Tự do hóa tài khoản vốn kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại việt nam

8 624 9
Tự do hóa tài khoản vốn   kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tự do hóa tài khoản vốn - kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam Nguyễn Minh Phương Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS Chuyên ngành: Tài chính và Ngân hàng; Mã số 60 34 20 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Đức Thành Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Quản lý tài chính; Quản lý vốn; Tài khoản vốn. Content PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới, tự do hóa và toàn cầu hóa tài chính cũng trở thành xu hướng lớn thế giới. Làn sóng tự do hóa bắt đầu tư sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, rộ lên cao trào vào những năm 1990 và bước sang những năm đầu thế kỷ 21, thế giới đã tiếp tục chứng kiến làn sóng di chuyển vốn gia tăng mạng mẽ. Luồng vốn quốc tế ngày càng luân chuyển mạnh hơn, nhanh hơn đã trở thành tâm điểm nghiên cứu của nhiều nhà kinh tế thế giới. Sự vận động xuyên quốc gia của các luồng vốn này mang lại nhiều lợi ích cho các nền kinh tế nhưng cũng đặt ra không ít thách thức, đặc biệt đối với sự ổn định khu vực tài chính quốc gia. Nền kinh tế Việt Nam đã và đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế khu vực và thế giới. Các giao dịch vốn đang dần dần được tự do hóa ở cấp độ cao hơn để phù hợp với các cam kết của Việt Nam với các tổ chức quốc tế trong quá trình hội nhập. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà tự do hóa giao dịch vốn mang lại như: tăng quy mô vốn và tính thanh khoản của thị trường tài chính, thúc đẩy các thị trường tiền tệ, ngoại hối và chứng khoán Việt Nam phát triển, giúp thị trường có tính cạnh tranh và lành mạnh hơn qua đó, nâng cao năng lực cũng như tăng cường khả năng quản trị rủi ro của các định chế tài chính trong nước thì các luồng vốn quốc tế này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt khi nền tài chính còn yếu kém, cân đối kinh tế vĩ mô còn thiếu vững chắc. Minh chứng đó là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 bắt nguồn từ Mỹ kéo theo sự suy thoái của nhiều nền kinh tế lớn. Việt Nam cũng như các quốc gia khác trong khu vực cũng không tránh khỏi bị tác động bởi cuộc khủng hoảng này, ngoài ra với Việt Nam, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng, suy thoái toàn cầu còn có sức lan tỏa tới thời điểm hiện nay. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và các phản ứng chính sách của các quốc gia đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu kinh tế quốc tế nhìn nhận lại các nghiên cứu và quan điểm về kiểm soát luồng vốn. Với vai trò là nền kinh tế đang mở cửa, để đảm bảo tuân thủ các cam kết khi hội nhập các liên kết kinh tế trong đó có tự do hóa tài khoản vốn, bài toán của Việt Nam là lựa chọn cho mình một lộ trình tự do hóa tài khoản vốn phù hợp với yêu cầu điều hành kinh tế vĩ mô, điều kiện cụ thể của nền kinh tế trong từng thời kỳ nhằm tận dụng tốt những lợi ích và hạn chế tối đa tác động bất lợi của tự do hóa giao dịch vốn đối với nền kinh tế. Đề tài: “Tự do hóa tài khoản vốn – Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam” được chọn làm luận văn nghiên cứu đã tổng hợp những quan điểm, khuyến nghị của các chuyên gia kinh tế, tổ chức quốc tế về tự do hóa giao dịch vốn, phân tích thực trạng tự do hóa giao vốn tại Việt Nam, đánh giá hiện trạng theo phương pháp tính điểm chỉ số tự do hóa luồng vốn từ đó xây dựng các bước đi thận trọng trong quá trình tự do hóa tiếp theo trước mức độ mở hiện nay của nền kinh tế. 2. Tình hình nghiên cứu Xung quanh chủ đề về tự do hóa tài khoản vốn đã có khá nhiều công trình đề cập đến, trong đó có một số công trình sau đây: - Nguyễn Thị Nhung (2007), “Tự do hóa các giao dịch vốn trong quá trình tự do hóa tài chính ở Việt Nam: Cơ hội và thách thức”, Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học, Quyển 7, Nxb Văn hóa – Thông tin. - Nguyễn Toàn Thắng (2010) “Lý luận và thực tiễn về tự do hoá các giao dịch vốn và sự ổn định khu vực tài chính Việt Nam: Khuôn khổ chính sách đến năm 2020”, Đề tài nghiên cứu khoa học, Ngân hàng Nhà nước. - Tô Ánh Dương (2007), “Kiểm soát luồng vốn ra trong bối cảnh tự do hóa tài khoản vốn” Tự do hóa tài chính: Xu thế và giải pháp chính sách, Nxb Văn hóa – Thông tin. - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2007), ” Tự do hóa tài chính: Xu thế và giải pháp chính sách”, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Nxb Văn hóa – Thông tin. Ngoài ra còn hàng loạt các sách tham khảo, giáo trình, các bài viết đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành. Đây là các công trình nghiên cứu có giá trị tham khảo rất tốt về lý luận và thực tiễn. Nhìn chung, các bài viết đều cho thấy những rủi ro có thể gây ra trong lĩnh vực tài chính và cũng có thể tác động đến các lĩnh vực khác của nền kinh tế của tự do hóa các giao dịch vốn. Tuy nhiên, ít có bài viết, bài nghiên cứu phân tích, đánh giá về mức độ mở cửa của hệ thống tài khoản vốn trên cơ sở rà soát các quy định hiện hành để qua đó theo dõi tiến trình tự do hóa tài khoản vốn và xác định mục tiêu trong mốc kế hoạch chi tiết về lộ trình tự do hóa. 3. Mục đích nghiên cứu - So sánh kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong quá trình tự do hóa tài khoản vốn qua đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam; - Đi sâu vào nghiên cứu và phân tích thực trạng tự do hóa giao dịch vốn, rà soát các quy định hiện hành đối với dòng vốn tại Việt Nam để xác định lộ trình phù hợp với hoàn cảnh của nền kinh tế Việt Nam; 4. Đối tượng nghiên cứu: chính sách tự do hóa đối với các giao dịch vốn tại Việt Nam. Theo khái niệm về giao dịch vốn thì Giao dịch vốn là những giao dịch liên quan đến chuyển dịch vốn giữa người cư trú và người không cư trú của một quốc gia. Toàn bộ các giao dịch này được phản ánh trên tài khoản vốn và tài khoản tài chính trong bảng cán cân thanh toán quốc tế của quốc gia đó. Theo hướng dẫn trước đây của Tổ chức tài chính quốc tế (IMF) về hạch toán tài khoản trên Bảng cán cân thanh toán quốc tế thì tất cả các giao dịch liên quan đến việc chuyển giao vốn giữa người cư trú và người không cư trú (đầu tư trực tiếp/gián tiếp vào hoặc ra lãnh thổ Việt Nam, vay trả nợ nước ngoài, cho vay thu hồi nợ nước ngoài ) đều được thể hiện trên tài khoản vốn thuộc Bảng cán cân thanh toán quốc tế. Mặc dù thời gian gần đây, IMF có một số điều chỉnh nhỏ trong cách phân tổ thông qua việc hạch toán một phần những giao dịch trước đây trên tài khoản vốn vào tài khoản tài chính; song khái niệm “tự do hóa tài khoản vốn” đã được hình thành từ khá lâu và trở thành thông lệ quốc tế; do đó, hiện nay cụm từ “tự do hóa tài khoản vốn” (Capital account liberalization - CAL) vẫn được sử dụng khi nói đến việc tự do hóa đối với các giao dịch vốn. Mặt khác, theo các nghiên cứu của các nhà kinh tế học cũng như tại các trang web chính thức của các tổ chức tài chính quốc tế như: IMF, ADB, Ngân hàng Thế giới (WB), NHTW Singapore, NHTW Trung Quốc khi nghiên cứu về tự do hóa giao dịch tài chính vẫn sử dụng cụm từ “tự do hóa tài khoản vốn” với ý nghĩa tương đồng cho việc tự do hóa các giao dịch vốn. Hiện nay, Việt Nam cùng với Philippin đang là đồng chủ tịch của nhóm công tác về tự do hóa tài khoản vốn của ASEAN “Workshop committee Capital account liberalization” (WC-CAL). Thực tế quá trình tham gia nhóm công tác cho thấy, việc đánh giá tiến trình tự do hóa tài khoản vốn của các quốc gia thành viên cũng chính là việc xem xét độ mở về chính sách đối với các giao dịch vốn nói chung. Xét trên các phương diện về học thuật, thông lệ quốc tế cũng như thực tế điều hành nêu trên, về bản chất “tự do hóa tài khoản vốn” cũng chính là “tự do hóa giao dịch vốn”. Việc đề tài nghiên cứu sử dụng cụm từ “tự do hóa tài khoản vốn” là nhằm phù hợp với cách dùng từ “capital account liberalization” phổ biến theo thông lệ quốc tế, và vẫn đảm bảo tính nhất quán với các nội dung được phân tích tại Đề tài. 5. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của Đề tài tập trung chủ yếu vào những giao dịch vốn có sự chu chuyển qua biên giới bao gồm dòng vốn đầu tư trực tiếp/gián tiếp vào/ra khỏi lãnh thổ Việt Nam; vay trả nợ nước ngoài; cho vay, thu hồi nợ nước ngoài và các giao dịch vốn khác. Các giao dịch này được đánh giá theo cách phân loại từng giao dịch vốn như chủ thể đầu tư, hình thức đầu tư, đảm bảo vừa phù hợp với phân loại theo chuẩn quốc tế, vừa phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Các số liệu được sử dụng để phân tích trong Đề tài là những số liệu được công bố chính thức tại thời điểm nghiên cứu. 6. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng các phương pháp như: phương pháp nghiên cứu lý luận, thức tiễn, phương pháp so sánh (về mặt không gian và thời gian), phương pháp thống kê, phân tích – tổng hợp, phương pháp điều tra, dự báo. 7. Những đóng góp mới của luận văn - Luận văn tổng hợp quan điểm và khuyến nghị của một số chuyên gia kinh tế và tổ chức quốc tế về tự do hóa giao dịch vốn; - Sử dụng phương pháp chấm điểm HEATMAP để phân tích thực trạng tự do hóa giao dịch vốn tại Việt Nam, qua đó xác định các bước đi thận trọng phù hợp trong giai đoạn tiếp theo; - Đề xuất khung chính sách hợp lý trong việc thu hút và phân bổ các nguồn vốn từ bên ngoài. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương. Chương 1. Cơ sở lý luận về tự do hóa tài khoản vốn Chương 2. Thực trạng tự do hóa tài khoản vốn Chương 3. Lộ trình tự do hóa tài khoản vốn tại Việt Nam Reference TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Anh : 1. Aggarwal, R., Inclan, C. and Leal, R. (1999), “Volatility in Emerging Stock Markets”, Journal of Financial and Quantitative Analysis, 34, pp. 33-55. 2. Bekaert, G. and Harvey, C. R. (1997), “Emerging Equity Market Volatility”, Journal of Financial Economics, 43, pp. 29-78. 3. Bekaert, G. and Harvey, C. R. (2000), “Foreign Speculators and Emerging Equity Markets”, Journal of Finance 55, pp. 565-613. 4. Bekaert, G., Harvey, C. R. and Lundblad, C. (2001), "Does Financial Liberalization Spur Growth?", NBER Working Paper 8245. 5. Bekaert, G. and Harvey, C. R. (2002), “Research in Emerging Markets Finance: Looking to the Future”, Emerging Markets Review, 3, pp. 429-448. 6. Choudhri, E. U. and Dalia S. (2001), “Exchange rate pass-through to Domestic Prices: Does the inflationary Enviroment Matter?” IMF Working Paper WP/01/194. 7. Fischer, S. and Stanley, R. (1998), “Capital Account Liberalization and the Role of the IMF” in “Should the IMF Pursue Capital Account Convertibility?”, Princeton Essays in International Finance, No. 207. 8. Grenville, J. and Stephen, E. (2008), “Central Banks and Capital Flows” ADBI Discussion Paper 87. 9. Hannoun, S. and Herve, F. (2007), Policy responses to the challenges posed by capital inflows in Asia, Speech to the 42nd SEACEN Governors Conference in Bangkok on 28 July 2008. 10. Nogueira, R. P. (2007), “Inflation targeting and exchange rate passthough” EcomiaAplicada Vol.11, No.2 RibeiraxoPreto Apr./June 2007. Print vesion ISSN 1413- 8050. 11. Masahiro, K. and Takagi, S. (2008), “A Survey of the Literature on Managing Capital Inflows”, ADBI Discussion Paper 100. 12. Reyes, J. A. (2007), “Exchange Rate Passthrough Effects and Inflation Targeting in Emerging Economies: What is the Relationship?” Review of International Economics, Vol. 15, No. 3, pp. 538-559, August 2007. 13. Robert, N. (2008) “Managing Recent Hot Money Inflows in Asia”, ADBI Discussion Paper 99. 14. Schadler, S. (2008), “ Managing Large Capital Inflows: Taking Stock of International Experiences” ADBI Discussion Paper 97. 15. Takatoshi, E. A. (2005), “Pass-Through of Exchange Rate Changes and Macroeconomic Shocks to Domestic Inflation in East Asian Countries” RIETI Discussion Paper Series 05- E-020. 16. Yeyati, L., Neeltje, V. H. and Sergio L., (2008), “International Financial Integration through the Law of One Price: The Role of Liquidity and Capital Controls” ADBI Discussion Paper 92. Tiếng Việt : 17. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (2010), Báo cáo tổng kết chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2010 tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, Hà Nội. 18. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2013), Kỷ yếu 25 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Hà Nội. 19. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2006), Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Ngoại hối, Hà Nội. 20. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2007), Nghị định số 69/2007/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2007 về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng thương mại Việt Nam, Hà Nội. 21. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2013), Nghị định số 219/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 về quản lý vay và trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh, Hà Nội. 22. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2009 - 2012), Báo cáo Thường niên 23. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học ngành ngân hàng, Quyển 5, 7, Nxb Văn hóa – Thông tin. 24. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005, Hà Nội. 25. Thống đốc NHNN (2013), Thông tư số 17/2013/TT-NHNN ngày 16/7/2013 về việc hướng dẫn quản lý ngoại hối đối với việc phát hành trái phiếu quốc tế của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh, Hà Nội. 26. Thống đốc NHNN (2013), Thông tư số 22/2013/TT-NHNN ngày 24/9/2013 quy định thủ tục đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài và khoản phát hành trái phiếu quốc tế được Chính phủ bảo lãnh, Hà Nội. 27. Thống đốc NHNN (2013), Thông tư số 36/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 quy định việc mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, Hà Nội. 28. Thống đốc NHNN (2013), Thông tư số 37/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 hướng dẫn về hoạt động cho vay, thu hồi nợ nước ngoài và bảo lãnh cho người không cư trú là tổ chức kinh tế, Hà Nội. 29. Nguyễn Thị Nhung (2007), “Tự do hóa các giao dịch vốn trong quá trình tự do hóa tài chính ở Việt Nam: Cơ hội và thách thức” Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học, Quyển 7, Nxb Văn hóa – Thông tin. 30. Nguyễn Toàn Thắng (2010) “Lý luận và thực tiễn về tự do hoá các giao dịch vốn và sự ổn định khu vực tài chính Việt Nam: Khuôn khổ chính sách đến năm 2020”, Đề tài nghiên cứu khoa học, Ngân hàng Nhà nước. 31. Tô Ánh Dương (2007), “Kiểm soát luồng vốn ra trong bối cảnh tự do hóa tài khoản vốn” Tự do hóa tài chính: Xu thế và giải pháp chính sách, Nxb Văn hóa – Thông tin. 32. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/5/2006 ban hành kèm theo Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Hà Nội. 33. Thủ tướng Chính phủ, (2007), Quyết định số 98/2007/QĐ-TTg ngày 04/7/2007 ban hành kèm theo Đề án Nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam, khắc phục tình trạng đô la hoá trong nền kinh tế, Hà Nội 34. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 128/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 ban hành kèm theo Đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, Hà Nội. 35. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 55/2009/QĐ-TTg ngày 15/4/2009 về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Hà Nội. 36. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 88/2009/QĐ-TTg ngày 18/06/2009 ban hành Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam, Hà Nội. 37. Ủy Ban Thường vụ Quốc hội (2005), Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13/12/2005, Hà Nội. Các website: 38. www.bea.gov 39. www.gso.gov.vn 40. www.imf.org 41. www.mof.gov.vn 42. www.mpi.gov.vn 43. www.sbv.gov.vn 44. www.ssc.gov.vn 45. www.vdsc.com.vn 46. www.worldbank.org . trên tài khoản vốn vào tài khoản tài chính; song khái niệm tự do hóa tài khoản vốn đã được hình thành từ khá lâu và trở thành thông lệ quốc tế; do đó, hiện nay cụm từ tự do hóa tài khoản vốn . đa tác động bất lợi của tự do hóa giao dịch vốn đối với nền kinh tế. Đề tài: Tự do hóa tài khoản vốn – Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam được chọn làm luận văn nghiên cứu đã tổng. chuyên gia kinh tế, tổ chức quốc tế về tự do hóa giao dịch vốn, phân tích thực trạng tự do hóa giao vốn tại Việt Nam, đánh giá hiện trạng theo phương pháp tính điểm chỉ số tự do hóa luồng vốn từ

Ngày đăng: 25/08/2015, 08:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan