1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Định giá công ty cổ phần nhựa thiếu niên tiền phong

16 745 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 437,97 KB

Nội dung

Định giá Công ty cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong Trần Thị Thùy Hương Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS chuyên ngành: Tài chính và Ngân hàng; Mã số: 60 34 20 Người hướng dẫn: TS.Đỗ

Trang 1

Định giá Công ty cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền

Phong Trần Thị Thùy Hương

Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS chuyên ngành: Tài chính và Ngân hàng; Mã số: 60 34 20

Người hướng dẫn: TS.Đỗ Kim Sơn

Năm bảo vệ: 2012

Abstract: Trình bày cơ sở lý luận về định giá doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

Định giá doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong qua một số phương pháp khác nhau như Luồng tiền tự do (FCFF), Luồng tiền chiết khấu (DCF) và giá trị kinh tế gia tăng (EVA) Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện kết quả xác định giá trị doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong nói riêng và áp dụng cho

công tác định giá doanh nghiệp nói chung

Keywords: Định giá; Kinh tế doanh nghiệp; Công ty cổ phần Nhựa

Content

LỜI MỞ ĐẦU

Chuyển đổi hình thức sở hữu được coi là nhiệm vụ chiến lược trong công cuộc đổi mới của đất nước ta, là động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh và là kênh huy động vốn rất hiệu quả đối với các doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp có đặc điểm riêng về tài sản đầu tư, lao động, ngành nghề kinh doanh nên việc xác định giá trị doanh nghiệp ở những thời điểm nhất định là một việc rất phức tạp Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong là một doanh nghiệp có cổ phần Nhà nước chi phối

và đang tiến hành định giá doanh nghiệp lần thứ hai Trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp

đã gặp phải một số khó khăn như lựa chọn phương pháp xác định giá trị tái sản, đặc biệt là phương pháp xác định giá trị của tài sản vô hình… v.v kết quả là định giá doanh nghiệp không đúng hoàn toàn với giá trị thực tế của nó

Nghiên cứu, tìm hiểu các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp ngoài phương pháp mà Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong đã áp dụng trong việc định giá doanh nghiệp lần thứ nhất, từ đó đưa ra các đề xuất nhằm khắc phục những sai sót, hạn chế cho các lần định giá sau là rất cần thiết để đem giá trị định giá sát với giá trị thực tế của Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong nói riêng và áp dụng cho đinh giá doanh nghiệp nói chung

Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Định giá Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong” làm

luận văn thạc sỹ

Trang 2

chương:

Chương 1 : Lý luận cơ bản về công tác định giá doanh nghiệp

Chương 2 : Định giá doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong

Chương 3 : Giải pháp hoàn thiện kết quả định giá tại Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền

Phong

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP

1.1 GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1.1.1 Giá trị doanh nghiệp

Giá trị doanh nghiệp là sự biểu hiện bằng tiền về các khoản thu nhập mà doanh nghiệp mang lại cho các nhà đầu tư trong quá trình sản xuất kinh doanh

1.1.2 Các căn cứ để định giá doanh nghiệp

Định giá doanh nghiệp là sự ước tính với độ tin cậy cao nhất các khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh, làm cơ sở cho các hoạt động giao dịch thông thường của thị trường

1.1.2.1 Giá trị thị trường

Giá trị thị trường của một tài sản là mức giá ước tính sẽ được mua bán trên thị trường vào thời điểm thẩm định giá, giữa một bên là người mua sẵn sàng mua và một bên là người bán sẵn sàng bán, trong một giao dịch mua bán khách quan và độc lập, trong điều kiện thương mại bình thường

1.1.2.2 Giá trị phi thị trường

Giá trị phi thị trường là số tiền ước tính của một tài sản dựa trên việc đánh giá yếu tố chủ quan của giá trị nhiều hơn là dựa vào khả năng có thể mua bán tài sản trên thị trường

1.2.ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1.2.1 Khái niệm về định giá doanh nghiệp và công tác định giá doanh nghiệp

Định giá doanh nghiệp là xác định giá trị ước tính của doanh nghiệp theo giá cả thị trường Công tác định giá doanh nghiệp là trình tự, cách thức và phương pháp định giá được áp dụng để tiến hành định giá doanh nghiệp

