Văn học SANSKRIT qua bản kinh lăng già
Trang 1VĂN HỌC SANSKRIT QUA BẢN
KINH LĂNG GIÀ
Bài thi giữa học kỳ 4 năm thứ hai MÔN VĂN HỌC PHẠN NGỮ SANSKRIT
Sinh viên Nguyễn Quý Hoàng
Mã số sinh viên DTTX 1087
GV hướng dẫn ĐĐ TS Thích Nguyên hạnh
HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TP.HCM
2011
Trang 2NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
Trang 3Dàn bài
Chương 1 Dẫn nhập
1 Ý nghĩa & lý do chọn đề tài
2 Giới hạn đề tài và phương pháp nghiên cứu
Chương 2 Giới thiệu về văn học Sanskrist Phật giáo
1 Sự hình thành và phát triển
2 Tầm quan trọng của văn học Sanskrist
3 Nội dung văn học Sanskrit
Chương 3 Tổng quan về kinh Lăng Già
1 Tên sách & nguồn gốc và cách dàn ý
2 Tác giả, dịch giả
3 Niên đại & ngôn ngữ, thể loại
Chương 4 Phân tích nội dung chủ yếu kinh Lăng Già
1 Phản ánh thế giới tâm lý triết học
2 Phản ánh thế giới Thiền học
Chương 5 Ảnh hưởng của bản kinh
1 Đặc điểm kinh Lăng Già
2 Ảnh hưởng của bản kinh, ứng dụng Kinh Lăng Già
3 Nhận xét và đánh giá
Chương 6 Kết luận
Trang 4Chương 1 Dẫn nhập
1 Ý nghĩa đề tài & lí do chọn
Kinh Lăng Già - laṅkāvatārasūtra là một trong những bộ kinh có tầm quan trọng của Phật Giáo Đại Thừa, vì chứa đựng những học thuyết về Như Lai Tạng, A Lại Da Thức, và cả văn học Phật Giáo Thiền Yếu chỉ kinh Lăng Già là dùng nghĩa Duy Thức để phá kiến chấp của các tôn giáo khác, và chỉ rõ cảnh giới chứng ngộ của người tu Phật Nghĩa lý kinh văn rất thâm sâu , khó hiểu Và có nhiều cách để hiểu
về ý nghĩa, và nguồn gốc của nó
Như vậy có thể thấy rằng bản kinh đã thể hiện 2 lĩnh vực quan trọng là tâm lý triết học Duy thức lẫn tâm linh siêu thoát trong Thiền định, mà nhiều nhà nghiên cứu đã quan tâm tìm hiểu dưới nhiều khía cạnh khác nhau, đó cũng là lí do người viết chọn bản kinh này làm đề tài nghiên cứu dưới góc độ văn học Sanskrit
2 Giới hạn đề tài và phương pháp nghiên cứu
Người viết qua bài nghiên cứu này chỉ muốn trình bày nội dung kinh Lăng Già dưới khía cạnh văn học Sanskrit
Trong khuôn khổ của một bài tiểu luận ngắn nên người viết chỉ sử dụng phương pháp chính là phân tích, tổng hợp dựa trên một số tài liệu gốc và thứ cấp, và sẽ không đi quá sâu vào từng đề mục, việc phân tích kĩ hơn sẽ được nghiên cứu trong các bài luận văn mang tính chuyên sâu
Chương 2 Giới thiệu về văn học Sanskrist Phật giáo
1 Sự hình thành và phát triển
Tiếng Sanskrit là ngôn ngữ cổ nhất trong họ ngôn ngữ của người Aryan Ấn Độ, một chi nhánh của họ ngôn ngữ Indo-Iranian thuộc ngữ hệ Ấn Âu trong đó bao gồm nhiều ngôn ngữ của các nước Châu Âu như Anh, La Tinh và Hy Lạp….tất cả đều
được phát triển một dạng “ Ngôn ngữ Ấn Âu nguyên thủy” Như vậy, tiếng Sanskrit
được xem là mẫu tự cổ xưa nhất để ghi ngôn ngữ Ấn Âu 1
Khoảng đầu thế kỷ thứ 2 tr CN, Văn học Sanskrit Phật giáo thuần tuý bắt đầu xuất hiện mà rõ nét nhất là trong sự ly giáo của Giáo đoàn Phật giáo Trừ 3 Đại hội kiết tập Tam tạng giáo điển đầu, có lẽ phải kể đến Đại hội kết tập lần thứ 4 được tổ chức tại Kāśmīra (Kế Tân, tức Pakistan ngày nay) chừng hậu bán của thế kỷ thứ I sau CN dưới sự chủ trì của ngài Vasumitra (Thế Hữu) dưới sự ủng hộ của vua Kaniska (Ca-nị-sắc-ca), mà nó không được đề cập trong biên niên sử của Ceylon; vì Theravādins
