UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC Họ và tên thí sinh: Số báo danh: ĐỀ CHÍNH THỨC THI TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC Kỳ thi ngày 17 tháng 01 năm 2015 Đề thi môn: Nghiệp vụ chuyên ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1 (2 điểm) Anh (chị) hãy nêu các mục tiêu cụ thể của Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Câu 2 (2 điểm) Trình bày giải pháp phát triển sản phẩm du lịch và giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Câu 3 (2 điểm) Anh (chị) hãy nêu quan điểm, mục tiêu phát triển văn hóa đến năm 2020 trong “Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020”. Câu 4 (2 điểm) Anh (chị) hãy trình bày nội dung bảo vệ môi trường và cảnh quan đô thị, nông thôn và bảo đảm trật tự xã hội, an toàn giao thông quy định tại Quyết định số 56/2014/QĐ-UBND ngày 21/8/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc ban hành quy định một số vấn đề trong việc thực hiện nếp sống văn minh đô thị và nông thôn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014-2015, định hướng đến năm 2020. Câu 5 (2 điểm) Anh (chị) hãy nêu vị trí và chức năng; nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Văn hóa, Thông tin cấp huyện quy định tại Thông tư liên tịch số 43/2008/TTLT- BVHTTDL-BNV ngày 06/6/2008 của Liên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Bộ Nội vụ. Ghi chú: - Thí sinh không được sử dụng tài liệu trong phòng thi; - Không được mang vào phòng thi điện thoại di động, máy ghi âm, máy ảnh, máy vi tính, các phương tiện thông tin khác; - Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm. UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THI TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC Kỳ thi ngày 17 tháng 01 năm 2015 ĐÁP ÁN Môn thi viết: Chuyên ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Câu 1 (2 điểm) Anh (chị) hãy nêu các mục tiêu cụ thể của Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Cơ cấu điểm: Có 3 ý - Ý 1, có 6 ý nhỏ, mỗi ý được 0,15 điểm; - Ý 2, có 5 ý nhỏ, mỗi ý được 0,1 điểm; - Ý 3, có 4 ý nhỏ, mỗi ý được 0,15 điểm; Các mục tiêu cụ thể của Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030: a) Mục tiêu 1: Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong việc thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình, ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình. - Chỉ tiêu 1: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 90% và đến năm 2020 đạt 95% trở lên hộ gia đình được phổ biến, tuyên truyền và cam kết thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình, ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình. - Chỉ tiêu 2: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 90% và đến năm 2020 đạt 95% nam, nữ thanh niên trước khi kết hôn được trang bị kiến thức cơ bản về gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình. - Chỉ tiêu 3: Hằng năm, trung bình giảm từ 10 - 15% hộ gia đình có bạo lực gia đình. - Chỉ tiêu 4: Hằng năm, trung bình giảm từ 10 - 15% hộ gia đình có người mắc tệ nạn xã hội. - Chỉ tiêu 5: Hằng năm, trung bình giảm 15% (khu vực khó khăn và đặc biệt khó khăn giảm 10%) hộ gia đình có người kết hôn dưới tuổi pháp luật quy định. b) Mục tiêu 2: Kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam; tiếp thu có chọn lọc các giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển; thực hiện đầy đủ các quyền và trách nhiệm của các thành viên trong gia đình, đặc biệt đối với trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ có thai, nuôi con nhỏ. 1 - Chỉ tiêu 1: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 80% trở lên (khu vực khó khăn và đặc biệt khó khăn đạt 70% trở lên) và đến năm 2020 đạt 85% trở lên (khu vực khó khăn và đặc biệt khó khăn đạt 75% trở lên) hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa. - Chỉ tiêu 2: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 85% và năm 2020 đạt 95% hộ gia đình dành thời gian chăm sóc, dạy bảo con, cháu, tạo điều kiện cho con, cháu phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, đạo đức và tinh thần, không phân biệt con, cháu là trai hay gái. - Chỉ tiêu 3: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 85% và năm 2020 đạt 95% hộ gia đình thực hiện chăm sóc, phụng