1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến hàm lượng rutin trong hòe hoa

44 1,3K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

Vì vậy, trong quá trình bảo quản, chế biến hàm lượng Rutin trong Hòe hoa thường có sự thay đổi.Một số công trình nghiên cứu gần đây đã thông báo ảnh hưởng của nhiệt độ đến thành phần hóa

Trang 1

Bộ Y TÉ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI • • • •

KIÈU MAI DUNG

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT Độ

ĐẾN HÀM LƯỢNG RUTIN TRONG HÒE HOA

(KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP D ư ợ c s ĩ KHÓA 2<

Nơi thực hiện: Khoa Kiểm nghiệm Đông dược, dược liệu

-Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương

Bộ môn Dược học cổ truyền - Trường Đại học Dược Hà Nội

Thời gian thực hiện: Tháng 10/2006 - 5/ 2007.

Hà Nội - 5/2007

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Với lòng kính trọng và biết on sâu sắc tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sỹ

Phùng Hòa Bình, Thạc sỹ Nguyễn Đức Toàn, người đã tận tình hướng dẫn và

giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này

Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ Khoa Kiểm nghiệm Đông dược, dược liệu - Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương, các thầy cô giáo bộ môn Dược học cổ truyền đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận

Đồng thời, tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã giảng dạy và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập tại trường

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội tháng 5 năm 2007 Sinh viên: Kiều Mai Dung

Trang 3

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN Đ Ề 1

Phần 1: TỔNG QUAN 2

1.1 Vị thuốc Hòe hoa 2

1.1.1 Đặc điểm thực vật và phân bố 2

1.1.2 Thành phần hóa học 2

1.1.3 Tác dụng theo YHCT 3

1.2 Rutin 3

1.2.1 Công thức hóa học 3

1.2.2 Tính chất vật lý 4

1.2.3 Định tính, định lượng 4

1.2.4 Tác dụng dược lý 8

1.2.5 Một số chế phẩm có chứa Rutin 9

1.2.6 Chiết suất Rutin 10

1.3 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến thành phần hóa học của vị thuốc 11

Phần 2: THựC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ 15

2.1 Nguyên vật liệu, trang thiết bị nghiên cứu 15

2.1.1 Nguyên vật liệu 15

2.1.2 Thiết bị nghiên cứu 15

2.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 16

2.2.1 Phương pháp định tính Rutin 16

2.2.2 Khảo sát phương pháp chiết rutin từ Hòe hoa 16

2.2.3 Khảo sát, lựa chọn điều kiện sắc ký 19

2.2.4 Định lượng Rutin trong các MNC 19

2.2.5 Phương pháp xử lý và đánh giá kết quả 20

2.3 KÉT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 22

2.3.1 XÂY DựNG PHƯƠNG PHÁP 22

2.3.2 ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG PHÁP 24

2.3.3 ĐỊNH LƯỢNG RUTIN TRONG CÁC MNC 27

BÀN LUẬN 34

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 36

TÀI LIỆU THAM KHẢO 38

Trang 5

Rutin là một Flavonoid dễ bị thủy phân Khi thủy phân Rutin cho Quercetin, Glucose và Rhamnose Nhiệt độ, độ ẩm và enzym (trong Hòe hoa) làm tăng quá trình thủy phân Rutin Vì vậy, trong quá trình bảo quản, chế biến hàm lượng Rutin trong Hòe hoa thường có sự thay đổi.

Một số công trình nghiên cứu gần đây đã thông báo ảnh hưởng của nhiệt độ đến thành phần hóa học, hàm lượng hoạt chất chính và thành phần hóa học của một số vị thuốc thay đổi

Đe góp phần tìm hiểu ảnh hưởng của nhiệt độ đến hàm lượng Rutin trong vị

thuốc Hòe hoa chúng tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ

đến hàm lượng Rutin trong Hòe hoa” với mục tiêu:

1 Xây dựng phương pháp định lượng Rutin trong Hòe hoa bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)

2 ứng dụng phương pháp đã xây dựng để khảo sát hàm lượng Rutin trong Hòe hoa đã được xử lý bằng nhiệt độ

Trang 6

Phần 1: TỎNG QUAN

1.1 Vị thuốc Hòe hoa

Là nụ hoa đã phơi hay sấy khô của cây Hòe (Stypnoỉobium japonicum (L.) Schott; Syn Sophora japonica L.), họ Đậu (Fabaceae).