1.2.2 Sự cần thiết phải định giá doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp được coi như là một loại hàng hoá để được mua bán, được trao đổi Giá trị doanh nghiệp là bao nhiêu, cao hay thấp luôn là mối quan tâm của các pháp nhân và thể nhân kinh tế có lợi ích liên quan, gắn bó trực tiếp đến các doanh nghiệp được đánh giá,

cụ thể:

Thứ nhất: Đối với các giao dịch hoạt động mua bán, sáp nhập, hợp nhất hoặc chia nhỏ doanh nghiệp Đây là loại giao dịch diễn ra có tính chất thường xuyên và phổ biển trong cơ chế thị trường

Nó phản ánh các nhu cầu về đầu tư trực tiếp vào sản xuất kinh doanh trong đó, giá trị doanh nghiệp

là một yếu tố có tính chất quyết định, là căn cứ trực tiếp để quyết định mức giá trong các giao dịch

Trang 3

dụng để từ đó có cơ sở đưa ra các quyết định về đầu tư đúng đắn

Thứ tư: Thông tin về giá trị doanh nghiệp được coi là một căn cứ quan trọng để các nhà hoạch

định chính sách, các tổ chức, các hiệp hội kinh doanh chứng khoán kịp thời nhận ra sự biến động không bình thường của giá cả chứng khoán

Thứ năm: Việc định giá doanh nghiệp định kỳ sẽ là cơ sở quan trọng để đánh giá hiệu quả của hoạt động tài chính trong các doanh nghiệp

Thứ sáu: Việc xác định và thực hiện tốt các trình tự, cách thức và phương pháp định giá áp dụng trong quá trình định giá doanh nghiệp sẽ là yêu cầu căn bản để công tác định giá doanh nghiệp được hiệu quả và đem lại giá trị phù hợp để các bên có liên quan dễ dàng chấp thuận

1.2.3 Mục tiêu của định giá doanh nghiệp

- Định giá doanh nghiệp để bảo hiểm

- Định giá doanh nghiệp để vay vốn

- Định giá để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

- Định giá để tiến hành mua bán doanh nghiệp

- Định giá doanh nghiệp để cổ phần hóa

- Định giá trong các trường hợp khác

1.2.4 Phương pháp định giá doanh nghiệp

1.2.4.1 Phương pháp tài sản

Phương pháp này cho rằng giá trị của một doanh nghiệp bằng tổng các giá trị của từng loại tài sản riêng biệt trừ đi các khoản nợ của doanh nghiệp đó

Giá trị doanh nghiệp = Giá trị tài sản ròng + Giá trị lợi thế (1.1) Trong đó: - Giá trị tài sản ròng được xác định theo công thức:

Cách 1: Căn cứ vào giá trị thị trường:

NAV =

n

i i

A

1

(1.2)

NAV : Tổng giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp tính theo giá thị trường tại thời điểm định giá

Ai : Giá thị trường của tài sản i tại thời điểm định giá

N : Tổng số các loại tài sản

Cách 2: Căn cứ vào giá trị sổ sách

Giá tài sản ròng = Tổng giá trị tài sản – Các khoản nợ (1.3)

- Giá trị lợi thế được xác định theo công thức:

Tỷ suất Tổng lợi nhuận 5 năm của doanh nghiệp

lợi nhuận = _ x 100% (1.4)

bình quân Tổng nguồn vốn 5 năm của doanh nghiệp

Tỷ suất Tỷ suất lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận

lợi nhuận = bình quân năm - bình quân n năm của doanh (1.5)

siêu ngạch của doanh nghiệp nghiệp cùng ngành nghề

Trang 4

= của doanh nghiệp theo sổ sách - lợi nhuận (1.6)

lợi thế kế toán bình quân n năm liền kề siêu ngạch

1.2.4.2 Phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF)

DCF là phương pháp mà giá trị doanh nghiệp được xác định bằng cách hiện tại hoá các luồng tiền thuần doanh nghiệp dự kiến thu được trong tương lai theo một tỷ lệ chiết khấu tương ứng với mức độ rủi ro của doanh nghiệp

