Hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng minh tiến

16 190 0
Hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng minh tiến

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng Minh Tiến Nguyễn Thị Hải Yến Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS chuyên ngành: Tài Chính – Ngân Hàng; Mã số: 60 34 20 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Kim Anh Năm bảo vệ: 2012 Abstract: Hệ thống một số vấn đề lý luận về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích thực trạng kinh doanh của Công ty CP Minh Tiến để làm rõ hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty này qua các năm 2008-2011. Đề xuất một số ý kiến nhằm duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho công ty Cổ phần xây dựng Minh Tiến trong thời gian tiếp theo. Keywords: Tài chính ngân hàng; Hoạt động kinh doanh Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kinh tế Việt Nam trong giai đoạn năm 2010-2011 thực sự là một giai đoạn khó khăn do chịu ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới, mà bắt nguồn từ nền kinh tế Mỹ, một nền kinh tế lớn nhất thế giới. Xuất phát từ những khó khăn trên, để đảm bảo phát triển kinh tế, kiềm chế lạm phát, giữ mức tăng trưởng theo yêu cầu, Việt Nam phải sử dụng nhiều chính sách thắt chặt đầu tư công, thắt chặt chính sách tiền tệ. Đi đôi với việc thực hiện chính sách “thắt lưng buộc bụng” của Chính phủ là nhiều hệ luỵ đi kèm như: giá cả hàng hóa tăng, lãi suất tăng, tỷ giá tăng. Hệ luỵ này làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp mà trong đó các doanh nghiệp xây dựng là những doanh nghiệp đứng mũi chịu sào hàng đầu do giá cả vật liệu xây dựng tương đối nhạy cảm, tăng cao liên tục trong khi đó nhà nước thắt chặt đầu tư công, kiểm soát cho vay, thậm chí một số văn bản hiện hành không cho phép các doanh nghiệp điều chỉnh giá Phúc Thọ là một huyện tương đối thuần nông, những năm 2008 trở lại đây mới được đổi mới do sát nhập vào thủ đô Hà Nội, do vậy mà điều kiện kinh tế xã hội của Phúc Thọ cũng có điều kiện phát triển hơn. Là một trong số những doanh nghiệp được thành lập từ rất sớm hoạt động trên địa bàn huyện Phúc Thọ, công ty Cổ phần xây dựng Minh Tiến, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng những năm 2010-2011 vẫn duy trì hoạt động kinh doanh có hiệu quả trong điều kiện kinh tế trong nước và thế giới gặp nhiều khó khăn cũng là một điều đáng nói, đáng phân tích trong giai đoạn này. Công ty Cổ phần xây dựng Minh Tiến được thành lập tháng 4 năm 2002, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng công trình dân dụng, thuỷ lợi, giao thông, vận chuyển hàng hoá hàng khách, mua bán vật liệu xây dựng, chế biến gỗ và sản xuất các sản phẩm từ gỗ, công ty có địa bàn hoạt động rộng trên cả nước với nhiệm vụ xây dựng các công trình xây dựng dân dụng, giao thông, thuỷ lợi, đào đắp các mặt bằng và cung cấp vật liệu xây dựng trong phạm vi chủ yếu là Thành phố Hà Nội và một số địa bàn lân cận. Vừa cung cấp vật liệu vừa tham gia thực hiện xây dựng công trình, trong những năm vừa qua công ty đã có đóng góp không nhỏ cho kinh tế xã hội địa phương. Công ty đã có một thời gian hoạt động khá dài, bề dày kinh nghiệm cũng không nhỏ và đặc biệt là trong thời gian kinh tế khủng hoảng như hiện nay mà công ty vẫn đứng vững, hoạt động có hiệu quả. Vậy doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả như thế nào, việc sử dụng tài chính doanh nghiệp ra sao? Đây là những vấn đề cần được nghiên cứu và phân tích nhằm giúp doanh nghiệp tìm và phát huy những mặt mạnh, hạn chế những mặt yếu kém để đi đến mục tiêu là nâng cao lợi nhuận hơn nữa. Với những kiến thức về tài chính và quản trị, cũng với việc