dưỡng chu đáo ông, bà, chăm sóc cha, mẹ, phụ nữ có thai, nuôi con nhỏ. - Chỉ tiêu 4: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 95% và năm 2020 đạt từ 98% trở lên hộ gia đình có người trong độ tuổi sinh đẻ được tuyên truyền và thực hiện đúng chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, không phá thai vì giới tính của thai nhi. c) Mục tiêu 3: Nâng cao năng lực của gia đình trong phát triển kinh tế, ứng phó với thiên tai và khủng hoảng kinh tế; tạo việc làm, tăng thu nhập và phúc lợi, đặc biệt đối với các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo và cận nghèo theo quy định. - Chỉ tiêu 1: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 90% và đến năm 2020 đạt 95% trở lên hộ gia đình được cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật phúc lợi xã hội dành cho các gia đình chính sách, gia đình nghèo. - Chỉ tiêu 2: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 90% và đến năm 2020 đạt 95% trở lên hộ gia đình nghèo, hộ cận nghèo được cung cấp kiến thức, kỹ năng để phát triển kinh tế gia đình, ứng phó với thiên tai, khủng hoảng kinh tế. - Chỉ tiêu 3: Hằng năm, tăng 10% hộ gia đình, thành viên trong gia đình được thụ hưởng các dịch vụ y tế, văn hóa, giáo dục và dịch vụ hỗ trợ gia đình, hỗ trợ thành viên gia đình. Câu 2 (2 điểm) Trình bày giải pháp phát triển sản phẩm du lịch và giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Cơ cấu điểm: Có 2 ý lớn - Ý I, có 3 ý + Ý 1 và ý 2 mỗi ý được 0,15 điểm; + Ý 3 có 7 ý nhỏ, nêu đủ 7 ý được 1,1 điểm, thiếu mỗi ý trừ 0,15 điểm; - Ý II, có 4 ý, mỗi ý được 0,15 điểm. Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch và giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch: I. Phát triển sản phẩm du lịch 2 1. Phát triển hệ thống sản phẩm du lịch chất lượng, đặc sắc, đa dạng và đồng bộ, có giá trị gia tăng cao, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách du lịch nội địa và quốc tế; phát triển sản phẩm du lịch “xanh”, tôn trọng yếu tố tự nhiên và văn hóa địa phương. 2. Quy hoạch, đầu tư phát triển sản phẩm du lịch dựa trên thế mạnh nổi trội và hấp dẫn về tài nguyên du lịch; tập trung ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch biển, đảo, du lịch văn hóa và du lịch sinh thái; từng bước hình thành hệ thống khu, tuyến, điểm du lịch quốc gia; khu tuyến, điểm du lịch địa phương và đô thị du lịch. 3. Phát huy thế mạnh và tăng cường liên kết giữa các vùng, miền, địa phương hướng tới hình thành sản phẩm du lịch đặc trưng theo các vùng du lịch: + Vùng trung du, miền núi Bắc Bộ, gồm các tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn và Bắc Giang. Sản phẩm du lịch đặc trưng: Du lịch văn hóa, sinh thái gắn với tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số. + Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, gồm: Thành phố Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Quảng Ninh. Sản phẩm du lịch đặc trưng: Tham quan thắng cảnh biển, du lịch văn hóa với các giá trị của nền văn minh lúa nước và các nét sinh hoạt truyền thống đồng bằng Bắc Bộ, du lịch đô thị, du lịch MICE. + Vùng Bắc Trung Bộ, gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Sản phẩm du lịch đặc trưng: Tham quan tìm hiểu các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, du lịch biển, du lịch sinh thái, tìm hiểu văn hóa - lịch sử. + Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, gồm: Thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Sản phẩm du lịch đặc trưng: Du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo gắn với di sản, tìm hiểu văn hóa biển, ẩm thực biển. + Vùng Tây nguyên, gồm: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng. Sản phẩm du lịch đặc trưng: Du lịch sinh thái, du lịch văn hóa khai thác các giá trị văn hóa độc đáo của các dân tộc Tây Nguyên. + Vùng Đông Nam Bộ, gồm: Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh. Sản phẩm du lịch đặc trưng: Du lịch đô thị, du lịch MICE, tìm hiểu văn hóa lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng và sinh thái biển, đảo. + Vùng đồng bằng sông Cửu Long, gồm: Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang và thành phố Cần Thơ. Sản phẩm du lịch đặc trưng: Du lịch sinh thái, văn hóa sông nước miệt vườn, nghỉ dưỡng và sinh thái biển, đảo, du lịch MICE. II. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch - Phát triển nhân lực du lịch đảm bảo chất lượng, số lượng, cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch và hội nhập quốc tế. 3 - Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo về du lịch mạnh, cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị giảng dạy đồng bộ, hiện đại; chuẩn hóa chất lượng giảng viên; chuẩn hóa giáo trình khung đào tạo du lịch. - Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhân lực du lịch phù hợp với nhu cầu phát triển du lịch từng thời kỳ, từng vùng, miền trong cả nước; từng bước thực hiện chuẩn hóa nhân lực du lịch hợp chuẩn với khu vực và quốc tế, đặc biệt chú trọng nhân lực quản lý du lịch và lao động có tay nghề cao. - Đa dạng hóa phương thức đào tạo; khuyến khích đào tạo tại chỗ, tự đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp. Câu 3 (2 điểm) Anh (chị) hãy nêu quan điểm, mục tiêu phát triển văn hóa đến năm 2020 trong “Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020”. Cơ cấu điểm Có 2 ý - Ý 1, có 7 ý nhỏ, nêu đủ 7 ý được 1,2 điểm, thiếu mỗi ý trừ 0,2 điểm; - Ý 2, có 5 ý, nêu đủ 5 ý được 0,8 điểm, thiếu mỗi ý trừ 0,15 điểm; Quan điểm, mục tiêu phát triển văn hoá đến năm 2020 1. Quan điểm xây dựng và phát triển văn hoá - Từ trước đến nay, Đảng ta luôn luôn khẳng định vị trí và tầm quan trọng của văn hoá trong cách mạng giải phóng dân tộc, trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhất là trong thời kỳ đổi mới từ Đại hội VI đến nay. Đặc biệt, trong Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII), Đảng ta đã xác định năm quan điểm chỉ đạo cơ bản sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá của nước ta: - Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. - Nền văn hoá chúng ta xây dựng là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. - Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. - Xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng. - Văn hoá là một mặt trận; xây dựng và phát triển văn hoá là một sự nghiệp cách mạng lâu dài đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng. - Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) không những chỉ ra những nhiệm vụ cấp bách trước mắt, mà còn có ý nghĩa chiến lược về xây dựng và phát triển văn hoá của nước ta trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Năm quan điểm chỉ đạo cơ bản đó, cùng với những quan điểm về sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là then chốt với không ngừng nâng cao văn hoá – nền tảng tinh thần của xã hội của Kết luận Hội nghị Trung ương 10 (khoá IX) và Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng là những quan điểm chỉ đạo và được quán 4 triệt trong Chiến lược phát triển văn hoá đến năm 2020. Trong quá trình tổ chức thực hiện Chiến lược, cần tiếp tục nghiên cứu làm sâu sắc thêm, vận dụng, cụ thể hoá những quan điểm quan trọng này vào trong thực tiễn xây dựng và phát triển văn hoá trong thời kỳ mới. 2. Mục tiêu phát triển văn hoá đến năm 2020 Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, mục tiêu trọng tâm của Chiến lược phát triển văn hoá cần phải đạt tới: - Một là, hướng mọi hoạt động văn hoá vào việc xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo; tuân thủ pháp luật; có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái khoan dung, trọng nghĩa tình, lối sống văn hoá, quan hệ hài hoà trong gia đình, cộng đồng và xã hội, làm cho văn hoá trở thành nhân tố thúc đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách, thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế; gắn kết mối quan hệ giữa văn hoá và xây dựng môi trường văn hoá với vấn đề hình thành nhân cách. - Hai là, tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo tồn, kế thừa và phát huy các giá trị tốt đẹp của văn hoá dân tộc, vừa phát huy mạnh mẽ tính đa dạng, bản sắc độc đáo của văn hoá các dân tộc anh em, vừa kiên trì củng cố và nâng cao tính thống nhất trong đa dạng của văn hoá Việt Nam, tập trung xây dựng những giá trị văn hoá mới, đi đôi với việc mở rộng và chủ động trong giao lưu quốc tế, tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hoá thế giới, làm phong phú thêm nền văn hoá dân tộc, bắt kịp sự phát triển của thời đại. - Ba là, giải