Nụ hoa hình trứng có cuống nhỏ, ngắn, một đầu hơi nhọn, dài 0,3 - 0,6 cm, rộng 0,2 - 0,4 cm Đài hoa hình chuông, màu vàng xám, dài bằng 1/2 - 2/3 chiều dài nụ hoa, phía trên xẻ thành 5 răng nông Cánh hoa chưa nở màu vàng Mùi thom, vị đắng [4], [9], [17], [29]

1.1.1 Đặc điểm thực vật và phân bố

Cây gỗ, to cao có thể đến 15 m, thân thẳng có chỏm lá tròn, cành cong queo

Lá kép lông chim lẻ, có 9 - 13 lá chét hình trứng, đỉnh nhọn, nguyên, dài 3 cm, rộng 1,5 - 2,5 cm Cụm hoa hình chùy ở đầu cành Tràng hoa hình bướm màu trắng ngà Quả loại đậu không mở, dày và thắt nhỏ lại ở giữa các hạt

Ở nước ta hòe được trồng ở một số tỉnh Nam Hà, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An và nhiều nhất là ở Thái Bình Các nước như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản cũng trồng Ở Châu Âu hòe được trồng làm cảnh [4]

1.1.2 Thành phần hóa học

Thành phần hóa học chủ yếu là Rutin (ít nhất là 20%) [9], phần Aglycol củaRutin là Quercetin (Quercetol - thuộc nhóm flavonol), phần đường là Rutinose(6- o- a L Rhamnopyranosyl- ị3- D- glycopyranose) Ngoài ra trong Hòe hoa còn có Betulin là dẫn chất của triterpenoid nhóm Lupan, Sophoradiol là dẫn

chất của nhóm Olean, Sophorin A, B, c [4], [17].

Trang 7

Lá có 6 , 6 % flavonoid toàn phần, trong đó có 4,7% Rutin.

Vỏ quả: 10,5% flavonoid toàn phần, trong đó có 4,3% là Rutin,Sophoricosid, Sophorabiosid và một số Flavonoid khác [4 ]

Trang 8

-• Công thức hóa học: C27H30O16

Rutin còn có tên gọi khác như Rutosid, quercetin-3-rutinoside và sophorin, hoặc (3, 3', 4', 5, 7 pentahydroxy flavone - 3- Rutinosid)

Rutin là glycosid bao gồm flavonol Quercetin và disaccharide Rutinose Khi thủy phân Rutin cho Quercetin, Glucose và Rhamnose [4],

1.2.2 Tính chất vật lý

Bột kết tinh màu vàng hay vàng lục, không mùi, bay hơi có mùi đặc trưng,

để ngoài ánh sáng màu hơi sậm lại

Dễ tan trong pyridin, tan trong methanol và các dung dịch kiềm loãng, hơi tan trong glycerin, khó tan trong ethanol và isopropanol (1/650) nhưng tan trong ethanol sôi (1/60), ít tan trong nước lạnh (1/8000), tan ít trong nước sôi (1/2 0 0), không tan trong ether dầu hỏa, benzen, cacbon sulfid [4], [17]

Rutin có độ hấp thụ cực đại tử ngoại bước sóng 258,5nm và 362,5nm/ethanol, 359nm/methanol

Nhiệt độ nóng chảy: Khoảng 210°c, kèm phân hủy [17]

- Phản ứng dd NaOH 0,1N: Dịch chiết + dd NaOH 0,1N: Màu vàng đậm lên

- Phản ứng với dd FeCỈ3 5%: cho màu xanh lục

Trang 9

+ Dung môi thường dùng:

Hiện màu bằng đèn tử ngoại (UV) ở bước sóng 365nm hoặc bằng hơi

ammoniac rồi soi đèn tử ngoại ở X = 254nm.

1.2.3.2 Định lượng:

Để xác định hàm lượng Rutin trong chế phẩm hoặc trong dược liệu người ta

có thể dùng các phương pháp sau:

5

Trang 10

-• Phương pháp cân [8]

Nguyên tắc: Rutin được chiết bằng cồn, dịch chiết được thủy phân bằng

acid H2SO4 thu được Quercetin ít tan, lọc lấy tủa, sấy khô, cân rồi tính ra Rutin

• Phương pháp đo màu [4]

Nguyên tắc: Dựa vào màu khi cho Rutin chuẩn và mẫu thử cùng tác dụng

với AICI3 hoặc tiến hành phản ứng Cyanidin rồi đo màu So sánh gam màu của mẫu thử và Rutin chuẩn đã biết nồng độ, từ đó suy ra nồng độ của Rutin trong mẫu thử

• Phương pháp quang phổ [4], [9]

Nguyên tắc: Phương pháp quang phổ hấp thụ tử ngoại và khả kiến còn được

gọi là phương pháp phân tích dựa trên sự hấp thụ bức xạ điện từ Trên cơ sở định luật Lambert - Beer cho phép xác định nồng độ các chất bằng cách đo độ hấp thụ:

Trong đdt: k là hệ số hấp thụ

1 DTcĩĩỉèucIay của lóp dung dịch (cm)

A là độ hấp thụ của dung dịch đo ở bước sóng cực đại

E\ là độ hấp thụ của dung dịch 1% (kl/tt), chiều dày của dung dịch là 1

cm khi đo ở bước sóng cực đại

Phổ u v của Rutin ở \ max = 362,5nm thì có E1%icm = 325 (Ethanol).

Trên cơ sở đó xây dựng đường tuyến tính biểu diễn sự phụ thuộc của độ hấp thụ vào nồng độ Rutin Đo độ hấp thụ của mẫu thử, đối chiếu với đường chuẩn tính được hàm lượng Rutin trong mẫu thử

• Phương pháp HPLC [7], [12], [20], [25], [30]

Trang 11

Nguyên tẳc: Định lượng bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao

(HPLC) đều dựa trên nguyên tắc: Nồng độ của một chất tỷ lệ với chiều cao hay diện tích píc của nó Khi định lượng một chất bằng HPLC, các phương pháp sau thường được áp dụng: [7], [20]

s Phương pháp chuẩn ngoại (External Standard Method)

Đây là phương pháp thông dụng nhất khi định lượng bằng HPLC: cả 2 mẫu chuẩn và mẫu thử đều được tiến hành sắc ký trong cùng điều kiện Sau đó, so sánh diện tích (hoặc chiều cao) píc của chất phân tích thu được từ mẫu thử và mẫu chuẩn đã biết nồng độ Từ đó tính được nồng độ chất phân tích trong mẫu thử

s Phương pháp chuẩn nội (Internal Standard Method)

Là phương pháp cho thêm những lượng giống nhau của chất chuẩn thứ 2 (có thời gian lưu và đáp ứng gần giống với mẫu thử) vào cả mẫu chuẩn và mẫu thử rồi tiến hành sắc ký Chất chuẩn thứ 2 gọi là chất chuẩn nội Tiến hành sắc ký trong điều kiện đã khảo sát So sánh tỷ lệ diện tích của chất thử và chuẩn nội trong mẫu thử với tỷ số diện tích pic chất chuẩn và chuẩn nội ừong mẫu chuẩn,

từ đó sẽ tính được nồng độ các chất trong mẫu thử

s Phương pháp thêm chuẩn

Kỹ thuật này phối hợp phương pháp chuẩn ngoại và chuẩn nội Thêm vào mẫu thử những lượng đã biết các chất chuẩn tương ứng với các thành phần có trong mẫu thử rồi tiến hành xử lý mẫu và sắc ký trong cùng điều kiện Nồng độ chưa biết của mẫu thử được tính dựa vào sự chênh lệch nồng độ AC (lượng chất chuẩn thêm vào) và sự tăng diện tích pic AS theo công thức:

c x = s x x ——

&s

s Phương pháp chuẩn hỏa diện tích

Trang 12

Hàm lượng phần trăm của một chất ữong hỗn hợp nhiều thành phần được tính bằng tỷ lệ phần trăm diện tích píc của nó so với tổng diện tích của tất cả các píc thành phần trên sắc ký đồ Phương pháp này yếu cầu tất cả các thành phần đều được rửa giải và phát hiện Kỹ thuật này được dùng để xác định tạp chất trong mẫu thử.

