Văn hóa làng Quảng Xá: truyền thống và hiện đại Nguyễn Thị Như Nguyệt Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển Luận văn ThS ngành: Việt Nam học; Mã số: 60 31 60 Người hướng dẫn: GS.TS..
Trang 1Văn hóa làng Quảng Xá: truyền thống và hiện
đại Nguyễn Thị Như Nguyệt
Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển Luận văn ThS ngành: Việt Nam học; Mã số: 60 31 60 Người hướng dẫn: GS.TS Ngô Đức Thịnh
Năm bảo vệ: 2011
Abstract Tổng quan về làng Quảng Xá: Điều kiện tự nhiên; Lịch sử lập làng; Đời
sống kinh tế; Thiết chế xã hội và quan hệ xã hội Nghiên cứu văn hóa vật chất làng Quảng Xá: Văn hóa ẩm thực; Văn hóa y phục, đồ gia dụng; Văn hóa trong kiến trúc – xây dựng Nghiên cứu văn hóa tinh thần làng Quảng Xá: Tín ngưỡng và tôn giáo; Các phong tục tập quán; Lễ hội và các trò chơi dân gian; Văn nghệ dân gian, văn học dân gian; Truyền thống học tập và khoa bảng; Văn hóa gia đình – dòng họ Trình bày một số vấn đề về xây dựng làng văn hóa ở Quảng Xá hiện nay: Mối quan hệ giữa văn hóa làng và xây dựng làng văn hóa; Những điều được và chưa được trong xây dựng làng văn hóa ở Quảng Xá; Bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình xây dựng làng văn hóa ở Quảng Xá; Phương hướng, giải pháp đẩy mạnh công tác
xây dựng làng văn hoá ở Quảng Xá hiện nay
Keywords Việt Nam học; Văn hóa Việt Nam; Làng Quảng Xá; Văn hóa truyền thống; Văn hóa làng
Content
Trang 24
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Mục đích và phạm vi nghiên cứu 5
3.1 Mục đích nghiên cứu 5
3.2 Phạm vi nghiên cứu 6
4 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 6
4.1 Đối tượng nghiên cứu 6
4.2 Phương pháp nghiên cứu 8
5 Đóng góp của luận văn 8
6 Cấu trúc của luận văn 9
NỘI DUNG Chương 1 Tổng quan về làng Quảng Xá 10
1.1 Điều kiện tự nhiên 10
1.1.1 Vị trí địa lý 10
1.1.2 Địa hình 11
1.1.3 Khí hậu 13
1.1.4 Sông ngòi 14
1.2 Lịch sử lập làng 15
1.3 Đời sống kinh tế 18
1.3.1 Quan hệ ruộng đất 18
1.3.2 Sản xuất nông nghiệp 19
1.3.3 Thủ công nghiệp 20
1.3.4 Thương nghiệp 21
1.4 Thiết chế xã hội và quan hệ xã hội 22
1.5 Con người và truyền thống đấu tranh cách mạng của làng Quảng Xá 25
1.5.1 Con người ở làng Quảng Xá 25
Trang 35
1.5.2 Truyền thống đấu tranh cách mạng của làng Quảng Xá 27
Tiểu kết 30
Chương 2 Văn hóa vật chất làng Quảng Xá 31
2.1 Văn hóa ẩm thực 31
2.1.1 Ăn 31
2.1.2 Uống 37
2.2 Văn hóa y phục, đồ gia dụng 39
2.2.1 Y phục 39
2.2.2 Đồ gia dụng 40
2.3 Văn hóa trong kiến trúc – xây dựng , 41
2.3.1 Đình, chùa, miếu, điện, nhà thờ họ 41
2.3.2 Nhà ở 44
2.3.3 Đường làng, giếng làng, ao làng 46
Tiểu kết 50
Chương 3 Văn hóa tinh thần làng Quảng Xá 51
3.1 Tín ngưỡng và tôn giáo 51
3.1.1 Tín ngưỡng 51
3.1.2 Tôn giáo 53
3.2 Các phong tục tập quán 54
3.2.1 Phong tục trong ngày Tết Nguyên Đán 54
3.2.2 Phong tục trong hôn nhân – gia đình 55
3.2.3 Phong tục trong tang chế 59
3.3 Lễ hội và các trò chơi dân gian 60
3.3.1 Lễ hội cúng Thành hoàng và các bậc khai canh khải cư ở làng Quảng Xá 60
3.3.2 Lễ hội ngày Tết 64
3.3.3 Một số lễ hội khác 68
3.4 Văn nghệ dân gian, văn học dân gian 70
3.4.1 Các dạng sinh hoạt văn nghệ dân gian truyền thống 70
