1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHÍNH SÁCH RUỘNG ĐẤT CỦA TRIỀU NHÀ NGUYỄN

41 1,1K 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 159,5 KB

Nội dung

CHÍNH SÁCH RUỘNG ĐẤT CỦA TRIỀU NHÀ NGUYỄN

Trang 1

Mở đầu

Đối với một nớc nông nghiệp , vấn đề ruộng đất bao giờ cũng có ý nghĩahàng đầu Từ thời xa xa , khi con ngời phát minh ra nghề nông trồng lúa , họcũng tìm đợc nguồn lơng thực chính nuôi sống họ và làm cơ sở cho sự phát triểnxã hội Nói đến nghề nông trồng lúa , tức là nói đến ruộng đất Vì vậy ,quản lý

và không ngừng mở rộng ruộng đất là những vấn đề sống còn của con ngời Nhng quản lý nh thế nào , mở rộng nh thế nào , tuỳ thuộc những quan hệ xã hội

đơng thời chi phối

Khoa học Lịch sử Việt Nam từ lâu đã không chỉ dừng lại ở những vấn đềchính trị và quân sự, mà còn bắt đầu đi sâu tìm hiểu vào những mặt kinh tế vàthiết chế xã hội Phơng hớng đó chứng tỏ sự nhận thức đúng đắn và toàn diện

đối với lịch sử dân tộc theo quan điểm của Đảng Đối với lịch sử nớc ta, dân tộc

ta, thế kỷ XIX có một vị trí đặc biệt Đó là thế kỷ đã diễn ra bớc ngoặt quantrọng từ chế độ phong kiến sang chế độ thuộc địa nửa phong kiến thời cận đại

Để hiểu sâu sắc thời kỳ cổ trung đại cũng nh cận đại, không thể không hiểu giai

đoạn nửa đầu thế kỷ XIX Bởi vì ở những năm đầu thế kỷ XIX, chế độ phongkiến Việt Nam đã bộc lộ tất cả những đặc điểm và tính chất của nó Nghiên cứugiai đoạn đó không những để hiểu mà còn nhận biết chế độ phong kiến ViệtNam trên đờng khủng hoảng của nó, đồng thời xác định đợc vai trò và tráchnhiệm của triều Nguyễn Nghiên cứu chế độ ruộng đất nửa đầu thế kỷ XIX đ-

ơng nhiên cũng góp phần vào công việc nói trên, hơn nữa còn đem lại những lợiích trực tiếp khác, cũng rất quan trọng Thực vậy, ruộng đất là t liệu sản xuấtchủ yếu, hay đặc trng của các xã hội tiền t bản, là một bộ phận nằm trong sứcsản xuất xã hội Mác khẳng định “ chế độ sở hữu ruộng đất là cơ sở thực sự củaxã hội trung đại phong kiến , chế độ sở hữu ruộng đất là nhân tố xã hội chủ đạo

đã định ra phơng thức sản xuất và trao đổi trong xã hội Bởi vậy muốn nghiêncứu một hình thái kinh tế xã hội thì phải nghiên cứu chế độ ruộng đất Nókhông những định ra phơng thức sản xuất mà định ra phơng thức trao đổi trongxã hội “

Trang 2

Ruộng đất bao giờ cũng chỉ tồn tại với t cách t liệu sản xuất nếu nó gắn liềnvới con ngời và xã hội loài ngời Vì vậy ruộng đất luôn luôn đặt dới các quan hệnhất định Đó là các quan hệ sở hữu, quan hệ chiếm hữu, quan hệ phân phối sảnphẩm hay gọi chung là chế độ ruộng đất Chế độ ruộng đất khác nhau theokhông gian và thời gian Nói cách khác, mỗi dân tộc ở từng thời kỳ lịch sử cónhững chế độ ruộng đất khác nhau nghĩa là từng giai cấp thống trị ở từng chế độxã hội nhất định đã thiết lập từng chế độ ruộng đất riêng, thể hiện cái quan hệsản xuất thống trị ở từng giai đoạn lịch sử nhất định Vì vậy nghiên cứu chế độruộng đất là nghiên cứu quan hệ sản xuất chủ đạo của từng thời kỳ lịch sử Do

đó nghiên cứu chế độ ruộng đất có thể cho phép định rõ tính chất cơ bản củanhà nớc, của chế độ xã hội thiết lập trên đó, cũng nh bản chất của giai cấp cầmquyền

Nghiên cứu chế độ ruộng đất dĩ nhiên không thể chỉ dừng lại ở việc phântích từng loại sở hữu ruộng đất Việc đó hoàn toàn thiết yếu nhng cha đầy đủ

Rõ ràng nhà Nguyễn hay triều Nguyễn có những chính sách khác nhau đối vớicác loại sở hữu ruộng đất khác nhau Những khác biệt đó nhiều khi bề ngoài tỏ

ra đầy mâu thuẫn Mặt khác ai cũng thừa nhận rằng các triều đại trớc Nguyễn

đều quy định nhiều chế độ ruộng đất Nhng không một vơng quyền nào tuyên

bố trớc toàn dân một đờng lối chung hay một chính sách chung về ruộng đấtcả Nhà Nguyễn cũng vậy , nguyên nhân của tình trạng ấy có thể do lề lối làmviệc cha khoa học , có thể ở sự giới hạn về ý thức giai cấp thống trị , cũng có thể

ở những lý do khác nữa Song cần khẳng định là các nhà nghiên cứu hoàn toàncần thiết và có thể vạch ra đợc chính sách ruộng đất của một triều đại , căn cứvào những biện pháp cu thể của triều đại ấy Chính sách đó không thể khôngxuất phát từ lợi ích của hoàng gia và của giai cấp mà vơng triều ấy đại biểu ; từnhững yêu cầu của tình hình kinh tế xã hội ; từ các hậu quả của đấu tranh giaicấp Vậy thì chính sách ruộng đất của triều Nguyễn rút lại là chính sách nh thếnào ? nguyên nhân , đặc điểm và tác động của nó đối với toàn bộ xã hội ra sao ?

Đó là những vấn đề cần làm sáng tỏ trong nội dung của bài tiểu luận

Trang 3

Nội dung

I bối cảnh lịch sử

Nhà Nguyễn ra đời và tồn tại không những trong một bối cảnh đặc biệtcủa đất nớc mà còn trong tình hình thế giới có nhiều biến chuyển lớn Thắnglợi của chủ nghĩa t bản ở Tây Âu đã kéo theo sự phát triển của chủ nghĩa thựcdân và của sự giao lu buôn bán quốc tế Sự phát triển nền kinh của chủ nghĩa tbản đòi hỏi thị trờng để giải quyết việc tiêu thụ hàng hoá , nhân công , nguyênliệu để cung cấp cho sự phát triển kinh té t bản chủ nghĩa Để giải quyết nhucầu đó , các nớc t bản đẩy mạnh đi xâm lợc vũ trang Chủ yếu tập trung ở khuvực phơng Đông , đặc biệt ở Việt Nam từ thế kỉ XVIII các giáo sĩ phơng Tâyngày càng đẩy mạnh xâm nhập vào Việt Nam để truyền đạo Thiên chúa , sangthế kỉ XIX càng đợc đẩy mạnh khi nhà Nguyễn thành lập Trong hoàn cảnh đó