1.2.4 Tác dụng dược lý

Rutin là chất có hoạt tính chống oxy hóa (antioxidant), chống viêm, chống nghẽn mạch, bảo vệ tế bào và thành tế bào, chống ung thư [4], [17], [23], [24], [31]

- Hoạt tính chống oxy hóa: Một vài nghiên cứu gần đây cho rằng Rutin có

hoạt tính chống oxy hóa do có khả năng tạo phức chelat với ion kim loại - là tác nhân gây ra quá trình oxy hóa, làm tổn thương các tế bào Rutin là một chất chống oxy hóa phenolic, có khả năng thu dọn các gốc tự do superoxid

In vivo, hoạt tính oxy hóa của Rutin là do phần aglycol-Quercetin là sản

phẩm chuyển hóa tiếp theo của Rutin ừong quá trình tiêu hóa

- Chống viêm: Một vài thí nghiệm tiến hành trên động vật cho thấy Rutin có

khả năng chống viêm Rutin có khả năng phòng và chữa bệnh viêm ruột kết Tác dụng này có thể giải thích là do Rutin làm tăng nồng độ Glutathione liên kết, làm giảm các chuỗi oxy hóa gây viêm Rutin được dùng làm thuốc chữa trĩ, chữa dị ứng và chống thấp khớp, ngoài ra còn dùng trong các trường hợp da bị tổn thương, Rutin có tác dụng làm chóng liền sẹo [17], [23], [24], [31]

- Chổng ung thư: Một số thí nghiệm trên súc vật cho thấy Rutin có thể hạn

chế một vài bệnh ung thư và các yếu tố gây ung thư [11], [23], [24]

- Tác dụng làm bền thành mạch, chống nghẽn mạch, bảo vệ tế bào và

thành tế bào: Rutin là Bioflavonol, có hoạt tính của vitamin p làm tăng sức bền

và tính đàn hồi của thành mạch [4], [9], [17]

Trang 13

Rutin được dùng chủ yếu để phòng các biến cố của bệnh xơ vữa động mạch, điều trị các trường hợp suy yếu tĩnh mạch, các trường hợp xuất huyết như chảy máu cam, ho ra máu, xuất huyết tử cung, xuất huyết tiêu hóa Rutin rất ít độc, tuy nhiên không được dùng trong các trường hợp nghẽn mạch hay có máu đông cao.

Dược động học Rutin: Dược động học của Rutin hiện nay vẫn đang được

nghiên cứu Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ có 17% lượng rutin được hấp thu qua đường tiêu hóa [31] Sau khi được hấp thu, nhờ enzym của vi khuẩn chuyển hóa rutin thành Quercetin Quercetin và dạng liên hợp của nó đựợc chuyển qua gan và thực hiện vòng chuyển hóa đầu tiên Sản phẩm chuyển hóa có thể bao gồm cả isorhamnetin, kaempferol và tamarixetin Quercetin từ gan có thể phân

bố khắp các mô trong cơ thể, Quercetin được vận chuyển bởi albumin trong huyết tương [31]

1.2.5 Một số chế phẩm có chứa Rutỉn

Rutin đã được bào chế thành các dạng thuốc sử dụng theo Y học hiện đại

Có thể được sử dụng đon hoặc là phối hợp các hoạt chất khác:

• Dạng đơn: viên MEVON (Mekopharma), viên Rutin 500 mg, Rutin Powder

• Dạng phối họp:

- Phối hợp vitamin C: Biệt dược Rutin c (XNDPTW 120), RUTASCOBIN

(Hungari) Được chỉ định trong điều trị bệnh trĩ, các trường hợp có tổn thương mao mạch, rối loạn tính thấm mao mạch nhất là xuất huyết dưới da, võng mạc, xuất huyết có liên quan đến xơ vữa động mạch và tăng huyết áp

- Phối hợp với Cyclendelat: Biệt dược VASCUNORMYL với tác dụng giãn mạch, chống co thắt các sợi cơ trơn của tiểu động mạch và tăng cường sức bền thành mạch

Trang 14

- Phối hợp với Barbital và theophylin: Điều trị tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, bệnh về mạch máu ngoại vi và não.

- Phối hợp vitamin Ki, lyzozyme có biệt dược SIDUOL với tác dụng cải thiện lưu thông và lưu lượng máu đến các tĩnh mạch ở quanh vùng hậu môn Được chỉ định trong các bệnh trĩ nội, trĩ ngoại, nứt hậu môn và các triệu chứng kết hợp

- Phối hợp với Vicamine: Biệt dược VICARUTIN, RUTOVICINE có tác dụng trên sự chuyển hóa của tế bào thần kinh do làm tăng sức tiêu thụ oxy và giảm tỉ lệ lactaưpyruvat Bên cạnh đó, nó còn làm tăng lưu lượng máu về các nơi thiếu máu cục bộ Được chỉ định trong các bệnh lý của người già như giảm khả năng trí nhớ và chú ý

- Ngoài ra Rutin còn có thể phối họp với các hoạt chất khác như: papaverin, niticonamid [4]

1.2.6 Chiết xuất Rutin [11], [13]

Các phương pháp chiết xuất Rutin đều dựa trên khả năng hòa tan khácnhau trong các dung môi của Rutin Có nhiều phương pháp chiết Rutin nhưng về

cơ bản có thể xếp thành 2 cách chính như sau

+ Phương pháp chiết bằng nước

+ Phương pháp chiết bằng cồn

1.2.6.1 Phương pháp chiết bằng nước

a Chiết bằng nước sôi

Nguyên tắc: Phương pháp này dựa vào độ tan khác nhau của Rutin trong

nước sôi và nước lạnh, có thể chiết bằng áp suất thường hoặc áp suất cao Dùng nước sôi để chiết Rutin trong Hòe hoa, dịch chiết thu được để nguội sẽ có tủa Rutin, lọc lấy tủa thu được Rutin

1 0

Trang 15

-Vì nước là dung môi có khả năng hòa tan rộng nên dịch chiết lẫn nhiều tạp, do

đó trước khi chiết thưởng dùng acid loãng để khử bớt tạp

b Chiết bằng dung dịch kiềm loãng

Nguyên tắc: Dựa vào cấu trúc Rutin có nhóm chức -OH phenol tự do ở vị

trí 3', 4' tạo muối dễ tan trong môi trường kiềm Dùng nước kiềm để rửa dịch chiết Rutin, acid hóa dịch chiết để Rutin tủa, lọc lấy tủa thu được Rutin

Có thể chiết bằng kiềm nóng hay kiềm nguội với các loại kiềm khác nhau và nồng độ khác nhau

1.2.6.2 Phương pháp chiết bằng cồn

Nguyên tắc: Phương pháp này dựa vào độ tan khác nhau của Rutin trong

cồn sôi và cồn lạnh Người ta dùng cồn sôi để chiết Rutin, dịch chiết đem cô đặc sau đó để nguội Rutin sẽ kết tủa, lọc lấy tủa thu được Rutin

Nhiệt độ có thể làm thay đổi thành phần hóa học của vị thuốc, có thể làmtăng lên hay giảm xuống, có thể tạo điều kiện để biến đổi chất này thành chất khác

❖ Sự biến đỗi về hàm lượng

- Ở mức nhiệt độ < 100°C: 1 số thành phần hóa học không có tính chất thăng hoa, bay hơi thì ít bị biến đổi cả về lượng và chất Những kết quả nghiên cứu gần đây [10], [16], [23] chứng minh rõ hàm lượng các chất trong vị thuốc

thay đổi rất ít so với mẫu sống và được biểu thị trong bảng 1.1.

