Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 110 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
110
Dung lượng
592,11 KB
Nội dung
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN THỊ MINH HOA NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÙ HỢP CHO SẢN XUẤT HOA LILY TẠI LẠNG SƠN LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Thái Nguyên - 2014 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu và những số liệu trình bày trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn này đều đã được cảm ơn. Các thông tin, tài liệu trích dẫn trình bày trong luận văn này đều đã được ghi rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày 22 tháng 10 năm 2014 Tác giả Trần Thị Minh Hoa ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô, công tác tại Bộ môn Nông học, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Để bày tỏ lòng biết ơn, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã cho tôi cơ hội tham gia khoá đào tạo thạc sỹ khoá k20 Khoa học cây trồng của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Đặng Thị Tố Nga đã hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo công tác tại Khoa Nông học, phòng quản lý đào tạo sau Đại học đã giảng dạy, chỉ bảo, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Nhân dịp này, tôi xin trân trọng cảm ơn các đồng nghiệp, anh em bè bạn và gia đình đã tạo điều kiện về thời gian, vật chất và tinh thần cho tôi trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 22 tháng 10 năm 2014 Tác giả luận văn Trần Thị Minh Hoa iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Sự cấp thiết của đề tài 1 2. Mục đích 3 3. Yêu cầu 3 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài 3 4.1. Ý nghĩa khoa học 3 4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5 1. Cơ sở khoa học của đề tài 5 1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu giống 5 1.2. Cơ sở của việc nghiên cứu thời vụ 5 1.3. Cơ sở của việc nghiên cứu mật độ trồng 5 1.4. Nguồn gốc và phân loại hoa Lily 6 1.4.1. Nguồn gốc 6 1.4.2. Phân loại hoa Lily 6 1.5. Tình hình sản xuất và nghiên cứu hoa lily trên thế giới 10 1.5.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa lily trên thế giới 10 1.5.2. Tình hình nghiên cứu hoa lily trên thế giới 13 1.6. Tình hình sản xuất và nghiên cứu hoa Lily ở Việt Nam 14 1.6.1. Tình hình sản xuất hoa Lily ở Việt Nam 14 1.6.2. Tình hình nghiên cứu hoa Lily ở Việt Nam 16 CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 23 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 23 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 23 2.2. Nội dung nghiên cứu 23 iv 2.3. Phương pháp nghiên cứu 23 2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 23 2.3.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 25 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29 3.1. Nghiên cứu tình hình sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa của một số giống Lily tại Lạng Sơn 29 3.1.1. Tỷ lệ mọc mầm của các giống Lily thí nghiệm 29 3.1.2. Số lá và động thái ra lá của các giống Lily thí nghiệm 30 3.1.3. Chiều cao cây và động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống Lily thí nghiệm 31 3.1.4. Một số đặc điểm hình thái của các giống Lily thí nghiệm 32 3.1.5. Thời gian sinh trưởng của các giống Lily 33 3.1.6. Đặc điểm hình thái và chất lượng hoa của các giống Lily thí nghiệm . 34 3.1.7. Tình hình sâu bệnh hại chính trên các giống Lily thí nghiệm 37 3.1.8. Hiệu quả kinh tế của các giống Lily 38 3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng tới sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa của giống Robina vụ Tết Nguyên đán tại Lạng Sơn 38 3.2.1. Ảnh hưởng của thời vụ trồng tới tỷ lệ nảy mầm của giống Robinathí nghiệm 38 3.2.2. Ảnh hưởng của thời vụ đến động thái ra lá và tốc độ tăng trưởng chiều cao của giống Robina thí nghiệm 39 3.2.3. Ảnh hưởng của thời vụ tới các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của giống Robina thí nghiệm 41 3.2.4. Ảnh hưởng của thời vụ đến đặc điểm hình thái và chất lượng hoa của giống Robina thí nghiệm 42 3.2.5. Ảnh hưởng của thời vụ tới tình hình sâu bệnh hại trên giống Robina thí nghiệm 44 3.2.6. Hiệu quả kinh tế với các thời vụ khác nhau 45 v 3.