tìm tòi nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm của các thầy cô và anh chị đi trước tác giả mạnh dạn chọn đề tài “Hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty Cổ phần xây dựng Minh Tiến” làm luận văn thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Trong những năm gần đây, việc phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty đã được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu, cũng như được nhiều các chủ doanh nghiệp đưa vào nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm đưa ra những định hướng hoạt động đúng đắn cho doanh nghiệp đó. Tuy nhiên để đi sâu vào phân tích hoạt động của một doanh nghiệp cụ thể trong điều kiện kinh tế kém phát triển như hiện nay lại là một vấn đề tương đối mới mẻ. Để có thể định hướng được những bước đi đúng đắn trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi người chủ doanh nghiệp phải có những quyết định sáng suốt dựa trên những phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong cả một giai đoạn. Như: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh ở một số lĩnh vực kinh doanh khác cũng đã được một số học giả nghiên cứu như Luận văn thạc sỹ của tác giả Trần Huy Bình với đề tài "Xây dựng một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần Bia Nada", trong luận văn tác giả cũng đi sâu vào phân tích hoạt động kinh doanh của công ty nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Luận văn tập trung vào hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp sản xuất, nêu bật tầm quan trọng của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, phân tích thực trạng từ đó xây dựng các giải pháp nhằm cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh ở công ty cổ phần bia NaDa. Cũng đi sâu vào phân tích hoạt động kinh doanh của loại hình công ty cổ phần nhưng lại ở một loại hình kinh doanh hoàn toàn khác, luận án của tác giả Nguyễn Anh Đức “Nâng cao hiệu quả vốn kinh doanh tại công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây HATAPHAR”, đây là loại hình công ty nhà nước, đã được tiến hành cổ phần hóa, sản xuất và kinh doanh mặt hàng đặc biệt. Ở luận án này tác giả đi sâu vào phân tích vốn kinh doanh của doanh nghiệp ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả hoạt động kinh doanh, những nhân tố tác động đến yếu tố vốn kinh doanh từ đó đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp Vì vậy việc nghiên cứu, phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở một lĩnh vực tương đối phức tạp và nhạy cảm đối với nền kinh tế của một công ty hoạt động trên một địa bàn nhỏ, kinh tế mới đang trong giai đoạn phát triển là một vấn đề cần nghiên cứu. Vận dụng những cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn từ các luận án trước, nghiên cứu, phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh và đưa ra giải pháp duy trì và nâng cao hiệu quả kịnh doanh tại Công ty Cổ Phần xây dựng Minh Tiến chính là mục tiêu của luận văn mà tác giả hướng tới. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích của đề tài: Nghiên cứu hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng Minh Tiến trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay. - Nhiệm vụ của đề tài: + Hệ thống một số vấn đề lý luận về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. + Phân tích thực trạng kinh doanh của Công ty CP Minh Tiến để làm rõ hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty này qua các năm 2008-2011 + Đề xuất một số ý kiến nhằm duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho công ty Cổ phần xây dựng Minh Tiến trong thời gian tiếp theo. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu tình hình hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần xây dựng Minh Tiến qua 04 năm 2008, 2009, 2010, 2011. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu thực tiễn hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng Minh Tiến và chủ yếu tập trung vào việc phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh thông qua các báo cáo tài chính và báo cáo phân tích hiệu quả kinh doanh các năm 2008, 2009, 2010, 2011 của công ty cổ phần xây dựng Minh Tiến. 5. Phương pháp nghiên cứu Ngoài các phương pháp cơ bản thường được được sử dụng trong nghiên cứu kinh tế (duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, thống kê, tổng hợp, phân tích so sánh ) để nghiên cứu lý luận phân tích hiệu quả kinh doanh, đề tài còn sử dụng các phương pháp cụ thể như sau: + Phương pháp thu thập số liệu: Những dữ liệu liên quan đến quá trình phân tích đề tài được thu thập từ các phòng ban của Công ty cung cấp chủ yếu từ: Bảng cân đối kế toán, bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra còn có những tài liệu thu thập từ sách báo, internet + Phương pháp phân tích: - Phương pháp so sánh: Sử dụng phương pháp so sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá có cùng một nội dung, một tính chất tương tự để xá định xu hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu đó. Nó cho phép chúng ta tổng hợp được những nét chung, tách ra được những nét riêng của các hiện tượng kinh tế đưa ra so sánh, trên sơ sở đó đánh giá được các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm ra các giải pháp nhằm quản lý tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể. - So sánh tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc, kết quả so sánh này biểu hiện khối lượng quy mô của các hiện tượng kinh tế. - So sánh tương đối: Là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích với chỉ tiêu cơ sở, thể hiện tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc, để nói lên tốc độ tăng trưởng. - Phương pháp đồ thị và biểu đồ: Là phương pháp sử dụng đồ thị và biểu đồ để phân tích những mối quan hệ, những mức biến động cũng như sự ảnh hưởng của các chỉ tiêu phân tích khác. 6. Những đóng góp mới của luận văn - Làm rõ thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng Minh Tiến. - Đưa ra được một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần xây dựng Minh Tiến nói riêng và các doanh nghiệp hiện nay nói chung. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, giải trình những chữ được viết tắt trong luận văn, mục lục, các bảng biểu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau: Chương 1: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng Minh Tiến trong giai đoạn 2008-2011. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng Minh Tiến. Chương 1 HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan về hiệu quả kinh doanh 1.1.1. Khái niệm : Hiệu quả SXKD là một phạn trù phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định. Trình độ sử dụng các nguồn lực chỉ có thể được đánh giá trong mối quan hệ với kết quả tạo ra để xem xét với mỗi sự hao phí nguồn lực xác định có thể tạo ra kết quả ở mức độ nào. 1.1.2. Sự cần thiết, ý nghĩa và yếu tố quyết định để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: * Sự cần thiết, ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN : Nâng cao hiệu quả kinh doanh tức là đã nâng cao khả năng sử dụng các nguồn lực có hạn trong sản xuất, đạt được sự lựa chọn tối ưu. * Yếu tố quyết định nâng cao hiệu quả KD của DN - Tăng cường quản trị kinh doanh - Phát triển trình độ đội ngũ lao động - Cải thiện công tác quản trị và tổ chức sản xuất - Xây dựng hệ thống trao đổi và xử lý thông tin trong DN. - Vận dụng khoa học kỹ thuật công nghệ tiến tiến phục vụ SXKD - Tăng cường mở rộng quan hệ cầu nối giữa DN với xã hội - Cải thiện môi trường pháp lý, môi trường kinh tế, cơ sở hạ tầng 1.2. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty cổ phần 1.2.1. Khái quát về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Khái niệm: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tức là việc sử dụng các phương pháp phù hợp để tính toán, tổng hợp các chỉ tiêu, các chỉ số từ đó đưa ra những nhận định chủ quan và những nhận định khách quan về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. 1.2.2. Doanh thu (DT), chi phí và lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh: 1.2.2.1. Doanh thu của doanh nghiệp: Khái niệm: Doanh thu của DN là toàn bộ số tiền thu được nhờ đầu tư vào kinh doanh trong một thời kỳ nhất định của DN, bao gồm: DT từ hoạt động SXKD và DT từ hoạt động khác * Ý nghĩa của DT đối với hoạt động của DN: 1.2.2.2. Chi phí SXKD của DN Hoạt động SXKD của DN liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau nên toàn bộ các hoạt động chi phí liên quan đến các lĩnh vực hoạt động có thể chia thành 2 loại: Chi phí hoạt động SXKD và Chi phí hoạt động khác * Chi phí hoạt động SXKD - Khái niệm: - Nội dung: - Phân loại chi phí SXKD: * Chi phí hoạt động khác: Chi phí hoạt động khác bao gồm: chi phí hoạt động tài chính và chi phí bất thường. Ngoài ra DN còn có những khoản chi tiêu không được hạch toán vào chi phí hoạt động SXKD và chi phí hoạt động khác của DN như: - Các khoản lỗ do liên doanh hay các hoạt động đầu tư khác - Các khoản thiệt hại sản phẩm hỏng, thiệt hại ngừng sản xuất, - Chi phí đi công tác nước ngoài vượt định mức quy định. 1.2.2.3. Lợi nhuận của DN: - Khái niệm và phân loại: - Tác dụng của LN: - Phân phối LN:: 1.2.3. Tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh. 1.2.3.1. Nhóm các chỉ tiêu sinh lời: * Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: Công thức xác định như sau: Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên DT = lợi nhuận trước thuế / DT thuần Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên DT = lợi nhuận sau thuế / DT thuần * Tỷ suất sinh lời của tài sản: Công thức xác định như sau: Tỷ suất sinh lời của tài sản = lợi nhuận trước thuế và lãi vay / Giá trị tài sản bình quân. * Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh: Công thức xác định như sau: Tỷ suất lợi nhuận trước thuế vốn kinh doanh = Lợi nhuận trước thuế / Vốn kinh doanh bình quân * Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu: Công thức xác định như sau: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu bình quân 1.2.3.2. Nhóm các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh bộ phận: * Các chỉ tiêu về hoạt động:Nhóm các chỉ tiêu này gồm có: - Số vòng quay của hàng tồn kho:Công thức xác định như sau: Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán / hàng tồn kho bình quân - Số ngày một vòng quay hàng tồn kho: Công thức xác định như sau: Số ngày một vòng quay hàng tồn kho = số ngày trong kỳ / số vòng quay hàng tồn kho - Vòng quay các khoản phải thu: Công thức xác định như sau: Vòng quay các khoản phải thu = DT thuần / Số dư bình quân các khoản phải thu - Kỳ thu tiền trung bình: Kỳ thu tiền trung bình được xác định theo công thức: Kỳ thu tiền trung bình = 360 / Vòng quay các khoản phải thu = Số du bình quân các khoản phải thu x 360 / DT thuần - Vòng quay vốn lưu động: Công thức được xác định như sau: Vòng quay vốn lưu động = DT thuần / Vốn lưu động bình quân - Số ngày một vòng quay vốn lưu động: Công thức được xác định như sau: Số ngày một vòng quay vốn lưu động = 360 (ngày) / Số vòng quay vốn lưu động - Hiệu suất sử dụng vốn cố