đặt ra yêu cầu là phải chuẩn bị tiềm lực để sẵn sàng đối phó với cuộc xâm lợc

vũ trang của t bản Pháp : xây dựng tiềm lực cho quốc gia nhà nớc về kinh tế ,quốc phòng Về kinh tế đòi hỏi phải mở rộng quyền sở hữu ruộng đất cho nhànớc Giải quyết an c lập nghiệp cho dân chúng , làm cho nông dân có ruộng đểcày cấy đảm bảo cho xã hội ổn định phát triển

Trong khi đó từ giữa thế kỉ XVIII đầu XIX chế độ phong kiến ở nhiềunớc phơng Đông bớc vào giai đoạn khủng hoảng Một trong những nguyênnhân dẫn đến khủng hoảng là do quan hệ bóc lột điạ tô phong kiến đã mâuthuẫn sâu sắc với lực lợng sản xuất là nông dân mà nguyên nhân của tình trạng

đó chính là xuất phát từ vấn đề ruộng đất Lúc này ruộng đất hầu hết tập trungvào tay giai cấp địa chủ , nông dân ở các làng xã phải phụ thuộc chặt chẽ vào

địa chủ ( Theo số liệu của Quốc sử quán triều Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX cảnớc có 3.945.225 mẫu ruộng thực trng , trong khi đó ruộng công thuộc quyền sởhữu của nhà nớc chỉ còn chiếm 17,8% Ruộng đất t hữu vào địa chủ chiếm82,02% , đặc biệt ở Nam bộ ruộng đất t hữu chiếm tới 92% ) Nh vậy quyền sởhữu ruộng đất của nhà nớc bị thu hẹp nghiêm trọng , nguồn thu của nhà nớc từruộng công làng xã không còn bao nhiêu trong khi đó nhu cầu để ban cấp

Trang 4

ruộng đất cho quan lại , xây dựng quốc phòng ngày càng cao , đồng thời nôngdân đòi hỏi phải có ruộng cày để ổn định trật tự xã hội Yêu cầu đặt ra lúc nàycho triều Nguyễn là phải giải quyết tình trạng đó

Hơn thế nữa , khi nhà Nguyễn đợc thành lập thì liên tục diễn ra cáccuộc nổi dậy chống đối , đặc biệt là nông dân ( từ năm 1803-1858 có tới hơn

300 cuộc nổi dậy của nông dân ) Điều đó thể hiện mâu thuẫn sâu sắc giữa nhàNguyễn , các vua triều Nguyễn với tất cả các tầng lớp nhân dân trong xã hộiViệt Nam , đó là một hiện tợng cha từng xảy ra trong lịch sử Đậi Việt Nguyênnhân của hiện tợng đó là vì nông dân dới triều Nguyễn không còn ruộng đất đểcày cấy tiếp tục sinh sống ở làng quê , buộc họ phải bỏ làng mạc đi lu tán Hiệntợng lu tán diễn ra liên tục khắp nơi ở nửa đầu thế kỉ XIX

Trong một bối cảnh lịch sử đặc biệt nh vậy đòi hỏi nhà Nguyễn cùng mộtlúc phải giải quyết nhiều vấn đề , đặc biệt là về vấn đề ruộng đất Tuy nhiênnhững chính sách ban hành của nhà nớc phải vừa đảm bảo lợi ích cho việc củng

cố vơng quyền , dòng họ , giai cấp địa chủ vừa phải xoa dịu những mâu thuẫnsâu sắc trong xã hội , đồng thời phải tăng cờng tiềm lực cho đất nớc về mọi mặt

để chuẩn bị đối phó với cuộc xâm lợc vũ trang của t bản Pháp Vậy chính sáchcủa nhà Nguyễn về ruộng đất ở nửa đầu thế kỉ XIX ? Tác động của những chínhsách đó đến tình hình kinh tế , chính trị , xã hội nh thế nào ?

II Những chính sách ruộng đất của nhà nớc Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX

1 Tăng cờng quyền quản lý ruộng đất thông qua việc đo đạc và lập sổ địa bạ:

Năm 1803, Gia Long bắt đầu cho lập lại địa bạ của các trấn ở Bắc Hà tức

là vùng Đàng Ngoài thuộc quyền cai trị của chúa Trịnh trớc đây Tiếp đó cácnăm 1832-1836, nhà Nguyễn lại mở rộng hơn nữa việc lập địa bạ ở các làng, xã

Đến năm 1875 các làng xã Đờng ngoài đều có sổ địa bạ

Năm 1810, Gia Long cho lập địa bạ từ Quảng Bình đến Ninh Thuận Năm

1831, Minh Mạng cho đo đạc lại ruộng đất, lập sổ địa bạ lần thứ 2 ở các tỉnh từNinh Bình đến Nghệ An Đến năm 1836 lập địa bạ ở tất cả các tỉnh Nam kỳ

Trang 5

Nh vậy, đến năm 1836, cả nớc có 17640 làng xã đợc lập sổ địa bạ (chiếm95,06% tổng số làng xã trong cả nớc Trên cơ sở này, Nhà nớc bắt nhân dân

đóng thuế công điền Chủ trơng lập sổ địa bạ trên cả nớc để lại nguồn t liệu quý

để nghiên cứu tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX

và nửa đầu thế kỷ XX Bằng cách đó, nhà nớc đã thống kê đợc toàn bộ ruộng

đất đang cầy cấy trong cả nớc; đồng thời Nhà nớc nắm đợc số ruộng đất và biết

đợc tổng thu ngân sách một năm là bao nhiêu:

Tổng diện tích đất: 3.949.255 mẫu (khoảng năm 1836) trong đó, tổng diệntích ruộng: 3.396.584 mẫu

Tổng diện tích đất: 552.671 mẫu

Riêng về ruộng, tổng diện tích ruộng công chỉ còn: 580.363 mẫu, tức làkhoảng 17%, ngoài ra còn hơn 1.000.000 mẫu ruộng đất bỏ hoang

Trong luật pháp của mình nhà Nguyễn có một số điều luật quy định cấm cáclàng xã không đợc bán ruộng đất công Nếu đã bán phải chuộc lại, lấy lại ruộng

đất trả cho ngời cày, ngời mua ruộng mất tiền Nhà nớc chuyển một bộ phậnruộng đất thuộc sự quản lý trực tiếp gọi là quan điền, quan trại thành ruộng đấtcông để chia cho nông dân làm ruộng công

Về chính sách khai hoang:

Đầu thế kỉ XIX , nhà Nguyễn đã đồng thời áp dụng cả 2 chính sách : khaihoang những vùng đất mới và phục hồi những vùng đất bị bỏ hoá để khắc phụcthực trạng một bộ phận nông dân không có ruộng hoặc không đủ ruộng để càycấy , cũng nh một bộ phận không nhỏ ruộng đất lại bị bỏ hoang hoá Tuy nhiênvào giữa thế kỷ XIX, tuy có phục hoá và khẩn hoang thêm đợc một số ruộng

đất, nhng tình hình vẫn khó khăn Theo Thợng th Bộ Hộ là Hà Duy Phiên:

“Thừa Thiên, Quảng Trị ruộng công nhiều hơn ruộng t, Quảng Bình thì ruộngcông ruộng t bằng nhau Còn các hạt khác thì ruộng t nhiều mà ruộng công ít,tỉnh Bình Định lại càng ít hơn…1”

Trớc hết có thể thấy rằng nớc Đại Việt từ thế kỷ X đến giữ thế kỷ XIX làmột quốc gia phong kiến hùng mạnh, xây dựng trên cơ sở kinh tế nông nghiệp

1 Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Nxb Sử học, Hà Nội, 1963, tập 27, tr 336.

