Đề tài: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC HỘI NHẬP VĂN HÓA ĐỐI VỚI LỐI SỐNG CỦA THANH NIÊN, SINH VIÊN HIỆN NAY... Theo nghĩa rộng, Hồ Chí Minh nêu văn hóa là toàn b
Trang 1Môn học:
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Thực hiện: Nhóm 6
GVHD: Bùi Thị Hảo
Trang 2Đề tài: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC
HỘI NHẬP VĂN HÓA ĐỐI VỚI LỐI
SỐNG CỦA THANH NIÊN, SINH VIÊN HIỆN NAY.
Trang 31 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN HÓA
1.1 Khái niệm văn hóa
Khái niệm văn hoá có nội hàm phong phú và ngoại diên rất rộng Chính vì vậy mà có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hoá Trong tư tưởng Hồ Chí
Minh khái niệm văn hóa được hiểu theo cả 3
nghĩa rộng, hẹp và rất hẹp.
Theo nghĩa rộng, Hồ Chí Minh nêu văn hóa là toàn
bộ những giá trị vật chất và tinh thần do loài người
sáng tạo ra nhằm đáp ứng lẽ sinh tồn, đồng thời đó cũng là mục đích của cuộc sống loài người.
Trang 4Theo nghĩa hẹp, văn hóa là những giá trị tinh thần
Theo nghĩa rất hẹp, văn hóa đơn giản là trình
độ học vấn của con người, thể hiện ở việc Hồ
Chí Minh yêu cầu mọi người phải đi học văn
hóa”, xóa mù chữ,…
Trang 51.2 Văn hóa mới
Trang 6Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nói: “Phải làm cho
văn hóa đi sâu vào tâm lý quốc dân” để xây dựng những tình cảm lớn như lòng yêu nước, tình yêu thương con người, yêu cái chân - thiện - mỹ, yêu
sự chân thật; ghét những thói hư tật xấu và coi đấy
là thứ giặc nội xâm rất nguy hiểm Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh nói “văn hóa soi đường cho quốc dân đi” chính là muốn nói văn hóa phải làm cho lý trí con người thêm sáng suốt, tình cảm con người thêm
cao đẹp.
Trang 7Theo Người, nền văn hoá dân tộc phải được xây dựng trên 5 điểm lớn sau đây:
_ Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường.
_ Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng.
_ Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội.
_ Xây dựng chính trị: dân quyền.
_ Xây dựng kinh tế.
Trang 81.3 Vị trí và vai trò của văn hóa
Một là , văn hoá là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng.
Trang 9Như vậy kinh tế phải là yếu tố đi trước một bước Người cũng từng viết:”muốn đi lên CNXH phải phát triển kinh tế và văn hóa Vì sao không phải phát
triển kinh tế và văn hóa Tục ngũ có câu: Có thực
mới vực được đạo Nên kinh tế phải đi trước”.
Trang 10Hai là , văn hoá không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị, phải phục vụ nhiệm vụ
chính trị và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế
Người nói “Trình độ văn hóa của dân ta càng cao sẽ giúp cho chúng ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân chủ”.
Trang 111.4 Tính chất của văn hóa
Mặc dù có nhiều cách diễn đạt khác nhau, song, nền văn hoá mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh luôn bao hàm 3 tính chất: tính dân tộc, tính khoa học, tính đại chúng
Trang 12Tính dân tộc của nền văn hoá được Hồ Chí Minh diễn đạt bằng nhiều khái niệm như: đặc tính dân tộc, cốt cách dân tộc nhằm nhấn
mạnh đến chiều sâu đặc trưng bản chất văn hóa dân tộc, giúp phân biệt, không nhầm lẫn với văn hóa các quốc gia khác
Trang 13Tính khoa học của nền văn hoá thể hiện ở tính hiện đại, tiên tiến, thuận với trào lưu tiến hoá của thời đại Văn hóa phải đấu tranh
chống lại những gì trái khoa học, phản tiến
bộ, truyền bá chủ nghĩa Mac, loại bỏ các hủ
tục, mê tín dị đoan
Trang 14Tính đại chúng của nền văn hoá thể hiện ở chỗ nền văn hoá ấy phải phục vụ nhân dân, phù hợp nguyện vọng của nhân dân và do
nhân dân xây dựng nên, đậm đà tính nhân
văn
Trang 152 một số lĩnh vực của văn hóa
2.1 Chức năng của văn hóa
Một là, bồi dưỡng những tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp
Trang 16+ Lý tưởng mà Hồ Chí Minh xác định cho Đảng
và nhân dân ta là độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội
+ Tình cảm lớn, theo Người là lòng yêu nước, thương dân, thương yêu con người, yêu tính trung thực, chân thành, thuỷ chung, ghét
những thói hư, tật xấu, sự sa đọa, căm thù
mọi thứ “giặc nội xâm”…
Trang 17Hai là , mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí
Nói đến văn hoá phải nói đến dân trí Đó là trình độ hiểu biết, vốn tri thức của người dân.
