1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Đề thi Phòng lao động xã hội

9 176 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 107,5 KB

Nội dung

UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC Họ và tên thí sinh: Số báo danh: ĐỀ CHÍNH THỨC THI TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC Kỳ thi ngày 17 tháng 01 năm 2015 Đề thi môn: Nghiệp vụ chuyên ngành Lao động -Thương binh và Xã hội Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1 (2 điểm) Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là gì? Hãy nêu quy định về nguyên tắc sử dụng lao động là người chưa thành niên; các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên quy định tại Luật Lao động năm 2012. Câu 2 (2 điểm) Anh (chị) hãy nêu quy định về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; chính sách của Nhà nước đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; hình thức trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em năm 2004. Câu 3 (2 điểm) Dạy nghề là gì? Trình bày những quy định về dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật tại Luật Dạy nghề năm 2006. Câu 4 (2 điểm) Trình bày nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Lao động -Thương binh và Xã hội quy định tại Thông tư liên tịch số 10/2008/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 10/7/2008 của Liên Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ. Câu 5 (2 điểm) Hãy nêu quy định về Hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng tại Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ. Ghi chú: - Thí sinh không được sử dụng tài liệu trong phòng thi; - Không được mang vào phòng thi điện thoại di động, máy ghi âm, máy ảnh, máy vi tính, các phương tiện thông tin khác; - Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm. UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc THI TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC Kỳ thi ngày 17 tháng 01 năm 2015 ĐÁP ÁN Môn thi viết: Chuyên ngành Lao động- Thương binh và Xã hội Câu 1 (2 điểm) Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là gì? Hãy nêu quy định về nguyên tắc sử dụng lao động là người chưa thành niên; các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên quy định tại Luật Lao động năm 2012. Cơ cấu điểm: Có 3 ý lớn - Ý I, được 0,2 điểm; - Ý II, có 5 ý, mỗi ý được 0,1 điểm; - Ý III, có 3 ý + Ý 1, có 7 ý nhỏ, mỗi ý được 0,1 điểm; + Ý 2, có 5 ý nhỏ, mỗi ý được 0,1 điểm; + Ý 3 được 0,1 điểm. I. Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là tranh chấp lao động phát sinh từ việc tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động hoặc các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác trong quá trình thương lượng giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động. II. Nguyên tắc sử dụng lao động là người chưa thành niên 1. Không được sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc chỗ làm việc, công việc ảnh hưởng xấu tới nhân cách của họ theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành. 2. Thời giờ làm việc của người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần. Thời giờ làm việc của người dưới 15 tuổi không được quá 04 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần và không được sử dụng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm. 3. Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề và công việc theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. 4. Không được sử dụng người chưa thành niên sản xuất và kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần và các chất gây nghiện khác; 1 5. Người sử dụng lao động phải tạo cơ hội để người lao động chưa thành niên và người dưới 15 tuổi tham gia lao động được học văn hoá. III. Các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên 1. Cấm sử dụng người chưa thành niên làm các công việc sau đây: a) Mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên; b) Sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ; c) Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc; d) Phá dỡ các công trình xây dựng; đ) Nấu, thổi, đúc, cán, dập, hàn kim loại; e) Lặn biển, đánh bắt cá xa bờ; g) Công việc khác gây tổn hại cho sức khoẻ, an toàn hoặc đạo đức của người chưa thành niên. 2. Cấm sử dụng người chưa thành niên làm việc ở các nơi sau đây: a) Dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong đường hầm; b) Công trường xây dựng; c) Cơ sở giết mổ gia súc; d) Sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, phòng tắm hơi, phòng xoa bóp; đ) Nơi làm việc khác gây tổn hại đến sức khoẻ, sự an toàn và đạo đức của người chưa thành niên. 3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định danh mục tại điểm g khoản 1 và điểm đ khoản 2 Điều này. Câu 2 (2 điểm) Anh (chị) hãy nêu quy định về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; chính sách của Nhà nước đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; hình thức trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em năm 2004. Cơ cấu điểm: Có 4 ý lớn - Ý I, được 0,2 điểm; - Ý II, có 3 ý, mỗi ý được 0,2 điểm; - Ý III, có 3 ý, mỗi ý được 0,2 điểm; - Ý IV, có 4 ý, mỗi ý được 0,15 điểm; I. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em nghiện ma tuý; trẻ em vi phạm pháp luật. 2 II. Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt 1. Trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em phải coi trọng việc phòng ngừa, ngăn chặn trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt; kịp thời giải quyết, giảm nhẹ hoàn cảnh đặc biệt của trẻ em; kiên trì trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt phục hồi sức khoẻ, tinh thần và giáo dục đạo đức; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi để trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. 2. Việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được thực hiện chủ yếu tại gia đình hoặc gia đình thay thế. Việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại cơ sở trợ giúp trẻ em chỉ áp dụng cho những trẻ em không được chăm sóc, nuôi dưỡng tại gia đình hoặc gia đình thay thế. 3. Tạo điều kiện cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được học tập hoà nhập hoặc được học tập ở cơ sở giáo dục chuyên biệt. III. Chính sách của Nhà nước đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt 1. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện để trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được hưởng các quyền của trẻ em; hỗ trợ cá nhân, gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia trợ giúp trẻ em, thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em để bảo đảm cho mọi trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt không còn nơi nương tựa được chăm sóc, nuôi dưỡng. 2. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc, nuôi dưỡng tại gia đình, gia đình thay thế hoặc tại cơ sở trợ giúp trẻ em công lập, ngoài công lập. 3. Các bộ, ngành có liên quan có trách nhiệm hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với cơ sở trợ giúp trẻ em trong việc giải quyết, giảm nhẹ hoàn cảnh đặc biệt của trẻ em, phục hồi sức khoẻ, tinh thần và giáo dục đạo đức cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. IV. Hình thức trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt Các hình thức trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm: 1. Đóng góp tự nguyện bằng tiền hoặc hiện vật; 2. Nhận làm con nuôi, nhận đỡ đầu hoặc nhận làm gia đình thay thế để chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; 3. Tham gia chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại cơ sở trợ giúp trẻ em; 4. Tổ chức các hoạt động để hỗ trợ trẻ em giảm nhẹ hoàn cảnh đặc biệt, phục hồi sức khoẻ, tinh thần và giáo dục đạo đức. Câu 3 (2 điểm) Dạy nghề là gì? Trình bày những quy định về dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật tại Luật Dạy nghề năm 2006. Cơ cấu điểm: Có 6 ý lớn - Ý I, được 0,2 điểm; - Ý II, được 0,15 điểm; - Ý III, có 2 ý 3 + Ý 1, có 2 ý nhỏ, mỗi ý được 0,15 điểm; + Ý 2, được 0,15 điểm; - Ý IV, có 2 ý, mỗi ý được 0,15 điểm; - Ý V, có 4 ý, mỗi ý được 0,15 điểm; - Ý VI, có 2 ý, mỗi ý được 0,15 điểm; I. Dạy nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khoá học. II. Mục tiêu dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật Dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật nhằm giúp họ có năng lực thực hành nghề phù hợp với khả năng lao động của mình để tự tạo việc làm hoặc tìm được việc làm, ổn định đời sống và hoà nhập cộng đồng. III. Cơ sở dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật 1. Cơ sở dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật phải bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 40 của Luật này và các điều kiện sau đây: a) Cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề; giáo trình, phương pháp và thời gian dạy nghề phù hợp với người tàn tật, khuyết tật; b) Giáo viên có chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng giảng dạy cho người tàn tật, khuyết tật. 2. Các công trình xây dựng phục vụ cho người tàn tật, khuyết tật học nghề phải bảo đảm các tiêu chuẩn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. IV. Chính sách đối với cơ sở dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật 1. Nhà nước khuyến khích các cơ sở dạy nghề tuyển người tàn tật, khuyết tật vào học hòa nhập; khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở dạy nghề dành cho người tàn tật, khuyết tật. 2. Cơ sở dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật được hưởng các chính sách quy định tại Điều 53 của Luật này và được Nhà nước hỗ trợ về tài chính để đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề; được giao đất không thu tiền hoặc thuê đất ở nơi thuận lợi cho việc học nghề của người tàn tật, khuyết tật. V. Chính sách đối với người tàn tật, khuyết tật học nghề 1. Được hưởng học bổng và trợ cấp xã hội, chế độ cử tuyển, chính sách tín dụng giáo dục, chính sách miễn, giảm phí dịch vụ công cộng cho học sinh, sinh viên quy định tại các điều 89, 90, 91 và 92 của Luật giáo dục. 2. Được tư vấn học nghề, tư vấn việc làm miễn phí. 3. Được giảm hoặc miễn học phí. 4. Người tàn tật, khuyết tật học nghề thuộc hộ nghèo được miễn học phí, được cấp học bổng và hỗ trợ ăn, ở, đi lại theo quy định của pháp luật. VI. Chính sách đối với giáo viên dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật 1. Nhà nước đầu tư đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, kỹ năng, phương pháp dạy nghề đối với giáo viên dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật. 4 2. Giáo viên dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật được hưởng chế độ đối với giáo viên dạy nghề quy định tại Điều 62 của Luật này và được hưởng phụ cấp đặc thù theo quy định của Chính phủ. Câu 4 (2 điểm) Trình bày nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Lao động -Thương binh và Xã hội quy định tại Thông tư liên tịch số 10/2008/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 10/7/2008 của Liên Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ. Có 14 ý, mỗi ý được 0,15 điểm, riêng ý 13 và 14 mỗi ý được 0,1 điểm. 1. Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành các quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm; đề án, chương trình trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; cải cách hành chính, xã hội hóa thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao. 2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện dự thảo các văn bản về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; 3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trên địa bàn huyện sau khi được phê duyệt, thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội được giao. 4. Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của các hội và tổ chức phi Chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội theo quy định của pháp luật. 5. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với các cơ sở bảo trợ xã hội, dạy nghề, giới thiệu việc làm, cơ sở giáo dục lao động xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em trên địa bàn huyện theo phân cấp, ủy quyền. 6. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện quản lý nghĩa trang liệt sỹ, đài tưởng niệm, các công trình ghi công liệt sỹ. 7. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội. 8. Phối hợp với các ngành, đoàn thể xây dựng phong trào toàn dân chăm sóc, giúp đỡ người có công và các đối tượng chính sách xã hội. 9. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách về lao động, người có công và xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống lãng phí trong hoạt động lao động, người có công và xã hội theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp huyện. 10. Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội. 5 11. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội. 12. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện. 13. Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp huyện. 14. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp huyện giao hoặc theo quy định của pháp luật. Câu 5 (2 điểm) Hãy nêu quy định về Hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng tại Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ. Cơ cấu điểm: Có 4 ý - Ý 1, có 6 ý, mỗi ý được 0,1 điểm; - Ý 2, có 4 ý, mỗi ý được 0,1 điểm; - Ý 3, có 7 ý, mỗi ý được 0,1 điểm; - Ý 4, có 2 ý, mỗi ý được 0,15 điểm; Hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng 1. Hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội bao gồm: a) Tờ khai thông tin của người khuyết tật theo mẫu quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; b) Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật; c) Bản sao Sổ hộ khẩu; d) Bản sao Giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân; đ) Bản sao Quyết định của cơ sở chăm sóc người khuyết tật về việc chuyển người khuyết tật về gia đình đối với trường hợp đang sống trong cơ sở bảo trợ xã hội; e) Giấy xác nhận đang mang thai của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế, bản sao Giấy khai sinh của con đang nuôi dưới 36 tháng tuổi đối với trường hợp đang mang thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi. 2. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc đối với gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng bao gồm: a) Tờ khai thông tin hộ gia đình theo mẫu quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; b) Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật; c) Bản sao Sổ hộ khẩu; d) Tờ khai thông tin của người khuyết tật theo mẫu quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đối với trường hợp người khuyết tật chưa được hưởng trợ cấp 6 xã hội hoặc bản sao Quyết định hưởng trợ cấp xã hội của người khuyết tật đối với trường hợp người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội. 3. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc đối với người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng bao gồm: a) Đơn của người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) về đủ điều kiện nhận nuôi dưỡng, chăm sóc theo quy định tại Điều 19 Nghị định này; b) Tờ khai thông tin người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc theo mẫu quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; c) Bản sao Sổ hộ khẩu và chứng minh nhân dân của người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc; d) Tờ khai thông tin của người khuyết tật theo mẫu quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; đ) Bản sao Sổ hộ khẩu của hộ gia đình người khuyết tật, nếu có; e) Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật; g) Bản sao Quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng của người khuyết tật đối với trường hợp người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội. 4. Hồ sơ hỗ trợ kinh phí chăm sóc đối với người khuyết tật đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi theo quy định như sau: a) Trường hợp người khuyết tật chưa được hưởng trợ cấp xã hội, hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này; b) Trường hợp người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hồ sơ bao gồm: Bản sao Quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; Giấy xác nhận đang mang thai của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế, bản sao Giấy khai sinh của con dưới 36 tháng tuổi. 7

Ngày đăng: 26/08/2015, 17:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w