định: Công thức xác định như sau: Hiệu suất sử dụng vốn cố định = DT thuần / Vốn cố định bình quân - Vòng quay toàn bộ vốn: Công thức như sau: Vòng quay vốn kinh doanh = DT thuần / Vốn kinh doanh bình quân * Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán: - Hệ số khả năng thanh toán tổng quát: Công thức xác định như sau: Hệ số thanh toán tổng quát = Tổng tài sản / Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn - Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: Công thức xác định như sau: Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = Tổng tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn - Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Công thức xác định như sau: Khả năng thanh toán nhanh = (TSLĐ và đầu tư ngắn hạn – Vật tư hàng hoá tồn kho) / Tổng số nợ ngắn hạn - Hệ số đánh giá khả năng thanh toán nhanh (tức thời): Khả năng thanh toán nhanh (tức thời) = (Tiền + Tương đường tiền)/ Nợ ngắn hạn - Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn: Hệ số thanh toán nợ dài hạn được xác định theo công thức: Khả năng thanh toán nợ dài hạn = Giá trị còn lại của TSCĐ được hình thành bằng nợ vay / Nợ dài hạn - Hệ số thanh toán lãi vay: Công thức xác định như sau: Hệ số thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay / Lãy vay phải trả * Các hệ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản - Cơ cấu nguồn vốn được đánh giá bằng hai chỉ số: Hệ số nợ = Nợ phải trả / Tổng nguồn vốn = 1 – Hệ số vốn chủ sở hữu Hệ số vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu / Tổng nguồn vốn = 1 – Hệ số nợ - Việc bố trí cơ cấu tài sản của DN thể hiện ở hai chỉ tiêu: Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn = TSCĐ và đầu tư dài hạn / Tổng tài sản Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn = TSCĐ và đầu tư ngắn hạn / Tổng tài sản Để phản ánh cơ cấu tài sản tối ưu ta sử dụng chỉ tiêu: Cơ cấu tài sản = TSLĐ và đầu tư ngắn hạn / TSCĐ và đầu tư dài hạn - Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ:Tỷ suất này sẽ cung cấp thông tin cho biết số vốn chủ sở hữu của DN dùng để trang bị TSCĐ là bao nhiêu. Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ = Vốn chủ sở hữu / TSCĐ và đầu tư dài hạn * Hiệu quả sử dụng lao động. Hiệu quả sử dụng lao động biểu hiện ở năng suất lao động, mức sinh lời của lao động và hiệu suất tiền lương. - Năng suất lao động: Năng suất lao động bình quân năm được xác định theo công thức: Năng suất lao đông bình quân năm = Giá trị sản lượng / Số lượng lao động bình quân năm - Chỉ tiêu mức sinh lời bình quân của lao động: Chỉ tiêu này có thể được xác định theo công thức: Lợi nhuận bình quân do một lao động tạo ra = Lợi nhuận sau thuế / Số lượng lao động bình quân năm - Chỉ tiêu hiệu suất tiền lương: Công thức xác định như sau: Hiệu suất tiền lương = Lợi nhuận sau thuế / Tổng quỹ tiền lương và các khoản có tính chất lương. * Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh ở từng bộ phận bên trong DN: 1.2.4. Các phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh. 1.2.4.1.Phương pháp chi tiết: 1.2.4.2.Phương pháp so sánh 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh: 1.3.1. Các nhân tố tác động bên trong (Các nhân tố thuộc về DN) 1.3.1.1. Vốn kinh doanh: 1.3.1.2. Kỹ thuật công nghệ. 1.3.1.3. Bộ máy tổ chức, quản lý và lao động 1.3.1.4. Nghệ thuật kinh doanh 1.3.1.5. Mạng lưới kinh doanh 1.3.1.6. Đòn bẩy kinh tế trong DN 1.3.2. Các nhân tố bên ngoài 1.3.2.1. Thị trường 1.3.2.2. Tập quán dân cư và mức độ thu nhập bình quân. 1.3.2.3. Chính trị và pháp luật 1.3.2.4. Điều kiện tự nhiên. Kết luận chương 1: Chương 1 đã làm rõ những nội dung chính như sau: Thứ nhất: Nêu được những lý thuyết cơ bản về hiệu quả SXKD, sự cần thiết, và các yếu tố để nâng cao hiệu quả SXKD. Thứ hai: Trình bày được hệ thống các chỉ tiêu để phân tích hiệu quả và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD của doanh nghiệp Thứ ba: Trình bày được các phương pháp phân tích hiệu quả SXKD của doanh nghiệp. Chương 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG MINH TIẾN TRONG GIAI ĐOẠN 2008-2011 2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần xây dựng Minh Tiến. 2.1.1 Chức năng và loại hình SXKD của DN Thông tin chung: Tên công ty: Công ty cổ phần xây dựng Minh Tiến Địa chỉ trụ sở: Xã Võng Xuyên huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội Điện thoại: 04.33.848.082; Fax: 04.33.921.800 Năm thành lập: Công ty cổ phần xây dựng Minh Tiến là một DN cổ phần được thành lập ngày 3/4/2002 theo Quyết định của Sở Kế Hoạch đầu tư thành phố Hà Nội có đăng ký kinh doanh số 0303000038 cấp lần 5 ngày 19/10/2010. 2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy SXKD và bộ máy quản lý của công ty * Tổ chức nhân sự: Tổng số cán bộ và công nhân lành nghề từ bậc 4 trở lên là 850 người trong đó: Kỹ sư, kiến trúc sư: 40 người; Trung cấp: 90 người; Cử nhân tài chính, kế toán: 20 người; Công nhân kỹ thuật bậc 4 trở lên: 300 người; Công nhân gián tiếp: 400 người; * Tổ chức bộ máy quản lý: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty: Phụ lục 1 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 2.1.3.1. Kết quả chung Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 4 năm của công ty được thể hiện qua bảng cân đối kế toán và bảng kết quả kinh doanh dưới đây: Bảng 2.2 và 2.3 2.1.3.2. Kết quả hoạt động thuế nộp ngân sách và trách nhiệm đối với người lao động của công ty qua các năm: Kết quả hoạt động thuế nộp ngân sách: Bảng 2.4 Bảng kết quả nộp NSNN Trách nhiệm của công ty đối với người lao động cũng được thể hiện qua các khoản chi phí cho lao động từ năm 2008-2011 như sau: Bảng 2.5: Bảng chi phí cho người lao động: 2.2 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Xây dựng Minh Tiến. 2.2.1 Thực trạng các yếu tố đầu vào: 2.2.1.1. Vốn a. Cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu Qua số liệu của bảng 2.6 có thể thấy trong các năm từ 2008 đến 2011 nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty đã có sự tăng trưởng. b. Cơ cấu nợ phải trả Trong các năm từ 2008 – 2011 mặc dù về mặt tỷ trọng nợ phải trả/ tổng vốn có xu hướng tăng dần từ năm 2008 đến 2009 năm 2008 tỷ lệ này là 81,2%, năm 2009 là 84,31% và giảm hơn vào năm 2010, lại tăng lên vào 2011. Đối với khoản vay và nợ ngắn hạn: qua bảng 2.6 ta thấy năm 2008, 2009 mặc dù nợ phải trả tăng trưởng lớn song khoản vay và nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ 2.2.1.2. Tài sản Tài sản được tính là tổng của tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Cơ cấu tài sản của Công ty trong các năm từ 2008-2011 được trình bày tại bảng sau: Bảng 2.7. Bảng cơ cấu tài sản của công ty a. Thực trạng tài sản ngắn hạn Tài sản ngắn hạn của Công ty qua các năm từ 2008 – 2011 chiếm tỷ lệ từ 82,6% đến 84,76% trong tổng tài sản. - Phân tích tiền và các khoản tương đương tiền - Phân tích các khoảng phải thu ngắn hạn: - Phân tích các khoản trả trước cho người bán: - Phân tích hàng tồn kho: b. Thực trạng về tài sản dài hạn: 2.2.1.3. Thực trạng về nguồn nhân lực Đến cuối năm 2011 toàn công ty có 850 người lao động, trong đó có 400 người là lao động gián tiếp với cơ cấu trình độ như sau:Trình độ trên đại học: 05 người chiếm 1,25%; Trình độ đại học: 10 người chiếm 2,5 %; Lao động phổ thông: 385 người chiếm 96,25 %. Lao động trực tiếp toàn Công ty có tổng cộng 450 người trong đó có 300 công nhân có bậc