Nâng cao dân trí nhằm phục vụ cho mục tiêu chung
là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
Trang 18Ba là, bồi dưỡng những phẩm chất, phong cách và lối sống tốt đẹp, lành mạnh; hướng con người tới chân, thiện, mỹ để không
ngừng hoàn thiện bản thân
Trang 19Người chỉ rõ: phải làm thế nào cho văn hoá thấm sâu vào tâm lý quốc dân, nghĩa là văn hoá phải sửa đổi được những tham
nhũng, lười biếng, phù hoa xa xỉ; văn hoá phải soi đường cho quốc dân đi
Trang 202.2 Một số lĩnh vực của văn hóa (giáo dục,
văn nghệ, đời sống)
Văn hoá giáo dục
Người phê phán nền giáo dục phong kiến là
nền giáo dục kinh viện xa rời thực tiễn, Trong nền giáo dục thực dân, không mở mang trí tuệ, thực hiện ngu dân Đó là nền văn hoá đồi bại, xảo trá
và nguy hiểm hơn cả sự dốt nát.
Trang 21Mục tiêu của văn hoá giáo dục:
Thực hiện cả ba chức năng của văn hoá
bằng dạy và học Đó là: Đào tạo những con người mới vừa có đức vừa có đức có tài; học
để làm việc, làm người, làm cán bộ; “cải tạo trí thức cũ”, “đào tạo trí thức mới”; “công
nông hoá trí thức”, “trí thức hoá công nông”, xây dựng đội ngũ trí thức ngày càng đông
đảo, trình độ ngày càng cao
Trang 22Nội dung giáo dục: bao gồm cả văn hóa,
chính trị, khoa học - kỹ thuật, chuyên môn nghề nghiệp, lao động… Nghĩa là phải thực hiện giáo dục toàn diện
Trang 23Phương châm, phương pháp giáo dục:
Phải luôn gắn giáo dục với thực tiễn Việt Nam, học
đi đôi với hành, học kết hợp với lao động sản xuất
Trang 24Văn hoá văn nghệ
Một là, văn hoá - văn nghệ là một mặt
trận, nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ
là vũ khí sắc bén trong đấu tranh cách mạng
Trang 25Hai là, văn nghệ phải gắn với thực tiễn của đời sống của nhân dân.
Trang 26Ba là, phải có những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại mới của đất nước, của dân tộc.
Trang 27Văn hoá đời sống
Văn hóa đời sống thực chất là đời sống mới Xây dựng đời sống mới là một quan
điểm độc đáo của Hồ Chí Minh về văn hoá
Đời sống mới bao gồm cả đạo đức mới, lối
sống mới và nếp sống mới Chúng có mối
quan hệ gắn bó với nhau, trong đó đạo đức đóng vai trò chủ yếu
Trang 28Đạo đức mới:
Theo Hồ Chí Minh, thực hành đời sống mới trước hết là thực hành đạo đức cách mạng: Cần, Kiệm, Liêm, Chính
Trang 29Lối sống mới: là lối sống có lý tưởng có
đạo đức, văn minh, tiên tiến, kết hợp hài hoà truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hoá của nhân loại
Trang 30Nếp sống mới:
Nếp sống mới phải kế thừa những truyền thống tốt đẹp,
những thuần phong mỹ tục lâu đời của nhân dân ta
Trang 313 TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC HỘI NHẬP VĂN HÓA ĐẾN LỐI SỐNG CỦA SINH VIÊN
HIỆN NAY
3.1 Hội nhập văn hóa
3.1.1 Định nghĩa hội nhập văn hóa
Trang 32Giao lưu hội nhập văn hóa là một hiện tượng phổ biến của xã hội loài người, là một quy luật vận động và phát triển của văn hóa Thông qua quá trình hội nhập văn hóa mà các dân tộc có điều kiện để học hỏi và tiếp nhận những giá trị của nhau
Trang 333.1.2 Tính tất yếu của việc hội nhập văn hóa
Trong bối cảnh ngày nay, các quốc gia muốn phát triển thì không thể không tham gia vào quá trình
này Hội nhập quốc tế ngày nay đã đem lại nhiều
thời cơ, đồng thời cũng hàm chưa nhiều thách thức cho sự phát triển của các quốc gia dân tộc.