1 Minh Châu- Tự học tiếng Phạn trang 6
Trang 5(những người theo Thượng Toạ Bộ) đã không tham dự và không chấp nhận Đại hội
này Tiếc rằng Luận Tạng của những trường phái khác đã bị thất lạc, ngoại trừ
những bài văn bản hiện còn được duy trì ở Tích Lan, Trung Hoa và Tây Tạng là những Luận Tạng của phái Theravāda (Thượng Toạ Bộ) và Śarvāstivāda (Nhất Thiết Hữu Bộ) 2
Những trường phái từ Tiểu thừa dần dần phát triển thành mahāsāṅghika (Đại Chúng Bộ) và từ đây nó được đánh dấu bằng mốc lịch sử của sự manh nha và xuất hiện của Phật giáo Đại thừa chừng thế kỷ thứ I trước CN và thế kỷ thứ I sau CN Trong thời
kỳ đầu vì sự phát triển mạnh của những đoàn truyền giáo từ Ấn đến các nước lân cận khác nhau, cho nên Sanskrit được dịch ra thành một vài thứ tiếng khác nhau, như: Tây Tạng và Trung Hoa
Thế nhưng, sự xuất hiện của Sanskrit Phật giáo tại Ấn Độ chính là bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử phát triển của Phật giáo Đại thừa; vì nó đáp ứng được nhu cầu của thời đại mới, chuyển mình và thoát xác ra khỏi khung sườn cứng nhắc của những gì được xem như là “khuynh hướng bảo thủ và cực đoan”
2 Tầm quan trọng của văn học Sanskrit
Việc nghiên cứu văn học Phạn ngữ Sanskrit hầu như không thể thiếu đối với sự tiến
hóa của tín ngưỡng và triết học, MacDonelle cho rằng : “ Người Ấn Độ là sự phân
chia duy nhất của gia đình Ấn Âu mà gia đình này đã sáng lập nên 1 tín ngưỡng dân tộc to lớn- đạo Bà La Môn, và 1 tín ngưỡng vĩ đại của thế giới- đạo Phật, trong lúc tất cả các phần còn lại, cách xa việc thay thế nguồn gốc trên trái đất này, đã từ lâu chấp nhận 1 niềm tin ngoại lai (foreign faith) Hơn nữa người Ấn Độ đã phát triển nhiều hệ thống triết học 1 cách độc lập mà những hệ thống triết học này gánh vác sự chứng minh của khả năng suy đoán cao” 3
Việc nghiên cứu nền văn học Sanskrit giúp cho các nhà sử học hiểu được lịch sử cuộc sống tinh thần của người Ấn Độ kéo dài trên 3000 năm mà trong quá khứ nó còn gây ảnh hưởng khác thường vào đời sống tinh thần của các dân tộc khác như Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn quốc, Tích Lan…
Sau cùng, nền văn học này giúp cho người nghiên cứu hiểu rõ các bản kinh Phật có nguồn gốc từ loại ngôn ngữ này
3 Nội dung
Để ghi chép lại những lời dạy của đức Thế Tôn, Tam tạng (Skt: Tripiṭaka) đã được kiết tập trong ba Đại hội đầu tiên Tam tạng (Skt: Tripiṭaka) gồm Kinh (Sutra), Luật (Vinaya) và Luận (Abhidharma) Từ đó, nó được truyền bá và trở nên phổ
biến khắp nơi Tam tạng Pali là nền tảng quan trọng để đối chiếu hoặc nghiên cứu
2 TS Thích Nguyên Hạnh Văn học Sanskrit Phật giáo chương III trang 2
3 MacDonell Lịch sử văn học tiếng Phạn trang 2
Trang 6khi bàn luận về, hoặc so sánh với giáo điển của Phật giáo Đại thừa và cũng đã cung cấp nhiều phương thức tu tập, thiết thực và phổ biến nhất.4
Văn học Luật tạng