Dòng tiền thuần của dự án đầu tư = Dòng tiền vào – Dòng tiền ra (1.7)

n

t

t t

i

V i

CF

) 1 ( ) 1 (

Trong đó: Vo: Giá trị doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại

CF t: Dòng tiền thuần năm thứ t

V n: Giá trị doanh nghiệp ở cuối chu kỳ đầu tư (năm thứ n)

i: Tỷ suất hiện tại hoá

1.2.4.3 Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức (DDM)

Phương pháp này được xây dựng trên cơ sở nhà đầu tư bỏ tiền ra mua chứng khoán (tức là mua doanh nghiệp) không phải là để lấy những tài sản hiện hành trong doanh nghiệp, mà là để đổi lấy các khoản thu nhập trong tương lai

Công thức tổng quát xác định giá trị thực của các loại chứng khoán đã được xây dựng như sau:

i

R i

R i

R

) 1 (

) 1 ( ) 1

2 1

Trong đó : V0 : Giá trị thực của một chứng khoán

Rt : Thu nhập của chứng khoán ở năm thứ t

i : Tỷ suất hiện tại hoá

n: Số năm nhận được thu nhập

1.2.4.4 Phương pháp so sánh (Peer Valuation)

Phương pháp này đặc trưng của việc so sánh dựa trên cơ sở thị trường Trên cơ sở so sánh với các doanh nghiệp tương đương cùng ngành thông qua chỉ số lợi nhuận trên vốn (P/E), lợi nhuận trên dòng tiền (P/CF), lợi nhuận trên doanh thu (P/Sales), lợi nhuận trên tỷ suất sức mua ngang nhau (P/PPP)…

1.2.4.5 Phương pháp hệ số giá thị trường trên thu nhập (P/E)

Phương pháp này dựa trên dự tính về khả năng sinh lời của doanh nghiệp và tính toán theo hệ số

giá thị trường trên thu nhập

Công thức tính:

Trang 5

Trong đó: V: Giá trị doanh nghiệp

Pg : Lợi nhuận có thể đạt được (Lợi nhuận trước thuế)

P/E: Hệ số giá thị trường trên thu nhập

P/E =

EPS

P s

Trong đó: Ps: Giá mua bán cổ phiếu trên thị trường

ESP: Thu nhập dự kiến của mỗi cổ phần hoặc lợi nhuận thuần cho mỗi cổ phiếu đang lưu hành

1.2.4.6 Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp (FCFF)

Giá trị doanh nghiệp được tính bằng cách chiết khấu dòng tiền dự kiến của doanh nghiệp (dòng tiền còn lại sau khi trừ thuế và chi phí hoạt động nhưng trước khi thanh toán nợ vay) theo chi phí sử dụng vốn bình quân (chi phí sử dụng các nguồn tài trợ của doanh nghiệp được tính bình quân gia quyền theo tỷ trọng giá trị thị trường của từng yếu tố)

+ Trong đa số các trường hợp, giá trị của công ty có thể được tính bằng hiện giá FCFF dự kiến:

Trong đó: FCFFt : Dòng tiền thuần của công ty năm t

WACC: Trung bình trọng số của chi phí vốn

V : Giá trị công ty

1.2.4.7 Phương pháp giá trị kinh tế gia tăng EVA

Giá trị kinh tế tăng thêm là thước đo phần thu nhập tăng thêm từ chênh lệch giữa lợi nhuận hoạt động trước lãi vay sau thuế và chi phí sử dụng vốn”

Giá trị doanh nghiệp = Tổng vốn đầu tư + Hiện giá EVA

V = TC +

) 1

(

/ )

1 (

n n

n

t

t t

t

WACC

WWAC EVA

WACC

EVA

Tính toán EVA: EVA = NOPAT - (TC x WACC)

Trong đó: - NOPAT: Lợi nhuận trước lãi vay và sau thuế = Lợi nhuận sau thuế + lãi vay x ( 1- thuế suất thuế TNDN)

- TC: Vốn đầu tư xác định bằng tổng tài sản bình quân trên bảng cân đối kế toán

- WACC: Lãi suất sử dụng vốn bình quân gia quyền theo tỷ trọng các nguồn vốn (bao gồm cả vốn vay và vốn chủ)

1.3 YÊU CẦU CỦA ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP

1.3.1 Đảm bảo tính chính xác

1.3.2 Đảm bảo tính nhanh chóng và đúng thời điểm

1.3.4 Phương pháp định giá doanh nghiệp phải phù hợp

1.3.3 Đảm bảo tính khách quan và trung thực

V =



 1 1

t

t t

WACC FCFF

(1.12)

Trang 6

CHƯƠNG 2 ĐỊNH GIÁ CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG

2.1 GIỚI THIỆU CHUNG CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong tiền thân là Nhà máy Nhựa Thiếu niên Tiền phong, được thành lập từ năm 1960 Trải qua nhiều thăng trầm, ngày 29/4/1993 với Quyết định số 386/CN/CTLD của Bộ Công Nghiệp Nhẹ (nay là Bộ Công Thương), nhà máy Nhựa Thiếu niên Tiền Phong được đổi tên thành Công ty Nhựa Thiếu niên Tiền phong Theo đó Công ty Nhựa Thiếu niên Tiền phong trở thành một doanh nghiệp Nhà nước, sản xuất các sản phẩm từ chất dẻo Đến ngày 17/8/2004, công ty Nhựa Thiếu niên Tiền Phong đã được chuyển đổi sang hình thức công ty

Cổ phần bằng quyết định số 80/2004/QD-BCN của bộ Công nghiệp Đánh dấu một bước đi phát triển mới của công ty

Với mạng lưới tiêu thụ gồm 6 Trung tâm bán hàng trả chậm và gần 300 đại lý bán hàng, sản phẩm Nhựa Tiền phong đã và đang có mặt ở các miền trên cả nước Từ những cố gắng và thành công đạt được trong suốt 50 năm qua, Công ty Nhựa Thiếu niên Tiền phong đã vinh dự được Đảng

và nhà nước trao tặng những danh hiệu cao quý: Huân chương độc lập hạng Ba (2010); danh hiệu Anh hùng Lao động thời kì đổi mới (1994-2005)… Bên cạnh đó là 127 Huy chương vàng tại cá kỳ hội chợ hàng công nghiệp Quốc tế và trong nước, được người tiêu dùng bình chọn là “Hàng Việt nam chất lương cao”

Luôn sát cánh cùng sự phát triển cảu nền kinh tế đất nước, ngày hôm nay, các thế hệ cán bộ công nhân viên công ty Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong có quyền tự hào về những thành tựu mà công

ty đạt được Đó là niềm vinh dự và cũng là động lực để công ty vươn cao, vươn xa hơn trên thị trường trong nước và quốc tế

2.1.2 Ngành nghề kinh doanh

Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong là đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương với

những ngành nghề kinh doanh chủ yếu như sau:

- Khuôn mẫu, phụ tùng, linh kiện cơ khí cho ngành nhựa

- Các nguyên liệu, hoá chất, phụ gia ngành nhựa

- Kinh doanh nhà trọ, đại lý ký gửi hàng hóa; cho thuê bãi đậu xe, ki ốt, kho…

- Xuất nhập khẩu tổng hợp nguyên liệu, trang bị, vật tư sản xuất và hàng tiêu dùng

- Kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp

- Hội chợ, triển lãm, thông tin, quảng cáo

2.1.3 Sản phẩm chủ yếu

- Ống nhựa U.PVC và phụ tùng U.PVC

- Ống HDFE và phụ tùng HDFE

- Ống PP-R và phụ tùng PP-R là dòng sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn DIN 8077:1999

- Sản phẩm khác: Máng hứng nước mưa, hàng rào nhựa, các loại ống đặc chủng…

Trang 7

2.1.4 Cơ cấu tổ chức và lao động

2.1.4.1 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý:

SƠ ĐỒ 2.1: BỘ MÁY QUẢN LÝ

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong)

ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG

Ban Kiểm soát

Hội đồng quản trị

Tổng giám đốc

Phó Tổng giám đốc thường trực

Phó Tổng giám đốc kinh doanh

Phó Tổng giám đốc tài chính

Ban chỉ đạo

ISO

Kế Toán Trưởng

Phòng

kỹ

thuật

sản

xuất

Phòn

g nghiê

n cứu

thiết

kế

Phòn

g quản

lý chất lượn

g

Phòn

g kinh doan

h

Phòn

g kiến thiết

cơ bản

Phòn

g hành chín

h quản trị

Phòn

g tổ chức lao động

Phòn

g tài chính

kế toán

Trang 8

2.1.4.2 Tình hình lao động

Lao động có đến thời điểm 31/12/2011 là: 158 người

Bảng 2.1: Tình hình lao động

Phân theo hợp đồng lao động Số người Tỷ lệ (%)

Lao động hợp đồng mùa vụ hoặc có thời hạn dưới 12 tháng 6 3,80

Phân theo trình độ

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong)

2.1.5 Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian qua

Xét về kết quả hoạt động kinh doanh, doanh thu và tỷ suất lợi nhuận trên vốn của công ty tăng trưởng không ngừng Bảng dưới đấy thể hiện một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của Công ty trong 3 năm trở lại đây :

Bảng 2.2 Kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong trong

ba năm: 2009, 2010, 2011

Đơn vị tính: VNĐ

1 1.Doanh thu bán hàng 2.429.835.248.880 2.008.528.085.987 1.549.425.845.418

3 2.Các khoản giảm trừ doanh

thu

(4.298.580.161) (6.713.193.878) (2.525.910.294)

10 3.Doanh thu thuần về bán hàng 2.425.536.668.719 2.001.814.892.109 1.546.899.935.124

11 4.Giá vốn hàng bán (1.648.972.137.821) (1.325.419.849.942)

20 5.Lợi nhuận gộp về bán hàng 776.564.530.898 676.395.042.167 557.343.135.852

21 6 Doanh thu hoạt động tài 11.831.970.491 4.042.629.206 8.407.907.296

Trang 9

23 Trong đó: Chi phí lãi vay (42.647.306.476) (21.774.765.183) (13.708.429.895)

24 8 Chi phí bán hàng (257.290.482.887) (195.807.473.061) (145.660.811.456)

25 9 Chi phí quản lý doanh

nghiệp

(95.841.377.700) (86.935.318.325) (45.838.241.858)

30 10.Lợi nhuận thuần từ hoạt

động kinh doanh

358.951.811.051 363.742.989.570 348.385.216.022

31 11.Thu nhập khác 1.476.765.241 1.357.073.555 1.110.151.894

32 12.Chi phí khác (1.832.372.771) (1.517.517.814) (1.302.095.355)

45 14.Phần (lỗ)/lãi từ công ty liên

doanh, liên kết

2.904.515.593 (118.683.797) 3.139.925.064

50 15.Tổng lợi nhuận trước thuế 361.500.719.114 363.463.861.514 351.333.197.625

51 16.Chi phí thuế TNDN hiện

hành

(77.554.731.349) (63.890.880.193) (45.670.269.361)

52 17.Thu nhập thuế TNDN hoãn

lại

(7.766.213.546) 10.286.438.478

60 18.Lợi nhuận sau thuế TNDN 276.179.774.219 309.859.419.799 305.662.928.264

Trong đó:

61 18.1.Lợi ích của các cổ đông

thiểu số

7.208.291.611 (2.582.681.150) (930.543.522)

62 18.2.Lãi thuộc về các cổ đông

của công ty mẹ

268.971.482.608 312.442.100.949 306.593.471.786

70 19.Lãi cơ bản trên mỗi cổ

phiếu

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong)

2.2 ĐỊNH GIÁ CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG

2.2.1 Cơ sở pháp lý

- Nghị định 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ

- Thông tư 106/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008 của Bộ Tài chính 2.2.2 Những điểm đột

phá của văn bản áp dụng hiện hành

Trang 10

- Điểm đột phá thứ nhất: Điều 30 Nghị định 109 quy định rõ trường hợp doanh nghiệp cổ phần hoá chọn hình thức thuê đất nếu doanh nghiệp trả tiền thuê đất một lần cho toàn bộ thời

gian thuê đất

- Điểm đột phá thứ hai: Bỏ ưu đãi về giá cho nhà đầu tư chiến lược Nghị định 109 quy định nhà đầu tư chiến lược được mua cổ phần theo giá không thấp hơn giá đấu thành công bình quân