thợ bình quân đạt 3,3. Cơ cấu lao động trực tiếp theo ngành nghề như sau: Công nhân xây dựng 200 người chiếm 66,6 %; Công nhân cơ giới và lắp máy 50 người chiếm 16,6%; Công nhân khảo sát 03 người chiếm 1%; Công nhân các ngành nghề khác 47 người chiếm 15,67%. Ngoài ra là 150 cán bộ công tác tại các phòng ban chuyên môn của công ty. Tóm lại, đối chiếu với phương pháp và tiêu chí đánh giá hiệu quả trình bày ở chương 1, xét về cơ cấu tài sản của công ty là tương đối hợp lý, tuy có những chỉ tiêu năm chưa đạt được theo tiêu chuẩn ngành ( tỷ lệ hàng tồn kho, nợ ngắn hạn ) 2.2.2. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động SXKD của Công ty. 2.2.2.1. Các chỉ tiêu sinh lời * Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh bình quân: theo bảng 2.8 ta thấy có thể nói trong năm 2010, 2011 hiệu quả SXKD của Công ty đạt ở cao nếu nhìn từ góc độ lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh bình quân. Tuy nhiên, sự tăng trưởng của chỉ tiêu này thấp hơn so với hai năm 2008, 2009. * Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu: Do cuối năm 2010 vốn chủ sở hữu tăng lên, quy mô mở rộng hơn nên mặc dù doanh thu qua các năm có tăng nhưng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của 2 năm 2010 và 2011 thấp hơn so với 2 năm trước. * Tỷ suất lợi nhuận sau thế trên doanh thu:: Doanh thu của Công ty trong giai đoạn 2008 – 2011 luôn tăng trưởng tốt. Nó chính là bằng chứng có tính thuyết phục tốt của chiến lượng mở rộng quy mô, nâng cao vốn điều lệ và nó cũng thể hiện thị phần của Công ty ngày càng mở rộng. Từ bảng 2.8 cho thấy với tỷ suất lợi nhuận trên DT thuần mà Công ty đạt dược trong giai đoạn từ 2008 – 2010 là tương đối khả quan. Tuy nhiên sự tăng trưởng của chỉ tiêu này có những biến động giảm vào năm 2011. 2.2.2.2. Các chỉ số về hoạt động Với phần lý thuyết và cách thức tính các chỉ số đã được trình bày tại tiểu mục 1.2.3.2 mục 1.2.3 chương I, sử dụng nguồn số liệu từ báo cáo tài chính công ty cổ phần xây dựng Minh Tiến ta tính toán các chỉ số về hoạt động tại bảng 2.9 dưới đây. * Số vòng quay hàng tồn kho: Do đặc thù ngành nghề, sản phẩm thi công theo công trình và theo đơn đặt hàng, quá trình thi công kéo dài nên số vòng quay hàng tồn kho thấp. * Số ngày một vòng quay hàng tồn kho: Số ngày của một vòng quay hàng tồn kho trong 4 năm có sự biến động không đồng đều * Vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền trung bình : Tỷ lệ này còn thấp. * Vòng quay vốn lưu động và số ngày một vòng quay vốn lưu động : Ta thấy, mức độ luân chuyển vốn lưu động trong giai đoạn này 2008 – 2011 là thấp và có xu hướng tăng dần số ngày 1 vòng quay vốn lưu động mặc dù DT qua các năm tăng trưởng tốt. [...]... Với đề tài Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần Minh Tiến tác giả đã phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh trong 4 năm 2008-2011 và có đưa ra những đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời chỉ ra những biện pháp nhằm khắc phục những tồn tại của công ty, Là một doanh nghiệp mới, lại hoạt động trong ngành xây dựng, một ngành... trạng các hệ số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh Từ đó đánh giá được những mặt đạt được của công ty và nêu những hạn chế cần khắc phục và làm rõ những nguyên nhân để khắc phục và phát triển sản xuất kinh doanh Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG MINH TIẾN 3.1 Mục tiêu và định hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới 3.1.1 Mục... Phân tích quản trị tài chính, Nxb Thống kê, Hà Nội 2 Nguyễn Tấn Bình (2002), Phân tích quản trị tài chính, Nxb Đại học quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh, 3 Trần Huy Bình (2009), Xây dựng một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty CP Bia NADA, Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Thành Phố Hồ Chí Minh 4 Công ty cổ phần xây dựng Minh Tiến (2008,... nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng Minh Tiến 3.2.1 Nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn trong công ty 3.2.1.1 Căn cứ đề xuất: 3.2.1.2 Nội dung giải pháp * Giải pháp đa dạng hoá các kênh huy động vốn * Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn: * Giải pháp phân bổ nguồn vốn đầu tư hợp lý 3.2.2 Sử dụng các biện pháp làm tăng doanh thu, giảm chi phí cho doanh nghiệp... giảm điều đó cho thấy có sự điều chỉnh trong hoạt động lao động của công ty tuy nhiên vẫn có sự tăng trưởng tốt song song tiền lương bình quân của người lao động qua các năm Sau khi phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả lao động qua các công thức, lý luận đã trình bày ở chương I ta thấy, về hiệu quả lao động sản xuất của công ty Cổ phần xây dựng Minh Tiến là tương đối tốt, mặc dù không có được sự... của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty Làm được điều đó cùng với những giải pháp hữu hiệu tác giả tin rằng trong tương lai không xa, Minh Tiến sẽ là một thương hiệu mạnh được biết đến không chỉ thị trường trong nước mà còn cả thị trường thế giới Bằng các kiến thức đã học cùng với quá trình nghiên cứu, khảo sát thực tế hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng Minh Tiến tác giả đã đi... Về thiết bị công nghệ Công tác thi công và lắp đặt đã có những bước tiến rõ rệt, đạt mức tăng trưởng cao về giá trị tuy nhiên sản phẩm hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu, do thiết bị, máy móc phục vụ thi công vẫn còn thiếu và không đồng bộ Kết luận chương 2: Chương 2 đã phân tích được tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng Minh Tiến, đánh giá được hiệu quả SXKD Minh Tiến thông qua... năng thanh toán nợ dài hạn của Công ty cần phải được chú trọng hơn nữa Như vậy qua việc phân tích 5 chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của công ty đối chiếu với phần lý luận tại tiểu mục 1.2.3.2 mục 1.2.3 chương 1 xét thấy về khả năng thanh toán tổng quát các hệ số của công ty là cao 2.3 Những đánh giá chung về thực trạng hoạt động SXKD của công ty cổ phần xây dựng Minh Tiến giai đoạn 2008-2011 2.3.1... Nâng cao hiệu quả vốn kinh doanh tại Công ty CP Dược Phẩm Hà Tây HATAPHA, Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Thành Phố Hồ Chí Minh 6 Phạm Thị Gái (2004), Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, Nxb thống kê, Hà Nội 7 Trần Thị Thái Hà, Giáo trình đầu tư tài chính, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội 8 Học Viện Tài Chính (2003), Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp,...* Hiệu suất sử dụng vốn cố định: Hiệu suất sử dụng vốn cố định của Công ty ngày càng hiệu quả hơn điều đó cho thấy sự đầu tư vào vốn cố định của Công ty là bước đi đúng đắn * Vòng quay vốn kinh doanh: Tuy cũng có sự tiến bộ đáng kể trong hoạt động SXKD, nhưng với mức luân chuyển vốn kinh doanh qua các năm trong bảng 2.9 vẫn là thấp Sau khi tính toán các chỉ tiêu theo các công thức tính, so sánh với phần . pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng Minh Tiến. Chương 1 HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan về hiệu quả kinh doanh 1.1.1 chương như sau: Chương 1: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng Minh Tiến trong giai đoạn 2008-2011 luận về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích thực trạng kinh doanh của Công ty CP Minh Tiến để làm rõ hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty này qua các năm

Ngày đăng: 25/08/2015, 08:08