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng mật độ trồng tới sự sinh trưởng và phát triển của giống hoa Lily Robina tại Lạng Sơn 46 3.3.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng, phát triển của giống Robina thí nghiệm 46 3.3.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các giai đoạn sinh trưởng của giống Robina thí nghiệm 48 3.3.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng tới đặc điểm hình thái và chất lượng hoa của giống Robina thí nghiệm 50 3.3.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng tới tình hình sâu bệnh hại trên giống Robina thí nghiệm 52 3.3.5. Hiệu quả kinh tế với các mật độ trồng khác nhau 53 Chương IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 54 4.1. Kết luận 54 4.2. Đề nghị 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Tình hình sản xuất hoa Lily ở một số nước trên thế giới 10 Bảng 3.1: Tỷ lệ mọc mầm của các giống Lily thí nghiệm 29 Bảng 3.2: Số lá và động thái ra lá của các giống Lily thí nghiệm 30 Bảng 3.3: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống Lily 31 Bảng 3.4: Một số đặc điểm hình thái của các giống Lily 32 Bảng 3.5. Các giai đoạn phát triển của các giống hoa Lily 33 Bảng 3.6: Một số chỉ tiêu về năng suất và chất lượng hoa của các giống Lily 34 Bảng 3.7: Độ bền hoa cắt và độ bền tự nhiên của các giống Lily (ngày) 36 Bảng 3.8: Mức độ nhiễm một số sâu bệnh hại chính 37 Bảng 3.9. Hiệu quả kinh tế của các giống Lily thí nghiệm 38 Bảng 3.10: Ảnh hưởng của thời vụ đến tỷ lệ nẩy mầm 38 của giống Lily thí nghiệm 38 Bảng 3.11: Ảnh hưởng của thời vụ đến động thái ra lá và kích thước lá của giống Lily Robina 39 Bảng 3.12: Ảnh hưởng của thời vụ đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống Lily Robina 40 Bảng 3.13: Ảnh hưởng của thời vụ đến các giai đoạn phát triển 41 của giống Lily Robina 41 Bảng 3.14: Ảnh hưởng của thời vụ đến một số chỉ tiêu năng suất và chất lượng hoa của giống Lily Robina 42 Bảng 3.15. Độ bền hoa cắt và độ bền tự nhiên qua các thời vụ trồng 43 của giống Lily Robina 43 Bảng 3.16: Mức độ nhiễm một số sâu bệnh hại chính 44 Bảng 3.17: Hiệu quả kinh tế trồng Lily Ribona ở các thời vụ 45 Bảng 3.18: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến đặc điểm hình thái và động thái ra lá của giống Lily Robina 46 vii Bảng 3.19: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống Lily Robina 47 Bảng 3.20: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các giai đoạn phát triển của giống Lily Robina 49 Bảng 3.21: Một số chỉ tiêu về năng suất và chất lượng hoa của giống Lily Robina ở các mật độ trồng khác nhau 50 Bảng 3.22. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến độ bền của hoa Lily Robina 51 Bảng 3.23: Mức độ nhiễm một số sâu bệnh hại chính 52 Bảng 3.24: Hiệu quả kinh tế ở các mật độ trồng 53 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cấp thiết của đề tài Hiện nay, khi điều kiện kinh tế - xã hội ngày càng phát triển thì giá trị của cây hoa cũng ngày càng tăng theo, thậm chí tăng với cấp số nhân. Đơn giản vì những giá trị nghệ thuật và sáng tạo luôn được đánh giá cao trong thời đại của tri thức và công nghệ ngày nay. Hoa là biểu hiện của khát vọng hướng tới cái đẹp và tình yêu thiên nhiên, vạn vật của con người. Chúng đem lại cho con người sự thoải mái, thư giãn khi thưởng thức vẻ đẹp của chúng. Không chỉ vậy, hoa còn mang lại giá tri kinh tế cao hơn hẳn so với những cây trồng khác. Theo Viện Nghiên Cứu Rau Quả thì hiện