Nhưng cũng còn một nguyên nhân khác đó là do sự gia tăng tình trạng lạm dụng xét nghiệm cận lâm sàng, kết quả xét nghiệm cận lâm sàng chưa được thừa nhận giữa các bệnh viện cùng tuyến ho
Trang 1y häc thùc hµnh (762) - sè 4/2011
40
Số lượng kỹ thuật cận lâm sàng gia tăng ở tất cả các
kỹ thuật (Xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò
chức năng) Đối với họat động xét nghiệm, các BV đã
thực hiện được 134 triệu lượt xét nghiệm sinh hóa, tăng
12,4% so với năm 2009; Xét nghiệm huyết học 143 triệu
lượt tăng 7%; XN Vi sinh 17 triệu lượt tăng 7,2%; XN
Giải phẫu bệnh 2,2 triệu lượt tăng 5,8% Đối với hoạt
động chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng, các BV
thực hiện 1,4 triệu lượt số CT-Scan, tăng 9,9%; Siêu âm
16 triệu lượt, tăng 6,9%; Nội soi chẩn đoán 2,24 triệu
lượt, tăng 24,5% so với 2009 Sự gia tăng trên đây có
thể giải thích là do các bệnh viện đã được trang bị thêm
nhiều trang thiết bị chẩn đoán, xét nghiệm Nhưng cũng
còn một nguyên nhân khác đó là do sự gia tăng tình
trạng lạm dụng xét nghiệm cận lâm sàng, kết quả xét
nghiệm cận lâm sàng chưa được thừa nhận giữa các
bệnh viện cùng tuyến hoặc khác tuyến khiến 1 người
bệnh nếu chuyển tuyến thì phải thực hiện cùng một loại
xét nghiệm nhiều lần, gây tốn kém cho người bệnh [1]
KẾT LUẬN
So với năm 2009, các bệnh viện đã khám và điều trị
ngoại trú hơn 111,1 triệu lượt người bệnh, số lượt khám
bệnh tại các BV trực thuộc Bộ chiếm 6.5% (tăng 104.8%); khám và điều trị nội trú cho gần 10 triệu lượt người bệnh, tăng 3,6% so với 2009
Đối tượng có thẻ BHYT (BHYT, trẻ em dưới 6 tuổi, người nghèo) được khám, điều trị nội trú, ngoại trú đều tăng hơn so với năm 2009 Các họat động xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng cũng tăng hơn
so với năm 2009
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Ban Bí Thứ TƯ (2009), Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y
tế trong tình hình mới”
2 Bộ Y tế (2007), Chỉ thị số 06/2007/CT-BYT ngày 7/12/2007 của Bộ Trưởng Bộ Y tế về việc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân
3 Bộ Y tế (2009), Chương trình số 527/Ctr-BYT ngày 18/6/2009 của Bộ Trưởng Bộ Y tế về nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh BHYT
4 Bộ Y tế (2010), Báo cáo chung tổng quan ngành Y
tế năm 2010, trang 18 – 19
5 Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XII (2008), Luật Bảo hiểm y tế của Quốc Hội khóa XII, kỳ họp thứ tư số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008
§¸NH GI¸ PH¶N øNG CRP ë BÖNH NH¢N LUPUS BAN §á
§IÒU TRÞ T¹I BÖNH VIÖN H÷U NGHÞ VIÖT TIÖP H¶I PHßNG
Bïi ThÞ Hµ TÓM TẮT
Chúng tôi đã làm xét nghiệm CRP cho 73 bệnh nhân
lupus ban đỏ điều trị tại bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng
và rút ra được kết luận sau:
- 69,86% bệnh nhân luput ban đỏ có CRP dương tính
- CRP dương tính ở nhóm bệnh nhân luput ban đỏ có
tổn thương nội tạng là 47,95%, cao hơn nhóm bệnh nhân
luput ban đỏ có tổn thương da đơn thuần là 16,44%
- Bệnh nhân lupus ban đỏ có CRP dương tính có
nguy cơ bị tổn thương nội tạng gấp 9,6 lần so với tổn
thương da đơn thuần
Từ khóa: lupus ban đỏ, bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng
SUMMARY
We tested the CRP for 73 patients treated at
Vietnam- Czech friendship Hospitals in Hai Phong city
draw the following conclusions:
- 69.86% lupus erythematosus patients have CRP
positive
- CRP positive in lupus erythematosus patients have
organ damage is 47.95% higher than among patients
with lupus erythematosus skin lesions alone is 16.44%
- Lupus erythematosus Patients with positive CRP
risk of organ damage than 9.6 times compared with skin
lesions alone
- Keywords: lupus erythematosus, Vietnam-
Czech friendship Hospitals in Hai Phong city
ĐẶT VẤN ĐỀ
CRP (protein C reactive) là một protein do gan sản
xuất và là thành phần không thể thiếu trong phản ứng
của hệ miễn dịch đối với tổn thương hay nhiễm trùng
Trên người bình thường, CRP chỉ ở dạng vết, nhưng
nếu cơ thể bị viêm nhiễm hay tổn thương, CRP có thể
được nhân lên đến 1000 lần CRP tăng trong các bệnh nhiễm trùng, nhiễm kí sinh trùng, bệnh tim mạch, bệnh
tự miễn (lupus ban đỏ hệ thống), Vì vậy, CRP được biết đến như là chất chỉ điểm hiện tượng trên Do đó, chúng tôi nghiên cứu đề tài này với mục tiêu:
Đánh giá phản ứng CRP ở bệnh nhân lupus ban đỏ điều trị tại bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1 Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân được chẩn đoán lupus ban đỏ điều trị tại các khoa hệ Nội và khoa Da Liễu Bệnh viện Việt Tiệp - Hải Phòng từ tháng 04/2009 đến tháng 09/2010
* Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh lupus ban đỏ
- Theo tiêu chuẩn chẩn đoán lupus ban đỏ của Hội Thấp học Hoa Kỳ năm 1997 (ARA) [1], [3]: ≥ 4 trong 11 tiêu chuẩn là chẩn đoán xác định
- Bệnh nhân lupus ban đỏ nghiên cứu được phân thành 2 nhóm:
+ Nhóm 1: lupus ban đỏ tổn thương da đơn thuần + Nhóm 2: lupus ban đỏ tổn thương nội tạng (máu và bạch huyết; thận; gan; tim mạch; phổi; thần kinh-tâm thần)
* Loại khỏi nghiên cứu
- Các bệnh nhân không đủ số liệu nghiên cứu
- Các bệnh nhân không đồng ý hợp tác
- Không lặp bệnh nhân (mỗi bệnh nhân chỉ lấy 1 lần)
2 Phương pháp nghiên cứu 2.1 Thiết kế nghiên cứu:
Mô tả cắt ngang
2.2 Các chỉ tiêu nghiên cứu và cách thu thập:
Mỗi bệnh nhân được lập 1 bệnh án thống nhất theo mẫu và được làm xét nghiệm test nhanh CRP tại khoa
Vi Sinh Vật của bệnh viện Việt Tiệp
Trang 2y häc thùc hµnh (762) - sè 4/2011 41
Nhận định kết quả:
- CRP âm tính: Không có hạt ngưng kết
- CRP dương tính: Có hạt ngưng kết
2.3 Xử lý số liệu:
Theo phương pháp thống kê y học
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua 73 bệnh nhân lupus ban đỏ được làm xét
nghiệm CRP chúng tôi thu được kết quả sau:
1 Tỷ lệ CRP dương tính ở bệnh nhân lupus ban
đỏ:
69.86
30.14
CRP (+)
Biểu đồ tỷ lệ CRP dương tính ở bệnh nhân lupus
ban đỏ
Nhận xét: Bệnh nhân lupus ban đỏ có tỷ lệ CRP
dương tính cao là 69,86%
2 Tỷ lệ CRP dương tính ở 2 nhóm bệnh nhân
lupus ban đỏ
Bảng 1: CRP ở 2 nhóm bệnh nhân lupus ban đỏ (n =
73)
CRP
p(1:2)<
0,05
Nhận xét: Tỷ lệ CRP dương tính ở nhóm 2 là
47,95%, cao hơn nhóm 1 (21,91%) có ý nghĩa thống kê
với p < 0,05
3 Tỷ lệ xuất hiện tổn thương nội tạng ở các bệnh
nhân có CRP dương tính
Bảng 2: Tỷ lệ xuất hiện tổn thương nội tạng ở các
BN có CRP dương tính
CRP dương tính (n = 35) Tổn thương