Trang 46
3.4.2 Kho tàng ca dao, tục ngữ 75
3.5 Truyền thống học tập và khoa bảng 78
3.6 Văn hóa gia đình – dòng họ 81
Tiểu kết 85
Chương 4 Một số vấn đề về xây dựng làng văn hóa ở Quảng Xá hiện nay…87 4.1 Mối quan hệ giữa văn hóa làng và xây dựng làng văn hóa 87
4.2 Những điều được và chưa được trong xây dựng làng văn hóa ở Quảng Xá 90
4.2.1 Những điều được 90
4.2.2 Những điều chưa được 95
4.3 Bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình xây dựng làng văn hóa ở Quảng Xá 100
4.4 Phương hướng, giải pháp đẩy mạnh công tác xây dựng làng văn hoá ở Quảng Xá hiện nay 102
4.4.1 Phương hướng 102
4.4.2 Giải pháp 105
4.4.3 Một số kiến nghị 109
Tiểu kết 111
KẾT LUẬN 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO 114
PHỤ LỤC……… 1-39 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1: Khả năng biết thể hiện các loại hình truyền thống của làng… 91 Bảng 4.2:Thái độ của người làng đối với phong trào xây dựng làng
Trang 57
văn hoá ở Quảng Xá……….91
Bảng 4.3: Các thói hư tật xấu……… 96 Bảng 4.4: Những biểu hiện mới trong văn hoá hiện nay ở làng Quảng
Xá……….… 97
Trang 6Ngày nay, trước “cơn lốc” đô thị hoá, làng xã và văn hoá làng xã đang ở một giai đoạn thử thách quyết liệt: truyền thống và đổi mới, dân tộc và hiện đại, quốc gia và dân tộc Phải đổi mới, phải công nghiệp hoá, hiện đại hoá – đó là một quy luật tất yếu, nhưng đồng thời phải giữ được bản sắc và truyền thống tốt đẹp của nền văn hoá dân tộc, văn hoá làng quê – đó là thách thức rất lớn đối với các làng quê Việt Nam hiện nay, trong đó có làng Quảng Xá, xã Tân Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
Quảng Xá được mệnh danh là “làng đọc sách”, “làng nhạc sỹ”, “làng dạy
học”, “làng ca Huế” Tuy không nằm trong “bát danh hương” của Quảng Bình
nhưng Quảng Xá cũng là một trong những làng nổi tiếng về lịch sử cách mạng
cũng như văn hoá truyền thống Trong xu thế công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hình
ảnh làng quê Quảng Xá đang dần biến đổi Không gian làng thay đổi dẫn đến nếp làng, văn hoá làng cùng những phong tục, tập quán cũng không còn nguyên vẹn
Do đó, nghiên cứu và tìm hiểu về các giá trị văn hoá truyền thống cũng như những yếu tố hiện đại trong phát triển văn hóa làng Quảng Xá theo hướng tiếp cận khu vực học là điều cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn Từ đó đưa ra giải pháp hài hoà giữa bảo tồn và phát triển trong xây dựng làng văn hoá Quảng Xá nói riêng, các làng quê Việt Nam nói chung như tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung Ương Đảng (khoá VIII) tháng 7 năm 1998 về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Trang 79
Là một giảng viên tham gia đào tạo cử nhân ngành Việt Nam học ở trường Đại học Quảng Bình và với trách nhiệm một người con của quê hương, tôi quyết
định chọn “Văn hoá làng Quảng Xá: truyền thống và hiện đại” làm luận văn
nghiên cứu của mình với mong muốn góp phần vào việc tìm hiểu, lưu giữ, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống làng Việt cổ truyền ở vùng đất này Đồng thời
