Phát triển huy động vốn tại ngân hàng liên doanh việt – nga

5 403 1
Phát triển huy động vốn tại ngân hàng liên doanh việt – nga

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga Lê Thị Khánh Hiền Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS Chuyên ngành: Tài chính và ngân hàng; Mã số 60 34 20 Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Thị Thái Hà Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Ngân hàng; Huy động vốn; Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga. Content LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn vốn được xem như huyết mạch tạo nên sức sống cho nền kinh tế. Bất kỳ một quốc gia nào, nếu muốn tăng trưởng và phát triển đều cần một điều kiện không thể thiếu được là phải tạo vốn cho nền kinh tế. Đối với các ngân hàng thương mại, vốn là cơ sở để quyết định quy mô hoạt động và quy mô tín dụng của ngân hàng. Bên cạnh đó, vốn huy động quyết định đến khả năng thanh toán đảm bảo uy tín của các ngân hàng trên thị trường trong nền kinh tế và nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga (VRB) được thành lập từ tháng 11/2006 trên cơ sở góp vốn liên doanh bởi hai “Ngân hàng mẹ” là Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng Ngoại Thương Nga (VTB). Trong quá trình hơn 06 năm hoạt động, Ngân hàng liên doanh Việt Nga luôn coi huy động vốn là hoạt động có vai trò quan trọng. Trong thời gian qua, tổng lượng vốn huy động của ngân hàng đã không ngừng tăng lên, cơ cấu vốn huy động của ngân hàng cũng có sự thay đổi hợp lý theo hướng có lợi trong kinh doanh. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, hoạt động huy động vốn của Ngân hàng liên doanh Việt Nga vẫn còn tồn tại những khó khăn, thách thức cần phải khắc phục. Cụ thể: - Nguồn tiền gửi dài hạn chiếm tỷ trọng chưa cao trong tổng nguồn vốn huy động khiến cho ngân hàng khó có thể chủ động cân đối nguồn vốn cho các dự án dài hạn mà ngân hàng trực tiếp cho vay. - Nguồn vốn huy động đạt mức tăng trưởng cao nhưng chỉ tập trung vào một số khách hàng lớn. - Ngân hàng chưa thu hút được nhiều khách hàng xuất nhập khẩu, để tăng khả năng huy động vốn ngoại tệ. - Các chính sách, biện pháp, hình thức huy động vốn của ngân hàng tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng nhìn chung vẫn chưa thực sự đa dạng, chưa đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng. - Công tác quảng bá, giới thiệu, khảo sát thị trường vẫn chưa được thực hiện thường xuyên… Trong bối cảnh hiện nay, cạnh tranh giữa các ngân hàng diễn ra vô cùng gay gắt. Để có thể tồn tại và phát triển, đứng vững trên thị trường, Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga cần phải đề ra chiến lược và các giải pháp phát triển huy động vốn nhằm thu hút, tìm kiếm được những khách hàng tốt, ổn định, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Xuất phát từ tầm quan trọng của vốn và thực tiễn huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga, học viên đã lựa chọn đề tài “Phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga” để hoàn thành luận văn cao học. Trong phạm vi nghiên cứu của mình, học viên đi sâu phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga, trên cơ sở đánh giá kết quả đạt được, chỉ ra những tồn tại, hạn chế nguyên nhân thông qua phân tích các chỉ tiêu định tính, định lượng kết hợp phân tích theo mô hình SWOT, từ đó đưa ra định hướng chiến lược và các giải pháp nhằm phát triển huy động vốn của Ngân hàng Liên doanh Việt Nga trong thời gian tới. 2. Tình hình nghiên cứu của Luận văn Đã có rất nhiều đề tài luận văn thạc sĩ, hoặc các bài báo trình bày và thực hiện nghiên cứu về giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại các Ngân hàng thương mại cổ phần. Trong quá trình thu thập tài liệu và tìm hiểu thông tin, học viên lựa chọn liệt kê các công trình nghiên cứu sau: - Luận văn thạc sĩ: “nâng cao khả năng huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội” (2009) của tác giả Nguyễn Thị Bích Diệp, Trường Đại học kinh tế Quốc dân. Tại luận văn này, tác giả đã hệ thống hóa được các vấn đề huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội. Tuy nhiên, thực trạng nghiên cứu của tác giả là tại 1 chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chứ chưa bao gồm tồng quan phát triển huy động vốn của một ngân hàng thương mại. - Luận văn thạc sĩ: “nâng cao hiệu quả hoạt động nguồn vốn tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Xuất - Nhập khẩu Việt Nam” (2011) của tác giả Lương Thị Quỳnh Nga, Trường đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh. Luận văn nghiên cứu trên cơ sở lý thuyết về hoạt động huy động vốn tiền gửi cho đến việc ứng dụng vào thực tế huy động vốn tiền gửi của Ngân hàng thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam, đã đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại NHTM Cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam. Tuy nhiên, NHTM Cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam là một trong những ngân hàng TMCP lớn, lịch sử phát triển lâu đời, nền khách hàng lớn, nguồn vốn huy động ổn định. Do không có sự tương xứng về mặt quy mô hoạt động nên những giải pháp đưa ra của luận văn khó có thể áp dụng trong phát triển công tác huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga. Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga với tuổi đời còn rất non trẻ, vì vậy hiện tại Ngân hàng chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể nào về chiến lược phát triển huy động vốn trong dài hạn. Những biện pháp nhằm phát triển huy động vốn tại Việt - Nga hiện nay được đề ra theo từng thời kỳ. Trong bản đề án tái cơ cấu của VRB đã được hội đồng thành viên thông qua công tác phát triển huy động vốn là một trong những nội dung ưu tiên hàng đầu bên cạnh tăng trưởng an toàn tín dụng, kìm chế nợ xấu, phát triển ngân hàng bán lẻ… mà chưa có đề tài độc lập nghiên cứu về các giải pháp nhằm phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga. Vì vậy, việc tiến hành nghiên cứu về phát triển huy động vốn tại VRB là cần thiết và mang tính thực tiễn cao. 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản huy động vốn của ngân hàng thương mại. - Phân tích thực trạng huy động vốn và chiến lược huy động vốn tại Ngân hàng liên doanh Việt Nga, đánh giá những kết quả đạt được, chỉ ra những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân. - Định hướng chiến lược và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu các vấn đề về nguồn vốn của ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga nói riêng, nghiên cứu thực trạng công tác huy động vốn của ngân hàng. Trên cơ sở nghiên cứu đề ra định hướng chiến lược cũng như kiến nghị và giải pháp để phát triển hoạt động huy động vốn. - Phạm vi nghiên cứu bao gồm hoạt động huy động vốn của ngân hàng Liên doanh Việt Nga trên các phương diện: phương thức huy động, cơ cấu, quy mô, mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn trên cơ sở số liệu từ năm 2010 đến 2012. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học chung là phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp. Bên cạnh đó, các phương pháp phân tích dự báo, phương pháp phân tích SWOT và phân tích định lượng khác…cũng được sử dụng nhằm đánh giá đầy đủ thực trạng và định hướng phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga 6. Những đóng góp của Luận văn Huy động vốn hiệu quả là một trong những vấn đề được các nhà quản trị ngân hàng quan tâm nhất hiện nay. Luân văn từ viêc đánh giá, phân tích thực trạng huy động vốn thông qua số liệu thực tế đã đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga. Bên cạnh đó, như đã phân tích ở trên Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga đến nay mới đi vào hoat động được 7 năm, vị thế của Ngân hàng chưa lớn, hiện tại các đề tài khoa học đề cập đến vấn đề phát triển huy động vốn tại Việt - Nga trong dài hạn chưa có. Chính vì vậy, luận văn trên cơ sở đánh giá những kết quả huy động vốn đạt được, chỉ ra những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân. Từ đó đưa ra định hướng chiến lược và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị hi vọng sẽ góp phần phát triển công tác huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga trong thời gian tới một cách bền vững, hiệu quả, lâu dài. 7. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần “Lời mở đầu” và “Kết luận”, luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga Chương 3: Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga. Reference DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Giao thông vận tải. 2. Hoàng Văn Hải (2006), Quản trị doanh nghiệp thương mại, NXB Thống kê. 3. Hoàng Văn Hải (2010), Quản trị chiến lược, NXB Quốc gia Hà Nội. 4. Nguyễn Thị Minh Hiền (2003), Giáo trình Marketing ngân hàng, NXB Thống kê. 5. Ngô Thắng Lợi (2009), Giáo trình Kế hoạch hóa phát triển, NXB Đại học Kinh tế quốc dân. 6. Nguyễn Thị Mùi (2008), Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Tài chính. 7. Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (2010- 2012), Báo cáo thường niên. 8. Ngân hàng liên doanh Việt Nga (2010- 2012), Báo cáo thường niên. 9. Peter S. Rose (2011), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 10. Nguyễn Văn Tiến (2010), Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê. Website: 11. http://www.bidv.com.vn 12. http://www.cafef.vn 13. http://dantri.com.vn 14. http://www.sbv.gov.vn 15. http://vneconomy.vn 16. http://vnexpress.net 17. http://www.vrbank.com.vn . hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga Chương 3: Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh. kinh doanh. Xuất phát từ tầm quan trọng của vốn và thực tiễn huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga, học viên đã lựa chọn đề tài Phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Việt. thể áp dụng trong phát triển công tác huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga. Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga với tuổi đời còn rất non trẻ, vì vậy hiện tại Ngân hàng chưa có một

Ngày đăng: 25/08/2015, 08:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan