1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dự trù ngân sách cho hoạt động e marketing

87 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 4,27 MB

Nội dung

Cuối cùng kế hoạch E-marketing cho ngành hàng gạo nội địa của công ty Angimex được đánh giá thông qua việc ước lượng hiệu quả các chỉ tiêu chi phí, doanh thu, lợi nhuận và phân tích nhữn

Trang 3

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1

1.3 Phạm vi nghiên cứu 1

1.4 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu 2

1.4.1 Giá trị ứng dụng 2

1.4.2 Giá trị lý thuyết 2

1.5 Kết cấu bài báo cáo 3

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 4

2.1 Cơ sở lý thuyết 4

2.1.1 Những định nghĩa 4

2.1.2 Bản chất E-marketing 4

2.1.3 Đặc điểm riêng của E-marketing 5

2.1.4 Quá trình phát triển của E-marketing 5

2.1.5 Điều kiện áp dụng E-marketing 6

2.1.6 Các hoạt động của E-marketing 6

2.2 Mô hình nghiên cứu 7

2.2.1 Mô hình nghiên cứu 7

2.2.2 Giải thích mô hình: 7

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9

3.1 Giới thiệu 9

3.2 Thiết kế nghiên cứu 9

3.2.1 Sơ đồ thiết kế nghiên cứu 9

Trang 4

II

3.2.2 Phương pháp nghiên cứu 9

CHƯƠNG 4: GIỚI THIỆU CÔNG TY ANGIMEX – ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG EMARKETING CỦA ANGIMEX VÀ CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH 12

4.1 Giới thiệu công ty ANGIMEX: 12

4.2 Đánh giá hiện trạng hoạt động thương mại điện tử của ANGIMEX 15

4.2.1 Phần cứng (Cơ sở hạ tầng): 15

4.2.2 Phần mềm 15

4.2.3 Định hướng phát triển thương mại điện tử của công ty 17

4.3 Đánh giá hiện trạng thương mại điện tử của các công ty trong ngành 17

4.3.1 Các doanh nghiệp trong ngành có ứng dụng thương mại điện tử 17

4.3.2 Mức độ ứng dụng 17

CHƯƠNG 5: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG E-MARKETING CHO NGÀNH HÀNG GẠO NỘI ĐỊA 21

5.1 Phân tích môi trường kinh doanh 21

5.1.1 Phân tích môi trường bên trong công ty AGIMEX 21

5.1.2 Phân tích môi trường tác nghiệp của công ty ANGIMEX 22

5.1.3 Phân tích môi trường bên ngoài công ty ANGIMEX 25

5.2 Thiết lập những mục tiêu của kế hoạch 28

5.2.1 Mục tiêu 28

5.2.2 Giải thích mục tiêu 28

5.3 E-marketing chiến lược 31

5.3.1 Phân tích ma trận SWOT 31

5.3.2 Phân tích chiến lược: 32

5.3.4 Các công cụ mang tính chiến lược trên website www.angimex.com.vn 37

Trang 5

5.3.6 Phân tích E-marketing chiến lược 39

5.4 Kế hoạch E-marketing hỗn hợp 43

5.4.1 Kế hoạch sản phẩm 43

5.4.2 Kế hoạch giá 45

5.4.3 Kế hoạch phân phối 46

5.5 Biện pháp thực hiện kế hoạch 52

5.5.1 Kế hoạch tổ chức sản xuất 52

5.5.2 Đầu tư cơ sở hạ tầng cho việc thực hiện E-marketing 54

5.5.3 Chuẩn bị nhân sự 55

5.6 Dự trù ngân sách cho hoạt động E-marketing 56

5.7 Ước lượng hiệu quả 58

5.7.1 Ước lượng chi phí kinh doanh gạo An Gia 58

5.7.2 Ước lượng doanh thu 58

5.7.3 Ước lượng lợi nhuận .59

5.7.4 Phân tích rủi ro 59

5.8 Tóm tắt kế hoạch thực hiện 60

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN 62

6.1 Kết luận 62

6.2 Hạn chế của đề tài 63

6.3 Đề xuất 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1

PHỤ LỤC 6

MỤC LỤC BẢNG BIỂU

Trang 6

IV

Bảng 1: Bảng phân loại tài liệu và nguồn cung cấp thông tin thứ cấp 10

Bảng 2: Nội dung và đối tượng quan sát phục vụ công tác thu thập thông tin sơ cấp 10 Bảng 3: Đối tượng và nội dung của phỏng vấn chuyên sâu 11

Bảng 4: Mục tiêu cụ thể của kế hoạch ứng dụng E-marketing cho ngành hàng gạo nội địa của công ty Angimex 28

Bảng 5: Mục tiêu của kế hoạch ứng dụng E-marketing cho ngành hàng gạo nội địa của công ty Angimex qua các tháng của năm 2009 30

Bảng 6: Ma trận SWOT của công ty ANGIMEX đối với ứng dụng E -marketing 31

Bảng 7: Số lượng cửa hàng gạo An Gia qua các năm 54

Bảng 8: Ngân sách dự kiến chi cho hoạt động E -marketing trong 2 năm 2009 và 2010 56

Bảng 9: Chi phí cho hoạt động kinh doanh gạo An Gia 58

Bảng 10: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh gạo An Gia 58

Bảng 11: Bảng tóm tắt kế hoạch thực hiện việc triển khai ứng dụng E -marketing cho sản phẩm gạo An Gia 60

MỤC LỤC HÌNH ÁNH Hình 1: Các giai đoạn phát triển của website 5

Hình 2: Mô hình nghiên cứu kế hoạch ứng dụng E-marketing cho ngành hàng gạo nội địa của công ty ANGIMEX 7

Hình 3: Sơ đồ thiết kế nghiên cứu 9

Hình 4: Sơ đồ tổ chức công ty Angimex 14

Hình 5: Website công ty Angimex: www.angimex.com.vn 16

Hình 6: Sơ đồ tổ chức phòng phát triển chiến lược Công ty Angimex 17

Trang 7

8: Website gạo Nam Đô_Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu l ương thực –

thực phẩm Hà Nội_www.namdo.com.vn 19

Hình 9 : Website gạo Sohafarm_Nông trường Sông Hậu_www.sohafarm.com.vn 20

Hình 10: Quy trình chế biến gạo của công ty Angimex 21

Hình 11: Những site bổ sung trên trang web www.angimex.com.vn 35

Hình 12: Bản đồ site mới của trang web www.angimex.com.vn 36

Hình 13: Bản demo website giao dịch gạo An Gia www.angimex.com.vn 38

Hình 14: Chiến lược sản phẩm gạo An Gia 39

Hình 15: Phân khúc giá của gạo An Gia và các đối thủ cạnh tranh 40

Hình 16: Phân khúc giá của 3 dòng sản phẩm gạo An Gia 41

Hình 18: Chiến lược chiêu thị kết hợp chu kì sống sản phẩm gạo An Gia 42

Hình 19: Bao bì gạo Nàng Nhen (Mặt trước và sau) 44

Hình 20: Bao bì gạo OM4900 44

Hình 21: Bao bì gạo Lúa Mùa 44

Hình 22: Logo gạo An Gia 44

Hình 23: Chu kỳ sống của gạo An Gia 45

Hình 24: Chu kỳ tăng giá các dòng sản phẩm gạo An Gia 45

Hình 25: Biểu đồ CPI cả nước và CPI lương thực

46 Hình 26: Quy trình đặt mua trực tuyến gạo An Gia

47 Hình 27: Quy trình xử lý đơn đặt hàng trực tuyến sản phẩm gạo An Gia

48 Hình 28: Mẫu thông tin cá nhân khi đặt hàng qua website gạo An Gia 49

Trang 8

VI

Hình 29: Dải băng quảng cáo động dịch vụ giao gạo An Gia tận nh à được đăng tải trên

Website 52

Hình 30: Quy trình sản xuất gạo An Gia 53

Hình 31: Sơ đồ tổ chức bộ phận IT của công ty Angimex 55

Hình 32: Biểu đồ so sánh tốc độ tăng chi phí và doanh thu qua các năm khi

ứng dụng E-marketing 59

Trang 9

Ngày này, với tốc độ phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ thông tin đã mang lại ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, trong đó có hoạt động sản xuất kinh doanh Đối với khía cạnh marketing, internet và các phương tiện điện tử bổ trợ rất hiệu quản

mà ta hay gọi là E-maketing Đề tài là một ứng dụng mới ở Việt Nam về hoạt động Emarketing cho ngành hàng gạo nội địa của công ty Angimex

Bằng việc phân tích môi trường E-marketing cũng như khả năng ứng dụng thương mại điện tử của công ty Angimex cho sản phẩm gạo nội địa, đề t ài đã đưa ra được những mục tiêu và chiến lược E-marketing một cách cụ thể Trong kế hoạch Emarketing được xây dựng vẫn dựa trên chiến thuật marketing 4Ps trên cơ sở sử dụng các yếu tố internet và phương tiện điện tử làm nền tảng

Cuối cùng kế hoạch E-marketing cho ngành hàng gạo nội địa của công ty Angimex được đánh giá thông qua việc ước lượng hiệu quả các chỉ tiêu (chi phí, doanh thu, lợi nhuận) và phân tích những rủi ro có thể gặp phải, từ đó giúp cho kế hoạch được khả thi hơn và giúp cho công ty có được đánh giá tổng quát về những lợi ích mà kế hoạch mang lại cũng như giúp công ty có thể triển khai kế hoạch một cách

dễ dàng

Trang 11

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài

Trong những năm đầu của thiên niên kỷ mới, Internet phát triển mạnh mẽ đã làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt của ngành marketing nói chung và các loại hình quảng cáo nói riêng Hoạt động marketing truyền thống vẫn có sức mạnh đáng kể nhưng không còn quan trọng tuyệt đối như trước Các kênh truyền thông mới như Internet và điện thoại di động xuất hiện và phát triển với tốc độ chóng mặt đã phá vỡ thế độc quyền của marketing truyền thống Điều này đang tác động mạnh mẽ tới các công ty lớn, nhất là những công ty ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh Bên cạnh đó, Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển thương mại điện tử1 Ngoài ra nước ta cũng là một quốc gia có sản lượng gạo xuất khẩu cao (đứng thứ 2 thế giới sau Thái Lan) Dù được xem như một trong những nông sản chủ lực của Việt Nam nhưng vẫn chưa có được thương hiệu gạo nào của Việt Nam hiện diện trên thị trường quốc tế Do đó việc xây dựng và quảng bá cũng như phát triển những thương hiệu gạo Việt Nam có vai trò vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh gạo

Tại công ty ANGIMEX - một công ty đứng đầu về xuất khẩu gạo của tỉnh An Giang với sản phẩm gạo là một ngành hàng chủ lực thì việc marketing cho ngành hàng này để thúc đẩy quảng bá và tiêu thụ là việc làm không thể thiếu Trong xu thế sử dụng internet như một phương tiện mua bán hàng ngày càng phát triển ở Việt Nam thì công ty cũng xác định E-marketing là một nhân tố nằm trong định hướng phát triển marketing cho các ngành hàng của mình Song, hoạt động E-marketing hiện tại của công ty chưa có gì đáng kể ngoài một website chỉ ở mức giới thiệu một số thông t in chung và email liên lạc Mặt khác công ty đã có những nhãn hiệu sản phẩm gạo hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu khách hàng và đã khảo sát thị trường cho sản phẩm gạo tại thành phố Hồ Chí Minh

và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)

Dựa trên những cơ sở đó cùng với sự kỳ vọng mà lợi ích do E-marketing mang lại trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài:

“Xây dựng kế hoạch ứng dụng E-marketing cho ngành hàng gạo của công ty

ANGIMEX” với hy vọng nó sẽ là một chìa khóa mang lại sự thành công cho hoạt động

marketing của công ty

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu với những mục tiêu chính sau đây:

- Mô tả hoạt động E-marketing hiện tại cho ngành hàng gạo của công ty

- Xác định thị trường và khách hàng mục tiêu ở nội địa cho sản phẩm gạo của công ty

- Xây dựng kế hoạch ứng dụng E-marketing cho ngành hàng gạo của công ty

- Đánh giá hiệu quả của việc ứng dụng E-marketing

1.3 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài là một khía cạnh mới trong marketing ở Việt Nam Do đó, để đảm bảo được tiến độ thực hiện, bám sát nội dung, mang lại tính khả thi cao n ên đề tài được giới hạn đối tượng nghiên cứu là sản phẩm gạo của công ty (dòng sản phẩm gạo An Gia) cho thị

1 Nguyễn Trung Toàn, Các kỹ năng Marketing trên Internet, NXB Lao động, 2007

Trang 12

Xây dựng kế hoạch ứng dụng E-marketing cho ngành hàng gạo của công ty

ANGIMEX

Khóa luận TN - Lưu Trần Đức-DH5KD - GVHD: Ths Huỳnh Phú Thịnh Trang 2

trường nội địa Xét về mặt không gian, đề tài sẽ giới hạn nghiên cứu ứng dụng tại thị trường thành phố Long Xuyên và thành phố Hồ Chí Minh

Để có thời gian qua bước trắc nghiệm thị trường cho sản phẩm, kế hoạch đề xuất trong đề tài sẽ được triển khai từ 01/2009 Mặt khác, đề tài chỉ đi sâu vào khía cạnh ứng dụng những phương tiện điện tử cũng như internet để bổ trợ cho hoạt động marketing của công ty thay vì chi tiết về kế hoạch marketing truyền thống

1.4 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu mang lại lợi ích trước nhất là cho công ty, sau đó là đến người tiêu dùng gạo

1.4.1 Giá trị ứng dụng:

Đối với công ty Angimex và những công ty cùng ngành:

- Giúp công ty giảm được nhiều chi phí, trước hết là chi phí văn phòng, chi phí bán hàng và giao dịch, cho phí quảng cáo, tổ chức hội chợ, xúc tiến th ương mại,…

- Do loại bỏ được trở ngại về mặt không gian và thời gian, do đó giúp công ty củng cố các mối quan hệ với các đối tác không chỉ trong m à còn ngoài nước

- Giúp công ty xây dựng được các cơ sở dữ liệu thông tin rất phong phú, phục vục cho công tác nghiên cứu thị trường, quản lý thông tin khách hàng,…

- Riêng đối với công ty ANGIMEX, nếu thực hiện tốt các mục ti êu đề tài đưa ra

sẽ giúp công ty có được những thông tin về thị trường một cách nhanh chóng và tiết kiệm, nhờ đó có thể có được chiến lược marketing hiệu quả, khai thác những cơ hội của thị trường

- Giúp công ty có thể nâng cao hiệu quả marketing sản phẩm của m ình, cung cấp

dữ liệu cho quá trình thu thập thông tin về khách hàng và tìm hiểu được nhiều hơn về

thị trường, tiếp cận khách hàng tốt hơn Đối với người tiêu dùng:

- Nếu như các công ty ứng dụng loại hình này thì người tiêu sẽ giảm chi phí và tiết kiệm được thời gian Ngoài ra người tiêu dùng có thể tiếp cận được nhiều sản phẩm

để so sánh và lựa chọn

- Đơn giản hóa giao dịch thương mại giữa người mua và người bán, sự công khai hơn về định giá sản phẩm và dịch vụ, giảm sự cần thiết phải sử dụng môi giới trung gian…có thể làm cho giá cả trở nên cạnh tranh hơn

- Đem đến cho người tiêu dùng một phong cách mua hàng mới, tiết kiệm được thời gian, tiết kiệm được chi phí đi lại, giảm được nỗi lo lắng ách tắc giao thông ở các

đô thị lớn, cung cấp khả năng lựa chọn các mặt h àng phong phú hơn nhiều so với cách thức mua hàng truyền thống

1.4.2 Giá trị lý thuyết: Đề tài cho thấy cách ứng dụng E-marketing cụ thể cho ngành

hàng gạo từ đó có thể nhân rộng đến các lĩnh vực và ngành nghề khác Bổ sung một loại hình mới của lĩnh vực lý thuyết marketing trong công tác giảng dạy để có thể cập nhật,

ph ù hợp trong thời đại mới-thời đại công nghệ thông tin và sẽ là tài liệu tham khảo gợi

mở những vấn đề mới cho những công trình nghiên cứu tiếp theo

1.5 Kết cấu bài báo cáo

Trang 13

Phần báo cáo được thiết kế bao gồm sáu phần tương ứng với sáu chương của đề tài với những nội dung cơ bản như sau:

Chương 1: Giới thiệu: Đây là chương nêu lên những cơ sở hình thành đề tài “Kế hoạch ứng dụng E-marketing cho ngành hàng gạo của công ty ANGIMEX” Đồng

thời thiết lập những mục tiêu nghiên cứu cho đề tài cũng như đưa ra những giới hạn về phạm vi nghiên cứu để đảm bảo cho quá trình nghiên cứu được hoàn thiện hơn trong một thời gian nhất định Một phần không thể thiếu trong ch ương này là ý nghĩa của đề tài, trong đó đưa ra các giá trị về mặt thực tiễn đối với công ty ANGIMEX và với người tiêu dùng cùng với những giá trị về mặt lý thuyết

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu: Ở chương này sẽ trình bày những

lý thuyết về marketing như: định nghĩa, bản chất, đặc điểm, những hoạt động của marketing và điều kiện ứng dụng,…Đồng thời, trong chương này cũng đề cập đến mô hình tiến hành nghiên cứu đề tài Thông qua mô hình cùng với sự giải thích sẽ làm rõ các bước của tiến trình nghiên cứu từ đó thể hiện được sự logic giữa các bước và mang lại cái nhìn tổng quát về đề tài cho người đọc

E-Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và một số giả định: Sau khi đã có những lý

thuyết cơ bản về E-marketing và mô hình nghiên cứu của đề tài thì đây là chương đưa

ra những phương pháp để tiến hành nghiên cứu đề tài Chương này sẽ trình bày các giai đoạn của quá trình nghiên cứu, loại hình nghiên cứu và các phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp phân tích dữ liệu,…Ngoài ra, để đảm bảo tính thực tiễn, khả năng ứng dụng cao và sự hoàn thiện cho đề tài nghiên cứu, tác giả đã đưa ra một số giả định cần thiết và đây sẽ là cơ sở để đề tài được triển khai một cách thuận lợi hơn

Chương 4: Giới thiệu về công ty ANGIMEX – Đánh giá hiện trạng thương mại điện

tử của công ty và các doanh nghiệp trong ngành: Thông qua chương này sẽ mang lại bức tranh tổng quát về ngành nghề, lĩnh vực hoạt động kinh doanh, năng lực kinh doanh của công ty ANGIMEX,…Bên cạnh đó đề tài cũng đưa ra hiện trạng thương mại điện

tử mà công ty và các doanh nghiệp khác trong ngành đang ứng dụng, từ đó đưa ra sự nhìn nhận, đánh giá chung về mức độ, khả năng ứng dụng thương mại điện tử vào quá trình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này

Chương 5: Xây dựng kế hoạch ứng dụng E-marketing và đánh giá hiệu quả: Đây là

chương chính của đề tài, trong chương này sẽ trình bày chi tiết và cụ thể của kế hoạch,

từ bước phân tích môi trường E-marketing, thiết lập những mục tiêu, E-marketing chiến lược đến E-marketing chiến thuật, biện pháp thực hiện và sau cùng là ước lượng hiệu quả, rủi ro Trong phần E-marketing chiến thuật, đề tài sẽ sử dụng E-marketing mix (4Ps) dựa trên nền tảng của internet và các phương tiện điện tử mà trọng nhất là website

Chương 6: Kết luận: Sau khi đã có kế hoạch ứng dụng E-marketing cho ngành hàng

gạo nội địa của công ty ANGIMEX, đề tài sẽ đưa ra những kết luận chung và những hạn chế mà kế hoạch gặp phải Cuối cùng đề tài đề cập đến những giải pháp để áp dụng thành công kế hoạch đưa ra và khắc phục những hạn chế gặp phải

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý thuyết

2.1.1 Những định nghĩa:

Thương mại điện tử:

Trang 14

Xây dựng kế hoạch ứng dụng E-marketing cho ngành hàng gạo của công ty

ANGIMEX

Khóa luận TN - Lưu Trần Đức-DH5KD - GVHD: Ths Huỳnh Phú Thịnh Trang 4

Thương mại điện tử (TMĐT) bao gồm một loạt các hoạt động được thực hiện qua mạng, từ tìm nguồn nguyên liệu, thu mua, trưng bày sản phẩm, đặt hàng đến việc giao hàng, vận chuyển và thanh toán điện tử,…Ngoài các giao dịch điện tử đối với mua bán hàng hóa, thương mại điện tử sẽ bao gồm cả các hoạt động thương mại dịch vụ như việc truyền hình trực tuyến, chuyển tiền điện tử, giao dịch cổ phiếu điện tử, vận đ ơn điện tử, tiến hành đấu giá trên mạng…Thương mại điện tử vừa đề cập việc mua bán hàng hóa

và cung cấp dịch vụ vừa có nội dung hoạt động xã hội mới (như cửa hàng ảo, kinh doanh qua mạng,…).2

Đây là định nghĩa tương đối dễ hiểu, dựa trên nền tảng của marketing truyền thống bằng việc lập các kế hoạch về sản phẩm, giá, phân phối v à xúc tiến đối với sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng thông qua việc sử dụng internet và các phương tiện điện tử Do đó,

để triển khai E-marketing cho sản phẩm của mình thì doanh nghiệp phải ứng dụng công nghệ thông tin như là công cụ cơ bản để phục vụ cho những hoạt động này

Khái niệm thị trường được mở rộng thành không gian thị trường (Marketplace) thể hiện phạm vi thị trường được mở rộng hơn trong thương mại điện tử Thị trường ở đây vẫn được hiểu là “tập hợp những người mua hiện tại và tiềm năng” Tuy nhiên những người mua hiện tại và tiềm năng được mở rộng hơn nhờ Internet, cho phép thông tin về sản phẩm, dịch vụ có thể đến với mọi cá nhân, tổ chức tr ên khắp thế giới và giao dịch cũng có thể được thực hiện thông qua Internet, khiến phạm vi khách hàng hiện tại và tiềm năng được mở rông hơn

2.1.3 Đặc điểm riêng của E-marketing

Những điểm khác biệt so với marketing truyền thống

Trang 15

- Tốc độ: tốc độ giao dịch nhanh hơn

- Liên tục 24/7: hoạt động liên tục, không gián đoạn

- Phạm vi: mở rộng phạm vi toàn cầu, các rào cản thị trường có thể bị hạ thấp, nâng cao khả năng tiếp cận thông tin thị trường

- Đa dạng hóa sản phẩm: khách hàng có thể tiếp cận nhiều sản phẩm, dịch vụ hơn đồng thời nhà cung cấp cũng có khả năng cá biệt hóa (customize) sản phẩm ph ù hợp với các nhu cầu khác nhau của khách hàng nhờ khả năng khai thác và chia sẻ thông tin qua internet

- Khả năng tương tác: nhờ có internet mà doanh nghiệp có thể chia sẻ thông tin với khách hàng 24/7 (24 giờ trong 1 ngày và 7 ngày trong tuần)

- Tự động hóa các giao dịch cơ bản

- Tốc độ: thông tin về sản phẩm và dịch vụ được tung ra thị trường nhanh hơn

- Khách hàng tiếp cận những thông tin này cũng nhanh hơn

- Giao dịch được tiến hành trong một số trường hợp cũng nhanh hơn (đối với hàng hóa số hóa, việc giao hàng được thực hiện nhanh và thuận tiện hơn) - Thông tin phản hồi từ phía khách hàng cũng nhanh hơn,… - Thời gian hoạt động liên tục không bị gián đoạn

- Tiến hành hoạt động marketing trên internet có thể loại bỏ mọi trở ngại về sức người Chương trình marketing thông thường, chưa có ứng dụng internet, dù có hiệu quả đến đâu cũng không thể phát huy tác dụng 24/24 giờ trong một ng ày, 7 ngày trong một tuần, hoàn toàn không có khái niệm thời gian chết (Death of Time)

2.1.4 Quá trình phát triển của E-marketing

Thông qua quá trình các bước phát triển của E-marketing doanh nghiệp có thể biết được hiện trạng mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của doanh nghiệp m ình và từ đó

có thể đưa ra những bước phát triển tiếp theo

Về cơ bản quá trình này được thể hiện thông qua yếu tố chính là website, nhìn

4 Nguồn: tự thiết kế

chung có 3 giai đo ạn phát triển:

Hình 1: Các giai đo ạn phát triển của website 4

Website thông tin

Website giao d ịch

Website tương tác

Trang 16

Xây dựng kế hoạch ứng dụng E-marketing cho ngành hàng gạo của công ty

ANGIMEX

Khóa luận TN - Lưu Trần Đức-DH5KD - GVHD: Ths Huỳnh Phú Thịnh Trang 6

- Website thông tin (i-commerce, i = information: thông tin): doanh nghiệp có

website trên mạng để cung cấp thông tin cần thiết bao gồm có những thông tin cơ bản

về doanh nghiệp, thông tin sản phẩm và dịch vụ catalogue đện tử, các diễn đàn và những thông tin khác (tin tức, )… Các hoạt động mua bán vẫn thực hiện theo cách truyền

thống - Website giao dịch (t-commerce, t = transaction: giao dịch): phát triển hơn

website thông tin, có thể tiến hành được các giao dịch như: mau hàng qua website trên mạng, đặt hàng trực tuyến, hỗ trợ khách hàng trực tuyến, thanh toán, …

- Website tương tác/tích hợp (c-business, c = colaborating, connecting: tích hợp,

kết nối): ngoài khả năng giao dịch thì website tương tác còn liên kết các website/hệ thống thông tin của các tổ chức với nhau, website của doanh nghiệp liên kết trực tiếp với dữ liệu trong mạng nội bộ của doanh nghiệp, mọi hoạt động truyền dữ liệu đ ược tự động hóa, hạn chế sự can thiệp của con người và vì thế làm giảm đáng kể chi phí hoạt động và tăng hiệu quả Đây là loại hình chỉ phổ biến ở những nước phát triển, cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin được các website xây dựng và chia sẻ với nhau, hỗ trợ nhau

2.1.5 Điều kiện áp dụng E-marketing

Để có thể ứng dụng E-marketing thành công và mang lại hiệu quả cao thì cần phải xét đến các điều kiện sau:

+ Những điều kiện chung về cơ sở vật chất, kỹ thuật và pháp lý để phát triển thương mại điện tử

+ Điều kiện riêng để áp dụng E-marketing:

- Thị trường:

Nhận thức của khách hàng: số % người sử dụng và chấp nhận internet

Trong marketing B2C (business to customer): khách hàng có điều kiện tiếp cận Internet, thói quen, mức độ phổ cập, chi phí, doanh nghiệp, phát triển các hoạt động marketing trên internet

Trong marketing B2B (business to business): các tổ chức phối hợp với nhau, giai đoạn này chỉ mới xuất hiện ở các nước phát triển

- Doanh nghiệp:

Nhận thức của các tổ chức: Internet được coi là phương tiện thông tin chiến lược không

Đánh giá được lợi ích đầu tư vào E-marketing

- Môi trường kinh doanh:

Sự phát triển của các mô hình kinh doanh thương mại điện tử

Sự phát triển của các ứng dụng marketing trên internet: nghiên cứu thị trường, thông tin thị trường, xúc tiến thương mại; phát triển sản phẩm mới; quảng cáo; mô h ình phối hợp giữa người kinh doanh và nhà phân phối/vận chuyển

2.1.6 Các hoạt động của E-marketing

Dịch vụ khách hàng;

Phát triển sản phẩm mới;

Xây dựng thương hiệu;

Định vị sản phẩm, công ty trên internet;

Trang 17

Phân phối qua mạng;

Marketing quốc tế: hội chợ, triển lãm, tâm điểm thương mại, sàn giao dịch;

Nghiên cứu thị trường;

Viral Marketing: phổ biến và có thể ứng dụng được ngay; Xúc

tiến thương mại qua mạng: ứng dụng trong xuất nhập khẩu

2.2 Mô hình nghiên cứu

2.2.1 Mô hình nghiên cứu:

Trên cơ sở những lý thuyết cơ bản về E-marketing và tình hình thực tế tại công ty,

mô hình nghiên cứu của đề tài được thiết lập Đây là một yếu tố rất quan trọng giúp cho

đề tài được triển khai đúng hướng và một cách khoa học Mô hình nghiên cứu của đề tài này được thể hiện qua hình sau:

nội địa của công ty ANGIMEX 2.2.2 Giải thích mô hình:

Kế hoạch ứng dụng Emarkeing cho sản phẩm gạo của công ty ANGIMEX trải qua tuần tự các bước như sau:

+ Phân tích môi trường: Ở bước này sẽ tiến hành phân tích các yếu tố của môi trường

bên trong và bên ngoài công ty ANGIMEX để có thể đánh giá được hiện trạng cũng như năng lực kinh doanh của công ty từ đó tạo cơ sở hình thành những mục tiêu cho Emarketing một cách phù hợp

Hình 2 : Mô hình nghiên c ứu kế hoạch ứng dụng E - marketing cho ngành hàng g ạo

Tác

nghi ệp

Trang 18

Xây dựng kế hoạch ứng dụng E-marketing cho ngành hàng gạo của công ty

ANGIMEX

Khóa luận TN - Lưu Trần Đức-DH5KD - GVHD: Ths Huỳnh Phú Thịnh Trang 8

+ Mục tiêu E-marketing: Sau khi tiến hành phân tích môi trường và các cơ hội kinh

doanh, đây là bước đặt ra các mục tiêu cần đạt được của kế hoạch E-marketing như: số

người truy cập website, số khách hàng trực tuyến, lợi nhuận đạt được do E-marketing

mang lại, chi phí xây dựng, duy trì và phát triển website,…Có được những mục tiêu này

thì công ty sẽ vạch ra được những chiến lược E-marketing phù hợp để đạt được những

mục tiêu ấy

+ E-marketing chiến lược: Sau khi có được những mục tiêu thì việc vạch ra chiến lược

để có được nó là rất quan trọng Ở bước này những chiến lược được lựa chọn thông qua

việc phân tích ma trận SWOT về khả năng ứng dụng E-marketing cho ngành hàng gạo

nội địa của công ty

+ Kế hoạch E-marketing: Có được những chiến lược E-marketing rồi thì đây là bước

đưa ra kế hoạch để thực hiện được những chiến lược đó: Đề tài thiết lập kế hoạch

Emarketing dựa trên nền tảng kế hoạch 4P (sản phẩm, giá, phân phối và chiêu thị) của

marketing truyền thống kết hợp ứng dụng internet và các phương tiện điện tử như một

công cụ chiến lược của kế hoạch này Đồng thời, trong chương này cũng đưa ra những

biện pháp để thực hiện kế hoạch đưa ra như: đầu tư về cơ sở hạ tầng, nhân sự,… + Ước

lượng hiệu quả: Sau khi kế hoạch E-marketing được vạch ra cùng với những biện pháp

để thực hiện thì hiệu quả của kế hoạch sẽ được ước lượng thông qua các yếu tố về chi

phí, doanh thu, lợi nhuận,…và bao gồm cả việc phân tích rủi ro gặp phải

Trang 19

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Giới thiệu

Trong chương hai đã giới thiệu những lý thuyết cơ bản về E-marketing và mô hình nghiên cứu của đề tài thì đây là chương đưa ra những phương pháp để tiến hành nghiên cứu đề tài Thông qua những phương pháp áp dụng đề tài nghiên cứu được tiến hành một cách có khoa học và mang tính logic cao

3.2 Thiết kế nghiên cứu

3.2.1 Sơ đồ thiết kế nghiên cứu:

Nghiên cứu này được tiến hành qua ba bước là sơ bộ, thử nghiệm và chính thức

được thể hiện thông qua sơ đồ sau:

Hình 3: Sơ đồ thiết kế nghiên cứu 3.2.2 Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài được nghiên cứu qua ba giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Nghiên cứu định tính: Đây là nghiên cứu khám phá ban đầu dựa trên

cơ sở tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử và marketing Qua đó sẽ tiến hành thu thập những thông tin về hiện trạng thương mại điện

E-tử tại công ty, kết quả hoạt động kinh doanh ngành hàng gạo nội địa và kế hoạch trong thời gian tới, hoạt động của bộ phận marketing cho ngành hàng gạo,…