Trang 6

trồng lúa nớc phát triển cao, một nền văn minh nông nghiệp phát triển rực rỡ ở

Đông Nam á Sự phát triển của sản xuất nông nghiệp một mặt đòi hỏi phải cảitiến kỹ thuật, cải thiện chất đất để thâm canh tăng năng suất, một mặt cũngkhông kém phần quan trọng là phải đẩy mạnh công cuộc khai khẩn đất hoang,không ngừng mở rộng diện tích canh tác mới Tiến hành khai hoang là quy luậtphát triển của sản xuất nông nghiệp, đồng thời đáp ứng nhu cầu của dân số ngàycàng tăng Đây là một nhiệm vụ tất yếu khách quan của quốc gia phong kiến

Đại Việt

Từ bao đời nay, tổ tiên chúng ta đã thực hiện công cuộc khai hoang dớinhiều hình thức phong phú, đa dạng nh khai hoang lập làng của nông dân, điềntrang của quý tộc, địa chủ, đồn điền của Nhà nớc Trải qua hàng nghìn năm, sựnghiệp lao động đó đã góp phần mở mang ruộng đất, xóm làng và nâng cao đờisống con ngời

Có thể nói khai hoang là một chính sách nông nghiệp tích cực bởi vì: thôngqua việc khai hoang, thái độ của Nhà nớc đối với vấn đề ruộng đất đợc thể hiện

rõ rệt

Đầu thế kỷ XIX tiềm năng đất đai của nớc ta còn khá phong phú, kể cả ởNam Bộ và vùng duyên hải đồng bằng Bắc Bộ Tuy nhiên, tiềm năng đó có đợckhai thác hiệu quả hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào chính sách của Nhànớc Các vua Nguyễn, từ Gia Long đến Tự Đức, đặc biệt là Minh Mạng đều rấtchú ý đến việc khai hoang Ngay sau khi lên nắm chính quyền, Gia Long đã ralệnh cho các dinh ở Gia Định chia cấp ruộng hoang cho dân nghèo khai khẩncày cấy Từ thời Minh Mạng để khuyến khích việc khẩn hoang, Nhà nớc mạnhdạn ban hành các quy định thởng phạt thích đáng đối với quan lại các cấp trongviệc tổ chức nhân dân khai phá ruộng hoang Chủ trơng trên đợc tiếp nối dớithời Thiệu Trị và Tự Đức

Trong khoảng thời gian 1802-1858, nhà Nguyễn đã ban hành 46 quyết địnhkhai hoang, áp dụng chủ yếu cho miền đồng bằng Nam Bộ (54%) Lực lợngkhai hoang đợc huy động bao gồm cả binh lính (11%), tù phạm (39%) và nhândân (50%) Các phơng thức khẩn hoang gồm đồn điền (39%), dinh điền (8,7%),

Trang 7

t nhân đợc Nhà nớc cấp vốn (41, 3%) và t nhân khai khẩn tự do (11%) Kết quảkhai hoang, 56% số quyết định cho đất đai khai khẩn đợc thành sở hữu t nhân,còn lại thuộc sở hữu Nhà nớc (37% thành ruộng do Nhà nớc quản lý trực tiếp,11% thành ruộng công làng xã)1.

Nhìn vào các số liệu thống kê trên ta thấy công cuộc khai hoang dới triềuNguyễn phát động khá rầm rộ, huy động mọi lực lợng, áp dụng nhiều hình thức

tổ chức Tuy nhiên không phải địa phơng nào và nhất là cách giải quyết quan hệruộng đất sau khai hoang nào cũng đều phát huy tác dụng nh nhau

Đồn điền là hình thức khai hoang kết hợp kinh tế với quốc phòng Ngay từcuối thế kỷ XVIII Nguyễn ánh đã thi hành chính sách lập đồn điền ở Nam Kỳdới hai hình thức: đồn điền do binh lính khai khẩn (trại đồn điền) và đồn điền

do dân khai khẩn (hậu đồn điền) Loại đồn điền thứ hai từng bớc bị quân sự hoáthời Gia Long Đầu thời Minh Mạng (năm 1822), Nhà nớc quyết định chuyểntoàn bộ hậu đồn điền thành trại đồn điền Đồn điền tập trung chủ yếu ở Nam

Bộ Địa điểm lập đồn điền thoả mãn hai điều kiện: nơi xung yếu về quân sự và

có tiềm năng đất đai để khai hoang Lực lợng làm đồn điền (loại trại đồn điền)chủ yếu là binh lính, ngoài ra còn có một số tù phạm đợc Nhà nớc cấp phátnông cụ Sản phẩm làm ra phần lớn nộp kho đồn điền Mục đích kinh tế là cốgắng đảm bảo cho binh lính các đồn điền tự cấp về lơng thực Ngời lính làm

đồn điền, về mặt nghĩa vụ họ phải tăng thêm cờng độ lao động nhng quyền lợicá nhân thì không đợc chú ý thoả đáng Vì thế dẫn đến hiện tợng binh lính bỏtrốn khỏi các đồn điền, hiệu quả của việc khai hoang ruộng đất vì thế rất hạnchế Sau năm 1853, dờng nh nhận thức đợc thực trạng này, nhà Nguyễn quyết

định cho ngời khai khẩn và sản xuất ruộng đồn điền, ngoài phần tô nộp cho Nhànớc (2 hộc/năm, thấp hơn 1 hộc so với mức tô của dân lập ấp) họ đợc hởng toàn

bộ sản phẩm làm ra Do quyền lợi cá nhân đợc chú ý nên sản xuất tỏ ra nhiệttình hơn, kết quả khai hoang vì thế cũng đợc tăng lên nhanh chóng: chỉ mộtnăm sau khi áp dụng hình thức này, theo báo cáo của Nguyễn Tri Phơng, số ng-

ời làm đồn điền lên đến 12.500 ngời Việc đồn điền đang có kết quả triển vọng

1 Thống kê theo sách Đại Nam thực lục chính biên và Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ.

Trang 8

tốt thì thực dân Pháp xâm lợc, tình hình kinh tế-xã hội chuyển sang một thời kỳmới.

Doanh điền là hình thức khai hoang chủ yếu ở vùng duyên hải Bắc Bộ dớithời Tự Đức ở Bắc Bộ chỉ trong thời gian một năm (từ tháng 3/1828 đến tháng3/1829) dới sự tổ chức và lãnh đạo của Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ, haihuyện Tiền Hải (Thái Bình) và Kim Sơn (Ninh Bình) đã ra đời với tổng diện tíchkhai khẩn đợc là 33.590 mẫu1 Bản điều trần của Nguyễn Công Trứ “Khẩn ruộng hoang để yên nghiệp dân nghèo” đã nêu lên một cách đầy đủ về xuất

phát điểm, mục đích cũng nh biện pháp để thực hiện hình thức khai hoang này:

“Đời làm ăn xa, chia ruộng định của , dân có nghiệp thờng cho nên ở yên nơilàng mạc, không có gian tà Ngày nay những dân nhèo túng, ăn dng chơi không,khi cùng thì họp nhau trộm cớp, cái tệ không ngăn cấm đợc Trớc thần đến Nam