đó cũng là cơ sở quan trọng để bổ sung vào nguồn tư liệu văn hoá địa phương, phục vụ giảng dạy và học tập của các trường ở Quảng Bình hiện nay cũng như sự cần thiết để giới thiệu với khách du lịch khi đến với văn hoá Việt Nam, đến với văn hoá Quảng Bình – vùng đất đầy nắng, cát và gió lào khắc nghiệt
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Truyền thống, hiện đại và mối quan hệ giữa chúng trong văn hoá Việt Nam đang là đề tài được nhiều nhà khoa học quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu, nhất là trong bối cảnh có nhiều biến động về văn hoá Việt Nam hiện nay Là đề tài không hoàn toàn mới mẻ nhưng không bao giờ cũ vì trong những năm gần đây các nhà nghiên cứu khoa học đã tìm hiểu về vấn đề này của các làng xã trên đất nước ta, phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước Đáng chú ý là các công trình mang tính lý
luận chung như: Một số vấn đề làng xã Việt Nam (2009) và Làng xã Việt Nam -
truyền thống và hiện đại của GS.TS Nguyễn Quang Ngọc (người được mệnh danh
là “nhà Sử học của làng quê”); Văn hoá Việt Nam – truyền thống và hiện đại của
Lê Huy Hoà, Hoàng Đức Nhuận (tuyển chọn và giới thiệu); Cuộc sống hiện đại và
văn hoá cội nguồn của Phan Khanh; Đến hiện đại từ truyền thống của Trần Đình
Hượu; Văn hoá và thời đại của Nguyễn Chí Tình; Trang phục Việt Nam từ truyền
thống đến hiện đại của Nguyễn Thu Phương; Biến đổi văn hoá ở các làng quê hiện nay của TS Nguyễn Thị Phương Châm; Văn hoá và đổi mới của Phạm Văn Đồng; Một số giá trị văn hoá truyền thống với đời sống văn hoá ở cơ sở nông thôn hiện nay của Phạm Việt Long; Văn hoá Việt Nam trước xu thế toàn cầu hoá - thời cơ
và thách thức của PGS.TS Thành Duy; Con người và văn hoá Việt Nam trong thời
kỳ đổi mới và hội nhập của Nguyễn Văn Dân
Trang 810
Ngoài ra là các công trình có tính trường hợp điển hình ở một số làng xã cụ
thể như: Văn hoá làng Tiên Điền - truyền thống và hiện đại của PTS Nguyễn Quốc Phẩm; Hoàng Liệt – truyền thống và hiện đại của PGS.TS Nguyễn Văn Khánh;
Văn hoá làng và làng văn hoá xứ Thanh của Hoàng Anh Nhân; Xây dựng làng văn hoá ở huyện Hải Hậu – Nam Định trong thời kỳ đổi mới của Trần Thị Kim Quế; Văn hoá làng Nam Bộ trước những biến đổi kinh tế-xã hội từ 1980 trở lại đây
(Luận án PTS KHLS) của Lương Quang Hồng; Văn hoá làng xã trước sự thách
thức của đô thị hoá tại thành phố Hồ Chí Minh của Tôn Nữ Quỳnh Trân; Sự biến đổi của làng xã Việt Nam ngày nay ở đồng bằng sông Hồng của Tô Duy Hợp
(2000); Văn hoá làng và làng văn hoá ở Quảng Ngãi (1999) của Nguyễn Văn
vị duy nhất hiện nay ở Quảng Bình vẫn giữ được danh hiệu làng văn hoá cấp Tỉnh
5 lần liên tục, Quảng Xá đã trở thành làng văn hóa kiểu mẫu ở Quảng Bình với những nét văn hoá độc đáo và ấn tượng nên đã và đang được các nhà nghiên cứu
quan tâm Đặc biệt ở khía cạnh văn nghệ dân gian Quảng Bình, tác giả Nguyễn
Văn Tăng đã có những nghiên cứu chuyên sâu và nổi bật về đặc trưng văn hoá
làng Quảng Xá như tục ra riêng, lễ cúng Thành Hoàng, Lễ hội Đuổi chim, Hội
Đánh đu ngày Tết trong Công trình Tục - Tết Lễ hội Quảng Bình do Hội Văn nghệ
Dân gian Việt Nam tài trợ năm 2003 Một số văn hoá uống và ẩm thực của làng
Quảng Xá cũng được tác giả đề cập ở các công trình như Văn hoá uống của người
Quảng Bình thuộc Chi hội Văn nghệ dân gian Việt Nam Quảng Bình, xuất bản
năm 2007, Ẩm thực tục truyền Quảng Bình thuộc Chi hội Văn nghệ dân gian Việt
Nam Quảng Bình, xuất bản năm 1999 Các trò chơi dân gian trẻ thơ như: chơi té
Trang 911
nước, chơi dòng trâu vượt sông, chơi trò chơi làm giã tượng, chơi thi hát các làn điệu cổ, chơi chạy hoá trang, được tác giả khắc hoạ rất sinh động trong công
trình Trò chơi dân gian trẻ thơ do Hội văn nghệ Dân gian Việt Nam tài trợ năm
2001 Tác giả giới thiệu với bạn đọc về những nét tinh hoa dòng họ Nguyễn tộc
trong Nếp đất hương quê của Hội Văn học nghệ thuật Quảng Bình, xuất bản năm
2003
Quảng Xá được biết đến với “điệu múa bông” và là “làng ca Huế” trong
Quảng Bình ẩn tích thời gian (quyển 1 và quyển 2) do Nhà xuất bản Thuận Hoá
xuất bản năm 2008, 2009; là “Làng có bậc dạy vua” trong Báo Quảng Bình số 74
(ngày 15/4/2010) của tác giả Dương Minh Phong
Là làng chiến đấu anh dũng nên nhiều tác giả đã có những dòng bút nói về
tinh thần cách mạng của làng như Quảng Xá những năm tháng bi hùng của Nguyễn Xuân Nồng trong Tân Ninh - một chặng đường lịch sử của Đảng Uỷ - Hội
đồng nhân dân –Uỷ ban nhân dân – Uỷ ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Tân Ninh (tháng 8 năm 2004)
Tác giả Đỗ Duy Văn trong Địa chí huyện Quảng Ninh khẳng định rõ hơn
về truyền thống yêu nước và truyền thống hiếu học của làng Quảng Xá
Quảng Xá còn được nhiều tác giả bàn về “làng văn hoá” thời hiện đại như Dương Viết Thủ, Phan Hoà, Đỗ Duy Văn Nhà văn Nguyễn Thế Tường lại đề cập đến làng có 5 nhạc sĩ họ Dương góp phần không nhỏ cho nền âm nhạc nước nhà
TS Nguyễn Thế Hoàn nghiên cứu về Cấu trúc và văn hoá làng xã người
Việt ở Quảng Bình nửa đầu thế kỷ XIX (Luận án TS Lịch sử, 2003) có nói đến
Đặng Xá (tên cũ của Quảng Xá ngày nay) nhưng chỉ đề cập qua về thời gian lập làng, tên gọi của làng chứ chưa đi sâu nghiên cứu cụ thể
Tác giả Nguyễn Tú với công trình Những nét đẹp về văn hoá cổ truyền
Quảng Bình lại giới thiệu cho chúng ta biết đến làng Quảng Xá qua tên gọi, nghề
dạy học, nghề trồng bông dệt vải một thời vang tiếng lẫy lừng
Đáng chú ý là khoá luận tốt nghiệp ngành lịch sử của tác giả Lê Thị Thu
Thuỷ về Lễ hội truyền thống làng Quảng Xá, xã Tân Ninh, huyện Quảng Ninh,
Trang 1012
tỉnh Quảng Bình(2008) và tác giả Lê Thị Thuý Huyền về Văn hoá truyền thống làng Quảng Xá-Tân Ninh-Quảng Ninh-Quảng Bình(2009) đã đi sâu về mảng văn
hoá truyền thống làng Quảng Xá
Trên một số tạp chí, các báo và một số trang web cũng có nhiều bài viết khai thác một khía cạnh, một biểu hiện cụ thể nào đó của văn hoá làng Quảng Xá chứ chưa làm nổi bật được tính hoàn chỉnh của một văn hoá làng cụ thể trong thời đại mới, đặc biệt là chưa đi sâu về hướng phát triển mới trong quá trình xây dựng làng văn hóa ở Quảng Xá
Như vậy, có thể nói, văn hoá làng Quảng Xá đã được đề cập đến, được nghiên cứu đến nhưng còn rải rác, rời rạc, chưa tạo một bức tranh hoàn chỉnh về
“văn hoá làng Quảng Xá: truyền thống và hiện đại”, đặc biệt tiếp cận theo
hướng nghiên cứu khu vực học để có cái nhìn tổng hợp, bao quát trong xu thế mới thì chưa có công trình nào đề cập đến