Mục tiêu của việc thu thập những thông tin này nhằm nắm bắt những hiện trạng, định hướng và khả năng ứng dụng E-marketing cho ngành hàng gạo của công ty Bên cạnh đó những thông tin này sẽ làm tiền đề cho giai đoạn nghiên cứu tiếp theo - giai đoạn nghiên cứu thử nghiệm và chính thức, cơ sở cho việc khám phá, định hình, bổ sung

cũng như để hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu - Phương pháp thu thập dữ liệu:

Dữ liệu thứ cấp: Thu thập bằng việc tìm hiểu các sách, báo, báo cáo, tài liệu của cơ

quan thực tập, niên giám thống kê, thông tin trên báo trí, truyền hình, internet và các nghiên cứu trước đây,…xoay quanh lĩnh vực E-marketing để nắm rõ lý thuyết và tìm ra

mô hình nghiên cứu phù hợp Sau đây là bảng phân loại tài liệu và nguồn cung cấp thông tin thứ cấp:

- Ho ạch định

Trang 20

Xây dựng kế hoạch ứng dụng E-marketing cho ngành hàng gạo của công ty

ANGIMEX

Khóa luận TN - Lưu Trần Đức-DH5KD - GVHD: Ths Huỳnh Phú Thịnh Trang 10

Bảng 1: Bảng phân loại tài liệu và nguồn cung cấp thông tin thứ cấp

1 - Báo cáo hiện trạng, kỷ yếu,…của công

ty về việc ứng dụng thương mại điện tử

- Báo cáo tài chính, kế hoạch kinh doanh

ngành hàng gạo nội địa,…

Công ty ANGIMEX:

- Phòng nhân sự

- Phòng hành chánh- tổng hợp

- Các kỹ năng marketing trên ineternet,…

- Thư viện Đại Học An Giang

- Thư viện Tỉnh An Giang

- Các nhà sách

3 Báo cáo, thống kê về tình hình sử dụng internet,

thương mại điện tử ở Việt Nam, tổng quan tình

hình lúa gạo Việt Nam qua các năm,…

- Các website trên internet

- Niên giám thống kê

4 Mô hình E-marketing của các doanh nghiệp

trong ngành

- Các website của các doanh nghiệp trong ngành

- Các công trình nghiên cứu có liên quan

Dữ liệu sơ cấp: Bằng cách tìm hiểu, quan sát thực tế công ty sẽ giúp cho quá trình

thu thập dữ liệu được đầy đủ và hoàn thiện hơn Việc quan sát thực tế công ty sẽ dễ thực hiện và phù hợp với phạm vi giới hạn nghiên cứu của đề tài và được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2: Nội dung và đối tượng quan sát phục vụ công tác thu thập thông tin

sơ cấp

Trang 21

- Phương pháp phân tích dữ liệu:

Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp các dữ liệu thu thập được trong giai đoạn nghiên

cứ khám phá để có được nguồn dữ liệu phù hợp, tin cậy nhằm phục vụ cho giai đoạn nghiên cứu tiếp theo

+ Giai đoạn 2: Nghiên cứu định tính: Đây là giai đoạn nghiên cứu thử nghiệm, căn cứ

vào những kết quả của nghiên cứu ở giai đoạn 1, đề cương câu hỏi phỏng vấn chuyên sâu4 được thiết lập để thảo luận trực tiếp (hoặc qua điện thoại/ email) với lãnh đạo công

ty và các chuyên gia

Mục tiêu của việc phỏng vấn chuyên sâu nhằm thu thập những ý kiến của một số cán

bộ lãnh đạo trong công ty và kết hợp phỏng vấn một số chuyên gia, từ đó có sự nhìn nhận thực thế hơn trong quá trình nghiên cứu, cung cấp những thông tin cần thiết cho giai đoạn nghiên cứu tiếp theo – giai đoạn hoạch định

Bảng 3: Đối tượng và nội dung của phỏng vấn chuyên sâu

ty Quan niệm về thương mại điện tử

Hi ện trạng thương mại điện tử của công ty Định hướng phát triển thương mại điện tử của công ty,…

2 Các chuyên gia Kế hoạch E-marketing

+ Giai đoạn 3: Nghiên cứu định tính sử dụng kỹ thuật hoạch định: Đây là nghiên cứu

chính thức trên cơ sở phân tích những dữ liệu thu thập được trong nghiên cứu khám phá

và thử nghiệm Đồng thời phân tích mô hình E-marketing của các doanh nghiệp trong ngành kết hợp với việc tìm hiểu thêm về hiện trạng TMĐT và định hướng phát triển mại điện tử của công ty để đưa ra kế hoạch ứng dụng E-marketing một cách phù hợp và hiệu quả

- Những phương pháp được sử dụng trong quá trình phân tích dữ liệu gồm có:

Phương pháp so sánh: so sánh một chỉ tiêu với cơ sở đối với các số liệu kết quả kinh

4 Xem phần phụ lục: Đề cương câu hỏi phỏng vấn chuyên sâu

Trang 22

Xây dựng kế hoạch ứng dụng E-marketing cho ngành hàng gạo của công ty

ANGIMEX

Khóa luận TN - Lưu Trần Đức-DH5KD - GVHD: Ths Huỳnh Phú Thịnh Trang 12

doanh, thông số về thị trường, hiện trạng ứng dụng E-marketing của công ty so với các đối thủ cạnh tranh và các chỉ tiêu khác có thể so sánh Qua đó cho thấy năng lực của công ty, những điểm mạnh, yếu so với đối thủ,…

Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp số liệu, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho

ngành hàng gạo nội địa, kết quả các đợt nghiên cứu thị trường cho ngành hàng này, tổng hợp giá giá các sản phẩm gạo của các đội thủ cạnh tranh,…

Phương pháp thống kê mô tả: bằng việc sử dụng các bảng, biểu để tìm ra xu hướng,

đặc điểm của các yếu tố phân tích từ đó cho ra những nhận định xác đáng

Phân tích SWOT: tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với công ty

khi ứng dụng E-marketing cho ngành hàng gạo

CHƯƠNG 4: GIỚI THIỆU CÔNG TY ANGIMEX – ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG E-MARKETING CỦA ANGIMEX VÀ CÁC DOANH NGHIỆP TRONG

NGÀNH 4.1 Giới thiệu công ty ANGIMEX:

+ Quá trình hình thành và phát triển của công ty ANGIMEX

Tiền thân của “Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang” l à “Công ty Ngoại Thương An Giang” được thành lập ngày 23/ 07/ 1976 theo quyết định số 73/QĐ/76 do chủ tịch UBND Tỉnh An Giang Trần Tấn Thời ký

Trong những năm đầu công ty làm nhiệm vụ mua và cung ứng, mua bán ủy thác xuất nhập khấu của công ty trong nước, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là gạo, bắp, đậu nành, mè vàng, tôm,…hàng nhập khẩu là vật tư nông nghiệp mà cụ thể là các loại phân bón như: Urea, DAP, NPK, thuốc trừ sâu và một số mặt hàng tiêu dùng khác 1900, công

ty xây dựng nhà máy xay lúa ANGIMEX với công suất 5 tấn/h và các

công trình phụ trợ với giá trị là 2.792.456.000 đồng

1991 và 1992 công ty cải tạo mặt bằng, xây dụng kho trên diện tích 1.412m2, lắp đặt hai nhà máy lau bóng gạo với công suất 4 tấn/h trị giá 1.480.039.000 đồng

1993 công ty lắp đặt nhà máy đánh bóng gạo An Hòa, nhà máy xay lúa Nhật

trị giá 822.416.000 đồng

1994 xây dựng nhà máy ANGIMEX 5, lắp đặt lò xấy nâng công suất 5 tấn/h,

lắp đặt máy đánh bóng gạo trị giá 750.726.000 đồng

1995 xây dựng nhà máy ANGIMEX 2 gồm xây dựng nhà kho 180m2, lắp

đặt nhà máy đánh bóng gạo 5 tấn/h, nhà máy đánh bóng gạo ở kho Đồng Lợi và các công trình phụ trợ trị giá 1.503.755.000 đồng

1998 công ty được Bộ thương mại cấp giấy phép xuất khẩu trực tiếp ngoài việc nhận

ủy thác xuất nhập khẩu nước bạn còn mua bán với các nước khác như Singapore, Nhật Bản,…

Từ 1990, công ty đã trang bị 20 bộ máy tính và một số trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý và sản xuất kinh doanh Để mở rộng kinh doanh, thu hút đầu t ư và lao động nước ngoài phù hợp với tiềm năng lao động, đất đai, hàng năm công ty xuất khẩu đạt 40.000 đến 60.000 tấn gạo và trên 30.000 tấn nông sản khác.Công ty mở rộng liên

Trang 23

kết trao đổi hàng hóa với tỉnh bạn để huy động hàng xuất khẩu, nhất là gạo cao cấp, hợp

tác với Campuchia và TP HCM,…để khai thác hàng lâm sản như gỗ, café, hạt điều, hạt

tiêu, cao su,…Công ty tiếp nhận giao dịch và đàm phán với công ty kinh doanh lương

thực KITOKU, tháng 09/1991 công ty liên doanh ANGIMEX- KITOKU đã được thành

lập với tổng vốn đầu tư 1.000.000 USD, vốn pháp định là 300.000 USD với mục đích

là sản xuất nông sản, sản phẩm chế biến từ gạo để xuất khẩu phần lớn sang thị trường

Nhật Bản Hiện nay công ty đang liên kết với công ty may Nhà Bè, công ty mì An Thái

để thực hiện kinh doanh các mặt hàng may mặc và mì ăn liền

Trong giai đoạn 2003-2005, mỗi năm Angimex xuất khẩu từ 300.000 – 350.000 tấn

gạo các loại sang thị trường Singapore, Malaysia, Phillipines, Iran, Cuba, Hồng

Kông,…Doanh thu xuất khẩu gạo ở năm 2003-2004 và năm 2006 chiếm 86% tổng

doanh thu, riêng năm 2005 lên tới 89% Công xuất chế biến gạo đạt 350.000 tấn

gạo/năm

Cho đến nay, Angimex đã có hệ thống gồm 12 nhà máy chế biến lương thực được

trang bị hệ thống xay xát, lau bóng gạo hiện đại với chất l ượng sản phẩm được quản lý

theo tiêu chuẩn ISO: 9001:2000, được phân bố tại các vùng nguyên liệu trọng điểm,

giao thông thuận lợi và hệ thống kho có sức chứa trên 70.000 tấn

Năm 2007 công ty được bình chọn 500 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam và đến

năm 2008 công ty chính thức chuyển đổi thành công ty cổ phần

+ Nhiệm vụ của công ty

- Nhiệm vụ chính của công ty là xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất

kinh doanh, hoạt động dịch vụ và kế hoạch xuất nhập khẩu nằm trong phạm vi ng ành

nghề kinh doanh của công ty

- Tiến hành mở rộng liên doanh, liên kết với các cơ sở sản xuất kinh doanh của

các thành phần kinh tế trong và ngoài nước Tăng cường hạch toán kinh tế, nghiên cứu

thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng hàng hóa, gia tăng khối lượng hàng xuất

khẩu, mở rộng thị trường

- Tích cực thu hút vốn lao động đầu tư nước ngoài, góp phần phát triển kinh tế

đất nước Công ty thực hiện tạo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của m ình và khai

thác có hiệu quả nguồn vốn, đảm bảo đầu tư mở rộng sản xuất đổi mới trang thiết bị, bù