11

Trang 16

-Bảng 1.1: Hàm lượng hoạt chất chính trong các MNC ở nhiệt độ

Trang 17

-Bảng 1.2: Hàm lượng các chất trong các MNC ở nhiệt độ

- Ở mức nhiệt độ 170°c - 240°C: Hàm lượng các chất trong vị thuốc có sự

biến đổi lớn, một số chất bị phân hủy và đồng thời có một số chất mới được tạo ra:

+ Hàm lượng Berberin, Palmatin trong Hoàng bá giảm khoảng 67 - 70%

so với mẫu sống [1 0]

+ Hàm lượng tanin trong Ngũ bội tử giảm 30 - 50% so với mẫu sống [14]

♦> Sự biến đổi về thành phần hóa học:

- Ở mức < 160°C: TPHH hầu như không thay đổi

+ Trên SKĐ SKLM tannin ừong Ngũ bội tử cho thấy: Mầu sống và mẫu sấy

ở nhiệt độ 80°c đều cho vết có Rf tương đương [14]

1 3

Trang 18

-+ Trên SKĐ SKLM Anthranoid toàn phần trong Thảo quyết minh: Mầu sấy

ở 150°c (20', 30'), 160°c (10', 20') cho 4 vết có màu sắc và Rf tương đương mẫu

sống [15]

- Ở mức nhiệt độ 180°C: TPHH của vị thuốc đã có sự thay đổi đáng kể Điều này đã được chứng minh trong các công trình nghiên cứu gần đây:

+ Trên SKĐ SKLM Alcaloid trong Hoàng liên khi sấy trên 180°c thấy có

vết cũ mất đi, xuất hiện thêm vết mới [18], [19]

+ Trên SKĐ SKLM Anthranoid trong Thảo quyết minh khi sấy ở nhiệt độ 220°C/20', 30' xuất hiện thêm 2 vết mới và 1 vết bị mất đi so với mẫu sống [15]

-

Trang 19

14-Phần 2: THựC NGHIỆM VÀ KÉT QUẢ

2.1 Nguyên vật liệu, trang thiết bị nghiên cứu

2.1.1 Nguyên vật liệu

Hòe hoa được mua từ công ty Dược liệu TW1

Xác định độ ẩm Hòe hoa đạt tiêu chuẩn DĐ Việt Nam III (Hàm ẩm Hoè hoa

- Máy siêu âm ELMASONIC SI00

- Máy ly tâm HETTICH-UNIVERSAL 32

2.1.2.2 Hỏa chất

- Methanol tiêu chuẩn phân tích, methanol dùng cho sắc ký lỏng (HPLC).

- Rutin chuẩn 90,83% do Viện Kiểm nghiệm thuốc TW cung cấp

- Acetonitril, tetrahydrofuran dùng cho sắc ký lỏng của hãng Merck

- Các hóa chất tiêu chuẩn phân tích: HC1 đặc, H3PO4 đặc, NaH2P0 4, bột Mg

-

Trang 20

15-2.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp định tính Rutin

Dựa vào phản ứng Cyanidin: Lấy khoảng lml dịch chiết rutin thêm ít bột

Mg và vài giọt dung dịch HC1 đặc -> lắc đều, sau vài phút xuất hiện màu hồng tím đỏ [4]

2.2.2 Khảo sát phương pháp chiết rutin từ Hòe hoa

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của L Paniwnyk, E Beaufoy, J p Lorimer,

T J Mason về phương pháp chiết xuất Rutin từ Hòe hoa, chúng tôi tiến hành khảo sát 2 phương pháp:

- Phương pháp chiết bằng dụng cụ Soxhlet [1], [5], [9]

Nguyên tắc: Phương pháp dựa vào khả năng tan tốt trong methanol của

Rutin và chiết liên tục bằng dung môi mới

Cân chính xác khoảng 0,5g bột dược liệu đã được nghiền mịn và rây qua rây0,4 mm, cho vào bình Soxhlet Cho chloroform (CHC13) vào bộ chiết Soxhlet Đun cách thủy đến khi hết màu vàng Để cho túi dược liệu bay hơi hết CHCI3

Cho methanol vào bộ chiết Soxhlet, chiết đến khi dịch chiết hết màu vàng và có phản ứng Cyanidin âm tính (-) Chuyển dịch chiết vào bình định mức 100ml, tráng bình cầu bằng methanol, gộp vào bình định mức trên và bổ sung methanol vừa đủ đến vạch, lắc đều Lọc qua giấy lọc, thu được dung dịch A là dịch chiết Rutin trong methanol

Sơ đồ quy trình chiết xuất ghi ở hình 2.1,

16

Trang 21

Hình 2.1: Sơ đồ quy trình chiết xuất Flavonoid trong Hòe hoa

bằng dụng cụ Soxhlet.

- Phương pháp chiết bằng lắc siêu âm:

Nguyên tắc: Phương pháp dựa vào tác động của sóng siêu âm đến quá trình

chiết Sóng siêu âm làm phá vỡ các mô liên kết và cấu trúc thực vật giúp cho dung môi thấm sâu vào các tế bào, làm tăng diện tích tiếp xúc giữa chất tan và dung môi Dưới tác dụng của sóng siêu âm, 1 lượng lớn các bọt khí được tạo thành và chuyển động mạnh làm tăng khả năng khuếch tán chất tan trong dung môi Quá trình chuyển động đó còn làm tăng nhiệt độ của hỗn hợp, do đó tăng hiệu suất chiết [3], [2 2 ], [25], [26], [30]

Tiến hành: Cân chính xác khoảng 0,5g MNC đã được nghiền mịn và rây

qua rây 0,4 mm, cho vào lọ thủy tinh có nắp kín Thêm khoảng

-

Trang 22

17-lắc siêu âm trong 20 phút ở nhiệt độ phòng, thỉnh thoảng 17-lắc bằng tay Hỗn hợp dịch chiết và bột dược liệu đem ly tâm trong 5 phút với tốc độ 3000 vòng/phút Hút lấy lớp dịch chiết phía trên Tiếp tục chiết như trên thêm 4 lần nữa Gộp các dịch chiết vào bình định mức 100ml Bổ sung methanol vừa đủ đến vạch, lắc đều.