Định, thấy ruộng bỏ hoang ở các huyện Giao Thuỷ, Chân Định mênh mông bátngát, hỏi ra thì dân địa phơng muốn khai khẩn nhng phí tổn nhiều không đủsức Nếu cấp tiền công thì có thể nhóm họp dân nghèo mà khai khẩn, nhà nớcphí tổn không mấy mà cái lợi tự nhiên sẽ vô cùng Phàm các hạt xét thấy nhữngdân du đãng không bấu víu vào đâu, đều đa cả về đây Nh thế thì đất không bỏhoang, dân đều làm ruộng, phong tục kiêu bạc lại thành thuần hậu”1 Bản điềutrần này cũng nói rõ về mục đích khẩn hoang: giải quyết ruộng đất cho dân thì

họ mới yên ổn làm ăn, không tụ họp nhau mà nổi loạn Hơn nữa lại đáp ứng đợclợi ích thuế khoá do kết quả khẩn hoang đem lại, một vấn đề nan giải của nhà n-

ớc phong kiến lúc đó Trong bản điều trần khẩn hoang, Nguyễn Công Trứ cũngtrình bày các biện pháp cụ thể để triển khai công việc: “Cho những ngời địa ph-

ơng giàu có chia nhau trông coi làm, mộ đợc 50 ngời thì làm một ấp, cho làm ấptrởng, đều tính đất chi cho Cấp cho tiền công để làm nhà, làm cửa, mua trâu bònông cụ, lại lợng cấp cho tiền gạo lơng tháng trong hạn sáu tháng, ngoài hạn ấythì làm lấy mà ăn, 3 năm thành ruộng đều chiếu lệ t điền mà đánh thuế2”

1 Đại Nam Thực lục chính biên, tập 9, Hà Nội, 1964, tr 123-124-220.

1 Đại Nam Thực lục chính biên, tập 9 đệ nhị kỷ, Nxb Khoa học xã hội, 1964, tr 33-34.

2 Đại Nam Thực lục, sđ d, tr 33-34.

Trang 9

Doanh điền là một hình thức khẩn hoang dới thời Nguyễn đợc Nhà nớc cấpmột phần nhu phí cho dân khai hoang3:

trâu bò

Tiền mua nông cụ

Tiền làm nhà

Tổng cộng

Lý 50 ngời 300 quan 40 quan 100 quan 440 quan

ấp 30 ngời 180 quan 24 quan 60 quan 264 quan

Trại 15 ngời 90 quan 12 quan 30 quan 132 quan

Giáp 10 ngời 60 quan 8 quan 20 quan 88 quan

Nh vậy hình thức khai hoang do Nhà nớc đứng ra tổ chức và cấp vốn (trongcông cuộc khai hoang thành lập hai huyện Tiền Hải, Kim Sơn mỗi ngời đợc cấphai quan tiền làm nhà, 6 quan tiền mua trâu cày, 0,8 quan mua dụng cụ, tính ra

cứ 5 ngời đợc cấp một con trâu, 1 cái bừa, 1 cái cày, 1 cái thuổng, 1 cái cuốc, 1cái liềm) và mặt khác là vai trò cá nhân của ngời đứng ra lãnh đạo công cuộckhai hoang (Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Tri Phơng đều là những ngời có nănglực đặc biệt, rất có tâm huyết với công việc) Ruộng đất khai khẩn đợc hoặctheo tỷ lệ t điền quân cấp (huyện Kim Sơn) hoặc trích 25% làm t điền thếnghiệp (huyện Tiền Hải) hoặc thành sở hữu t nhân (Nam Kỳ) Việc giải quyếtruộng đất nh thế rõ ràng đã mang lại quyền lợi tơng đối thoả đáng cho ngời khaihoang, trở thành động lực thúc đẩy công cuộc khẩn hoang phát triển Chủ trơngnày của nhà nớc là nguồn động viên và hỗ trợ quan trọng cho công cuộc khaihoang Trong quá trình thực hiện, với t cách là nhà doanh điền sứ- ngời trực tiếp

tổ chức và chỉ đạo khai hoang- Nguyễn Công Trứ còn đề ra những chính sách vàbiện pháp thích hợp để kết hợp kinh phí có hạn của nhà nớc với sự đóng góp củanhân dân, tận dụng tài lực, vật lực của những ngời có của trong nông thôn vàsức lao động của nông dân nghèo khổ, trong đó có cả những ngời đã tham giakhởi nghĩa chống triều đình (nh cuộc khởi nghĩa của nông dân do Phan BáVành lãnh đạo)

T nhân tự đứng ra khai khẩn là hình thức khai hoang chiếm tỷ lệ cao nhấttrong các quyết định khai hoang của Nhà nớc (52,3%) Tuy nhiên, các quyết

định này thờng đợc ban hành một cách lẻ tẻ thể hiện thái độ khuyến khích nông

3 Sđ d, tr 33-34.

Trang 10

dân triệt để khai thác nguồn lợi đất đai nhất là tại các địa phơng mà họ sinhsống Sử sách của nhà Nguyễn không thấy chép về kết quả của việc khai hoangtheo hình thức này, vì thế không có cơ sở đánh giá hiệu quả của nó so với cáchình thức khai hoang khác.

Hình thức khẩn hoang doanh điền của nhà Nguyễn thực hiện ở đồng bằngBắc Bộ đã thu đợc những thành quả đáng khích lệ: mùa thu năm 1828, huyệnTiền Hải ra đời với diện tích khai hoang đợc là 18.970 mẫu và số đinh 2.350 ng-

ời Huyện đợc chia đặt thành 7 tổng với 14 lý, cũng chính thức đợc ghi vào sổsách của nhà Nguyễn với 7 tổng, 60 lý, ấp trại Số ruộng khẩn hoang đợc là14.620 mẫu chia cấp cho dân nghèo 1.250 ngời Tổng Hoành Thu (Giao Thuỷ-Nam Định) bắt đầu đợc khai khẩn vào tháng 3/1828 đến đầu năm sau thì cănbản hình thành với 14 ấp, trại, giáp có 380 mẫu ruộng và 301 đinh Tổng NinhNhất cũng đợc thành lập với 9 làng, ấp, trại, giáp có 345 xuất đinh và 4120 mẫuruộng đất

Nh vậy, chỉ trong vòng 2 năm, hai huyện Tiền Hải, Kim Sơn và hai tổngHoành Thu, Ninh Nhất đợc lập nên với 16 tổng, 154 lý, ấp, trại Số ruộng đấtkhẩn hoang đợc là 38.095 mẫu và 4.264 đinh Đó là một thành quả rất lớn, đáng

đợc đánh giá cao dới thời Minh Mạng

Tại Nam Bộ việc doanh điền đã đợc bắt đầu từ tháng 6/1853 tới tháng7/1854 đã có 124 ấp mới ra đời ở các tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Gia Định và

Định Tờng1

Công cuộc khai hoang mở rộng diện tích canh tác đợc mở rộng dới thờiNguyễn, trong đó đạt hiệu quả hơn cả là ở thời Minh Mạng và đầu thời Tự Đứcgắn liền với tên tuổi của Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Tri Phơng Tuy nhiên ứngvới mỗi phơng thức khai hoang là một quan hệ sở hữu khác nhau và kết quảthực tế cũng phụ thuộc nhiều vào cách giải quyết quan hệ sở hữu đó

Hình thức khai hoang nữa là Nhà nớc cho phép quan và dân có khả năng đợc

đứng ra chiêu mộ dân nghèo đi khai hoang Nhà nớc cung cấp tiền, công cụ chongời đi khai hoang Ruộng đất khai hoang đợc biến thành ruộng đất công, ngời

1 Đại Nam Thực lục chính biên, tập 28, Hà Nội, 1973, tr 46-47.

Trang 11

đi khai hoang nộp thuế cho Nhà nớc, để lại một bộ phận ruộng đất cho làng ấp.Ngời đứng ra chiêu mộ đợc hởng một phần lợi ích do khai hoang đem lại Nhànớc thởng cho ngời có công tổ chức đi khai hoang và phạt các quan sở tại ở địaphơng để ruộng đất hoang hoá.

Quyền lợi của ngời tổ chức khai hoang nh sau:

Đối với dân: chiêu mộ đợc 30 ngời, khai hoang đợc 1 làng, ấp mới đợc miễnthuế công điền, thuế thân và miễn phục vụ lao dịch suốt đời Mộ đợc 50 ngời đ-

ợc thởng hàm chánh cửu phẩm và chức bá hộ Mộ đợc 100 ngời thì đợc thởnghàm chánh bát phẩm, kiêm chức tổng lý Dân mộ khai hoang đợc miễn đóngthuế ruộng thuế đinh trong 10 năm

Đối với quan chức:

Lý trởng: huy động dân sở tại khai hoang đợc 300 mẫu thì đợc Nhà nớc ởng 20 quan tiền; 200 mẫu thởng 16 quan tiền; 50 mẫu thởng 10 quan tiền và đ-

th-ợc Nhà nớc ghi vào thành tích chung để tính trong các phần khảo khoá Nếu xãtrởng để ruộng đất hoang hoá trong xã 50 mẫu bị phạt 100 gậy

Chánh tổng: tổ chức khai hoang đợc 100 mẫu đợc thởng 50 quan Nếu bỏruộng hoang 100 mẫu bị phạt 100 trợng, kèm theo cách lu

Quan tỉnh: tổ chức khai hoang đợc 800 mẫu đợc thăng ngay một cấp

Hình thức khai hoang lập đồn điền:

Đồn điền đợc Nhà Nguyễn coi trọng và đẩy mạnh cả trong thế kỷ XIX do đó

đem lại nhiều kết quả góp phần quan trọng mở rộng quyền sở hữu ruộng đất củaNhà nớc, tăng thêm thu nhập, mở rộng diện tích sản xuất và kích thích nôngnghiệp phát triển , giải quyết quân lơng, xây dựng kinh tế và quốc phòng, đặcbiệt ở vùng biên giới và hải đảo

Hình thức cụ thể:

Nhà Nguyễn khác các triều đại trớc, đồn điền đợc chia làm 2 loại: binh đồn

điền và dân đồn điền Thời Gia Long (1802- 1829), ông thực hiện 2 giai đoạnsau:

Trang 12

Binh đồn điền: lực lợng khai hoang là quân lính Sản phẩm thu đợc nhập khochung của Nhà nớc để làm lơng thực nuôi quân Ruộng đất khai hoang đợcthuộc quyền sở hữu trực tiếp của Nhà nớc Nhà nớc mở rộng diện tích sản xuất.Dân đồn điền: lực lợng khai hoang là dân làng do Nhà nớc chiêu tập đi khaihoang, nhân dân các làng xã không có điều kiện khai hoang đợc biên chế thànhquân đội Đây là chính sách quân sự hoá dân đồn điền Ngời cày ruộng hàngnăm nộp su thuế cho Nhà nớc nhẹ hơn thuế công điền Mỗi ngời mỗi năm nộp 2hộc thóc Các hàng lão, bệnh tật 1 năm nộp 1 hộc Từ năm 1810, dân đồn điềntoàn vùng Nam bộ đợc quân sự hoá 100% thành hơng binh (nh dân quân).

Thời Minh Mạng, binh đồn điền dọc biên giới Việt Nam- Cam-pu-chia vàcác đảo Khi không có chiến tranh, ngời khai hoang tiến hành làm ruộng, luyệntập quân sự Đây là lực lợng quân sự để tham gia đánh giặc

Nhà Nguyễn có chủ trơng chính sách khuyến khích ngời khai hoang trong

đồn điền tiếp tục mở rộng khai hoang

Khai hoang đồn điền ở Khánh Hoà: thời Minh Mạng khai hoang đợc 140mẫu, chính quyền thởng 100 quan tiền; ở Vĩnh Long khai hoang đợc 260 mẫu,chính quyền thởng 250 quan tiền; ở Biên Hoà khai hoang đợc 300 mẫu chínhquyền thởng 400 quan tiền Năm 1836, Minh Mạng có chủ trơng đem các thủphạm tổ chức thành quân đội đi khai hoang lập đồn điền do Nhà nớc cấp kinhphí

Để khuyến khích nhân dân lập đồn điền, Nhà nớc chỉ thu 50% hoa lợi, ngờisản xuất giữ lại 50% tổng số hoa lợi thu hoạch Những nơi đất xấu, Nhà nớc chophép ngời lập đồn điền đợc hởng 100% hoa lợi, mục đích để họ yên tâm ở lạinhững nơi xung yếu Quy mô, phạm vi trên cả nớc, đặc biệt là ở vùng đất mới,nhất là biên giới Cửu Long- Cam-pu-chia Điểm mới của chính sách khai hoangnày là nhà Nguyễn kết hợp làm kinh tế, tham gia mở rộng diện tích với nhiệm

vụ quốc phòng, biến thành những nơi đồn trú, khi có biến động là có lực lợng

đối phó trong khi Nhà nớc cha đa quân kịp thời đến đợc

Tóm lại, các chúa Nguyễn cũng đã thực hiện chính sách phát triển sở hữunhà nớc về ruộng đất Đến khi Nguyễn ánh lên ngôi kể từ năm 1802, với t cách

Trang 13

là ngời nối nghiệp dòng họ Nguyễn, lại với đầu óc thủ cựu câu nệ cổ nghiệp,Nguyễn ánh xây dựng một bộ máy quân chủ quan liêu chuyên chế tập trungcòn nặng nề và cồng kềnh hơn trớc, do đó còn tiến hành chính sách phát triển sởhữu nhà nớc mạnh hơn trớc Nhất là về miền Nam, kể từ Bình Thuận trở vào, làmiền đất mới mẻ, vừa nhiều đất hoang màu mỡ Chính quyền họ Nguyễn cầnphải đợc nhanh chóng đứng vững và cắm sâu ở miền này Chính sách phát triển

sở hữu nhà nớc về ruộng đất với chế độ đồn điền là hình thức duy nhất có thểvừa trấn trị biên giới về mọi mặt, lại vừa đảm bảo cung cấp nhiều tiền của chocông quỹ nhà nớc

Cuối cùng chính sách của Nhà nớc Nguyễn đối với ruộng đất theo hình thứckhẩn hoang doanh điền một mặt phản ánh xu thế phát triển tất yếu của lịch sử

đó là xu hớng t hữu hoá ruộng đất ở nửa đầu thế kỷ XIX nhng mặt khác nó cũngtạo điều kiện cho sự củng cố kinh tế sở hữu t nhân, góp phần ổn định sản xuấtnông nghiệp và do đó về mặt khách quan nó cũng thúc đẩy nền kinh tế hànghoá phát triển

2 Chính sách ban cấp ruộng đất cho các quan chức và quân lính:

Kể từ giữa thế kỷ XVI, họ Nguyễn xuất hiện trên chính trờng với t cách mộtthế lực bè phái và chia cắt đất nớc Thế lực họ Nguyễn càng mạnh bao nhiêu thìtính chất phân biệt chia cắt đất nớc càng hằn sâu bấy nhiêu Trong vòng hơn

