Tình hình ngườidân sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại 3 xã

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh của người dân tại 3 xã Ia Khươl, Ia Phí, Hồ Phú, huyện Chưpăh, tỉnh Gia Lai (Trang 43 - 48)

Trong nghiên cứu này các dịch vụ KCB được chọn đầu tiên là các cơ sở cung cấp dịch vụ mà người bệnh sử dụng, cĩ cách xử trí chung khi bị bệnh là người bệnh tự điều trị, đến y tế tư nhân, trạm y tế và bệnh viện trong đĩ tự điều trị là. 18,5%, y tế tư nhân 26,8%, trạm y tế là 37,7% và bệnh viện là 17%. Tác giả Trần Thiên Thanh (2004) trong nghiên cứu khảo sát tình hình đáp ứng dịch vụ y tế tuyến cơ sở tại Thành phố Biên Hồ Tỉnh Đồng Nai cho thấy phân bố lựa chọn dịch vụ y tế là tự điều trị 42,34%, y tế tư nhân là 24,77%, trạm y tế là 18,24% đến bệnh viện là 9,68%; cịn sử dụng dịch vụ KCB của người dân Ba Vì tỉnh Hà Tây (2003) thì tự điều trị là. 29,1% đến y tế tư nhân là 51,1%, đến trạm y tế là 4,2% và bệnh viện là 4,6%. Tỷ lệ tự điều trị của 2 nghiên cứu trên là cao hơn so với trong nghiên cứu này. Theo nghiên cứu của tác giả Lưu Ngọc Khước và cộng sự thì nơi khám chữa bệnh của người bệnh tại 2 xã của Huyện Sĩc Sơn Hà Nội thì. 13% tự điều trị, 8% đến y tế tư nhân, 67% đến trạm y tế và 9% đến bệnh viện, so sánh với nghiên cứu này thì tỉ lệ tự điều trị và đến y tế tư nhân cĩ tỷ lệ là thấp hơn. Sử dụng dịch vụ y tế của người bệnh tại 3 xã của huyện Võ Nhai Tỉnh Thái Nguyên (2001) tự điều trị là 52,7%, y tế tư nhân là 0,7%, trạm y tế xã là 22,9% ; bệnh viện 12%, so sánh với nghiên cứu này thì tỷ lệ sử dụng dịch vụ y tế tại trạm y tế và bệnh viện của người dân tại 3 xã trên thấp hơn.

Như vậy mơ hình sử dụng dịch vụ KCB của người dân trong nghiên cứu này khơng cĩ sự khác biệt lớn với các vùng miền khác của Việt Nam và cũng khơng cĩ sự khác biệt lớn với một số cơng trình khác. Mơ hình chọn

dịch vụ y tế là tự đều trị, y tế tư nhân, y tế xã và bệnh viện. Tuy nhiên tỷ lệ đến các cơ sở KCB cĩ điểm phù hợp và điểm khác so với các cơng trình khác. Nhiều điều tra đã phản ánh và khẳng định sự tồn tại và tính phổ biến của y tế tư nhân trong đời sống của người dân, y tế tư nhân cĩ mặt hầu hết khắp đất nước.

Tỷ lệ đến y tế tư nhân trong nghiên cứu này tỷ lệ cũng tương đối cao 26,6% điều này giải thích là mặc dù địa bàn là vùng sâu vùng xa nhưng hiện nay điều kiện sống kinh tế đã được cải thiện, hơn nữa y tế tư nhân đã cĩ mặt tại hầu hết khắp các vùng và khả năng tiếp cận của người dân dễ dàng do khoảng cách đến y tế tư nhân là thuận lợi hơn cho người cao tuổi và người khơng cĩ phương tiện vận chuyển đến cơ sở y tế khác.