nay, lợi nhuận thu được từ 1 ha trồng hoa cao hơn 10 - 15 lần so với trồng lúa và 7 – 8 lần so với trồng rau. Phong trào trồng hoa ở Việt Nam trong những năm gần đây đã được chú ý phát triển, diện tích trồng hoa ngày càng tăng nhanh và đã hình thành nên 3 vùng hoa lớn là: Vùng hoa Đồng bằng Sông Hồng, vùng hoa Đà Lạt, vùng hoa Đồng bằng Sông Cửu Long. Đây là những vùng cung cấp chủ yếu mặt hàng hoa cho thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong và ngoài nước. Đến nay, vấn đề cần quan tâm không chỉ là đảm bảo mục tiêu về diện tích trồng hoa mà còn là chất lượng và hiệu quả bền vững. Vì vậy, cần phải đa dạng hóa các loài hoa phục vụ nhu cầu trong nước, mặt khác nên trú trọng các loại hoa chất lượng cao phục vụ xuất khẩu như: Lay ơn, Hồng Môn, Tuylip, Phong Lan, Địa Lan, Lily…Trong đó, hoa Lily là một loài hoa đẹp và quý hiếm ở Việt Nam, hiện đang là 1 trong số 6 loại hoa cắt phổ biến và có giá trị nhất (Hoa Hồng, hoa Cúc, hoa Phăng, hoa Layon, hoa Đồng Tiền, hoa Lily). Mặc dù, là loại hoa mới phát triển gần đây nhưng vì ngoài vẻ đẹp quyến rũ chúng lại có hương thơm thanh nhã nên Lily là một trong những loại hoa được ưa chuộng nhất trên thế giới. Lily (Limo Spp) là tên gọi chung tất cả các cây thuộc loài Lilium, họ LiLyaceae, bộ phụ của thực vật một lá mầm. Đặc trưng của loài này là thân ngầm dưới đất có rất nhiều vảy bao bọc lại, nên người ta còn gọi đó là loại hoa bách hợp. 2 Trên thế giới, có trên 300 giống khác nhau chủ yếu phân bố ở vùng ôn đới và hàn đới – Bắc Bán Cầu, một số ít ở vùng núi cao nhiệt đới. Hiện nay, ở Việt Nam Lily được xếp vào loại hoa cao cấp, cho thu nhập gấp 10 – 15 lần so với các loại hoa Cúc, hoa Hồng, hoa Cẩm Chướng, hoa Hồng Môn. Một số giống hoa Lily trồng phổ biến ở nước ta như: Giống Tiber, giống Siberia, giống Acapulco, giống Lily thí nghiệm, giống Stargazer. Đặc biệt, hoa Lily cắt cành mới phát triển nhưng do có dáng đẹp, mùi thơm quý phái, màu sắc đa dạng và hấp dẫn, quanh năm có hoa được rất nhiều người ưa chuộng, do vậy nhu cầu tiêu dùng sẽ ngày càng cao. Không những vậy, trồng hoa Lily đang thu hút lớn các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Chính vì thế, nghề trồng hoa rất có triển vọng phát triển, đồng thời là hướng đi mới giúp người nông dân đẩy nhanh việc xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn và cũng là hướng giúp chuyển dịch nhanh cơ cấu trong nông nghiệp. Lạng Sơn là một tỉnh miền núi phía Bắc nước ta có điều kiện tự nhiên như đất đai, khí hậu… rất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây hoa lily. Đối với Lạng Sơn, nghề trồng hoa mặc dù chưa phát triển nhưng đã có những góp đáng kể, là nguồn thu nhập chính của một số hộ nông dân ở khối 9 phường Tam Thanh – Thành phố Lạng Sơn. Do quá trình đô thị hoá, diện tích đất nông nghiệp ở thành phố ngày càng giảm; trong khi đó nhu cầu về hoa của người dân không ngừng tăng cao, vì thế nghề trồng hoa ở Lạng Sơn vẫn có điều kiện phát triển. Nghề trồng hoa có thể tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động, đồng thời tạo nguồn thu nhập không nhỏ cho các hộ gia đình trồng hoa ở Lạng Sơn. Nhưng trong thời gian qua, chưa có sự quan tâm thoả đáng để nghề trồng hoa phát triển. Đặc biệt là công tác nghiên cứu thử nghiệm và xây dựng mô hình sản xuất hoa có giá trị kinh tế cao ở các vùng có điều kiện sinh thái thuận lợi. Người dân muốn trồng hoa nhưng thiếu giống tốt, thiếu kỹ thuật, thiếu định hướng từ [...]... này Trong đó Lily là giống cây trồng mới được nhập nội, các biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc, nhất là thời vụ trồng, mật độ trồng phù hợp chưa được nghiên cứu một cách hệ thống và đầy đủ Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật phù hợp cho sản xuất hoa Lily tại Lạng Sơn" làm cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc mở rộng sản xuất hoa Lily tại địa phương... niên 1990 nghiên cứu sản xuất giống lai khác loài Lily đã được tiến hành ở Hàn Quốc (Rhee, 2002)[35] Hiện nay Hàn Quốc đang tập trung nghiên cứu sản xuất giống sạch bệnh vi rút, nghiên cứu sản xuất kết hợp quản lý dịch hại, khắc phục bệnh sinh lý để đưa vào trồng trọt 1.6 Tình hình sản xuất và nghiên cứu hoa Lily ở Việt Nam 1.6.1 Tình hình sản xuất hoa Lily ở Việt Nam * Tình hình sản xuất hoa Lily trong... Phạm vi nghiên cứu - Địa điểm: Xã Hợp Thành- huyện Cao Lộc -Tỉnh Lạng Sơn - Thời gian nghiên cứu: Tháng 10/2013 đến tháng 2/2014 2.2 Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển và chất lượng hoa của 3 giống hoa lily nhập nội - Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa của giống lily nhập nội 2.3 Phương pháp nghiên cứu 2.3.1 Phương pháp. .. được giống hoa lily có năng suất, chất lượng tốt, màu sắc đẹp phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và thích nghi với điều kiện sinh thái của Lạng Sơn - Xác định được biện pháp kỹ thuật trồng phù hợp để nâng cao năng suất, chất lượng hoa và tăng hiệu quả kinh tế sản xuất hoa lily tại Lạng Sơn 3 Yêu cầu - Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống hoa lily nhằm tìm ra giống phù hợp với... được một số giống hoa tương đối phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương * Một số đặc điểm chung của nghề trồng Lily ở Việt Nam Ngành sản xuất hoa nói chung, sản xuất Lily nói riêng ở nước ta còn nhiều tồn tại : - Về quy mô : các cơ sở sản xuất hoa cắt cành ở nước ta ở quy mô hộ gia đình nhỏ lẻ, manh mún, tản mạn ; sản xuất đơn lẻ, diện tích 1.000-2.000 m2/hộ 16 - Về kỹ thuật: Kỹ thuật sản xuất. .. trồng tại Lạng Sơn - Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để xác định ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật trồng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng hoa lily - Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo trong giảng dậy, nghiên cứu hoa nói chung và hoa lily nói riêng 4.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Bổ sung một số giống hoa lily vào cơ cấu chủng loại hoa phục vụ sản xuất. .. kiện Lạng Sơn - Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật trồng đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa của giống hoa lily nghiên cứu 4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài 4.1 Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ cung cấp số liệu khoa học có giá trị về đặc điểm sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng các giống hoa lily thí nghiệm, từ đó tìm ra được giống hoa thích hợp. .. trồng hoa Lily cao hơn những vùng khác, nên hoa sinh trưởng phát triển tốt, chất lượng hoa đồng đều Lily là một trong những loại hoa đem lại hiệu quả kinh tế cao cho một số công ty hoa ở Đà Lạt Ở đây có một công ty nước ngoài đầu tư sản xuất hoa Lily từ năm 1994, diện tích trồng hoa Lily khoảng 4 ha, mỗi năm cung cấp cho thị trường 3 triệu cành Hiện nay, một số tỉnh miền núi phía Bắc, như: Lạng Sơn, Sơn. .. chí 80.000đồng/cành * Tình hình sản xuất hoa ở Lạng Sơn Nghề trồng hoa ở tỉnh Lạng Sơn chưa phát triển, quy mô nhỏ lẻ, manh mún Hoa được trồng ở một số phường, xã của thành phố Lạng Sơn như phường Tam Thanh Số lượng và chủng loại ít, chủ yếu là hoa hồng và hoa cúc Mấy năm gần đây tỉnh Lạng Sơn đã tiến hành trồng thử nghiệm một số loài hoa có giá trị kinh tế cao, như: hoa Lily, Cẩm chướng, Tuy líp, Đồng... chủng loại hoa phục vụ sản xuất hoa tại Lạng Sơn 4 - Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học cho việc xây dựng quy trình trồng, chăm sóc cho giống hoa lily tại Lạng Sơn 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1 Cơ sở khoa học của đề tài 1.1 Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu giống Cây hoa Lily mới được phát triển mạnh ở nước ta những năm gần đây, giống Lily đưa vào sản xuất chủ yếu là nhập nội từ Hà