200 năm, các chúa Nguyễn không những củng cố và xây dựng miền ThuậnQuảng thành một hậu phơng vững chắc cho triều đại mình, mà còn mở rộnglãnh thổ xuống phía Nam bằng các cuộc xâm lợc vũ trang và không vũ trang.Công việc mở rộng và đứng vững đợc trên những mảnh đất mới ấy rõ ràng đãthành hiện thực Điều đáng lu tâm là họ Nguyễn đã lợi dụng đợc một hoàn cảnhthuận lợi thực sự Miền Thuận Quảng cũ cũng dễ làm nông nghiệp đối với mộttrình độ sản xuất nào đó Toàn bộ hoàn cảnh kinh tế xã hội tự nhiên của vùng

đất ấy là nguyên nhân hay điều kiện quyết định mà họ Nguyễn giành đợc trongtay để thực hiện mu đồ lớn của dòng họ Vì vậy cuộc chiếm trị phơng Nam đợckết hợp với sự phát triển của sản xuất nông nghiệp Nhng điều cần đặc biệt chú

ý là, công cuộc phát triển sản xuất nông nghiệp này diễn ra theo phơng hớng,

Trang 14

hay theo phơng thức xác lập quan hệ địa chủ tá điền Hình thức sở hữu địa chủ

và sở hữu nhà nớc chiếm vai trò mở đầu và chủ đạo Các đồn điền và các ấp mộ

là tổ chức định c đầu tiên và đa số ở những miền đất mới Phơng thức đó đợcnhà Nguyễn chủ động thực hiện một cách có ý thức, để tạo ra một hậu thuẫnchính trị, đúng hơn là một cơ sở giai cấp xã hội đông đảo cho chính quyền nhàNguyễn Giai cấp đó là giai cấp địa chủ lớn nhỏ, vốn xuất thân từ dòng họNguyễn, hay số các tay sai của dòng họ này đợc hởng những đặc quyền đặc lợicủa chính quyền Nguyễn ban cho Vì vậy, trong một thời gian dài, sự thống trịcủa họ Nguyễn đợc củng cố và tăng cờng rõ rệt Tuy nhiên, kinh tế nông nghiệp

Đàng Trong phát triển đúng lúc thơng nghiệp và thủ công nghiệp phồn thịnhtrên toàn quốc; kinh tế hàng hoá đã tiến lên một trình độ mới, khiến cho sự phânhoá giai cấp và quan hệ địa chủ tá điền nhanh chóng đi tới đỉnh cao của nó Sựbần cùng hoá của nông dân, cùng với sự đình trệ của sản xuất nông nghiệp bắtnguồn từ tình trạng ngời trực tiếp cày cấy không có ruộng đất trong tay, lại trởthành điều kiện kìm hãm thơng nghiệp và thủ công nghiệp Tuy vậy trong 30năm cuối thế kỷ XVIII, tình hình kinh tế nói chung không có gì thay đổi lắm d-

ới thời Tây Sơn, nhất là dới quyền của Thái Đức hoàng đế và Đông Định Vơng.Nếu Nguyễn Huệ không mất sớm thì chắc chắn lịch sử chứng kiến những biến

đổi mới mẻ trên con đờng tiến lên của nó

Năm 1802, sau khi đánh bại triều Tây Sơn, làm chủ toàn bộ lãnh thổ ĐàngTrong và Đàng Ngoài cũ, Nguyễn ánh tự đặt niên hiệu là Gia Long, lập ra nhàNguyễn Thành lập và thống trị trong thế kỷ XX, nhà Nguyễn thừa hởng đợcthành quả to lớn của phong trào nông dân Tây Sơn trong sự nghiệp thống trị đấtnớc, làm chủ một giải lãnh thổ từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau Các vua nhàNguyễn từ Gia Long (1802-1819), Minh Mạng (1820-1840) đến Thiệu Trị(1841-1847), Tự Đức (1848-1833) kế tiếp nhau xây dựng và củng cố nền thốngtrị, bảo vệ chế độ phong kiến Vấn đề ruộng đất đợc đặt ra cấp thiết vì nôngnghiệp vẫn là nền kinh tế chủ yếu Trong nông nghiệp chế độ ruộng đất là mộtvấn đề lớn không chỉ liên quan đến quốc gia, đến dân tộc, mà còn liên quan đếngiai cấp, đến chế độ xã hội; không phải đặt ra một lần cho mãi mãi về sau mà đ-

Trang 15

ợc thay đổi qua các thời kỳ lịch sử ở nửa đầu thế kỷ XIX, chế độ ruộng đấtViệt Nam vẫn đang ở chặng đờng đầu của quá trình phát triển tiến hoá T hữuhoá vẫn còn là một xu thế dù nó đã ở những bớc đi cuối cùng Phân hoá và tậptrung ruộng đất, dù ở nơi này nơi khác đã đạt trình độ khá cao nhng trên bìnhdiện cả nớc vẫn cha đạt đến mức triệt để và sâu sắc Một thực trạng ruộng đất

nh vậy vừa phản ánh kết quả của toàn bộ quá trình phát triển của chế độ ruộng

đất Việt Nam đến lúc này vừa là kết quả không thể không tính đến tác động củachính sách Nhà nớc

Chính sách ruộng đất của Nhà nớc trong nông nghiệp thể hiện vai trò củaNhà nớc trong chế độ ruộng đất nói chung Vai trò có tích cực hay không là phụthuộc vào chính sách đợc ban hành có dựa trên cơ sở thực tế khách quan và phùhợp với quy luật tiến hoá của lịch sử hay không

Đối với nhà Nguyễn, chính quyền nhà nớc là quyền lợi số một và trớc hết.Trong những trờng hợp mâu thuẫn giữ quyền lợi của dòng họ, tức chính quyềnnhà nớc, với quyền lợi giai cấp địa chủ thì nhà Nguyễn sẵn sàng đặt quyền lợidòng họ lên trên Trong thực tế có những trờng hợp này tất nhiên không phải làphổ biến Còn trong những điều kiện bình thờng, đờng lối chính sách của nó vềmọi mặt mfa chủ yếu là kinh tế, cũng không thể nào không phục vụ dòng họ vàgiai cấp địa chủ Tuy vậy, đờng lối chính sách cụ thể nhằm thực hiện mục tiêuchiến lợc đó không những cần phải linh hoạt để phù hợp với thực tế từng lúctừng nơi mà còn có thể sai hay đúng tuỳ theo kẻ nắm quyền có tài năng haykhông? Do đó, chính sách cụ thể thể hiện nhiều phơng pháp khác nhau để tiếntới cùng một mục tiêu chiến lợc Đánh giá chính sách của nhà Nguyễn cũngphải dựa vào quan điểm này để sự nhận xét đợc khách quan, không sa vàokhuyết điểm phi lịch sử

Do bản chất giai cấp và đặc điểm hình thành dòng họ nh nói trên, kể từ năm

1802, nhà Nguyễn đã ban hành và thực hiện một đờng lối chung về ruộng đất

nh sau:

Trang 16

1 Cùng với việc ra sức mở rộng diện tích ruộng đất bằng nhiều hìnhthức khẩn hoang, chú ý trớc hết đến việc duy trì bảo vệ và phát triển sở hữu nhànớc và sở hữu làng xã.