Một số tác giả khi xác định lý do sử dụng dịch vụ y tế tư nhân của người dân tại Quận 4 – Thành Phố Hồ Chí Minh cho thấy cĩ 3 lý do nổi bật nhất khi người dân đến phịng khám ngồi giờ là sẽ khơng phải qua thứ tự rườm rà, được đĩn tiếp chu đáo, hồ nhã lại được giải thích tường tận về bệnh tật của mình hoặc con em mình.

Y tế tư nhân chịu sự quản lý chuyên mơn và hành chính của nhà nước, tuy nhiên do tâm lý là phịng khám tư nhân cĩ thu nhập liên quan đến số lượng khách đến KCB nên hầu hết người cung cấp dịch vụ đều muốn ngày càng cĩ nhiều khách do đĩ đã tìm mọi cách để làm hài hồ người bệnh. Đây là suy nghĩ đúngđắn chúng ta cho rằng “khách hàng là thượng đế” nhưng trong thực hành chỉ xuất hiện trong kinh doanh, cịn trong y tế đặc biệt là y tế

nhân cịn nhiều tồn tại trong khâu tổ chức quản lý, tình hình hoạt động y tế tư nhân khơng cĩ giấy phép, vi phạm dưới nhiều hình thức khác nhau, các đối tượng hành nghề như thầy lang, bà đỡ, là điều đáng lo ngại vì cĩ thể gây hậu quả khơng tốt về sức khoẻ và kinh tế xã hội vì thế cần được quan tâm nhiều hơn.

Vấn đề tự điều trị là khá phổ biến, khơng những trong nước mà cịn ở nước ngồi; khơng chỉ ở người lớn mà mọi lứa tuổi. Lý do tự điều trị là bệnh nhẹ 51,3 % nơi bán thuốc gần nhà là 31,3 %. Tuy nhiên bệnh nhẹ là cĩ ý nghĩa nhất (bảng 3.25 ; p < 0,05). Một nghiên cứu năm 1990 về sử dụng DVYT ở các vùng miền khác nhau cũng cho thấy hình thức tự mua thuốc điều trị là cao nhất 30 – 50% vừa là do bệnh nhẹ 62,23%.

Lý do tự điều trị tỷ lệ cịn tương đối trong nghiên cứu này (cao hơn đến bệnh viện) cĩ thể là do việc quản lý thuốc cịn lỏng lẻo tại địa bàn, đặc biệt là thuốc bán ở các hàng quán khá phổ biến. Khi đi chợ người phụ nữ cĩ thể tự mua thuốc về điều trị. Một lý do khác các chương trình y tế quốc gia như phịng chống tiêu chảy cấp, phịng chống nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính và các chương trình quảng cáo thuốc đã làm cho người dân hiểu biết thêm về thuốc và tự điều trị càng dễ dàng hơn. Khơng chỉ ở Việt Nam hay trong nghiên cứu này, việc tự điều trị cũng khá phổ biến ở nước ngồi. Tại Thái lan là 70%, Philiphin là 92% và Andhra Prades là 47%.

Tự dùng thuốc thích hợp để phịng và điều trị bệnh mà khơng cần đến việc khám và theo dõi của thầy thuốc điều này làm giảm bớt sức ép cho các dịch vụ y tế, nhất là dịch vụ này hạn chế. Đối với người dân nơng thơn xa xơi

khĩ tiếp cận các DVYT, người bệnh cĩ thể tự chữa bệnh cho mình một cách dễ dàng hơn vì chỉ khi bệnh khơng đáp ứng với thuốc tự dùng tình trạng bệnh kéo dài hay nặng hơn thì lúc đĩ người dân mới tìm đến Bác Sỹ. Cùng với sự cải thiện khơng ngừng của nền giáo dục quốc dân tri thức phổ thơng và kinh tế xã hội tự dùng thuốc (tự điều trị) đã hồ nhập một cách thành cơng vào hệ thống y tế.

