1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài dụe thi vận dụng kiến thức liên môn gdcd ngữ văn lịch sử âm nhạc giải quyết tình huống thực tiễn giới thiệu về một di sản văn hóa phi vật thể của dịa phương em

9 884 12

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 2,41 MB

Nội dung

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN CHƯƠNG MỸ TRƯỜNG THCS LƯƠNG MỸ BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN: GDCD - NGỮ VĂN- LỊCH SỬ- ÂM NHẠC ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG, VẤN ĐỀ THỰC TIỄN BÀI: GIỚI THIỆU VỀ MỘT DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ CỦA ĐỊA PHƯƠNG EM Năm học 2014-2015 PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN CHƯƠNG MỸ TRƯỜNG THCS LƯƠNG MỸ THÔNG TIN CHUNG Trường: Trung học cơ sở Lương Mỹ Địa chỉ: Hoàng Văn Thu - Chương Mỹ - Hà Nội. Email : c2-luongmy@chuongmy.ed u.vn I.Nhóm học sinh thực hiện: 1. Nguyễn Thị Ngọc Mai - Lớp 9A - Ngày sinh: 18/7/2000 2. Nguyễn Thị Ngọc Diệp - Lớp 9A - Ngày sinh: 12/5/2000 3. Cao Vũ Hiệp - Lớp 9A - Ngày sinh: 21/4/2000 II.Giáo viên hướng dẫn: 1. Nguyễn Thị Thủy Môn: Lịch Sử Sinh ngày 01.8.1971 Điện thoại: 01697897018 2. Nguyễn Thị Thu Hà Môn: Ngữ Văn Sinh ngày: 15.11.1969 Email: thuhatt6869@gmail.com Điện thoại: 01655916969 3. Đỗ Thị Duyên Môn Âm nhạc Sinh ngày:19.9.1983 Email:doduyenlm@gmail.com. 4. Dương Thị Thúy Môn GDCD Sinh ngày 11.4.1975 Email: thuygianghung@gmail.com III.Vận dụng kiến thức môn: + GDCD 7 Tiêt 25 Bảo vệ di sản văn hóa + GDCD 9 Tiết 7 Kế thừa phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc + Ngữ Văn 8: Tiết 83. Thuyết minh một di sản văn hóa Tiết 90. Chiếu dời Đô, + Lịch Sử 7: Tiết 33. Tìm hiểu di sản văn hóa địa phương nhé + Môn Âm nhạc: Tiết 15: Dạy bài hát địa phương I.Tình huống cần giải quyết là: Trong buổi giao lưu văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2014 tại Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam. Đoàn Hà Nội có nhiệm vụ giới thiệu về một nền văn hóa phi vật thể của quê hương mình, các em hãy sử dụng kiến thức đã được học và hiểu biết của mình để hoàn thành nhiệm vụ trên. 2 BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN GDCD -VĂN- SỬ- ĐỊA ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN BÀI: GIỚI THIỆU VỀ MỘT DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ CỦA ĐỊA PHƯƠNG EM I.Tình huống cần giải quyết là: Trong buổi giao lưu văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2014 tại Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam. Đoàn Hà Nội có nhiệm vụ giới thiệu về một nền văn hóa phi vật thể của quê hương mình, các em hãy sử dụng kiến thức đã được học và hiểu biết của mình để hoàn thành nhiệm vụ trên. II.Mục tiêu: Bài viết phải đảm bảo các yêu cầu về: +Hà Nội – Những giá trị văn hóa nghìn năm + Lịch sử hình thành làn điệu hát Dô + Hình thức và cách thức hát Dô, + Lễ hội hát Dô. + Ý nghĩa 3 III Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống: + Cần kết hợp các cán bộ xã Liệp Tuyết, Quốc Oai + Bà Lan – chủ nhiệm CLB Hát Dô. + Phòng Văn hóa huyện Quốc Oai. IV. Giải pháp giải quyết tình huống: Vận dụng các kiến thức liên môn: - Lịch sử - Ngữ văn - Địa lí - Giáo dục công dân. - Âm nhạc V. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống: Viết các ý chính -> Tìm hiểu -> Trao đổi -> Viết thành bài. * Tư liệu sử dụng: sách lịch sử địa phương * Ứng dụng công nghệ thông tin: máy tìm kiếm google Từ các kiến thức đó để học sinh viết thành bài giới thiệu I.Sơ lược về Văn hóa Hà Nội. Hơn mười thế kỷ đã trôi qua, Thăng Long xưa và Hà Nội nay luôn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá lớn, trái tim của Việt Nam. Năm 1010 khi quyết định dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, Lí Thái Tổ đã khẳng định: ”Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời”, Thăng Long một vùng đất nằm hai bên bờ sông Hồng, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ trù phú: "Núi là vạt áo che, sông là dải đai thắt, sau lưng là sông nước, trước mặt là biển, địa thế hùng mạnh mà hiếm, rộng mà dài, có thể là nơi vua ở hùng tráng, ngôi báu vững bền, hình thể Đại Việt không nơi nào hơn được nơi này" Một vùng đất “hội thuỷ, hội nhân và hội tụ văn hoá vô cùng phong phú và đa dạng”, tạo nên nét tinh hoa văn hoá của đất kinh kỳ. Hơn nghìn năm đã trôi qua nhưng con người Thăng Long, Hà Nội luôn biết tiếp nhận tất cả những gì tinh tuý nhất của mọi vùng miền đất nước để làm nên một nền văn hoá bản sắc riêng đầy quyến rũ – văn hoá Hà Nội. Có lẽ vậy mà không chỉ những người sống ở Hà Nội, yêu Hà nội và tất cả những ai dù chỉ một lần đặt chân đến Hà Nội đều có thể cảm nhận được nét quyến rũ ấy bởi văn hóa Thăng Long - Hà Nội có trữ lượng khá lớn, phản ánh một cách chân thực truyền thống sinh hoạt văn hoá của người Hà Nội. Trong đó văn hoá phi vật thể Hát Dô là tổng hoà các yếu tố giao lưu, hội nhập, dung hoà, tiếp biến, cởi mở, linh hoạt, đã đóng góp một phần tạo nên bản sắc văn hóa Hà Nội II.Lịch sử hình thành làn điệu hát Dô 4 Điệu hát Dô không biết có tự khi nào. Chỉ biết truyền thuyết kể lại rằng, một ngày mùa xuân, Đức Thánh Tản Viên đi du ngoạn qua ven sông Tích. Khi đến xã Lạp Hạ (nay là Liệp Tuyết huyện Quốc Oai – Hà Nội), thấy ruộng đất phì nhiêu nhưng dân cư lại thưa thớt, ngài bèn dừng lại. Ngài chọn thóc cho dân, dạy dân trồng trọt, cày cấy. Ngài còn gọi nam thanh nữ tú (trai chưa vợ, gái chưa chồng) đến dạy hát múa. Sau đó, Đức Thánh Tản ra đi, hẹn mùa lúa chín sẽ về. Mùa đó, người dân Lạp Hạ bội thu nhưng chờ mãi không thấy ân nhân quay lại. Người dân bèn dựng đền thờ Thánh (đền Khánh Xuân bây giờ) và mở hội hát những bài hát thánh đã truyền dạy.Cũng từ đó, người dân biết làm ăn, thóc lúa đầy bồ. Tuy trễ hẹn với dân nhưng bất chợt 36 năm sau, Đức Thánh Tản Viên mới quay lại. Thấy dân no ấm, Ngài đã cùng dân tổ chức hát ca và hát lại những bài hát (nay gọi là bài Dô) mà mình đã dạy dân thuở nào. * Quy định của Hát Dô “Con hát tuổi hạn hai mươi. Nếu qua độ ấy thì thôi hát hò. Bao giờ đến hội hát Dô. Thì còn phải kiếm gái tơ chưa chồng ” Vẳng trong không gian yên ắng nơi miền quê từ xa xa ta nghe âm điệu của lời hát Dô được cât lên từ ngôi đình làng, một vùng quê nghèo khó về vật chất nhưng chan chứa tình người. Có lẽ, mảnh đất Phủ Quốc với cảnh vật hữu tình, địa thế hiền hòa đã gieo vào tâm hồn người Quốc Oai lòng say mê chắc hẳn chúng ta phần nào hiểu được những quy tắc những luật lệ lề lối của điệu Hát Dô. Đó không chỉ là lời ca đơn thuần mà là lời “hèm” (điều cấm kỵ) đã mấy trăm năm người dân Liệp Tuyết (Quốc Oai - Hà Nội) không ai dám vi phạm. Như vậy, người con gái chỉ được hát duy nhất một lần trong đời, tục lệ xưa quy định cũng rất ngặt nghèo, lễ hội kết thúc thì tất cả những đồ vật dùng hát như khăn, váy, túi đeo tay đựng trầu, sách ghi chép các làn điệu hát đều phải cất vào đền. Tuyệt đối không ai được nhắc đến, được cất tiếng hát và càng không được phép mở tráp ra xem cho đến 36 năm sau, một lễ hội mới được mở ra. Nếu ai phạm vào điều cấm kỵ này sẽ bị lời nguyền quở vào thân, người sẽ bị còm cõi, bệnh tật rồi đổ bệnh mà chết. III. Thể loại, hình thức hát Dô 1. Thể loại hát Dô: là thể loại dân ca tế thần , nằm trong hệ thống hát Xoan ở Phú Thọ hình thành và phát triển trên mảnh đất Lạp Hạ, nay là xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai, thờ đức thảnh Tản Viên, là vị thần đứng đầu trong từ bất tử linh thiêng của dân tộc ta. Hát Dô là điệu hát cổ, thời xa xưa thường được biểu diễn phục vụ vua chúa, quan lại. Tuy là thể loại ca cung đình, song điệu hát Dô không khô cứng, bó hẹp trong một nội dung mà lại có nét nhạc, lời ca rất độc đáo, trữ tình và đề cập đến nhiều mảng màu, nét đẹp trong đời sống lao động, sản xuất, tình cảm của con người 2.Các loại hát Dô. 5 Hát Chúc: là nội dung hát thuộc phần nghi lễ của diễn xướng hát Dô. Phần nội dung bắt buộc nghi lễ chỉ chiếm phần nhỏ mà nội dung cơ bản của diễn xướng là ước muốn của mọi tầng lớp người trong xã hội, là thăng quan tiến chức, làm nông thuận lợi, buôn bán thuận hoà, là mừng xuân, là vui chơi, hội hè. Hát Bỏ bộ: là phần lời ca mang đậm chất trữ tình hơn cả. Tình yêu nam nữ được thể hiện tinh tế và rõ nét. Lời ca điêu luyện, thấm đượm chất trữ tình. Sức sống lâu bền của diễn xướng hát Dô chính là giá trị hiện thực mang lại cho con người. Từ hai loại cơ bản trên Hát Dô chia thành bốn hình thức hát, đó là: hát nói, hát ngâm, hát xô và hát ca khúc. Mỗi hình thức là một cách hát khác nhau. Hát nói: thuộc nội dung hát Chúc, là hình thức khi bắt đầu và kết thúc của diễn xướng hát Dô, gần giống với một điệu trong hát ca trù, là nội dung hát thuộc phần nghi lễ của diễn xướng hát Dô. Phần nội dung bắt buộc nghi lễ chỉ chiếm phần nhỏ mà nội dung cơ bản của diễn xướng là ước muốn của mọi tầng lớp người trong xã hội, là thăng quan tiến chức, làm nông thuận lợi, buôn bán thuận hoà, là mừng xuân, là vui chơi, hội hè. Hát ngâm: thể hiện ở những bài hát chúc thơ, ngâm thơ ở phần cuối của cuộc hát, đặc biệt là ở phần hát Bỏ bộ. Hát Bỏ bộ là phần lời ca mang đậm chất trữ tình hơn cả. Tình yêu nam nữ được thể hiện tinh tế và rõ nét. Lời ca điêu luyện, thấm đượm chất trữ tình. Sức sống lâu bền của diễn xướng hát Dô chính là giá trị hiện thực mang lại cho con người Hát xô: là hình thức xuyên suốt của diễn xướng hát Dô. Người Cái lĩnh xướng và Con hát (bạn nàng) xen lẫn bằng những câu hát đệm. Hát ca khúc: những đoạn nào trong diễn xướng hát Dô có thể tách ra độc lập mang nội dung hoàn chỉnh. Hình thức này nghiêng về nội dung hơn. Nội dung của Hát Dô: phản ánh nhận thức của con người Lạc Việt về thiên nhiên, và ước mơ của nông dân về một cuộc đời êm ấm, thời tiết thuận hòa, mùa màng bội thu, con cháu đông đúc. Hát Hội Dô là tiếng ca trữ tình, nồng nàn về tình yêu nam nữ, về hạnh phúc lứa đôi của người nông dân dưới chế độ phong kiến. 3.Thể thơ Nhiều thể thơ được sử dụng. Từ câu thơ ba chữ, bốn chữ, bảy chữ đến những câu thơ lục bát có sự cân bằng về trung tâm đều được sử dụng nhuần nhuyễn. Quá trình phát triển của thể thơ trong diễn xướng hát Dô cũng