Văn học Luật Tạng Saṅskrit có lẽ được cứ vào thời điểm ly giáo của Giáo đoàn Phật giáo Không những về tư tưởng văn học mà còn về quá trình phát triển Luật Tạng của những trường phái nổi bật như Sarvāstivāda, Lokottaravāda làm cơ sở chuyển tiếp từ Hīnayāna đến Mahāyāna xuyên qua cửa ngỏ và nhịp cầu của Mahāsaṅghikā Tác phẩm tiêu biểu trong văn học luật tạng là Mahāvastu (Đại Sự_the Book of the Great Events) và Mūlasarvāstivādavinaya (Căn Bản Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ Luật)
Văn học kinh tạng
Trong lịch sử Văn học Kinh Tạng Sanskrit Phật giáo, nhiều tác phẩm đã có mặt từ thế kỷ thứ I tr CN; và có thể là sớm hơn Còn những tác phẩm khác lần lượt xuất hiện từ thế kỷ thứ I sau CN cho đến những thế kỷ kế tiếp sau đó
Kinh điển Đại thừa hiện còn bằng Sanskrit, theo Nepál, thì chỉ còn chín kinh, mà chúng được mệnh danh là Vaipulya-sūtras (những kinh Phương Đẳng/Quảng), gồm Aṣṭasāhasrikā-prajñā-pāramitā (Tiểu Phẩm Bát Nhã),
Saddharma-puṇḍarīka-sūtra (Kinh Pháp Hoa),
Lalitavistara-sūtra (Kinh Đại Trang Nghiêm),
Laṅkāvatāra hay Saddharmalaṅkāvatāra-sūtra (Kinh Lăng Già)
Suvarṇa-prabhāsa-sūtra (Kinh Kim Quang Minh),
Gaṇḍavyūhasūtra hay Avataṃsaka-sūtra (Kinh Hoa Nghiêm),
Tathāgata-guṇajñāna-sūtra (Kinh Như Lai Bí Mật Tạng),
Samādhirāja-sūtra (Kinh Thiền-định Vương)
Daśabhūmīśvara-sūtra (Kinh Thập Địa)5
Văn học Luận tạng
Sự ra đời của Abhidharma đã đánh dấu một thời kỳ cực thịnh của Phật giáo, sau khi đức Thế Tôn nhập Niết-bàn chừng vài thế kỷ Luận có nghĩa là thích đối pháp, tức hiển thị rõ cái bổn ý của giáo pháp, cần có sự gia tâm để phân biệt đến những ý nghĩa của kinh điển đã nói và chỉnh lý hoặc liễu giải rốt ráo nghĩa lý ấy Ngoài ra, Luận cũng chỉ cho sự luận nghị, tức nhờ vào vấn đáp để hiển dương giáo nghĩa
4 TS Thích Nguyên Hạnh Văn học Sanskrit Phật giáo chương III trang 3
5 TS Thích Nguyên Hạnh Văn học Sanskrit Phật giáo chương III trang 9
Trang 7Các tác phẩm trong luận tạng rất nhiều nhưng tiêu biểu có thể đề cập đến
Buddhacarita (Phật Sở Hành Tán), Mūlamadhyamaka-kārika (Trung Quán Luận), Biện Trung Biện Luận (Madhyānta-vibhāga)
Chương 3 Tổng quan về kinh Lăng già
1 Tên kinh & Nguồn gốc và cách dàn ý
Tên bản kinh
Căn cứ trên ngôn ngữ thì Kinh Lăng Già có tựa đề đầy đủ là “Àrya saddharma Lànkàvatàra nàma mahayana sutram” (Kinh Đại thừa gọi là đi vào Thánh giáo Lăng Già) Theo chữ Lankà (Lăng Già) nghĩa là tên một hòn Đảo phía Nam Ấn Độ Theo nhiều nhà nghiên cứu thì đó là đảo Ceylon (Tích Lan) và hiện nay là Sri-Lanka Nếu đứng ở vị trí lịch sử, thì nơi này đã diễn ra một cuộc đối thoại giữa Đức Phật và Bồ tát Đại Huệ (Mahàmati), đại biểu tối cao của tất cả chư vị Bồ tát nơi chúng hội lúc bấy giờ Mặt khác căn cứ trên mặt địa lý và có tính cách biểu tượng hơn, đó là núi Lăng Già nằm ở vùng biển phía Nam, chỗ ở của loài La Sát (Rakshasa) Chúa của loài này thỉnh Đức Phật lên đỉnh núi để thuyết pháp nên lấy địa danh này đặt tên Kinh Vả lại, đảo Lăng Già là một hải đảo rất cao nằm chơi vơi giữa biển không có lối vào, nên người trần không thể đến tham dự, chỉ có Đức Phật và những vị có thần thông mới đến được
Nội dung hoàn cảnh chúng hội của Kinh Lăng Già nhằm biểu thị cho thế giới tâm linh thuần tịnh giữa biển thức lao xao Thính chúng được tham dự là những vị Bồ tát đã an trú thanh tịnh tâm, và được nghe Đức Phật dạy về giáo lý Như Lai Tạng Như vậy,
“dù hiểu theo hoàn cảnh địa lý hay tính cách biểu thị thì Lăng già và nội dung truyền đạt của Kinh thì khá hiện thực hơn là những kinh như Bát Nhã hay Hoa Nghiêm” 6
Lăng Già là một bộ kinh có rất nhiều vấn đề cơ bản của phần giáo thuộc Đại thừa, thậm chí những luận thuyết của ngoại đạo cũng được đề cập khá nhiều ở đây Tuy nhiên, khuynh hướng phát triển tư tưởng của bộ kinh thì luôn luôn đi theo một trật tự mang tính cách chủ đạo từ đầu cho đến cuối Đó là những phạm trù căn bản của tư tưởng Không, Pháp thân, Niết Bàn, Như Lai Tạng, và A-lại-da thức
Nguồn gốc
Khi nghiên cứu vào bản kinh đã cho thấy còn rất nhiều phần rời rạc không trùng khớp
về nội dung lẫn chương mục Lăng Già cũng như nhiều bộ kinh Đại thừa khác, được
hình thành rất chậm so với các bộ Nikaya và Ahàm Niên đại của bản kinh, theo D.T.
Suzuki và M Winternitz, thì xuất hiện trước 433 sau CN, thời kì này chính là giai đoạn phát triển mạnh nhất và có tiếng tăm lừng lẫy nhất trong lịch sử Phật giáo Đại thừa.7
6 Thích An Định- Học thuyết duy tâm qua lăng kính Lăng Già trang 1
7 Thích Kiên Định- Lược sử văn học Sanskrit & Hán tạng Phật giáo trang 15
Trang 8Cách dàn ý
Cách dàn ý này dựa vào bản dịch Lăng Già Đại thừa kinh đầu tiên từ nguyên bản Sankskrit sang tiếng Anh của Daisetz Teitaro Suzuki và do tỳ kheo Thích Chơn Thiện và cư sĩ Trần Tuấn Mẫn dịch sang tiếng Việt
Sách gồm 9 chương và được kết bằng một bài tổng kệ
Chương 1- Chúa thành Lăng Già xin được chỉ dạy
Chương 2- Sự tập hợp tất cả các Pháp
Chương 3- Về vô thường
Chương 4- Về sự hiểu biết ngay liền (trực giác)
Chương 5- Sự suy diễn về tính chất thường và vô thường của Như Lai tính Chương 6- Sát na chuyển
Chương 7- Về sự biến hóa
Chương 8- Về sự ăn thịt
Chương 9- Các mật chú Đà La Ni (dharanis)
Tổng kệ (Sagathakam) 8
2 Dịch giả
A Những nhà phiên dịch Trung Hoa
Kinh Lăng Già có 4 bản dịch từ phạn văn (Sanskrit) sang Hán văn trong khoảng thời gian gần 300 năm, từ 420 đến 704, nhưng bản gốc Sanskrit và một bản dịch đã bị thất lạc chỉ còn lại 3 bản dịch sau:
- Lăng Già A Bạt Đa La Bảo Kinh gồm bốn quyển do Ngài Gunabhadra (Cầu-na-bạt-đà-la) dịch vào khoảng 443 TL Vì gồm bốn quyển nên cũng được gọi là
“ Tứ quyển Lăng Già”
- Nhập Lăng Già Kinh , mười quyển do Ngài Bodhiruci (Bồ-đề-lưu-chi) dịch khoảng 513 T.L, cũng còn gọi là “ Thập quyển Lăng Già”
8 D.T Suzuki Kinh Lăng Già Thích Chơn Thiên, Trần Tuấn Mẫn dịch bản mục lục
Trang 9- Đại Thừa Nhập Lăng Già Kinh , bảy quyển, do Ngài Sikshànanda (Thực-xoa-nan-đà) dịch vào khoảng 700-704 T.L, cũng còn được gọi là “ Thất quyển Lăng Già”
Trong 3 bản trên thì bản đang phổ biến và thịnh hành nhất hiện nay là Tống dịch do ngài Tam Tạng Sa Môn Gunabhadra -Cầu Na Bạt Đà La (người Thiên Trúc) dịch
B Những nhà phiên dịch Việt
Phần Việt dịch hiện có những bản:
- Sư Bà Diệu Không dịch bản sớ giải của ngài Hàm Thị (1970)
- H.T Thích Thanh Từ dịch bản sớ giải của ngài Hàm Thị (1975)
- Tỳ kheo Thích Chơn Thiện và cư sĩ Trần tuấn Mẫn dịch từ nguyên tác Anh ngữ của ngài Daisetz Teitaro Suzuki (1992), tái bản năm 2005
- H.T Thích Duy Lực dịch bản của ngài Tam Tạng Sa Môn Cầu Bạt Đà La (1994)
- Tuệ khai cư sĩ dịch dịch Nhập Lâng Già kinh theo bản Hán dịch của Thiên Trúc Tam Tạng Pháp Sư Bồ Ðề Lưu Chi Ðời Nguyên Ngụy, tỳ kheo Thích Đổng Minh chứng nghĩa tại Chùa Hải Đức
- Ni Sư Thích nữ Trí Hải phụng dịch theo bản Đường dịch của ngài Thật Xoa Nan Đà, cùng tham khảo các bản Ngụy, Tống dịch và bản Anh ngữ của ngài Suzuki (1969)
-Ngoài ra, tỳ kheo Thích Chơn Thiện cũng dịch từ nguyên bản tiếng Anh tác phẩm nghiên cứu kinh Lăng Già của D.T Suzuki 1999
3 Ngôn ngữ & thể loại
Kinh thuộc hệ Sanskrit bao gồm 9 chương văn xuôi trộn lẫn với các câu kệ và một chương chỉ toàn văn vần
Chương 4 Phân tích nội dung kinh Lăng Già
1 Phản ánh thế giới tâm lý triết học Phật giáo
Quan điểm về Duy tâm Duy thức theo kinh Lăng Già
Tâm (citta) cần hiểu ở đây là tâm thức, kinh đã đưa ra tư tưởng ngũ pháp, tam tự tính, nhị vô ngã, Nhị trí, bát thần thức, như lai tạng để triển khai tư tưởng duy tâm
Ngũ pháp
Tất cả các pháp thuộc hữu vi, vô vi, hữu lậu, vô lậu đều có thể qui thành năm pháp :
Trang 10- Tướng : sự vật muôn hình vạn trạng, đều có các hình tướng riêng của nó, gọi là tướng trạng
- Danh : dựa vào các tướng để giả lập ra 1 cái danh
- Phân biệt : dựa vào tướng và danh mà người ta phân biệt được các pháp
- Chánh trí : khi chân tâm xa lìa hư vọng
- Như như : do chánh trí mà chứng được tâm cảnh vắng lặng
Tam tự tính gồm
- Vọng tưởng tự tính : cái tự tính của danh tướng đều do vọng tưởng mà có
- Duyên khởi tự tính : các pháp hữu vi do nhân duyên mà thành nên không có tự tính
- Thành tự tính : chân tâm vốn thanh tịnh, còn gọi là chân như, niết bàn
Nhị vô ngã
Gồm nhân vô ngã và pháp vô ngã
Nhân vô ngã là nói đến con người là một hợp thể của ngũ uẩn, nên gọi là vô ngã Pháp vô ngã : các pháp do duyên sinh nên không có cái ngã thực sự
Nhị trí
Gồm Quan Sát Trí (paravicayabuddhi), Kiến Lập Trí (Pratiskthàpikabuddhi)
Quan sát trí
Nghĩa là trí tuệ dùng để khảo sát tinh tường các hiện hữu Trí này tương xứng với Viên thành thật tính Hẳn nhiên là nó không tuỳ thuộc vào các phạm trù hữu-vô, sinh-diệt, hay thường-đoạn, khứ-lai, và vượt ngoài trí thức phàm tình của con người
Kiến lập trí
Rất khác biệt với quan sát trí, kiến lập trí có chức năng xác định, thiết lập những mệnh đề cố định hoặc hữu hoặc vô Từ đó tự nó nâng chức năng định vị này lên một bậc gọi là lý luận trí Đó là nguyên tắc lý luận, biện minh về các phán đoán suy lý của thế giới sự vật hiện tượng, với vô số những đặc thù và sắc thái cá biệt Trí này chính là năng lực điều đình và chi phối cuộc sống của con người Theo như kinh văn, trí này kiến lập bốn khuynh hướng sau:
Kiến lập bản sắc cá biệt (Lakshana – tướng)
Kiến lập luận lý phân tích (Drista – kiến giải)
Kiến lập hạt nhân tử (hetu – nhân)
Kiến lập một sắc thể (Bhàva – hữu)