Qui trình chiết được thể hiện ở hình 2.2

Hình 2.2: Sơ đồ quy trình chiết xuất Rutin từ Hòe hoa

bằng lắc siêu âm

Ngày đăng: 28/08/2015, 09:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Tử An (2002), Phương pháp chiết và ứng dụng trong kiểm nghiệm thuốc và độc chất, Trường Đại học Dược Hà Nội, tr 70 - 71 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp chiết và ứng dụng trong kiểm nghiệm thuốc và độc chất
Tác giả: Trần Tử An
Năm: 2002
2. Nguyễn Phương Anh (2004), Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp chế biến đến tác dụng sinh học của vị thuốc Đại hoàng, (Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ khóa 1999-2004), tr 24-36 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp chế biến đến tác dụng sinh học của vị thuốc Đại hoàng
Tác giả: Nguyễn Phương Anh
Năm: 2004
3. Bộ môn Công nghiệp dược (2006), Kỹ thuật sản xuất dược phẩm tập 1, Trường Đại học Dược Hà Nội, tr 146 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật sản xuất dược phẩm tập 1
Tác giả: Bộ môn Công nghiệp dược
Năm: 2006
4. Bộ môn dược liệu (1998), Bài giảng dược liệu tập 1, Trường Đại học Dược Hà Nội, tr 290-293 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng dược liệu tập 1
Tác giả: Bộ môn dược liệu
Năm: 1998
5. Bộ môn Dược liệu (2006), Thực tập dược liệu (Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hóa học), Trường Đại học Dược Hà Nội, tr 18-21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực tập dược liệu (Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hóa học)
Tác giả: Bộ môn Dược liệu
Năm: 2006
9. Bộ Y tế, Dược Điển Việt Nam tập III (2002), NXB Y học, tr 378-379 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dược Điển Việt Nam tập III
Tác giả: Bộ Y tế, Dược Điển Việt Nam tập III
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2002
10. Bùi Quang Cung (2004), Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến thành phần hỏa học của vị thuốc Hoàng Bá, (Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ khóa1999-2004), tr 18-27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến thành phần hỏa học của vị thuốc Hoàng Bá
Tác giả: Bùi Quang Cung
Năm: 2004
11. Nguyễn Văn Đàn, Nguyễn Viết Tựu (1985), Phương pháp nghiên cứu hóa học cây thuốc, NXB Y học, tr 245- 259 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu hóa học cây thuốc
Tác giả: Nguyễn Văn Đàn, Nguyễn Viết Tựu
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 1985
12. Nguyễn Văn Đậu (2001), Đóng góp vào việc nghiên cứu Flavonoid trong nụ hỏe, Tạp chí dược học số 304, ừ 13-15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đóng góp vào việc nghiên cứu Flavonoid trong nụ hỏe
Tác giả: Nguyễn Văn Đậu
Năm: 2001
13. Hoàng Đình Hợp (2002), Nghiên cứu kỹ thuật chiết xuất Rutỉn từ Hoa hoè, (Khoá luận tốt nghiệp Dược sĩ khoá 1997 - 2002), tr 10 - 11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu kỹ thuật chiết xuất Rutỉn từ Hoa hoè
Tác giả: Hoàng Đình Hợp
Năm: 2002
16. Khương Thị Mai Lan (2003). Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến Flavonoid trong Hòe hoa, (Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ khóa 1998-2003), tr17-36 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đếnFlavonoid trong Hòe hoa
Tác giả: Khương Thị Mai Lan
Năm: 2003
17. Đỗ Tất Lợi (1999), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, tr 298-299; 287-289 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam
Tác giả: Đỗ Tất Lợi
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 1999
18. Nguyễn Anh Ly (2003). Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến thành phần hóa học và tác dụng dược lý của vị thuốc Hoàng liên, (Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ khóa 1998-2003), tr 25-29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến thành phần hóa học và tác dụng dược lý của vị thuốc Hoàng liên
Tác giả: Nguyễn Anh Ly
Năm: 2003
19. Nguyễn Thế Minh (2003). Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến thành phần hóa học của vị thuốc Hoàng liên chân gà, Luận văn Thạc sĩ Dược học,tr 39-86 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến thành phần hóa học của vị thuốc Hoàng liên chân gà," Luận văn Thạc sĩ Dược học, "tr
Tác giả: Nguyễn Thế Minh
Năm: 2003
20. Thái Phan Quỳnh Như (2003/ Phương pháp phân tích bằng sắc kỷ lỏng hiệu năng cao (HPLC), Viện Kiểm Nghiệm thuốc Trung ương - Bộ Y tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thái Phan Quỳnh Như (2003/ "Phương pháp phân tích bằng sắc kỷ lỏng hiệu năng cao (HPLC)
21. Phạm Xuân Sinh (1999). Phương pháp chế biến thuốc cổ truyền, NXB Y học, tr 124-125.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp chế biến thuốc cổ truyền
Tác giả: Phạm Xuân Sinh
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 1999
22. E. Beaufoy (1998), The extraction o f Rutin from Sophora japonica Using utrasuond, M. Sc. Thesis. Coventry University Sách, tạp chí
Tiêu đề: The extraction o f Rutin from Sophora japonica Using utrasuond
Tác giả: E. Beaufoy
Năm: 1998
23. J.Q. Griffiths, C.F. Krewson, J. Naghski (1995) Rutin and Related Flavonoids; Chemistry, Pharcology and Clinical Applications, Mack Publishing, Easton, Pennsylvania Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rutin and Related Flavonoids
25. L. Paniwnyk, E. Beaufoy, J.p. Lorimer, TJ. Mason (2001). The extraction o f rutin from flower buds o f Sophora japonica, Coventry University Sách, tạp chí
Tiêu đề: The extraction o f rutin from flower buds o f Sophora japonica
Tác giả: L. Paniwnyk, E. Beaufoy, J.p. Lorimer, TJ. Mason
Năm: 2001
26. M. Vinatoru, M. Toma, T.J. Mason (1999), Ultrasonically assisted extraction o f bioactive principles from plants and their constituents, In: TJ. Mason (Ed.), Advances in Sonochemistry, Vol. 5. JAI Press, ISBN 0- 7623- 0331- X, p 209- 248 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ultrasonically assisted extraction o f bioactive principles from plants and their constituents
Tác giả: M. Vinatoru, M. Toma, T.J. Mason
Năm: 1999

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w