1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Đề thi công chức Phòng nội vụ

19 1,6K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 212,5 KB

Nội dung

UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC Họ và tên thí sinh: Số báo danh: ĐỀ CHÍNH THỨC THI TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC Kỳ thi ngày 17 tháng 01 năm 2015 Đề thi môn: Nghiệp vụ chuyên ngành Ngoại vụ Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1 (2,0 điểm) Trình bày nội dung thỏa thuận quốc tế và ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp tỉnh quy định tại Pháp lệnh số 33/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế. Câu 2 (2,0 điểm) Anh (chị) hãy nêu nội dung và nguyên tắc quản lý hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định tại Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành kèm theo Quyết định số 67/2011/QĐ-TTg ngày 12/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Câu 3 (2,0 điểm) Anh (chị) hãy trình bày việc đón tiếp nguyên thủ Quốc gia quy định tại Nghị định số 82/2001/NĐ-CP của Chính phủ. Câu 4 (2,0 điểm) Theo quy định tại Quyết định số 31/QĐ-SNgV ngày 15/9/2011 của Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thừa Thiên Huế, Phòng Lễ tân - Hợp tác Quốc tế có nhiệm vụ gì trong việc hợp tác quốc tế, kinh tế đối ngoại và thông tin đối ngoại? Câu 5 (2,0 điểm) Vị trí chức năng, cơ cấu tổ chức của Sở Ngoại vụ được quy định tại Thông tư liên tịch số 02/2009/TTLT-BNG-BNV ngày 27/5/2009 của Liên Bộ Ngoại giao - Bộ Nội vụ như thế nào? Ghi chú: - Thí sinh không được sử dụng tài liệu trong phòng thi. Không được mang vào phòng thi điện thoại di động, máy ghi âm, máy ảnh, máy vi tính, các phương tiện thông tin khác; - Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm. UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC THI TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC Kỳ thi ngày 17 tháng 01 năm 2015 ĐÁP ÁN Môn thi viết: Nghiệp vụ chuyên ngành Ngoại vụ Câu 1 (2 điểm). Trình bày nội dung thỏa thuận quốc tế và ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp tỉnh quy định tại Pháp lệnh số 33/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế. Cơ cấu điểm: Có 3 ý lớn, - Ý I, có 2 ý, + Ý 1, có 5 ý nhỏ, mỗi ý được 0,15 điểm. + Ý 2, được 0,15 điểm. - Ý II, được 0,2 điểm - Ý III, có 5 ý, + Ý 1, 2, 3, 5 mỗi ý được 0,15 điểm. + Ý 4, có 3 ý nhỏ, mỗi ý được 0,1 điểm. I. Nội dung thỏa thuận quốc tế 1. Thỏa thuận quốc tế là cam kết bằng văn bản về hợp tác quốc tế được ký kết nhân danh cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan cấp tỉnh, cơ quan trung ương của tổ chức trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình với một hoặc nhiều bên ký kết nước ngoài, trừ các nội dung sau đây: a) Hòa bình, an ninh, biên giới, lãnh thổ, chủ quyền quốc gia; b) Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tương trợ tư pháp; c) Tham gia tổ chức quốc tế liên chính phủ; d) Hỗ trợ phát triển chính thức thuộc quan hệ cấp Nhà nước hoặc Chính phủ Việt Nam; đ) Các vấn đề khác thuộc quan hệ cấp Nhà nước hoặc Chính phủ theo quy định của pháp luật. 2. Thỏa thuận quốc tế được ký kết với tên gọi là Thỏa thuận, Bản ghi nhớ, Biên bản thỏa thuận, Biên bản trao đổi, Chương trình hợp tác, Kế hoạch hợp tác hoặc tên gọi khác. Ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp tỉnh 1 II. Thẩm quyền quyết định việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp tỉnh Người đứng đầu cơ quan cấp tỉnh quyết định việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp tỉnh. III. Trình tự, thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp tỉnh 1. Trước khi tiến hành ký kết thỏa thuận quốc tế, cơ quan cấp tỉnh có trách nhiệm lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao và cơ quan có liên quan đến hoạt động hợp tác thuộc thỏa thuận quốc tế đó. 2. Cơ quan được lấy ý kiến quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến. 3. Người đứng đầu cơ quan cấp tỉnh quyết định và tiến hành ký kết hoặc ủy quyền cho một người khác ký thỏa thuận quốc tế sau khi nhận được văn bản trả lời của cơ quan được lấy ý kiến quy định tại khoản 1 Điều này. 4. Trong trường hợp có ý kiến khác nhau giữa cơ quan cấp tỉnh và cơ quan được lấy ý kiến quy định tại khoản 1 Điều này thì trình tự, thủ tục được tiến hành như sau: a) Cơ quan cấp tỉnh có trách nhiệm trình Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến về việc ký kết thỏa thuận quốc tế; b) Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến bằng văn bản về việc ký kết thỏa thuận quốc tế trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do cơ quan cấp tỉnh trình; c) Ý kiến của Thủ tướng Chính phủ quy định tại điểm b khoản này là cơ sở để người đứng đầu cơ quan cấp tỉnh quyết định và tiến hành ký kết hoặc ủy quyền cho một người khác ký thỏa thuận quốc tế. 5. Sau khi ký kết thỏa thuận quốc tế, cơ quan cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ bằng văn bản, đồng thời gửi Bộ Ngoại giao bản sao thỏa thuận quốc tế đã được ký kết để thông báo. Câu 2 (2 điểm). Anh (chị) hãy nêu nội dung và nguyên tắc quản lý hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định tại Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành kèm theo Quyết định số 67/2011/QĐ-TTg ngày 12/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Cơ cấu điểm: Có 2 ý lớn, - Ý I, có 13 ý nhỏ, nêu đủ 13 ý được 1,25 điểm, thiếu mỗi ý trừ 0,15 điểm - Ý II, có 5 ý nhỏ, mỗi ý được 0,15 điểm I. Nội dung của hoạt động đối ngoại Hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định trong Quy chế này bao gồm: 1. Các hoạt động hợp tác, giao lưu với nước ngoài về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. 2 2. Tổ chức và quản lý các đoàn đi công tác nước ngoài (đoàn ra) và đón tiếp các đoàn nước ngoài vào Việt Nam (đoàn vào). 3. Tiếp nhận các hình thức khen thưởng của nhà nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài tặng. 4. Kiến nghị tặng, xét tặng các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước, cấp tỉnh cho những tập thể, cá nhân người nước ngoài đã và đang làm việc tại địa phương có thành tích xuất sắc được địa phương công nhận. 5. Tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế. 6. Ký kết và thực hiện các thỏa thuận quốc tế. 7. Hoạt động đối ngoại liên quan đến công tác quản lý biên giới lãnh thổ quốc gia. 8. Quản lý hoạt động của các tổ chức, cá nhân nước ngoài ở địa phương. 9. Công tác ngoại giao kinh tế; công tác quản lý, vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài. 10. Công tác văn hóa đối ngoại. 11. Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài. 12. Thông tin tuyên truyền đối ngoại và quản lý hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên nước ngoài tại địa phương. 13. Theo dõi, tổng hợp thông tin về tình hình quốc tế và khu vực có tác động đến địa phương. II. Nguyên tắc quản lý hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân tỉnh 1. Bảo đảm tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước trong hoạt động đối ngoại. 2. Bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà nước đối với hoạt động đối ngoại địa phương, sự phối hợp nhịp nhàng giữa Trung ương và địa phương. 3. Phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và ngoại giao nhân dân; giữa chính trị đối ngoại, kinh tế đối ngoại, văn hóa đối ngoại và công tác người Việt Nam ở nước ngoài; giữa hoạt động đối ngoại và hoạt động quốc phòng, an ninh; giữa thông tin đối ngoại và thông tin trong nước. 4. Hoạt động đối ngoại được thực hiện theo chương trình hàng năm đã được duyệt; bảo đảm nghiêm túc chế độ báo cáo, xin ý kiến theo quy định hiện hành. 5. Phân công, phân nhiệm rõ ràng, đề cao trách nhiệm và vai trò chủ động của cơ quan các cấp ở địa phương trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ đối ngoại theo quy định; bảo đảm sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động đối ngoại. Câu 3 (2 điểm). Anh (chị) hãy trình bày việc đón tiếp nguyên thủ Quốc gia quy định tại Nghị định số 82/2001/NĐ-CP của Chính phủ. 3 Cơ cấu điểm: Có 6 ý, - Ý 1, được 0,2 điểm. - Ý 2, có 4 ý nhỏ, nêu đủ 4 ý được 0,5 điểm, thiếu mỗi ý trừ 0,15 điểm. - Ý 3, được 0,2 điểm. - Ý 4, có 3 ý nhỏ, nêu đủ 3 ý được 0,4 điểm, thiếu mỗi ý trừ 0,15 điểm. - Ý 5 có 3 ý nhỏ, nêu đủ 3 ý được 0,4 điểm, thiếu mỗi ý trừ 0,15 điểm. - Ý 6, có 2 ý nhỏ, nêu đủ 2 ý được 0,3 điểm, thiếu mỗi ý trừ 0,15 điểm. Ðón tiếp Nguyên thủ Quốc gia. 1. Đón tại sân bay. Thành phần đón có Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Vãn phòng Chủ tịch nước, Người tháp tùng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Ðại sứ Việt Nam tại nước khách, Vụ trưởng Vụ Ðối ngoại Văn phòng Chủ tịch nước, Vụ trưởng Vụ Lễ tân, Vụ trưởng Vụ Khu vực Bộ Ngoại giao và Ðại sứ nước khách. 2. Lễ đón tại Phủ Chủ tịch. a) Chủ tịch nước chủ trì lễ đón. b) Thành phần dự lễ đón có Phu nhân (hoặc Phu quân) Chủ tịch nước, nếu Phu nhân (hoặc Phu quân) Nguyên thủ Quốc gia nước khách đi cùng, một Phó Thủ tướng Chính phủ nếu Nguyên thủ Quốc gia nước khách đồng thời là Người đứng đầu Chính phủ, Chủ nhiệm Vãn phòng Chủ tịch nước, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, Người tháp tùng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Ðại sứ Việt Nam tại nước khách, các quan chức Việt Nam có chức vụ tương ứng với thành viên chính thức của Ðoàn khách, Ðại sứ và cán bộ ngoại giao Ðại sứ quán nước khách. c) Nghi thức buổi lễ được tiến hành như sau : - Chủ tịch nước và Phu nhân (hoặc Phu quân) đón Nguyên thủ Quốc gia nước khách và Phu nhân (hoặc Phu quân) tại nơi xe đỗ. Có hai hàng tiêu binh danh dự đứng trước thềm. - Tặng hoa Nguyên thủ Quốc gia nước khách và Phu nhân (hoặc Phu quân). - Hai Nguyên thủ Quốc gia đứng trên bục danh dự. - Quân nhạc cử Quốc thiều hai nước (Quốc thiều nước khách trước). - Ðội trưởng Ðội danh dự chào, báo cáo và mời Nguyên thủ Quốc gia nước khách đi duyệt Ðội Danh dự Quân đội Nhân dân Việt Nam, gồm đại diện 3 quân chủng hải, lục, không quân. - Chủ tịch nước cùng Nguyên thủ Quốc gia nước khách đi duyệt Ðội danh dự. - Ðội danh dự chúc sức khỏe Nguyên thủ Quốc gia nước khách. - Chủ tịch nước giới thiệu với Nguyên thủ Quốc gia nước khách các quan chức Việt Nam. Nguyên thủ Quốc gia nước khách giới thiệu với Chủ tịch nước các thành viên trong Ðoàn khách. 4 d) Chủ tịch nước và Phu nhân (hoặc Phu quân) cùng Nguyên thủ Quốc gia nước khách và Phu nhân (hoặc Phu quân) chụp ảnh kỷ niệm, sau đó Chủ tịch nước và Phu nhân (hoặc Phu quân) tiếp Ðoàn tại phòng khách. 3. Hội đàm. Hai Nguyên thủ Quốc gia hội đàm tại Phủ Chủ tịch. Thành phần dự hội đàm phía ta tương ứng với thành viên chính thức Ðoàn khách. Nếu có yêu cầu thì hai Nguyên thủ Quốc gia gặp riêng trước khi hai Ðoàn hội ðàm. 4. Tiếp xúc. - Tổng Bí thư tiếp tùy theo mức độ quan hệ và nguyện vọng của khách. - Thủ tướng Chính phủ hội kiến. - Chủ tịch Quốc hội hội kiến nếu khách có nguyện vọng. 5. Chiêu đãi. - Chủ tịch nước chiêu đãi trọng thể tại Phủ Chủ tịch. Tại chiêu đãi, Chủ tịch nước đọc diễn văn chào mừng, Nguyên thủ Quốc gia nước khách đọc diễn văn đáp từ. - Thành phần dự chiêu đãi phía Việt Nam có các vị tham gia hội đàm, đón, tiễn. Trong trường hợp cần thiết, có thể mời thêm một số quan chức và nhân sĩ có nhiều quan hệ với nước khách cùng dự. Phía khách, mời thành viên chính thức của Ðoàn, một số quan chức tùy tùng và một số cán bộ ngoại giao Ðại sứ quán. - Sau chiêu đãi có biểu diễn nghệ thuật chào mừng tại Phủ Chủ tịch. Nếu tổ chức biểu diễn nghệ thuật tại Nhà hát thành phố hoặc một địa điểm khác thì mời Ðoàn Ngoại giao và các Trưởng đại diện của Tổ chức Quốc tế tại Hà Nội dự. 6. Lễ tiễn. - Chủ tịch nước tiễn Ðoàn khách tại Phủ Chủ tịch. Chủ tịch nước và Phu nhân (hoặc Phu quân) chia tay khách tại nơi xe đỗ; tặng hoa Nguyên thủ Quốc