Nhận xét: Trong số 35 bệnh nhân lupus ban đỏ tổn
thương nội tạng có CRP dương tính thì tổn thương thận
chiếm tỷ lệ rất cao 91,42%, sau đó đến tổn thương máu
85,71% Tổn thương tim và gan thấp hơn 57,14%
4 Mối liên quan giữa CRP với 2 nhóm bệnh nhân
lupus ban đỏ
Bảng 3: Mối liên quan giữa CRP với 2 nhóm bệnh
nhân lupus ban đỏ
KQNC
Dương tính 16 31,4 35 68,6
Âm tính 1 4,5 21 95,5 < 0,05
OR = 9,6 (1,18 - 77,7)
Nhận xét: Bảng trên cho thấy bệnh nhân lupus có CRP dương tính có nguy cơ bị tổn thương nội tạng gấp 9,6 lần so với tổn thương da (p < 0,05)
BÀN LUẬN
Kết quả xét nghiệm CRP của bệnh nhân lupus ban
đỏ cho thấy tỷ lệ CRP dương tính chiếm 69,86% Trong
đó nhóm lupus ban đỏ có tổn thương nội tạng là 47,95%, nhóm lupus chỉ tổn thương da đơn thuần là 16,44% Sự khác biệt giữ 2 nhóm này có ý nghĩa thống
kê với p < 0,05
Chúng tôi thấy rằng những bệnh nhân thuộc nhóm lupus ban đỏ có tổn thương nội tạng biểu hiện lâm sàng
về triệu chứng sốt, nhiễm khuẩn đều cao hơn so với nhóm tổn thương da đơn thuần thì trên xét nghiệm về yếu tố viêm không đặc hiệu cũng cho kết quả tương tự Như vậy cho thấy yếu tố viêm cũng là một trong những xét nghiệm quan trọng cần làm trước bệnh nhân lupus ban đỏ
Theo một số tác giả nước ngoài như Meyer O nghiên cứu về tỷ lệ CRP trên bệnh nhân lupus ban đỏ năm 2010 thì tỷ lệ dương tính là 45% [4], tác giả Sjöwall
C và cộng sự nghiên cứu thì tỷ lệ này cũng là 40% [5], phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi
Trong số 35 bệnh nhân lupus ban đỏ tổn thương nội tạng có CRP dương tính thì tổn thương thận chiếm tỷ lệ rất cao 91,42%, sau đó đến tổn thương máu 85,71% Tổn thương tim và gan thấp hơn với tỷ lệ là 57,14% Chúng tôi tiến hành nghiên cứu mối liên quan giữa CRP với bệnh lupus ban đỏ thì thấy người có CRP dương tính có nguy cơ bị tổn thương nội tạng gấp 9,6 lần so với người bị tổn thương da với OR = 9,6 p < 0,05
KẾT LUẬN
1 Bệnh nhân lupus ban đỏ có CRP dương tính chiếm tỷ lệ là 69,86%
2 CRP dương tính ở nhóm bệnh nhân lupus ban đỏ
có tổn thương nội tạng là 47,95%, cao hơn nhóm bệnh nhân lupus ban đỏ có tổn thương da đơn thuần (16,44%)
3 Bệnh nhân lupus ban đỏ có CRP dương tính có nguy cơ bị tổn thương nội tạng gấp 9,6 lần so với tổn thương da đơn thuần
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Trần Ngọc Ân (1998): “ Lupus ban đỏ” Bệnh học Nội khoa tập 2 NXB Y học Hà Nội Tr 293 – 299
2 Chu Xuân Anh (2004): “ Một số đặc điểm lâm
sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh Lupus ban
đỏ tại khoa Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai 2002 – 2004” Luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa
chuyên ngành nội khoa
3 David B.Hellmann, Trần Ngọc Ân, Nguyễn Đình
Khoa (2001) “Chẩn đoán và điều trị y học hiện đại” Tập
1 Nhà xuất bản y học Hà Nội Tr 1193 – 1200
4 Meyer O (2010): “Anti-CRP antibodies in systemic
lupus erythematosus.” Clin Exp Rheumatol 2010
Jul-Aug;28(4):504-10
5 Sjöwall C, Bengtsson AA, Sturfelt G, Skogh
T.(2004): “Serum levels of autoantibodies against
monomeric C-reactive protein are correlated with disease activity in systemic lupus erythematosus.”
Arthritis Res Ther 2004;6(2):R87-94