Về chính trị:

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH RUỘNG ĐẤT CỦA TRIỀU NHÀ NGUYỄN (Trang 31 - 32)

III. Kết quả của những chính sách ruộng đất của nhà Nguyễn đối với tình hình kinh tế chính trị xã hội Việt

2.Về chính trị:

Các triều đại trớc họ Nguyễn đều dùng ruộng đất các loại của Nhà nớc để ban cấp cho các hạng quan lại. Việc nuôi dỡng quan lại các cấp trong hệ thống tập quyền theo kiểu ban cấp ruộng đất là điều tất yếu, và là việc sống còn của chế độ quốc gia. Nhng các loại ruộng đất thuộc Nhà nớc ngày càng giảm đi, bởi vì mỗi triều đại, mỗi vì vua đều tiến hành ban cấp một bộ phận ít nhiều ruộng đất ấy thành tài sản cho các công thần và tôn thất, mặc dù việc ban cấp không vĩnh viễn là điều phổ biến hơn. Đối với họ Nguyễn, việc nuôi dỡng để duy trì bộ máy thống trị cũng vẫn là điều thiết yếu, song ruộng đất công đã giảm đi khá nhiều nên không đủ để ban cấp cho quan lại và công thần. Đối với các chúa Nguyễn, việc xây dựng và thiết chế hoá bộ máy quan liêu nặng nề vốn là một yêu cầu cấp thiết ngay từ khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hoá.

Ngay từ thế kỷ XVII, XVIII nạn cờng hào đã nghiêm trọng nhng đến thế kỷ XIX thì càng nghiêm trọng hơn, nhà Nguyễn nắm chính quyền đã ý thức đợc điều đó và cố gắng bằng áp chế hành chính chi phối và nắm lấy tổ chức làng xã. Đứng trớc thực tế phân hoá xã hội đã diễn ra, tình trạng tập trung ruộng đất ngày càng phát triển thì nhà Nguyễn, trong chừng mực nhất định, muốn lập lại thế quân bình tơng đối nhằm ổn định tình hình xã hội và tăng cờng cơ sở kinh tế cho mình. Nhìn chung, các vua Nguyễn, nhất là Minh Mạng, muốn quay trở lại mô hình kinh tế- xã hội thời Lê Thánh Tông, với một chính quyền trung ơng vững mạnh và một cơ sở xã hội kỷ cơng ổn định. Nhng thực tế thế kỷ XIX

không còn nh thế kỷ XV, ruộng đất công đã thu hẹp, sở hữu t nhân đã bao trùm, Nhà nớc không còn cơ sở để thực hiện mục đích của mình. Do đó sinh ra mâu thuẫn giữa ý muốn chủ quan của Nhà nớc với thực tế khách quan. Các chính sách càng ít hiệu quả thì Nhà nớc càng tăng cờng hơn nữa áp chế hành chính- quân sự để giải quyết mâu thuẫn trên. Trớc tình hình đó giai cấp địa chủ, những kẻ có thế lực ở địa phơng, phản ứng lại bằng cách xây dựng cho mình một vỏ bọc thật chắc chắn, biến làng xã thành những “pháo đài” kiên cố hạn chế khả năng kiểm soát của Nhà nớc. Làng xã- vì thế thực sự biến thành bầu trời riêng của tầng lớp hơng hào tổng lý.

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH RUỘNG ĐẤT CỦA TRIỀU NHÀ NGUYỄN (Trang 31 - 32)