLDS ú l lý do iu 122 khon 1 ch quy nh v iu kin nng lc hnh vi 4.2.2.1.1 Cỏ nhõn tham gia giao kt hp ng khụng cú nng lc hnh vi (i) Ngi cha thnh niờn:... quyn qun lý Tng t nh vy, cỏc hp ng dõn s vụ hiu m i tng ca hp ng l hng gi, hng cm, hng khụng bo m tiờu chun cht lng v sinh an ton thc phm nh hng ti sc kho, tớnh mng ca ngi tiờu dựng thỡ ti sn giao dch v hoa li, li tc thu c b tch thu theo quy nh ca phỏp lut 4.2.4.4 Hu qu phỏp lý i vi bờn th ba Mt giao dch b tuyờn vụ hiu nhng ti sn l i tng ca giao dch ó b chuyn dch cho bờn th ba thỡ hu qu phỏp lý gỡ s... Hu qu phỏp lý ca hp ng b hu b cng ging nh hu qu phỏp lý ca hp ng vụ hiu, ú l hiu lc tr v trc: khi hp ng b hu b thỡ hp ng b coi l khụng cú hiu lc k t thi im giao kt v cỏc bờn phi hon tr cho nhau ti sn ó nhn, nu khụng hon tr c bng hin vt thỡ phi hon tr bng tin Bờn cú li trong vic hp ng b hu b phi bi thng thit hi Nh vy, cú th ỏp dng tng t ngha v hon tr ca hp ng vụ hiu cho gii quyt hu qu phỏp lý ca hp ng... th nhm xỏc nh rừ loi hỡnh thc bt buc no ch cú ý ngha chng c, loi hỡnh thc bt buc no cú ý ngha thụng bỏo cho bờn th ba, loi hỡnh thc bt buc no l iu kin cú hiu lc ca hp ng85 (ii) Bn cht phỏp lý ca hp ng vụ hiu vỡ lý do hỡnh thc iu 134 BLDS quy nh: Trong trng hp phỏp lut quy nh hỡnh thc giao dch dõn s l iu kin cú hiu lc ca giao dch m cỏc bờn khụng tuõn theo thỡ theo yờu cu ca mt hoc cỏc bờn, To ỏn, c... lp thnh vn bn, vv 83 BLDS ó nhc ti khỏi nim ny v dựng thut ng hp ng cú giỏ tr phỏp lý i vi bờn th ba Xem iu 323 BLDS 84 Philippe Simler v Philippe Delebecque, Les suretộs, la publicitộ fonciốre, NXB Dalloz, 2004, trang 682-709 85 Hin nay, ch cú iu 323 BLDS quy nh vic ng ký giao dch bo m s lm cho giao dch cú giỏ tr phỏp lý i vi bờn th ba, tr phi phỏp lut quy nh rừ vic ng ký l iu kin cú hiu lc ca hp ng... ton b vi lý do iu khon ny cú ý ngha quyt nh khin ngi ny giao kt hp ng iu khon ny s c thay th bng iu khon tuõn theo quy nh ca phỏp lut, tc l mc pht ch cũn 8 % giỏ tr phn ngha v b vi phm 4.2.3.2 nh hng ca s vụ hiu ca hp ng chớnh i vi hp ng ph iu 406 khon 4 BLDS quy nh: Hp ng ph l hp ng m hiu lc ph thuc vo hp ng chớnh 90 H qu rỳt ra t iu lut ny l nu hp ng chớnh vụ hiu thỡ hp ng ph cng s khụng cũn lý do