gia nước khách và Phu nhân (hoặc Phu quân); có hai hàng tiêu binh danh dự đứng trước thềm. - Thành phần phía Việt Nam dự lễ tiễn tại Phủ Chủ tịch và tiễn tại sân bay như khi đón. Câu 4 (2 điểm). Theo quy định tại Quyết định số 31/QĐ-SNgV ngày 15/9/2011 của Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thừa Thiên Huế, Phòng Lễ tân- Hợp tác Quốc tế có nhiệm vụ gì trong việc hợp tác quốc tế, kinh tế đối ngoại và thông tin đối ngoại? Cơ cấu điểm: Có 2 ý, - Ý 1, có 8 ý nhỏ, nêu đủ 8 ý được 1 điểm, thiếu mỗi ý trừ 0,15 điểm. - Ý 2, có 8 ý nhỏ, nêu đủ 8 ý được 1 điểm, thiếu mỗi ý trừ 0,15 điểm. 1. Hợp tác quốc tế: - Tham mưu cho Lãnh đạo Sở chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan giúp UBND tỉnh về kế hoạch, phương hướng quan hệ đối ngoại của địa phương theo đúng 5 đường lối của Đảng và Nhà nước góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác với các đối tác nước ngoài, nâng cao vị thế của địa phương, giữ vững an ninh chính trị; - Phối hợp với các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn quản lý hoạt động đối ngoại tại địa phương; - Phổ biến, hướng dẫn và giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách đối ngoại của Việt Nam và các quy định của tỉnh cho các cơ quan đơn vị trên địa bàn; - Tham mưu UBND tỉnh, các cơ quan, ban ngành, địa phương của tỉnh ký kết và thực hiện thỏa thuận hợp tác với các địa phương, tổ chức nước ngoài; tổ chức triển khai thực hiện điều ước quốc tế tại tỉnh theo quy định của pháp luật; Chuẩn bị nội dung thỏa thuận và tham mưu các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật; báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền hướng giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan đến hợp tác quốc tế; - Tham mưu thực hiện công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa tỉnh Thừa Thiên Huế với các địa phương, tổ chức trên thế giới; - Nghiên cứu, đề xuất và triển khai các hình thức, nội dung hợp tác với các địa phương nước ngoài, các tổ chức quốc tế và các cơ quan đại diện ngoại giao. Theo dõi, thúc đẩy việc thực hiện các chương trình hợp tác; - Tham mưu thực hiện công tác quản lý Nhà nước về công tác đối ngoại nhân dân và phối hợp với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh trong các hoạt động đối ngoại nhân dân tại địa phương. - Phối hợp với các cơ quan liên quan trong công tác an ninh đối ngoại. 2. Kinh tế đối ngoại và thông tin đối ngoại: - Tham mưu cho Lãnh đạo Sở chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan giúp UBND tỉnh đề ra chương trình hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế địa phương, theo chương trình tổng thể dài hạn và hằng năm để trình UBND tỉnh phê duyệt; - Tham mưu cho Lãnh đạo Sở đôn đốc các ngành thực hiện chương trình hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế của tỉnh đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổng hợp tình hình thực hiện, báo cáo UBND tỉnh và các Bộ, ngành Trung ương có liên quan; - Thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin về tình hình chính trị-an ninh, kinh tế quốc tế và khu vực có tác động đến tỉnh Thừa Thiên Huế và tham mưu cho lãnh đạo Sở đề xuất với UBND tỉnh phương hướng và giải pháp thực hiện; - Phối hợp với các cơ quan liên quan lựa chọn và thẩm tra các đối tác nước ngoài vào làm ăn và đầu tư tại địa phương theo sự phân công của UBND tỉnh; - Tham gia công tác xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, xây dựng môi trường đầu tư phù hợp với đặc điểm của địa phương; - Tham gia phối hợp với các đơn vị của tỉnh theo dõi, kiểm tra, đôn đốc một số dự án ODA, FDI và hợp tác phi tập trung giúp cho dự án được triển khai thuận lợi và hiệu quả, theo phân công khi có yêu cầu; 6 - Là đầu mối giúp lãnh đạo Sở thực hiện chức năng thông tin đối ngoại. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan, tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch thông tin tuyên truyền đối ngoại đã được UBND tỉnh phê duyệt; cung cấp thông tin liên quan của địa phương phục vụ công tác tuyên truyền đối ngoại cho Bộ Ngoại giao và các cơ quan có thẩm quyền; - Tham mưu duy trì hoạt động, quản lý trang web chuyên ngành của Sở; Câu 5 (2 điểm). Vị trí chức năng, cơ cấu tổ chức của Sở Ngoại vụ được quy định tại Thông tư liên tịch số 02/2009/TTLT-BNG-BNV ngày 27/5/2009 của Liên Bộ Ngoại giao - Bộ Nội vụ như thế nào? Cơ cấu điểm: Có 2 ý lớn, - Ý I, có 2 ý, mỗi ý được 0,3 điểm. - Ý II, có 2 ý, + Ý 1, có 4 ý nhỏ, mỗi ý được 0,2 điểm. + Ý 2, có 3 ý nhỏ, mỗi ý được 0,2 điểm. I. Vị trí và chức năng 1. Sở Ngoại vụ là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về công tác ngoại vụ, biên giới lãnh thổ quốc gia (ở những tỉnh có đường biên giới lãnh thổ quốc gia trên bộ); các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và theo quy định của pháp luật. 2. Sở Ngoại vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Ngoại giao. II. Cơ cấu tổ chức 1. Lãnh đạo Sở a) Sở Ngoại vụ có Giám đốc và không quá 3 Phó Giám đốc. b) Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở; c) Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc Sở, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về các nhiệm vụ được phân công; khi Giám đốc Sở vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở được Giám đốc Sở ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Sở; d) Việc bổ nhiệm Giám đốc, phó Giám đốc Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ Ngoại giao ban hành và theo quy định của pháp luật; việc miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ chính sách khác đối với Giám đốc, Phó Giám đốc Sở thực hiện theo quy định của pháp luật. 7 2. Cơ cấu tổ chức a) Các tổ chức được thành lập thống nhất gồm: - Văn phòng; - Thanh tra; (Công tác kế hoạch – tài chính, tổ chức – cán bộ thuộc Văn phòng Sở) b) Căn cứ tính chất, đặc điểm, yêu cầu quản lý cụ thể đối với ngành ngoại vụ tại địa phương, Giám đốc Sở Ngoại vụ chủ trì phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cụ thể số lượng và tên gọi các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở bảo đảm bao quát đủ các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của sở, nhưng tổng số phòng, văn phòng và thanh tra của Sở không quá 5 đơn vị. c) Căn cứ đặc điểm và yêu cầu thực tế ở địa phương, Giám đốc Sở Ngoại vụ chủ trì phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập tổ chức sự nghiệp thuộc Sở theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và quy định của pháp luật. 8 UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC Họ và tên thí sinh: Số báo danh: ĐỀ CHÍNH THỨC THI TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC Kỳ thi ngày 17 tháng 01 năm 2015 Đề thi môn: Nghiệp vụ chuyên ngành Nội vụ Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1 (2,0 điểm) Hãy nêu khái niệm về cán bộ; công chức; cán bộ, công chức cấp xã; viên chức và nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức, viên chức quy định tại Luật Cán bộ, công chức và Luật viên chức. Câu 2 (2,0 điểm) Trình bày vị trí, chức năng của Phòng Nội vụ. Nhiệm vụ và quyền hạn về công tác xây dựng chính quyền; về cán bộ, công chức, viên chức; về cải cách hành chính; về công tác tôn giáo của Phòng Nội vụ được quy định tại Thông tư số 04/2008/TT-BNV ngày 04/6/2008 của Bộ Nội vụ như thế nào? Câu 3 (2,0 điểm) Hãy nêu quy định việc xếp ngạch, bậc lương đối với trường hợp đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc khi được tuyển dụng và trường hợp được miễn thực hiện chế độ tập sự tại Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 của Bộ Nội vụ. Câu 4 (2,0 điểm) Tại Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ đã quy định chế độ tập sự; hướng dẫn tập sự; chế độ, chính sách đối với người tập sự và người hướng dẫn tập sự như thế nào? Câu 5 (2,0 điểm) Hãy trình bày quy định về hợp đồng làm việc tại Thông tư số 15/2012/TT- BNV ngày 25/12/2012 của Bộ Nội vụ. Ghi chú: - Thí sinh không được sử dụng tài liệu trong phòng thi. Không được mang vào phòng thi điện thoại di động, máy ghi âm, máy ảnh, máy vi tính, các phương tiện thông tin khác; - Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm. [...]