Trang 34Vì thế, mỗi quốc gia dân tộc phải chủ động
tham gia vào xu thế này Thông qua hội nhập
mà họ có điều kiện để kế thừa những yếu tố
tích cực của thế giới và loại bỏ những yếu tố
tiêu cực, hạn chế của mình tạo động lực cho sự phát triển
Trang 353.2 Tác động của hội nhập văn hóa
3.2.1 Tác động tích cực
Những giá trị phổ quát của văn minh nhân loại
thâm nhập xã hội ta, chúng được chọn lọc, đón nhận
và tiếp cận tối đa bởi những con người vốn thông
minh, rộng mở và cầu thị; chúng trang bị cho người Việt Nam những nhận thức mới và tầm nhìn mới.
Trang 363.2.2 Tác động tiêu cực
Nhưng mặt khác, hội nhập văn hóa cũng đem đến tác động tiêu cực
Trang 37Chính việc tiếp thu lối sống đó một cách thiếu định hướng (tiếp thu cả mặt tiêu cực của nó) mà dẫn đến việc xa rời lối
sống theo chuẩn mực đạo đức dân tộc Các công nghệ thông tin hiện đại đang truyền bá khắp thế giới lối sống sùng bái vật chất, cá nhân, vị kỷ, thực dụng, đua đòi, ăn chơi xa hoa, lãng phí, sống truỵ lạc, thác loạn, ưa
dùng bạo lực
Trang 38Lối sống đó đang phần nào tác động đến một bộ phận sinh viên, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên sống ở các khu đô thị lớn
Trang 39Bên cạnh đó việc hội nhập văn hóa nếu
không có một hướng đi thích hợp thì chúng ta
sẽ dễ dàng bị “hòa tan” vào trong nền văn
hóa thế giới, mất đi những bản sắc, nét riêng của dân tộc
Trang 40Như vậy, có thể nói, hội nhập văn hóa đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới lối sống và những giá trị đạo đức của người Việt Nam
Trang 414 Định hướng xây dựng lối sống mới
cho sinh viên
Lối sống của mỗi sinh viên phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đời sống thường nhật
Trong đó, yếu tố nhận thức và ý thức là
những yếu tố quan trọng nhất Nó quyết
định đến sự hình thành và phát triển lối sống của một sinh viên
Trang 42Sinh viên Việt Nam phải không ngừng học hỏi và
nâng cao cho mình; phải nắm vững khoa học kỹ thuật
công nghệ, có trình độ lý thuyết và thực hành để đáp
ứng với yêu cầu công nghiệp hóa và hiên đại hóa
Sinh viên chúng ta cần đấu tranh không khoan
nhượng chống mọi biểu hiện tiêu cực ở mọi nơi mọi lúc, đồng thời phải bảo vệ lẽ phải, bảo vệ giá trị của cái đẹp, bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống, tôn trọng phong tục tập quán mới
Sinh viên cần kết hợp việc nâng cao trình độ giác ngộ, rèn luyện thế giới quan và rèn luyện theo tiêu chuẩn đạo đức trong xã hội.
Trang 43Chúng ta phải có chính kiến, phải luôn đề cao cảnh giác, phải tin vào bản thân mình.
Trang 44Bên cạnh đó, nhà trường cũng phải luôn bên
cạnh để giúp đỡ sinh viên phân biệt đúng sai, đâu là con đường đúng đắn cần đi
Trang 45Sinh viên chúng ta cần tiếp tục đẩy mạnh
hơn nữa việc làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, cũng như tuyên truyền rộng rãi
những nội dung tốt đẹp của truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam
Trang 46Lối sống là yếu tố quan trọng nhất cấu
thành nên sự thành công của một sinh viên
Để từ đó tạo nên “những viên gạch vững
chắc” góp phần xây dựng đất nước Việt Nam ngày một vững mạnh
Trang 47Cảm ơn cô và các bạn đã theo dõi & lắng nghe!