2 Tích cực tranh đoạt ruộng đất công làng xã và dùng quyền lực pháp chếbiến nó thành cơ sở cho thiết chế quân chủ tập quyền phong kiến chuyên chếtrên nguyên tắc sở hữu kết hợp nhà nớc với làng xã

3 Đồng thời luôn luôn quan tâm thích đáng và đầy đủ đến việc tạo điềukiện thuận lợi cho sự phát triển của sở hữu địa chủ

4 Ngoài ra, đối với sở hữu nhỏ tự canh, chỉ khi nào cần khuyến khích để

đảm bảo quyền lợi dòng họ thì mới cho phát triển; còn nói chung phải hạn chếtrong những giới hạn nhỏ hẹp cả về thiết chế pháp lý lẫn điều kiện thực tế

Về cơ bản dới triều Nguyễn chỉ còn tồn tại một loại ruộng đất ban cấp làruộng thờ (tự điền), Ruộng đất đợc Nhà nớc ban cấp cho các quan chức cao cấp,các hình thức ban cấp ruộng đất khác đều bị bãi bỏ

Điểm giống của chính sách này so với các triều đại trớc là Nhà nớc đều sửdụng ruộng đất để ban cấp cho quan lại Nhng điểm khác là ruộng đất ban cấpkhông chỉ có ruộng đất công làng xã mà có một bộ phận ruộng đất thuộc quyềnquản lý trực tiếp của Nhà nớc gọi là quan điền quan trại Ruộng đất đợc Nhà n-

ớc ban cấp rất ít Ruộng này để cho các quan lại làm ruộng cúng tế, thừa tự Việc ban cấp ruộng thừa tự đợc thực hiện rải rác trong nhiều năm, chủ yếudới thời Gia Long (thời Minh Mạng chỉ có hai lần cấp tự điền vào năm 1842 và1829) Tổng số ruộng đất nhà Nguyễn lấy ruộng đất ban cấp làm tự điền chocác quan chức cao cấp là 14330 mẫu Kết quả thống kê các lần ban cấp ruộngthờ cho thấy tính chất hạn chế của chính sách này: trong suốt nửa thế kỷ sốruộng ban cấp chỉ có 14.330 mẫu2 (dới thời Lê Sơ một thân vơng cũng đợc cấptới 1.790 mẫu ruộng lộc) Trờng hợp đặc biệt là họ Lê đợc cấp 10.000 mẫu nhng

đến năm 1817 cũng rút xuống chỉ còn 100 mẫu

Ngời đợc cấp tự điền là một vài thân vơng, các tớc công, hầu (16%), hai họ

Lê, Trịnh (72%), các lăng miếu, chùa chiền (12%) Ruộng đất để ban cấp bao

2 Đại Nam Thực lục chính biên, tập 3, 4, 7, 9, Hà Nội, 1963, 1964.

Trang 17

gồm quan điền quan trại (10%), ruộng công làng xã (83%) Tơng ứng với hailoại ruộng đất trên là hai phơng thức sử dụng tự điền Đối với tự điền có nguồngốc là quan điền quan trại thì ngời đợc ban cấp có quyền sử dụng nh ruộng đất

t hữu và có thể đợc miễn tô thuế tuỳ theo sự u đãi của Nhà nớc Bộ phận cónguồn gốc là ruộng công làng xã thì ngời đợc ban cấp chỉ có quyền thu tô thuế

Đối với quân lính, chính sách này cũng có những điểm giống và khác so vớitriều đại trớc Ngoài chính sách quân điền, quân lính đợc ban cấp ruộng đất nhquan lại Thời Mạc gọi là lộc điền, Nhà nớc cấp từ 1 đến 3 mẫu; họ Trịnh, Nhànớc cấp cho quân lính là 10 mẫu Chính sách này không có gì mới, nó xuất phát

từ hoàn cảnh chính trị- xã hội nhà Nguyễn có những điểm giống nhà Mạc, nhà

Lê và nhà Trịnh là chiến tranh liên miên Vì vậy, Nhà nớc phải xây dựng lực ợng quân đội hùng mạnh và trung thành với mình để bảo vệ lợi ích của dòng họ.Nội dung của chính sách này nh sau: quân lính ngoài ruộng khẩu phần đợcchia theo chính sách quân điền đợc nhận một phần ruộng đất để làm bổng lộc.Thời Nguyễn gọi là lơng điền Quân lính mỗi ngời đợc chia từ 7 sào đến 1 mẫutuỳ theo chức vụ Quân đội của nhà Nguyễn có 20.4220 ngời Trong khi ruộng

l-đất công làng xã để thực hiện chính sách quân điền chỉ còn 20% thì Nhà nớc lấyruộng để cấp cho hơn 20 vạn lính đã dẫn đến hậu quả thu hẹp ruộng đất cônglàng xã Chính sách này phản ánh mặt hạn chế bởi vì trong khi ruộng đất cônglàng xã còn ít để chia cho nhân dân cày cấy thì nàh Nguyễn tiếp tục lũng đoạnruộng đất công làng xã, lấy đó làm lợi ích và cấp cho quan lại, quân lính

Nh vậy, xét về lợi ích của Nhà nớc trong việc duy trì sở hữu ruộng đất củamình, Nhà nớc vẫn thực hiện đợc vì không cấp vĩnh viễn, chỉ cấp tạm thời Đốivới ngời nông dân, họ phải chuyển nộp tô cho ngời đợc cấp ruộng (quan lại đợcban cấp) càng tạo điều kiện cho quan chức bóc lột, hà hiếp nhân dân Đẩy ngờinông dân càng lệ thuộc hơn nữa vào giai cấp địa chủ, quan chức Đây là mặthạn chế của chính sách này

Việc nhà Nguyễn bãi bỏ các hình thức ban cấp ruộng đất khác và chỉ duy trì

ở mức độ hạn chế hình thức ban cấp tự điền là xuất phát từ quỹ ruộng đất công

ở nửa đầu thế kỷ XIX đã rất thu hẹp và đặc biệt là do chủ trơng chung của Nhà

Trang 18

nớc nhằm ngăn chặn quá trình t hữu hoá ruộng đất công bắt đầu từ việc ban cấpruộng đất vốn đã có tiền lệ trong lịch sử Việt Nam.

3 Chính sách đối với ruộng đất công làng xã:

Nửa đầu thế kỉ XIX , nhà Nguyễn tỏ ra nhất quán trong việc duy trì , bảo vệruộng đất công làng xã Về mặt thiết chế pháp lý, dới thời các chúa Nguyễn,ruộng đất công làng xã bị nhà nớc chiếm lấy làm của riêng Các ruộng đất nàyvẫn chia đều cho dân cày cấy nhng vào kỳ thu hoạch, nhà nớc thu địa tô nặng,xếp vào kho lập ngay tại từng địa phơng, bộ máy quản lý xã thôn không có vaitrò gì ở đây cả Vậy là nhà nớc trực tiếp chiếm hữu toàn bộ địa tô, và do đó, vềcơ bản ruộng công làng xã ở Đàng trong là một trong những hình thức sở hữunhà nớc về ruộng đất Nhng sau đó, trải qua thời gian họ Trịnh chiếm PhúXuân, đặc biệt là trải qua gần 30 năm triều đại Tây Sơn với chính sách củng cốruộng đất công của làng xã, cũng nh theo tình hình chung toàn quốc mà chủ yếu

ở ngoài Bắc, thì ruộng đất công làng xã ở Đàng trong đã trở lại vị trí của nó nh

cũ cùng một thiết chế nh ruộng làng xã ở ngoài Bắc

Từ năm 1802 nhà Nguyễn nhất thiết phải lấy lòng dân chúng Vì vậy,Nguyễn ánh tìm một con đờng thoả hiệp Một mặt Gia Long xoá bỏ các bản đ-ờng quan thu thuế trực tiếp, trả ruộng đất công làng xã cho các làng xã; mặtkhác buộc các làng xã phải thực hiện một phơng án chia ruộng định kỳ, trong