- Điểm đột phá thứ ba: Điều 45 Nghị định 109 về quản lý và sử dụng số tiền thu từ cổ phần hóa quy định: Số tiền thu từ cổ phần hóa doanh nghiệp được sử dụng để thanh toán chi phí cổ phần hóa và chi giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư khi thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp theo chế độ nhà nước quy định và quyết định của cơ quan có thẩm quyền

- Điểm đột phá thứ tư: Thủ tướng Chính Phủ ủy quyền cho Hội đồng quản trị các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập quyết định công

bố giá trị doanh nghiệp, quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa các doanh nghiệp thành

viên, bộ phận doanh nghiệp trực thuộc,…

2.2.3 Định giá Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong

2.2.3.1 Theo phương pháp dòng tiền tự do của doanh nghiệp (FCFF)

a Ước lượng chi phí vốn bình quân trọng số (WACC) của doanh nghiệp để làm suất chiết khấu

WACC = 18%

b Tỷ lệ tái đầu tư

Tỷ lệ tái đầu tư = ReInv0/00 = 47,4%

Ta có : PV = 1.669.229.012.225 đồng Vậy tổng giá trị doanh nghiệp = PV + giá trị tiền mặt và đầu tư tài chính ngắn hạn vào

cuối năm 2011 = 1.718.683.725.743 đồng

2.2.3.2 Theo phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCFF)

Sau quá trình thực hiện định giá, tổng giá trị thực tế của Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên

Tiền Phong tại thời điểm ngày 31/12/2011 là 1.738.683.725.743 đồng

2.2.3.3 Theo phương pháp giá trị kinh tế gia tăng EVA

Từ các dữ liệu đã ước lượng được về tổng vốn, lợi nhuận sau thuế và lãi vay, ta tính được

EVA giai đoạn 2009 - 2011 như sau:

Với WACC là 18%, hiện giá EVA của Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong như

sau:

Ngày đăng: 25/08/2015, 08:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
12. Nguyễn Đức Tặng (2006) , Nợ tồn đọng cản trở quá trình Cổ phần hoá, Tạp chí tài chính số 6 năm 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí tài chính
1. Bộ Tài Chính (2004), Thông tư số 126/2004/TT-BTC ngày 24 tháng 12 năm 2004, hướng dẫn thực hiện Nghị định số 187/2004/NĐ/-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần Khác
2. Bộ Công Thương (2011),Quy hoạch phát triển ngành nhựa Việt Nam từ giai đoạn 2010 - 2015 có xét triển vọng đến 2015 Khác
3. Chính Phủ (2004), Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004, về việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần Khác
4. Công ty cổ phần nhựa thiếu niên Tiền Phong (2006-2011),Báo cáo tài chính năm 2006- 2011 đã kiểm toán Khác
5. Công ty cổ phần nhựa thiếu niên Tiền Phong (2011), Bản cáo bạch năm 2011 Khác
6. Nguyễn Văn Huy (2004), Cổ phần hóa giải pháp quan trọng trong cải cách doanh nghiệp Nhà nước, Nxb Chính trị Quốc gia,Hà Nội Khác
7. Nguyễn Vũ Thùy Hương (2005), Hoàn thiện công tác định giá doanh nghiệp ở Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Khác
8. Nguyễn Minh Hoàng (2005), Nguyên lý chung định giá tài sản và giá trị doanh nghiệp, Nxb Tài chính Khác
9. Nguyễn Đình Kiệm, Nguyễn Đăng Nam (1999), Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nxb Tài chính Khác
10. Nguyễn Thị Hương Nga (2002), Hoàn thiện phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Khác
11. Nguyễn Hải Sản (1999), Định giá và xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp, Nxb Trẻ Khác
13. Đỗ Văn Thuận (2006) , Đánh giá giá trị doanh nghiệp khi chuyển nhượng quyền sở hữu, thanh lý, nhượng bán, giải thể cổ phần hóa, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh Khác
14. Quốc Hội (2005), Luật Doanh nghiệp (2005), Số 60/2005/QH ngày 29 tháng 11 năm 2005Các website Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w