...UBND TỈNH THỪA THI N HUẾ HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC THI TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC Kỳ thi ngày 17 tháng 01 năm 2015 ĐÁP ÁN Môn thi viết: Nghiệp vụ chuyên ngành Nội vụ Câu 1 (2 điểm) Hãy nêu khái niệm về cán bộ; công chức; cán bộ, công chức cấp xã; viên chức và nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức, viên chức quy định tại Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức Cơ cấu điểm: Có 3 ý - Ý I,... khăn và các chính sách ưu đãi khác của Nhà nước đối với viên chức Câu 2 ( 2 điểm) Trình bày vị trí, chức năng của Phòng Nội vụ Nhiệm vụ và quyền hạn về công tác xây dựng chính quyền; về cán bộ, công chức, viên chức; về cải cách hành chính; về công tác tôn giáo của Phòng Nội vụ được quy định tại Thông tư số 04/2008/TTBNV ngày 04/6/2008 của Bộ Nội vụ Cơ cấu điểm: Có 2 ý lớn - Ý I, có 2 ý, mỗi ý được 0,15... bộ, công chức, viên chức nhà nước; cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua khen thưởng 2 Phòng Nội vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của ủy ban nhân dân cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nội vụ. .. tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật không được tính vào thời gian tập sự 4 Nội dung tập sự: a) Nắm vững quy định của Luật viên chức về quyền, nghĩa vụ của viên chức, những việc viên chức không được làm; nắm vững cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác, nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị và chức trách, nhiệm vụ của vị trí... đầu cơ quan quản lý công chức phải có dự kiến phương án xếp ngạch, bậc lương cụ thể đối với từng trường hợp và có văn bản kèm theo hồ sơ đề nghị Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương xem xét, quyết định Hồ sơ bao gồm: - Bản sơ yếu lý lịch của công chức theo mẫu số 2c, có xác nhận của cơ quan sử dụng công chức; - Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức được cơ quan... cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh 1 chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước 4 Viên chức Viên chức là công dân... bậc, chức vụ, cấp hàm theo bảng lương do Nhà nước quy định: Người đứng đầu cơ quan quản lý công chức phải có dự kiến phương án xếp ngạch, bậc lương cụ thể đối với từng trường hợp và có văn bản kèm theo bản sao sổ bảo hiểm xã hội được cơ quan có thẩm quyền xác nhận của từng trường hợp, đề nghị Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương thống nhất ý kiến trước khi thực hiện 3 Thời hạn Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức. .. lương từ ngân sách nhà nước 2 Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không... định; bồi dưỡng công tác cho Trưởng, Phó thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố 2 Về cán bộ, công chức, viên chức: a) Tham mưu giúp ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc tuyển dụng, sử dụng, điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, đánh giá; thực hiện chính sách, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức; b) Thực hiện việc tuyển dụng, quản lý công chức xã, phường,... 2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn chuyển xếp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức khi thay đổi công việc và các trường hợp được chuyển công tác từ lực 4 lượng vũ trang, cơ yếu và công ty nhà nước vào làm việc trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; b) Trường hợp bổ nhiệm và xếp lương vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương: Người đứng đầu cơ quan quản lý công chức phải

Ngày đăng: 26/08/2015, 17:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w