là sự phát triển của thể thơ dân tộc 4.Lời ca và làn điệu trong diễn xướng hát Dô Lời thơ quy định các tên gọi của làn điệu trong diễn xướng hát Dô. Khi phân định ranh giới các bài có những làn điệu khác nhau, người hát thường dựa vào lời thơ của đoạn hát ấy để đặt tên cho nội dung từng đoạn. Nội dung hát Bỏ 6 bộ thì khác, bởi mỗi bài có một ý nghĩa riêng cho nên việc đặt tên cũng dễ dàng hơn. Làn điệu chi phối lời thơ trong diễn xướng hát Dô bằng cách gia nhập những tiếng phụ vào bài thơ nguyên thể. Đó là những tiếng đệm, tiếng lót, tiếng láy cài vào đầu, giữa hay cuối những dòng thơ của các thể thơ khác nhau. Việc gia nhập tiếng phụ ở mỗi loại hình dân ca là khác nhau. Đó cũng là những nét khu biệt của diễn xướng hát Dô. 5.Đạo cụ: quạt giấy là đạo cụ của các bạn nàng, đôi sênh là đạo cụ của Cái hát. 6.Điệu bộ động tác trong diễn xướng hát Dô Trong hát Dô còn có các động tác phụ hoạ của các bạn nàng. Khi hát, bạn nàng vừa hát vừa múa minh hoạ theo nội dung từng đoạn như: hái hoa, múa quạt, bắn cung, hái chè, dệt cửi đặc biệt là động tác chèo thuyền. Ở nội dung hát Bỏ bộ các động tác có phần sinh động hơn. Nhìn chung, các động tác múa của diễn xướng hát Dô khá đơn giản. Việc kết hợp các động tác này đòi hỏi cảm quan thẩm mĩ của người hát là khá cao. IV.Lễ hội hát Dô: Theo các già làng ở Liệp Tuyết kể lại, thì trước đây Hội hát Dô tổ chức theo quy định cứ 36 năm mở một lần từ ngày 10 đến 15 tháng giêng (Âm lịch), từ năm trước vào khoảng tháng 8, dân làng bắt đầu tuyển trai, gái từ 12 - 18 tuổi chưa chồng, chưa vợ để tập luyện, ngay từ chiều ngày 9 tháng giêng dân làng đã tổ chức rước kiệu từ ở đình, miếu ra đền Khánh Xuân . Đó là một cuộc rước chung toàn xã, chọn những thanh niên trai tráng khỏe mạnh mới được rước kiệu, thường mỗi kiệu có bốn người khênh. Cũng có thôn đông thanh niên thì nhiều người khênh hơn, hoặc thay đổi nhau vì đây là một việc làm vinh dự. Đi trước kiệu là các vị chức sắc, hai bên kiệu có cờ, có lọng đi kèm. Cái hát và bạn nàng cũng đi kèm trước kiệu, mỗi người đều có ô che đầu. Đám rước đi thành một đoàn dài gồm các thôn nối tiếp nhau theo thứ tự đã sắp xếp từ trước. Đại phu là thôn anh cả đi đầu, rồi đến thôn anh hai là Vĩnh Phúc, và sau đó là các thôn Bái Nội, Bái Ngoại, Thông Đạt, Đồng Sơn. Đám rước đi trong rừng cờ, cầm lọng là một người trạc tuổi 17, 18, đầu quấn khăn lượt, trong áo trắng, ngoài áo the đen, quần trắng, chân quấn xà cạp mầu đỏ, hoặc giày vải, thanh nữ cũng mặc quần áo như những người khênh kiệu rước cờ rước lọng, nhưng chân không quấn xà cạp Xong rồi tất cả trở về nhà. Sáng hôm sau, tất cả mọi người các thôn mới ra tập trung ở đền Khánh Xuân và vào hội hát Dô. Đại phu là thôn anh cả phải đến sớm nhất và được hát trước nhất. Trình tự cuộc hát như sau: Người cái dẫn dắt bạn nàng vào đứng trước đền Khánh Xuân, sau đó người cái cầm xênh gõ nhịp làm hiệu, dẫn bạn nàng vào trước bàn thờ, tất cả đều đi theo hình chữ chi. Khi nghe tiếng xênh mở đầu làm hiệu, các bạn nàng từ từ bỏ dép, bước 7 vào chiếu, xòe quạt và bắt đầu múa hát. Nếu các bạn nàng đông thì đứng trên hai chiếu, chiếu trên gồm các nàng lớn, chiếu dưới gồm các nàng con. Nếu thôn nào có số bạn nàng đông quá, thì phải chia ra hát làm nhiều đợt. Câu mở đầu là những bài hát chúc của người cái, phần lớn là các bài hát đều không có động tác. Sau khi các thôn lần