3 Mục đích và phạm vi nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu:
- Tìm lại các giá trị văn hoá truyền thống của làng Quảng Xá đang có nguy
cơ mất dần trước “cơn lốc” hiện đại hoá
- Từ sự khảo sát thực trạng đời sống văn hoá để làm sáng tỏ mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại trong xây dựng làng văn hoá ở Quảng Xá hiện nay
- Tìm hiểu những điều được và những điều chưa được trong quá trình xây dựng làng văn hóa ở Quảng Xá để rút ra bài học kinh nghiệm tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng làng văn hóa, xây dựng đời sống mới ở nông thôn
- Góp phần vào quá trình xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho chiến lược phát triển văn hoá làng xã Việt Nam trong bối cảnh của quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá, hiện đại hoá và toàn cầu hoá, trong đó có làng Việt ở miền Trung Việt Nam
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
Văn hoá làng là tổng thể văn hoá của cộng đồng người Việt mang tính truyền thống và bền vững, tồn tại trong nhân dân Nó chứa đựng “nội hàm văn hoá
Trang 1113
chính trị xã hội” rất phong phú đa dạng [7;39] Văn hoá làng là nơi hội tụ tài năng sáng tạo tuyệt vời của người Việt trên các lĩnh vực văn hoá nghệ thuật Vì vậy nghiên cứu đặc trưng văn hoá làng là nghiên cứu những sáng tạo của chính con người trong mối quan hệ với tự nhiên, với hoàn cảnh lịch sử Đặc biệt khi có sự tác động của hoàn cảnh mới, điều kiện mới làm thay đổi khuôn mặt văn hoá làng thì sự nghiên cứu đó càng cần thiết để thấy rõ vai trò truyền thống cũng như yếu tố hiện đại trong phát triển văn hoá làng Điều đó đã thôi thúc tôi tìm về với quê cha đất tổ để góp sức vào việc lưu giữ, bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống của làng cũng như sự kế thừa, phát triển văn hoá theo hướng tiên tiến, hiện đại
Chính vì vậy, đề tài luận văn của chúng tôi chọn không gian làng Quảng
Xá, xã Tân Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình là một khu vực làm phạm
vi nghiên cứu của mình Về mặt thời gian, làng Quảng Xá đã trải qua một quá
trình hình thành và củng cố lâu dài với những biến động và biến chuyển về nhiều mặt Luận văn không đặt ra mục tiêu tìm hiểu các mặt đó mà chỉ tập trung nghiên cứu lĩnh vực văn hoá của làng Quảng Xá, đặc biệt từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay
4 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những giá trị văn hóa truyền thống (vật chất và tinh thần) của làng Quảng Xá và xu hướng hiện đại trong đời sống văn hoá làng Quảng Xá với mô hình “làng văn hóa” Để xác định rõ đối tượng nghiên cứu, tác giả đi làm rõ một số khái niệm sau đây:
- Khái niệm Văn hoá trong luận văn được hiểu là những giá trị vật chất và
tinh thần do con người sáng tạo ra PGS.TSKH Trần Ngọc Thêm đã khẳng định:
“Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” [60;10] Văn hoá chính là chìa khoá của
sự phát triển Trên cơ sở đó, ta thấy rõ có 2 loại di sản văn hoá: Một là những di sản văn hoá vật thể như đình, đền, chùa, miếu, lăng, mộ, nhà sàn Hai là những di