Như vậy việc tự điều trị cũng đem lại những lợi ích nhất định. Tuy nhiên việc tự điều trị thường gắn liền với lạm dụng thuốc, đây đang là một vấn đề đáng lo ngại bởi là nĩ khơng chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người mà cịn gây hậu quả đáng tiếc về sau. Trong nghiên cứu này thơng tin hiểu sâu người tự đều trị dùng thuốc như thế nào, song cũng như nhiều nước đang phát triển việc tự dùng thuốc đặc biệt là điều đáng lo ngại. Nghiên cứu viêm phổi ở trẻ em dưới 5 tuổi cũng cho thấy chính được đưa đến trạm y tế muộn là do tự chữa.

Tự điều trị cĩ thể giúp dễ tiếp cận với thuốc men và giảm bớt cho phí chăm sĩc sức khoẻ, nhưng cần cĩ thêm nghiên cứu chuyên sâu hơn để đánh giá tác động và vai trị của tự điều trị. Đây là vấn đề cần quan tâm do người dân tự mua thuốc mà khơng được khám bệnh, sự hướng dẫn của thầy thuốc. Việc tự chữa khơng thơng qua khám bệnh cịn chứa đựng những nguy cơ sử dụng thuốc nhầm lẫn, chữa khơng đúng và nguy cơ lạm dụng thuốc. Nguy cơ này càng cao đối với trẻ em dưới 5 tuổi và người già. Chính vì vậy mà trong các chương trình giáo dục sức khoẻ phải chú ý vấn đề sử dụng thuốc an tồn

Tỷ lệ đến trạm y tế xã 37,7% trong nghiên cứu là cao hơn so với nghiên cứu ở Hợp Tiến – Đồng Hỷ - Thái Nguyên (32,0%) nhưng thấp hơn ở Sĩc Sơn là 67%. Kết quả nghiên cứu của Hà Đơn và cộng sự tỷ lệ này ở Tân Lập là 60,7%, Nam Cường là 18,5%... cịn theo tác giả Chương Văn Duy thì tỷ lệ này ở Huyện Mường La là 54,5%, Tiên Sơn là 23,1%.

Điều tra của Bộ Y tế năm 1993 cho thấy 38,7% người bệnh đến nhĩm chữa bệnh ban đầu tại các trạm y tế xã / phường, trong đĩ cao nhất là Thanh Hố 58,9%, Hà Giang là 56,8 % và Gia Lai là 48,8% và thấp nhất là Hà Nội 16%. Nghiên cứu hoạt động chăm sĩc sức khoẻ của trạm y tế xã của Huyện Lương Sơn – Hịa Bình cho thấy cĩ 48,2% người bệnh đến trạm y tế tác giả Đinh Hùng Minh và cộng sự thì tỷ lệ khám tại trạm y tế xã ở Mĩng Cái – Quảng Ninh ( năm 2003) là 24,28%. Từ các kết quả trên của các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ trong nghiên cứu này là tương đối phù hợp.

Điều này chứng tỏ sức thu hút của Trạm y tế mỗi nơi mỗi khác, nĩ cũng cịn tuỳ thuốc vào sự nổ lực của Trạm y tế và sự đầu tư của cấp trên, kết quả nghiên cứu và so sánh với các nghiên cứu cho thấy tình trạng người dân đến trạm y tế khám chữa bệnh là rất cao, điều này được giải thích là tỷ lệ người dân cĩ thẻ BHYT đăng ký KCB tại Trạm rất nhiều, tại trạm y tế xã cĩ bác sĩ nên khả năng cung cấp dịch vụ chất lượng khám chữa bệnh cho người dân là tương đối tốt và hiệu quả. Điều này thể hiện qua kết quả nghiên cứu lý do đến trạm y tế là cĩ BHYT là 58,12% (p < 0,05).

4. 2. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỬ DỤNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH CỦA NGƯỜI DÂN TẠI 3 XÃ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh của người dân tại 3 xã Ia Khươl, Ia Phí, Hồ Phú, huyện Chưpăh, tỉnh Gia Lai (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w