lượt hát xong thì cuộc tế lễ mới bắt đầu Trong khi xã hội ngày càng phát triển và hiện đại các nền văn hóa ngoại lai xâm nhập vào văn hóa Việt, tưởng như những giai điệu đặc biệt đó sẽ mãi mãi biến mất, thế nhưng, với sức cuốn hút mạnh mẽ của lời hát, điệu múa đã vượt qua không gian văn hóa làng để đến với đông đảo công chúng trong và ngoài nước Ngày nay hát Dô đang được khôi phục lại, trở thành nét sinh hoạt văn hóa độc đáo của người dân xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai, Hà Nội Giờ đây không phải đợi 36 năm mới được nghe hát Dô nữa mà người dân nơi đây đã được nghe hát Dô thường xuyên hơn vì đã có câu lạc bộ hát Dô.Cùng với kho tàng văn hóa phong phú của dân tộc, hội Dô vẫn là một viên ngọc quý trong di sản văn hóa độc đáo đang được nhân dân lưu giữ , làm giàu nền văn hóa dân tộc, giúp chúng ta nhìn rõ hơn cuộc sống lao động, cuộc sống tình cảm của ông cha ta trước kia. Mỗi độ Xuân về trong tiết xuân non bấy, sắc màu và mùi vị của Tết. Mùa Xuân là mùa của trăng trong gió mát, hoa nở rực rỡ và lộc biếc đâm chồi.năm mới với biết bao hương đào, hương mai chưa tan hết, thì lòng người lại trôi về miền lễ hội.Với người Quốc Oai, mùa xuân còn là mùa của lễ hội của lời ca tiếng hát và những trò chơi dân gian độc đáo, đậm đà bản sắc dân dân tộc của một vùng văn vật lâu đời. Xuân về mời các bạn một lần nữa quay trở về với Hà Thành để thưởng thức nét xuân riêng của Hà Nội nhưng các bạn nhớ đừng quên về với hội Hát Dô xã Liệp Tuyết Quốc Oai V. Ý NGHĨA Việc kết hợp các kiến thức liên môn như Ngữ văn, Giáo dục công dân, Địa lý, Lịch sử, âm nhạc để giải quyết các tình huống trong thực tiễn là rất quan trọng, giúp cho các em được chủ động tìm hiểu, khám phá những chân trời tri thức Qua hoạt động này có cơ hội để cho chúng em được giao lưu được học hỏi được thể hiện các năng lực của chúng em đó là cái mà chúng em đang thiếu và đang cần các thầy cô các nhà quản lý cần quan tâm và tạo ra nhiều sân chơi hơn nữa để chúng em được thỏa sức thể hiện sự sáng tạo và bộc lộ hết những khả năng hay các năng lực của chính mình. Qua hoạt động đó luôn tao cho chúng em thấy hứng thú hơn trong học tập, và chúng em ngày càng ý thức hơn việc học phải đi đôi với hành; rèn luyện các kĩ năng làm việc nhóm, các năng lực cần thiết…để giải quyết tình huống trong cuộc sống Những việc làm của chúng em hôm nay có thể chưa lớn lao nhưng chúng em luôn hy vọng việc làm đó có tác dụng phần nào để văn hóa Hà Nội của hôm nay và của ngày mai, mãi mãi còn nguyên giá trị, một Văn hóa Hà Nội linh 8 thiêng hào hoa, tạo nên một điểm sáng văn hóa Việt Nam trong bản đồ văn hóa nhân loại .Đó là tài sản vô cùng quí giá của ông cha ta để lại, mỗi người con đất Việt dù đi đâu ở đâu và làm gì thì vẫn luôn phải biết trân trọng và tự hào một di sản văn hóa vô cùng độc đáo. Qua hoạt động này chúng em thấy việc học tập kết hợp các môn học có vai trò rất quan trọng đối với một học sinh, thông qua đó chúng em phát triển toàn diện về nhân cách và trí tuệ để chúng em trở thành những công dân có ích, có thể sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu và làm tất cả những gì Tổ quốc đang cần để xây dựng nước Việt Nam đàng hoàng tươi đẹp hơn sánh vai với các cường quốc năm Châu như Bác Hồ kính yêu đã hằng mong ước. 9

Ngày đăng: 28/08/2015, 19:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w