đắp chi phí trang trải vốn và làm nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước theo luật định

- Tuân thủ và thực hiện tốt các chế độ chính sách của nhà nước về kinhh doanh

và giao dịch Thực hiện chế độ tài sản, lao động tiền lương, BHXH, làm tốt công tác

đào tạo, bồi dưỡng cán bộ-công nhân viên - Sơ đồ tổ chức (Trang bên)

Trang 25

4.2 Đánh giá hiện trạng hoạt động thương mại điện tử của ANGIMEX 4.2.1 Phần cứng (Cơ sở hạ tầng):

- Hiện trạng máy móc thiết bị, khả năng sử dụng: Từ năm 1990 công ty đã đưa vào sử dụng 20 máy tính và các thiết bị khác nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty Hằng năm công ty đều có nâng cấp cũng như trang bị mới một số thiết bị như: máy tính, máy fax, máy photocopy, điện thoại…và các phòng ban của công ty đều

có đầy đủ những thiết bị cần thiết này Tính tới thời điểm này (04/2008) công ty đã trang

bị cho các phòng ban trên 120 máy tính, hầu hết các nhân viên đều được trang bị máy tính với chất lượng ổn định để làm việc Riêng đối với các cấp lãnh đạo từ trưởng phòng trở lên được công ty trang bị máy vi tính xách tay để hỗ trợ hiệu quả trong công việc

- Đường truyền internet, nhà cung cấp: Hiện công ty đang sử dụng dịch vụ đường truyền internet ADSL được cung cấp bởi VNPT và Viettel, nhìn chung chất lượng dịch

vụ của những đơn vị này cung cấp ngày càng ổn định với chất lượng tốt, độ bao phủ ngày càng rộng Mạng điện thoại cố định mà công ty đang sử dụng cho toàn công ty được cung cấp bởi VNPT

4.2.2 Phần mềm:

+ Các phần mềm hiện hành công ty đang sử dụng cho lĩnh vực:

- Công ty chủ trương hiện đại hóa, ứng dụng sự tiến bộ của khoa học công nghệ

v ào quá trình hoạt động kinh doanh, do đó trong các khâu quản lý cũng như xử lý dữ liệu đều được ứng dụng các phần mềm để hỗ trợ

- Đối với công tác văn phòng thì được sự hỗ trợ của phần mềm Microsoft office

2003, đây là phần mềm tương đối thông dụng và hỗ trợ rất hiệu quả trong công tác văn phòng của công ty

- Đối với công tác kế toán công ty đã ứng dụng phần mềm: FBS do công ty tin học Phương Bắc cung cấp

- Hoạt động giao tiếp của công ty (giữa các phòng ban, đơn vị trong công ty) ngoài việc sử dụng hệ thống điện thoại nội bộ thì một công cụ hỗ trợ đắc lực và phổ biến của phần mềm Skype

+ Nguồn nhân lực phụ trách lĩnh vực công nghệ thông tin

- Cơ cấu tổ chức: Bộ phận phụ trách công nghệ thông tin trực tiếp cho công ty gồm hai người Những nhân viên này đều được đào tạo chuyên sâu về mạng, hệ thống máy tính,…Nguồn nhân lực phục vụ cho mảng công nghệ thông tin l à một yếu tố quan trọng để đánh giá khả năng thương mại điện tử của một công ty So với quy mô của Angimex thì lực lượng nhân sự này là hơi ít

- Chức năng – nhiệm vụ chính của bộ phận công nghệ thông tin là:

Đầu tư mua sắm máy móc thiết bị điện tử - tin học

Quản lý hệ thống mạng, website

Quản lý và bảo trì máy móc thiết bị điện tử - tin học

+ Mức độ an ninh và bảo mật cho hệ thống mạng (LAN, Intranet, internet, ) và cơ sở

dữ liệu của công ty được đảm bảo bởi phần mềm Oracle Tuy nhiên hệ thống an ninh và bảo mật thông tin của phần mềm này chưa cao nên nếu muốn tăng cường công tác này công ty phải tiến hành thuê ngoài

Trang 26

Xây dựng kế hoạch ứng dụng E-marketing cho ngành hàng gạo của công ty

+ Hiện trạng hệ thống Website:

Website hiện hành của công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang: www.angimex.com.vn Tại đây những thông tin cơ bản về công ty được giới thiệu trong site: “GIỚI THIỆU CHUNG” và “CHUYÊN MỤC”, các văn bản, báo cáo tình hình tài chính cơ bản của công ty được đăng tải trong mục “THÔNG TIN CỔ ĐÔNG”, danh mục các ngành nghề hoạt động của công ty nằm trong mục “LĨNH VỰC KINH DOANH” Bên cạnh những site cơ bản thì website công ty còn bổ sung các mục như: tin tức, diễn đàn, liên hệ cùng với công cụ tìm kiếm và bảng chứng khoán điện tử Đặc biệt trên Website cũng đã có mục “Hỗ trợ trực tuyến”, đây là một mảng của hoạt động E-marketing

Song nhìn chung website công ty mới chỉ ở mức độ website thông tin, đây là điều

kiện cơ bản để phát triển lên thành website giao dịch một khi ứng dụng E-marketing cho các ngành hàng c ủa công ty

Trang 27

Hình 5: Website công ty Angimex: www.angimex.com.vn

4.2.3 Định hướng phát triển thương mại điện tử của công ty

Hiện nay công ty đã chuyển đổi lên hình thức công ty cổ phần với mục tiêu sẽ trở thành công ty hàng đầu Việt Nam về lương thực – thực phẩm vào năm 20155, thế nên việc ứng dụng thương mại điện tử là việc không thể thiếu và luôn được công ty chú trọng

Công ty đã thành lập bộ phận công nghệ thông tin trực thuộc ph òng phát triển chiến lược (Hình 6) Đây là một cơ cấu mang tính chiến lược thể hiện sự chú trọng đầu tư cho thương mại điện tử trong tương lai Bên cạnh đó bộ phận Marketing cũng trực thuộc phòng này, do đó bộ phận công nghệ thông tin sẽ hỗ trợ đắc lực cho bộ phận Marketing trong các hoạt động E-marketing Cùng trực thuộc phòng này còn có hai bộ phận là

chiến lược – kế hoạch kinh doanh và dự án, các bộ phận này có mối quan hệ tương hỗ

4.3 Đánh giá hiện trạng thương mại điện tử của các công ty trong ngành

4.3.1 Các doanh nghiệp trong ngành có ứng dụng thương mại điện tử

Ngành sản xuất và chế biến gạo ngày càng mở rộng và phát triển cùng với sự ứng dụng của trình độ khoa học công nghệ Đặc biệt trong khâu kinh doanh v à marketing, các phương tiện điện tử và internet đã trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực Hầu hết các

5 Tầm nhìn công ty Angimex

m ột cách chặt chẽ

PHÒNG PHÁT TRI ỂN CHI ẾN L Ư ỢC

B Ộ PHẬN

D Ự ÁN

B Ộ PHẬN MARKETING

B Ộ PHẬN CÔNG NGH Ệ THÔNG TIN

Trang 28

Xây dựng kế hoạch ứng dụng E-marketing cho ngành hàng gạo của công ty

ANGIMEX

Khóa luận TN - Lưu Trần Đức-DH5KD - GVHD: Ths Huỳnh Phú Thịnh Trang 18

doanh nghiệp này đều ứng dụng ít nhiều thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh của mình Các đơn vị đó có thể kể đến như: Công ty Minh Cát Tấn, công ty lương thực Tiền Giang, công ty lương thực Sông Hậu, công ty cổ phần xuất nhập khẩu lương thựcthực phẩm Hà Nội,…

4.3.2 Mức độ ứng dụng

Thể hiện rõ nhất việc ứng dụng thương mại điện tử của các đơn vị trong ngành hàng gạo này là website Tuy nhiên các trang web này đa s ố mới chỉ ở mức website thông tin

Trong hoạt động kinh doanh của mình, các đơn vị này đều ứng dụng các phương tiện điện tử như: điện thoại, fax, máy vi tính, internet và các phần mềm hỗ trợ,…một các phổ biến

Hầu hết các trang Web của những đơn vị này đều có mục giới thiệu sản phẩm bàng hình ảnh rất sinh động và có cách thiết kế đặc trực riêng Trong các doanh nghiệp này thì Website của công ty Minh Cát Tấn với thương hiệu gạo là nổi trội hơn hẳn Trên website www.kimke.com đã có sự phát triển lên giai đoạn website giao dịch Các mục

cơ bản của Website này như: Sản phẩm, đặt hàng, liên hệ, hệ thống phân phối và các thông tin khuyến mãi sản phẩm Đặc biệt là khách hàng được sử dụng giỏ hàng để tiến hành mua gạo như trong một siêu thị “ảo” rất tiện lợi và nhanh chóng Trên website luôn

có những đoạn flash hiện số điện thoại cho khách h àng liên lạc để công ty tiến hành giao hàng tận miễn phí Đây là một cách quảng cáo hiệu quả thu hút khách hàng và cũng làm cho khách hàng dễ nhớ số điện thoại này Đặc biệt để gia tăng lượng khách hàng tiềm năng và duy trì khách hàng hiện tại, trên website đã có mục “Tặng thẻ hội viên CLB” từ đó làm phong phú thêm data E-marketing Các chuyên mục tin tức cũng như cẩm nang nấu ăn ngon, chương trình chăm sóc sức khỏe được đăng tải trên các site nhằm

bổ trợ cho cho hoạt động E-marketing cho sản phẩm gạo của công ty

Tuy nhiên một số hoạt động chưa thật sự được hoàn thiện như mục “Thanh toán” vẫn chưa thực hiện được thanh toán điện tử mà vẫn ở hình thức thanh toán trực tiếp

Trang 29

Kết luận: website của công ty Minh Cát Tấn đang trong giai đoạn phát triển thành

website giao dịch Do đó, đây sẽ là đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ nhất về hoạt động Emarketing cho ngành hàng gạo với Angimex

Bên cạnh website của gạo Kim Kê đang trong quá trình phát triển thành website giao dịch thì các trang web của các doanh nghiệp khác trong ngành mới chỉ dừng lại ở mức

độ thông tin tương tự như của công ty Angimex hiện tại

4.3.3 K ết luận chung

Hình 7 : Website g ạo Kim K ê_Công ty Minh Cát T ấn_www.kimke.com

Trang 30

Xây dựng kế hoạch ứng dụng E-marketing cho ngành hàng gạo của công ty

ANGIMEX

Khóa luận TN - Lưu Trần Đức-DH5KD - GVHD: Ths Huỳnh Phú Thịnh Trang 20

thực phẩm Hà Nội_www.namdo.com.vn Hình 8 : Website g ạo Nam Đô _Công ty C ổ phần xuất nhập khẩu l ương th ực –

Trang 31

Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ cho quá tr ình kinh doanh sản phẩm gạo ngày càng phổ biến, nhất là trong khâu marketing Song, ngoài website của công ty Minh Cát Tấn (với thương hiệu gạo Kim Kê) có khả năng ứng dụng cao và đang từng bước hoàn thiện thành website giao dịch thì website của những doanh nghiệp cùng ngành chỉ mới ở mức độ thông tin Trước xu thế phát triển của internet, các doanh nghiệp trong ngành cần phải có kế hoạch đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin một cách phù hợp mà cụ thể là nâng cấp website để góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh của mình

CHƯƠNG 5: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG E-MARKETING CHO

NGÀNH HÀNG GẠO NỘI ĐỊA

Trong chương 4 đề tài đã cho thấy bức tranh toàn cảnh về mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh sản phẩm gạo nội địa của công ty Angimex

và các doanh nghiệp trong ngành Đó chính là cơ sở để xây dựng một kế hoạch ứng dụng E-marketing cho những sản phẩm gạo tại thị trường nội địa co công ty Các bước cũng như cách thức thực hiện kế hoạch được thể hiện một cách cụ thể thông qua chương này

5.1 Phân tích môi trường kinh doanh 5.1.1 Phân tích môi

trường bên trong công ty AGIMEX

Các hoạt động chủ yếu

- Các hoạt động cung ứng đầu vào

Hình 9 : Website g ạo Sohafarm_ Nông trư ờng Sông Hậu_www.sohafarm.com.vn

Trang 32

Xây dựng kế hoạch ứng dụng E-marketing cho ngành hàng gạo của công ty

ANGIMEX

Khóa luận TN - Lưu Trần Đức-DH5KD - GVHD: Ths Huỳnh Phú Thịnh Trang 22

Hiện công ty có hệ thống kho bãi với sức chứa khoảng 70.000 tấn Do đó công ty có thể chủ động và đang làm tốt khâu quản lý nguyên vật liệu và gạo thành phẩm Hệ thống các kho bãi được bố trí gần vùng nguyên liệu và gần các trục giao thông (đường bộ và đường sông) Từ đó, công ty có thể giảm được chi phí đáng kể trong khâu vận chuyển

và dễ dàng trong quá trình kiểm soát hoạt động sản xuất của mình

- Vận hành

Thiết bị công nghệ phục vụ quá trình chế biến gạo của công ty được thề hiện qua quy trình sau:

Nguồn: Bộ phận sản xuất Xí nghiệp lương thực Anginmex 3

Thuyết minh quy trình:

- Nguyên liệu được nạp qua bộ phận làm sạch để loại bỏ các tạp chất còn lẫn trong hạt - Nguyên liệu sau khi làm sạch sẽ được đi qua hệ thống xát trắng Ở khâu này, tùy theo chất lượng nguyên liệu đưa vào (độ ẩm, màu sắc hạt,…) mà tổ vận hành sẽ tiến hành vận hành ở mức độ thích hợp để đạt được độ trắng theo yêu cầu và hạn chế được

tỷ lệ hạt gãy

- Nguyên liệu tiếp tục được qua các máy lau bóng 1 và 2 Tùy theo yêu cầu chất lượng thành phẩm mà tổ vận hành sẽ điều chỉnh độ phun sương để đạt được độ bong thích hợp

- Tại bồn chứa bán thành phẩm gạo được sấy để đạt được độ ẩm theo yêu cầu - Tiếp theo gạo được đưa qua bộ phận tách hạt, bộ phận này sẽ tách ra gạo thành phẩm, tấm loại 1 và loại 2

- Ngoài ra trong quá trình vận hành gạo nguyên liệu còn đi qua bộ phận bắt thóc (gằn thóc) để loại bỏ thóc còn lẫn trong nguyên liệu ở khâu xay xát

Mặc dù năng lực sản xuất của công ty là 400.000 tấn/năm và hệ thống kho có sức chứa lên tới 70.000 tấn, nhưng quy trình này cho chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa

B ộ phận làm s ạch

Máy lau bóng 2

B ồn chứa bán thành ph ẩm

Thóc thu h ồi

Cám ư ớt thu h ồi

B ộ phận tách h ạt

G ạo th ành ph ẩm

thu h ồi

T ấm (1) thu h ồi

T ấm (2) thu h ồi

Trang 33

thể đáp ứng được nhu cầu cầu ngày càng cao của khách hàng về chất lượng sản phẩm

do chưa trang bị được những máy móc hiện đại khác Vì vậy, so với các đối thủ thì thiết

bị công nghệ của công ty đang ở mức trung bình Do đó, để nâng cao chất lượng cho sản phẩm gạo nội địa và đáp ứng nhu cầu khách hàng, công ty nên có kế hoạch đầu tư thêm trang thiết bị ở một số khâu quan trọng trong quá trình chế biến gạo

- Các hoạt động cung ứng đầu ra

Do làm tốt các hoạt động quản lý đầu vào cũng như vận hành nên cũng giúp cho các hoạt động cung ứng đầu ra của công ty gặp nhiều thuận lợi Sản phẩm gạo của công ty được phân phối kịp thời đến các cửa hàng, siêu thị cũng như các đại lý gạo Công ty luôn chủ động và có chiến lược dự trữ gạo thành phẩm một cách linh động Trong đợt biến động tăng giá gạo vừa qua, công ty đã xuất kho dự trữ gạo để bán với giá bình thường nhằm góp phần bình ổn thị trường

5.1.2 Phân tích môi trường tác nghiệp của công ty ANGIMEX -

Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh của công ty Angimex trong lĩnh vực gạo nội địa là rất nhiều với những quy mô khác nhau Song, có thể xét đến các đối thủ chính có ảnh h ưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh gạo nội địa của Angimex l à: Công ty TNHH Minh Cát Tấn, công ty lương thực Tiền Giang (Tigifood), Công ty lương thực Sông Hậu, công ty cổ phần xuất nhập khẩu lương thực-thực phẩm Hà Nội Cụ thể đặc điểm của từng đối thủ như sau:

+ Công ty TNHH Minh Cát Tấn

Trong hơn 3 năm qua, công ty Minh Cát T ấn với nhãn hiệu gạo Kim Kê xuất hiện

và đã đưa ra chiến lược xây dựng thương hiệu rất độc đáo và ấn tượng, nhanh chóng tạo được uy tín cũng như tiếng vang tốt ở thị trường nội địa Gạo Kim Kê đạt chứng nhận ISO: 9001: 2000 về quy trình sản xuất và chất lượng Các loại sản phẩm gạo Kim Kê gồm có: gạo “Dẻo Mềm”, “Mềm Xốp”, “Thơm Dẻo”, “Dẻo Thơm”, “Đặc Biệt”,

“Thượng Hạng”, “VIP” và gạo “Thực Dưỡng” Tùy vào từng dòng sản phẩm mà công

ty có mức giá bán khác nhau nhưng nhìn chung từ mức 10.500 – 17.000 đ

Khách hàng mục tiêu của gạo Kim Kê tập trung vào giới công chức có thu nhập ổn định và những người có thu nhập khá trở lên với thị trường rộng ở các tỉnh thành như: TP.HCM, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Nghệ An, Gia Lai, Cà Mau, Nha Trang, Cần Thơ, Bảo Lộc,…Với thông điệp gà vàng đứng trên cánh đồng lúa vàng, hướng về ánh mặt trời được in trên các bao bì gạo, thể hiện sự hạnh phúc, sum họp, thịnh v ượng, tự tin, chiến thắng

Hiện nay Kim Kê đang sử dụng hệ thống kênh phân phối trực tiếp tại cửa hàng, đại

lý gạo, tiếp thị tại nhà và hệ thống các siêu thị Đây được xem là kênh phân phối mang lại hiệu quả cao trong hoạt động mở rộng thị tr ường cho Kim Kê

Để nâng cao chất lượng cho các dòng sản phẩm gạo của mình, Kim Kê đang đầu tư xúc tiến chuỗi nông trường chuyên canh trồng lúa thuần chủng chất lượng cao theo quy trình GAP Giống lúa do Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long cung cấp theo y êu cầu của công ty là 100% giống thuần chủng đề đảm bảo tính đồng bộ và chất lượng của hạt gạo Kim Kê khi tung ra thị trường Bên cạnh đó, Kim Kê còn được GS-TS Võ Tòng Xuân làm cố vấn chiến lược và kỹ thuật canh tác theo tiêu chuẩn GAP

Trang 34

Xây dựng kế hoạch ứng dụng E-marketing cho ngành hàng gạo của công ty

ANGIMEX

Khóa luận TN - Lưu Trần Đức-DH5KD - GVHD: Ths Huỳnh Phú Thịnh Trang 24

Điểm mạnh: Kim Kê có một hệ thống thương hiệu, bán hàng chuyên nghiệp, mạng

lưới phân phối rộng và có thị trường tiêu thụ nội địa mạnh (150tấn/tháng) Ngoài ra sản phẩm của Kim Kê rất đa dạng theo sở thích khách hàng và được chứng nhận “vì sức khỏe cộng động” (không có dư lượng thuốc trừ sâu) theo tiêu chuẩn Bộ y tế

Được xem là đơn vị có kinh nghiệm trong việc xây dựng thương hiệu, công ty cũng

đã ứng dụng công nghệ thông tin và đặc biệt là internet cho việc quảng bá sản phẩm của mình Công ty đã xây dựng một website riêng cho gạo Kim Kê với tên miền: www.kimke.com Do đó, Kim Kê được xem là đối thủ cạnh tranh trực tiếp mạnh nhất với thương hiệu gạo nội địa của công ty Angimex

Điểm yếu: Bên cạnh những ưu điểm trên thì Kim Kê cũng còn một số điểm yếu như:

hầu hết các bao bì đều không thể nhìn thấy được gạo bên trong, điều này khiến khách hàng khó khăn khi nhận dạng chất lượng gạo bằng kinh nghiệm bản thân Vùng nguyên liệu ở xa nhà máy chế biến gây khó khăn cho công tác quản lý và gia tăng chi phí Đồng thời các dòng gạo không có tên gốc Mặt khác, Kim Kê cũng chưa đầu tư nhiều trong khâu xây dựng hình ảnh thương hiệu

+ Công ty lương thực Tiền Giang (Tigifood):

Các loại sản phẩm của Tigifood gồm có: Gạo “Hồng Hạc”, “Chín Con Rồng V àng”,

“Nàng thơm chợ đào”, “Tài nguyên”, “Hương Việt”, “Thiên Nga”, “Bông Sen Vàng”,

“Con Trâu Vàng”, “Hoa Mai Vàng” (Hương Lài) v ới giá cũng rất đa dạng từ 7.500 đến 12.0000 đồng Những loại gạo của Tigifood có chất lượng khá và do với mức giá đưa

ra như thế nên khách hàng của công ty nhắm tới rất đa dạng và mang tính đại trà Bên cạnh đó, thị trường mà Tigifood nhắm tới là khu vực miền Nam mà cụ thể là TP.HCM,