đó các quan lại chiếm đợc nhiều ruộng đất nhất, tiếp theo là binh lính, sau cùngmới đến dân đinh Đây là biện pháp “nhà nớc hoá” hay phong kiến hoá ruộng

đất công làng xã của Nguyễn Gia Long, khiến cho quyền sở hữu ruộng đất nàytrở thành quyền sở hữu kép hay sở hữu kết hợp của nhà nớc và làng xã Chínhsách này nhằm biến ruộng công làng xã trở thành cơ sở kinh tế cho chế độ quânchủ tập quyền chuyên chế Với mục đích nh thế, nhà Nguyễn không bỏ qua mọicơ hội để tăng cờng và mở rộng hết mức diện tích loại ruộng công làng xã Làm

nh vậy nhà Nguyễn còn đạt một tác dụng bên ngoài có tính chất mị dân Ngời tatởng đâu vua quan triều đình quan tâm thực sự tới yêu cầu ruộng đất của dânnghèo Dĩ nhiên nhà Nguyễn thừa biết rằng yêu cầu đó có ý nghĩa đặc biệt trọngyếu tới an ninh và sự bền vững của triều đại Nguyễn, của sự thống trị của dòng

Trang 19

họ Nguyễn Trong nửa đầu thế kỷ XIX, nông dân không ruộng chỉ có thể hyvọng duy nhất vào chế độ công điền công thổ làng xã ít nhất đó cũng là quyềnchiếm hữu t nhân có thời hạn Bởi vậy họ càng cố đòi duy trì ruộng công làngxã bấy nhiêu Cho nên chính sách phát triển công điền công thổ làng xã cùnglúc đặt thêm một mục đích mị dân nữa, và cả hai mục đích trên đều mang cáithực chất sâu xa nhằm củng cố địa vị thống trị của dòng họ Nguyễn, giữ vữngngai vàng vua Nguyễn cùng với chế độ xã hội cũ đang bị lịch sử vợt qua

Chính sách công điền công thổ của nhà Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX biểuhiện nh sau:

Đối với những nhà nớc phong kiến quan liêu, việc phong cấp đất đai choquan lại là một điều không thể thiếu đợc Vì có nh vậy, nhà vua mới tạo ra đợcmột tầng lớp địa chủ quan liêu làm chỗ dựa cho vơng quyền của mình Cho nênphong cấp đất đai là việc rất quan trọng đối với sự tồn tại của nhà nớc phongkiến quan liêu Chính trong công việc này, công điền công thổ luôn giữ một vaitrò to lớn Trớc hết, so với t điền, công điền công thổ có thể bị nhà vua trích ramột cách dễ dàng hơn để phong cấp Mặt khác, dới chế độ phong kiến quanliêu, sự phát triển của t điền bị hạn chế rất nhiều Do đó công điền, công thổ là

bộ phận ruộng đất to lớn nhất Còn đối với các loại ruộng đất thuộc quyền sởhữu nhà nớc nh quan điền quan trại hay ruộng đồn điền thì công điền, công thổlại càng nhiều hơn Vì ở nông thôn hầu nh làng nào cũng có công điền, côngthổ Còn các đồn điền không phải ở đâu cũng lập ra đợc Hơn nữa, công điền,công thổ vốn dĩ đợc phân đều ở mọi nơi nên có tác dụng điều hoà việc thu nhậptô thuế đối với chính quyền từng địa phơng Do đó, công điền, công thổ là bộphận chủ yếu của quyền sở hữu nhà nớc về ruộng đất Chính vì vị trí quan trọngnày của công điền, công thổ mà thái độ của các nhà nớc quan liêu nhìn chungkhông thể khác hơn là duy trì, bảo vệ và phát triển công điền, công thổ Riêng

đối với nhà Nguyễn, vị trí của công điền, công thổ càng quan trọng hơn, do đóchính sách duy trì và phát triển công điền, công thổ càng đợc đẩy mạnh hơn.Sau khi nhà Tây Sơn đổ, giai cấp địa chủ phản động ủng hộ Nguyễn ánhthiết lập một nhà nớc quân chủ độc đoán, một bộ máy quan liêu nặng nề Mang

Trang 20

tính chất quan liêu nặng nề, nhà Nguyễn phải thực hiện việc bảo vệ và phát triểnhình thức sở hữu nhà nớc về ruộng đất, hay nói đúng hơn, nhà Nguyễn phảicủng cố và phát triển công điền, công thổ, bộ phận chủ yếu của quyền sở hữunhà nớc Cho đến đời Nguyễn, công điền, công thổ đã giữ một vai trò quantrọng bậc nhất trong phạm vi các hình thức sở hữu nhà nớc đã nói trên.

Nhìn vào tình hình ruộng đất đầu đời Nguyễn ta có thể thấy rõ mấy hiện ợng sau:

t-Thứ nhất là các loại quan điền quan trại bị hao hụt đi nhiều do bị nông dân

khởi nghĩa giành lại thời Tây Sơn, và do chính sách hạn chế triệt để đến nỗi hầu

nh bãi bỏ chế độ lộc điền của triều Tây Sơn

Thứ hai là các loại đồn điền cho đến đầu đời Gia Long mới lập đợc một số

rất ít Tất cả những đồn điền lập ra từ đời Lê trở đi đã bị xoá bỏ từ năm 1756

Đến năm 1790, Nguyễn ánh lại tái lập đồn điền Từ đó đến năm Gia Long thứ 1(1802), một số ít đồn điền đợc xây dựng chủ yếu ở Nam Bộ và cực Nam Trung

bộ Mãi đến năm 1854, thời kỳ đồn điền phát triển nhất thì toàn bộ 6 tỉnh Nam

kỳ mới chỉ có 21 cơ lính làm việc trong các đồn điền (khoảng 10.050 ngời).Con số đó cũng nói rõ số lợng đồn điền so với ruộng đất toàn quốc không đáng

là bao Vì thế cho nên đến đầu đời Nguyễn, ruộng đồn điền cũng chỉ chiếm một

tỷ lệ nhỏ trong ruộng đất toàn quốc

Tình hình trên đây đã đặt công điền công thổ vào vị trí quan trọng bậc nhấttrong số những ruộng đất thuộc quyền sở hữu nhà nớc, đối với nhà nớc quanliêu Nguyễn Hơn thế nữa, cũng đến đầu đời Nguyễn, công điền, công thổ lại

đang lâm vào một nguy cơ diệt vong Đó là sự phát triển mạnh mẽ của t điền và

sự thu hẹp của công điền, công thổ Quá trình này đã diễn ra do sự cớp đoạtruộng đất của giai cấp địa chủ và bọn phú hào địa phơng nhân dịp nội chiến liênmiên, do việc nông dân giành lại ruộng đất khi khởi nghĩa Tây Sơn thành công,

đồng thời cũng do chính sách khuyến khích thơng nghiệp, nhân tố chủ yếu đểthúc đẩy việc mua bán ruộng đất dới thời Tây Sơn Đến đầu đời Nguyễn, công

điền, công thổ, hay cơ sở kinh tế đảm bảo sự sinh tồn của nhà nớc phong kiếnquan liêu, đã bị thu hẹp đến mức mà một mâu thuẫn đã có thể xuất hiện giữa

Ngày đăng: 16/04/2013, 16:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w