phóng mạnh mẽ năng lực và tiềm năng sáng tạo của mọi người, phát huy cao độ tính sáng tạo của trí thức, văn nghệ sĩ; đào tạo tài năng văn hoá, nghệ thuật; tạo cơ chế, chính sách và cơ sở vật chất để có nhiều sản phẩm văn hoá, nghệ thuật chất lượng cao xứng tầm với dân tộc và thời đại; nghiên cứu toàn diện và có hệ thống về lý luận và thực tiễn việc xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. - Bốn là, tạo mọi điều kiện nâng cao mức hưởng thụ và tham gia hoạt động, sáng tạo văn hoá của nhân dân; phấn đấu từng bước thu hẹp sự chênh lệch về hưởng thụ văn hoá, nghệ thuật giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. - Năm là, đi đôi với việc tăng cường đầu tư của Nhà nước, đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động văn hoá, huy động mọi nguồn lực cho phát triển văn hoá, coi đầu tư cho văn hoá là đầu tư cho con người, đầu tư cho phát triển bền vững, gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, làm cho văn hoá tham gia tích cực vào việc thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” của đất nước. Câu 4 (2 điểm) Anh (chị) hãy trình bày nội dung bảo vệ môi trường và cảnh quan đô thị, nông thôn và bảo đảm trật tự xã hội, an toàn giao thông quy định tại Quyết định số 5 56/2014/QĐ-UBND ngày 21/8/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc ban hành quy định một số vấn đề trong việc thực hiện nếp sống văn minh đô thị và nông thôn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014-2015, định hướng đến năm 2020. Cơ cấu điểm: Có 2 ý - Ý I, có 7 ý + Ý 1, 2, 3, 4, 5, 6, mỗi ý được 0,1 điểm; + Ý 7, có 3 ý nhỏ; mỗi ý được 0,1 điểm; - Ý II, có 5 ý + Ý 1, 2, 3, 4, mỗi ý được 0,15 điểm; + Ý 5 có 5 ý nhỏ, mỗi ý được 0,1 điểm. I. Bảo vệ môi trường và cảnh quan đô thị, nông thôn 1. Đảm bảo vệ sinh môi trường, giữ gìn vệ sinh nơi ở, đường phố, thôn xóm, cơ quan luôn sạch, đẹp; tham gia làm vệ sinh chung theo quy định của thành phố, huyện, thị xã, tổ, thôn, cơ quan, đơn vị. 2. Có thùng rác tại các nơi công cộng. Đổ rác, thu gom rác, chất thải theo quy định. 3. Các cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện nghiêm túc quy định về bảo vệ môi trường. 4. Các hộ gia đình dùng thùng đốt vàng mã để đảm bảo vệ sinh môi trường và quy định về phòng, chống cháy nổ. 5. Xây dựng mô hình “Tổ dân phố không rác”, “Thôn không rác”. 6. Xây dựng đảm bảo hệ thống thoát nước, công trình điện chiếu sáng ở các tuyến đường nội thị và khu dân cư. 7. Nghiêm cấm các hành vi sau: a) Treo dán, viết, vẽ, đặt biển quảng cáo rao vặt làm mất mỹ quan; cơi nới, làm mái che sai quy định; b) Tập kết phế liệu trong khu dân cư; c) Đổ chất phế thải, rác, nước thải trực tiếp ra đường, vỉa hè, xuống sông, ao, hồ, suối, biển II. Bảo đảm trật tự xã hội, an toàn giao thông 1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của Luật giao thông (đường bộ, đường thuỷ nội địa, đường sắt) để nâng cao ý thức tự giác chấp hành, ứng xử có văn hoá của người dân khi tham gia giao thông. 2. Phấn đấu giảm mạnh các vụ tai nạn giao thông trên địa bàn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm Luật giao thông đường bộ. 3. Lắp đặt biển báo, phân luồng, sơn kẻ hướng dẫn giao thông; chấn chỉnh hoạt động các bến xe, điểm dừng đỗ xe và trông giữ xe. 6 4. Ngăn chặn và xử lý nghiêm các tệ nạn xã hội, các vụ bạo lực gia đình, các hoạt động bói toán, mê tín dị đoan trên địa bàn. 5. Nghiêm cấm các hành vi sau: a) Lấn chiếm lòng, lề đường, hè phố, mặt cầu làm nơi để xe, rửa xe, trông giữ xe, buôn bán, kinh doanh, họp chợ, tập kết vật liệu xây dựng gây cản trở giao thông; b) Đeo bám du khách để ăn xin, bán hàng tại các điểm tham quan du lịch, bến xe, bến thuyền, chợ, khách sạn, nhà hàng, các điểm sinh hoạt văn hóa, tâm linh, nơi tổ chức lễ hội…; c) Các hình thức hát rong, quảng cáo rao vặt và quảng cáo có sử dụng loa phóng thanh trên địa bàn tỉnh; d) Vượt đèn đỏ, đi sai làn đường, không đội mũ bảo hiểm theo quy định của pháp luật, điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi đã sử dụng chất kích thích; đ) Sử dụng các loại phương tiện tự chế để chở hàng hóa lưu thông trên đường. Câu 5 (2 điểm) Anh (chị) hãy nêu vị trí và chức năng; nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Văn hóa, Thông tin cấp huyện quy định tại Thông tư