An Giang, Cần Thơ và một số tỉnh miền Tây với hệ thống kênh phân phối chủ yếu qua các siêu thị như Coop-Mart, Metro,…

Công ty đã chủ động bao tiêu vùng nguyên liệu chủ yếu cho xuất khẩu rất lớn 15.000 ha

Điểm mạnh: Tigifood được Tổng công ty lương thực Miền Nam đầu tư 140 tỷ đồng

để thành lập cụm nhà máy chế biến lương thực với hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại

có công suất lớn Đồng thời đây là một công ty lớn và lâu năm trong ngành gạo, được

sự hỗ trợ của Tổng công ty lương thực Miền Nam, do đó tiềm năng tài chính của công

ty khá mạnh, có thể đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu với quy mô lớn và ổn định

Điểm yếu: Nhãn hiệu gạo của Tigifood hiện nay rất đa dạng-chính việc này đã làm

cho khách hàng khó nhận dạng được những sản phẩm nổi bật cũng như thương hiệu của công ty Cũng do yếu tố này mà khiến cho công ty cũng gặp nhiều khó khăn trong công tác quảng bá, xây dựng hình ảnh thương hiệu cho các sản phẩm gạo nội địa Ngoài ra, Tigifood cũng ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin trong công tác giới thiệu, quảng

bá sản phẩm mà cụ thể là dưới hình thức đăng tải thông tin trên website www.tigifood.com.vn Song, hiện nay website này mới chỉ ở dạng website thông tin, khách hàng chưa thể tiến hành những giao dịch thông qua website này

+ Công ty lương thực Sông Hậu

Những sản phẩm gạo nội địa của công ty có thể kể đến như: Gạo thơm Bông bưởi, Bông Trạng Nguyên, Bông Sứ, Tây Đô, Đài Loan, Hương Lài, Thơm Thái, Thơm Mỹ, gạo Sữa, gạo CS2000 với mức giá cũng rất đa dạng từ 10.500 đến 12.500 đồng Với mức giá này khách hàng mục tiêu của gạo Sông Hậu là những người có thu nhập khá

Trang 35

trở lên Thị trường cho sản phẩm gạo Sông Hậu cũng tương tự như của công ty lương thực Tiền Giang là TP.HCM, An Giang, Cần Thơ và một số tỉnh miền Tây và được phân phối thông qua hệ thống các siêu thị như: Coop-Mart, Citi-Mart, Metro Hưng Lợi Đây cũng là thành viên của Tổng công ty lương thực Miền Nam, do đó công ty có

đủ tiềm lực để xây dựng một vùng nguyên liệu ổn định và đủ lớn với 4.500 ha

Điểm mạnh: Đây là một công ty ty có bề dày trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh

gạo, được đầu tư hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại với công suất lớn Bên cạnh đó phân khúc các sản phẩm gạo của công ty đi sâu vào yếu tố thơm, dẻo, mềm đúng nhu cầu thị trường Nguồn nguyên liệu rất dồi dào và ổn định Đặc biệt công ty được lãnh đạo TP.Cần Thơ và Thủ Tướng Chính Phủ chọn làm “Khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao” Đây là cơ hội để công ty có thể nâng cao chất lượng cho sản phẩm gạo và mở rộng quy mô hoạt động

Điểm yếu: Cũng như công ty lương thực Tiền Giang, gạo Sông Hậu cũng có quá

nhiều nhãn hiệu, bao bì không có sự đồng nhất nên cũng rất khó khăn trong công tác xây dựng cho thương hiệu cho các sản phẩm gạo nội địa Bên cạnh đó hệ thống kênh phân phối của công ty còn đơn điệu, hoạt động quảng bá cho sản phẩm gạo nội địa cũng chưa có gì nổi trội nên ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ của sản phẩm Ngoài ra website của công ty hiện nay (www.sohaufood.com.vn) mới chỉ ở dạng website thông tin và công ty chưa có định hướng sẽ bán các sản phẩm của mình thông qua kênh websie

+ Công ty cổ phần xuất nhập khẩu lương thực-thực phẩm Hà Nội:

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu lương thực-thực phẩm Hà Nội trước đây là thành viên của Tổng công ty lương thực miền Bắc Công ty đã tiến hành cổ phần hóa ngày 01/04/2005, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh lương thực, kinh doanh, chế biến và đóng gói và tiêu thụ các mặt hàng gạo chất lượng cao với chủng loại đa dạng như: Tám Xoan Hải Hậu, Thai’s King, Bắc Thơm, Tám Điện Biên, Nếp cái Hoa Vàng, Thạch Sanh, Cô Tấm, Nam Đô – Nhãn vàng,…Những dòng sản phẩm này thuộc hệ thống thương hiệu gạo Nam Đô Công ty đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm gạo của mình

Đối với vùng nguyên liệu, công ty đã đầu tư xây dựng một nhà máy chế biến gạo theo tiêu chuẩn xuất khẩu tại Châu Đốc, An Giang với công suất chế biến khoảng 60.000 – 75.000 tấn/năm Ngoài ra công ty còn có hai chi nhánh kinh doanh l ương thựcthực phẩm và chi nhánh kinh doanh gạo chất lượng cao có khả năng cung cấp khoảng

5.000 – 7.000 tấn/năm

Gạo chất lượng cao mang thương hiệu Nam Đô được phân phối tại các siêu thị và đại lý của công ty

Điểm mạnh: Các sản phẩm gạo của công ty được công nhận trên thị trường, đạt huy

chương vàng hội chợ thương mại Quốc Tế Việt Nam EXPO 2006 cho các sản phẩm Tám Xoan, Tám Điện Biên, Thai’s King Huy chương vàng thương hi ệu Việt cho các sản phẩm gạo chất lượng cao an toàn thực phẩm: Tám Xoan Hải Hậu, Tám Điện Bi ên, Bắc Thơm, Nếp Cái Hoa Vàng, Thai’s King Huy chương vàng Hội chợ thương mại Quốc Tế Việt Nam EXPO 2007 cho sản phẩm gạo Nam Đô – Nhãn Vàng

Công ty có cửa hàng chuyên doanh riêng và hệ thống nhận dạng thương hiệu cho sản phẩm gạo Nam Đô Công ty có bề dày trong ngành chế biến và kinh doanh gạo, có

hệ thống máy móc hiện đại và khả năng tài chính mạnh đồng thời chủ động vùng nguyên liệu

Trang 36

Xây dựng kế hoạch ứng dụng E-marketing cho ngành hàng gạo của công ty

ANGIMEX

Khóa luận TN - Lưu Trần Đức-DH5KD - GVHD: Ths Huỳnh Phú Thịnh Trang 26

Điểm yếu: Là một đơn vị có nhiều nhãn gạo được người tiêu dùng ưa chuộng và

phân phối tại các thành phố lớn, song công ty chưa chú trọng đến yếu tố quảng bá sản phẩm của mình thông qua website (www.namdo.com.vn) nên đây cũng chỉ là website thông tin Đồng thời do thị trường rộng nên công ty cũng gặp khó khăn trong công tác quản lý hệ thống kênh phân phối Bên cạnh đó nhà máy sản xuất lại ở xa nơi tiêu thụ cũng làm tăng chi phí vận chuyển

5.1.3 Phân tích môi trường bên ngoài công ty ANGIMEX -

Yếu tố kinh tế

Tính đến thời điểm này, nước ta đã trải qua hơn một năm gia nhập WTO, thực tế cho thấy việc gia nhập WTO mở ra cho nền kinh tế đất n ước rất nhiều cơ hội mới, song cũng không ít những thách thức phải đối mặt Bên cạnh những chuyển biến hết sức tích cực của nền kinh tế nước ta trong năm 2007 như tăng trưởng GDP, xuất khẩu, sản lượng công nghiệp tăng mạnh, vốn đầu tư nước ngoài đạt kỷ lục, thị trường chứng khoán phát triển mạnh…., chúng ta đã và đang phải đối mặt với những vấn đề hết sức khó khăn nh

ư tỷ lệ lạm phát phi mã, thâm hụt thương mại tăng kỷ lục Năm 2008, những khó khăn

n ày dường như trầm trọng hơn cùng với nhịp biến động hàng ngày của các chỉ số kinh

tế thế giới

Đứng trước những biến động phức tạp đó, là một đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, công ty phải có những giải pháp v à

kế hoạch riêng để chủ động trong các hoạt động của mình

- Yếu tố văn hóa xã hội

Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, tiêu dùng gạo bình quân đầu người Việt Nam đạt 150kg/năm, giảm 12% so với mức ti êu dùng gạo bình quân của 10 năm trước Xu hướng giảm tiêu dùng gạo là xu hướng chung của các nước châu Á nói chung,

do sự phát triển của kinh tế đã giúp người tiêu dùng tiếp cận đến các loại thực phẩm khác, và tiêu dùng gạo bình quân đầu người có xu hướng giảm khi thu nhập tăng lên Theo đó, tiêu dùng gạo cho lương thực hàng năm xấp xỉ ở mức 10-11 triệu tấn

Căn cứ vào số liệu tiêu dùng gạo trong đợt điều tra mức sống dân cư của Trung tâm thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn thì tiêu dùng gạo bình quân đầu người đạt 155,6 kg/năm 1992; 149 kg/người/năm 1998; 126 kg/năm 2002 và 124 kg/năm vào năm

2004 Mức tiêu dùng gạo cũng khác nhau giữa các nhóm hộ có thu n hập khác nhau, 20% nhóm hộ giàu nhất có mức tiêu dùng gạo thấp nhất, 20% nhóm hộ nghèo nhất có mức tiêu dùng gạo thấp thứ hai 20% nhóm ở giữa, nhóm có mức thu nhập trung b ình, tiêu dùng gạo nhiều nhất6

Mức tiêu dùng gạo cũng khác nhau giữa các vùng Miền núi phía bắc và ĐBSCL là hai khu vực có mức tiêu dùng gạo bình quân đầu người cao nhất cả nước, trong khi đó, tiêu dùng gạo bình quân đầu người của Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ thấp nhất

Do đó, những yếu tố này có ảnh hưởng lớn đến kế hoạch sản xuất và phân phối gạo công ty, đòi hỏi công ty phải có những chính sách phù hợp để tăng hiệu quả kinh doanh

- Yếu tố dân số

6 Nguồn: Trung tâm thông tin PTNT, Báo cáo thường niên: Ngành hàng lúa gạo Việt Nam 2007 và triển vọng 2008, 2008

Trang 37

Hiện nay, dân số nước ta khoảng trên 85 triệu người, trong đó trên 20% là sống ở thành thị Theo số liệu của Báo cáo gạo tháng 8/2007 của Ban kinh tế nông nghiệp thế giới, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, tổng tiêu dùng gạo trong nước của Việt Nam năm 2007

dự kiến 18,75 triệu tấn, tăng so với mức 18,4 triệu tấn năm 2006 v à 18,25 triệu tấn năm