liên tịch số 43/2008/TTLT- BVHTTDL-BNV ngày 06/6/2008 của Liên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Bộ Nội vụ. Cơ cấu điểm: Có 2 ý - Ý I, có 2 ý, mỗi ý được 0,15 điểm; - Ý II, có 12 ý, nêu đủ 12 ý được 1,7 điểm, thiếu mỗi ý trừ 0,2 điểm I. Vị trí và chức năng 1. Phòng Văn hoá và Thông tin là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện, có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhan dân cấp huyện quản lý nhà nước về: văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch và các dịch vụ công thuộc tính Vực Văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch trên địa bàn huyện (việc thực hiên chức năng quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông ra phòng được quy định trong Thông tư liên tịch của Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Nội vụ). 2. Văn hoá và Thông tin có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng chịu sự chỉ đạo quản lý về tổ chức biên chế và hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông. II. Nhiệm vụ và quyền hạn 1. Trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định, chỉ thị; kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; đề án, chương trình phát triển văn hoá, gia đình thể dục, thể thao và du lịch; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện cải cách hành chính, xã hội hoá trong lĩnh vực quản lý nhà nước được giao. 7 2. Trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện dự thảo các văn bản về lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện. 3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình đã được phê duyệt; hướng dẫn, thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, hoạt động phát triển sự nghiệp văn hoá, thể dục, thể thao và du lịch; chủ trương xã hội hoá hoạt động và hoá, thể dục thể thao; chống bạo lực trong gia đình. 4. Hướng dẫn các tổ chức, đơn vị và nhân dân trên địa bàn huyện thực hiện phong trào văn hoá, văn nghệ; phong trào luyện tập thể dục, thể thao; xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; xây dựng phong trào "Toàn dàn đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá"; xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá, khu phố văn hoá, đơn vị văn hoá; bảo vệ các di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh: bảo vệ, tôn tạo, khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch, môi trường du lịch, khu du lịch, điểm du lịch trên địa bàn huyện. 5. Hướng dãn, kiểm tra hoạt động của các Trung tâm văn hoá, thể thao, các thiết chế văn hoá thông tin cơ sở, các cơ sở hoạt động dịch vụ văn hoá, thể dục, thể thao, du lịch, điểm vui chơi công cộng thuộc phạm vi quản lý của phòng trên địa bàn huyện. 6. Giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn và kiểm tra hoạt động các hội và tổ chức phi chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc các lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật. 7. Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch đối với các chức danh chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân xã, phường. thị trấn. 8. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về hoạt động văn hoá, gia đình. thể dục, thể thao và du lịch trên địa bàn huyện; giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân về lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật. 9. Thực hiên công tác thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình hoạt động văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Cấp huyện và Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch. 10. Quản lý tổ chức, biên chế. thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của phòng về lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật và phân công của Uỷ ban nhân dân cấp huyện. 11. Quản lý tài chính; tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp, uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân cấp huyện. 12. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhan dân cấp huyện giao hoặc theo quy định của pháp luật. Ngoài các nhiệm vụ trên, Phòng Văn hoá và Thông tin còn thực hiện một số nhiệm vụ quyền hạn về lĩnh vực thông tin, truyền thông theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch của Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Nội vụ. 8