2005, do dân số Việt Nam tăng 1 triệu người mỗi năm trong hai năm 2006 và 2007 Đây

là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến lượng nhu cầu gạo hàng năm Do

đó công ty phải có kế hoạch sản xuất cũng như dự trữ gạo một cách phù hợp để đáp ứng được lượng nhu cầu này

- Yếu tố chính phủ và chính trị

Đối với việc sản xuất và kinh doanh gạo, nhà nước và chính quyền địa phương có nhiều chính sách ưu đãi để đẩy mạnh ngành lương thực trong nước

Riêng đối với lĩnh vực TMĐT, ngày 9 tháng 6 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã

ký ban hành Nghị định về thương mại điện tử số 57/2006/NĐ-CP Đây là nghị định đầu tiên trong 5 nghị định hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử và nghị định thứ sáu trong số

12 nghị định hướng dẫn Luật Thương mại (sửa đổi) được ban hành Việc ra đời của Nghị định về thương mại điện tử đánh dấu một bước tiến lớn trong việc tạo hành lang pháp lý để các doanh nghiệp yên tâm tiến hành giao dịch thương mại điện tử, khuyến khích thương mại điện tử phát triển, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia, đồng thời cũng là căn cứ pháp lý để xét xử khi có tranh chấp liên quan đến hoạt động thương mại điện tử

Do đó, khi tiến hành các hoạt động TMĐT, công ty sẽ gặp nhiều thuận lợi h ơn Song, trong quá trình triển khai cũng sẽ có không ít khó khăn do đây l à nghị định về một lĩnh vực còn mới mẽ đối với Việt Nam nên cần các văn bản hướng dẫn cụ thể cách thức triển khai Bên cạnh hàng rào pháp lý, công ty cũng phải trang bị cho đội ngũ nhân viên có đủ kiến thức, trình độ và tay nghề chuyên môn để có khả năng tiếp cận và triển khai tốt lĩnh vực TMĐT mà cụ thể là hoạt động E-marketing cho các sản phẩm của mình

- Yếu tố công nghệ

Ngày nay công nghệ thông tin phát triển với tốc độ như vũ bão, nhất là các phương tiện điện tử và internet Hầu hết các doanh nghiệp đều ứng dụng các ph ương tiện này trong hoạt động kinh doanh của mình Hiện tại nước ta có khoảng gần 19 triệu người sử dụng internet và dự kiến đến năm 2010 con số này sẽ là 43 triệu người, đây là một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp biết nắm bắt sự tiến bộ của công nghệ thông tin để tiếp cận khách hàng của mình

Đối với ngành sản xuất gạo, về cơ bản, sản lượng gạo sản xuất có thể ước tính trên

cơ sở sản lượng lúa thu hoạch Nhưng về mặt chất, chất lượng gạo ngoài việc phụ thuộc rất lớn vào chất lượng giống lúa, biện pháp canh tác, yếu tố đất đai, vấn đề n ước tưới, thì mức độ đầu tư và trình độ công nghệ chế biến lúa gạo đang giữ vai tr ò quan trọng giúp nâng cao sản lượng và chất lượng gạo Nếu như trong thập kỷ 90 của thế kỷ trước,

tỷ lệ thu hồi gạo trắng trong quá trình xay xát, chế biến chỉ đạt ở mức 54 – 57%, thì sang những năm đầu thế kỷ 21, tỷ lệ này đã được nâng lên đáng kể, dao động ở mức 61- 62% (trong vụ hè thu) và đạt cao hơn trong vụ đông xuân, khoảng 63-64 %, giúp nâng sản lượng gạo hàng năm đạt khoảng 21-22 triệu tấn

Hiện nay, trên thế giới cũng đã có nhiều công nghệ tiến bộ cho từng khâu của quá trình sản xuất như:

Trang 38

Xây dựng kế hoạch ứng dụng E-marketing cho ngành hàng gạo của công ty

ANGIMEX

Khóa luận TN - Lưu Trần Đức-DH5KD - GVHD: Ths Huỳnh Phú Thịnh Trang 28

Trong khâu xay xát: sử dụng máy xay xát tự động, hệ thống điều h òa không khí, máy tách màu gạo, máy tách sạn,…

Trong khâu sấy khô: sử dụng hệ thống sấy khô gạo, hệ thống dự trữ, thiết bị kiểm định chất lượng,…

Trong khâu đóng gói: có thiết bị đóng gói tự động và hệ thống đảm bảo hạn sử dụng gạo

Ngoài ra trong quá trình chế biến gạo đặc biệt thành những sản phẩm khác còn có các loại máy như: máy chế biến bột gạo tự động, máy nhồi bột gạo th ành bánh tự động, máy sấy chế biến gạo ăn liền, máy chế biến snack từ gạo,…

Mặt khác trong khâu chế biến phụ phẩm có các thiết bị nh ư: hệ thống bảo quản cám, thiết bị ép dầu từ cám để làm phân bón hay thức ăn gia súc, hệ thống đốt bằng vỏ gạo,

hệ thống nghiền chấu, hệ thống chế biến chấu thành các sản phẩm cứng có dạng khối (như nguyên liệu gỗ),…

Do đó, tùy theo yêu cầu của thị trường về chất lượng gạo (tấm 5%, 10%, 15%, 25%)

mà công ty sử dụng thiết bị và điều khiển dây chuyền sản xuất khác nhau cho ph ù hợp Hiện nay công nghệ chế biến gạo của công ty Angimex tuy đ ã cũ nhưng được đánh giá

là ở mức khá so với mặt bằng công nghệ trong lĩnh vực chế biến gạo tại ĐBSCL Đối với một công ty có quy mô chế biến gạo t ương đối lớn như Angimex, việc có trang bị máy tách màu, tách hạt trong dây chuyền chế biến gạo thì gạo thành phẩm đạt độ tấm 5%, như vậy chất lượng gạo sẽ nâng cao và giá trị hạt gạo cũng được gia tăng

- Yếu tố tự nhiên

An Giang là một tỉnh được thiên nhiên ưu đãi về điều kiện thổ nhưỡng, đất đai màu

mỡ Đây là một tỉnh luôn có sản lượng lúa gạo cao và nằm trong khu vực vựa lúa của cả nước Ngoài ra, An Giang có hệ thống giao thông đa dạng cả về đường bộ lẫn đường thủy, do đó thuận lợi cho quá trình vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm Song những tuyến đường bộ từ An Giang đến các địa phương khác chưa thực sự tốt, điều đó ảnh hưởng đến hoạt động phân phối của công ty

Bên cạnh đó, do nằm ở ĐBSCL nên hàng năm An Giang cũng chịu ảnh hưởng của

lũ lụt, do đó ảnh hưởng đến tình hình canh tác lúa tại địa phương, dẫn đến năng suất lúa chưa ổn định

5.2 Thiết lập những mục tiêu của kế hoạch

ra và được thể hiện qua bảng 1 và 2 như sau:

Bảng 4: Mục tiêu cụ thể của kế hoạch ứng dụng E-marketing cho

ngành hàng gạo nội địa của công ty Angimex

Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Tổng

Trang 39

5.2.2 Giải thích mục tiêu

- Căn cứ vào sự tham khảo các website giao dịch trực tuyến v à các cuộc nghiên cứu thị trường được thực hiện bởi phòng phát triển chiến lược của công ty, do đó đề tài đưa ra mục tiêu cho số người truy cập website giao dịch cho ngành hàng gạo nội địa của công ty Angimex là 50.000 người năm 2009 và 150.000 người vào năm 2010 Từ mục tiêu này số người truy cập hàng tháng của năm 2009 được thiết lập Do năm 2009 website giao dịch mới được đưa vào hoạt động chính thức nên còn chưa được phổ biến cho khách hàng, đồng thời chi phí marketing của năm này chủ yếu là cho đầu tư cho marketing truyền thống Sang năm 2010, do nhu cầu phát triển các cửa hàng, đại lý gạo cùng với hoạt động marketing được đầu tư mạnh cho ngành hàng này nên hình ảnh gạo nội địa của công ty trở nên phổ biến Bên cạnh đó dưới sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin nên văn hóa mua hàng trên internet ngày càng tr ở nên phổ biến Vì thế

số người truy cập website gạo nội địa của Angimex trong năm 2010 tăng l ên gấp ba lần năm 2009

- Số khách hàng trực tuyến là lượng khách hàng quyết định đặt mua hàng khi vào website gạo nội địa của công ty Số lượng này tăng lên theo hàng tháng do số người truy cập và tỷ lệ quyết định mua sau khi vào website ngày càng tăng

- Khối lượng giao dịch trực tuyến chính là doanh số có được từ các đơn hàng trên internet và được tính dựa trên giá trị trung bình của một đơn hàng và số đơn hàng(số khách hàng trực tuyến) trong tháng

- Lợi nhuận được xác định một cách định tính dựa trên cơ sở doanh số (khối lượng đơn hàng trực tuyến) trừ đi chi phí và cả hai đại lượng này phải được phát sinh từ hoạt động E-marketing

Trang 40

Xây dựng kế hoạch ứng dụng E-marketing cho ngành hàng gạo của công ty ANGIMEX

Mục tiêu E-marketing năm 2009

Bảng 5: Mục tiêu của kế hoạch ứng dụng E-marketing cho ngành hàng gạo

nội địa của công ty Angimex qua các tháng của năm 2009

tuyến (1000đồng) 15220 17123 19025 25113 27396 29679 39953 45280 50607 70012 88276 103496 531178

% tăng lên

%

Chi phí xây dựng Website

Chi phí duy trì và phát triển

Ngày đăng: 29/08/2015, 10:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Theo anh/ chị, thương mại điện tử là gi Khác
2. Anh/ chị đánh giá như thế nào về vai trò, lợi ích của thương mại điện tử Khác
3. Tại công ty đã có những hoạt động kinh doanh nào ứng dụng thương mại điện tử Khác
4. Cơ sở vật chất, hạ tầng và con người phục vụ cho thương mại điện tử của công ty hiện nay Khác
5. Anh/ chị nhận định như thế nào về vai trò của marketing cho ngành hàng gạo nội địa Khác
6. Anh/ chị hiểu như thế nào về loại hình E-marketing ( marketing điện tử) Khác
7. Định hướng phát triển thương mại điện tử của công ty? - Cơ sở vật chất, hạ tầng,…- Nguồn nhân lực quản lý,…- Ngân sách,… Khác
8. Khó khăn, thuận lợi của công ty khi ứng dụng e-markeing cho ngành hàng gạo nội địa Khác
9. Những đối thủ nào đã sử dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh và đã ứng dụng như thế nào?Công ty Minh Cát Tấn Công ty Tigifood Công ty Sohafarm… Khác
10. Anh/ chị kỳ vọng lợi ích gì mà hoạt động e-marekting mang lại? Doanh số, thị trường,… Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w