Tăng cường huy động vốn dân cư tại ngân hàng TMCP ngoại thương VN chi nhánh thành công

6 204 3
Tăng cường huy động vốn dân cư tại ngân hàng TMCP ngoại thương VN chi nhánh thành công

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tăng cường huy động vốn dân cư tại Ngân hàng TMCP ngoại thương VN-Chi nhánh Thành Công Nguyễn Thị Thúy Hà Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS Chuyên ngành: Tài chính và ngân hàng; Mã số 60 34 02 Người hướng dẫn: TS. Đinh Thị Thanh Vân Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Huy động vốn; Ngân hàng thương mại; Tài chính. Content LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam đã và đang khẳng định vị trí và vai trò của các ngân hàng thương mại,với những nghiệp vụ không ngừng được cải thiện và mở rộng cho phù hợp, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế và dân cư. Việc làm này của các ngân hàng thương mại đã tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đẩy mạnh xuất khẩu, đầu tư sản xuất, đổi mới thiết bị, hiện đại hoá công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cũng như góp phần tích cực thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước. Để có thể thực hiện được tất cả các nhiệm vụ trên, ngân hàng cần phải có nguồn vốn. Vốn hoạt động trở thành nguồn vốn chủ yếu cung cấp nguồn vốn cho toàn bộ nền kinh tế. Nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà mở cửa, hội nhập là điều kiện tất yếu của bất kì quốc gia nào muốn phát triển. Với sự xuất hiện của các tổ chức tài chính nước ngoài, các tổ chức tài chính mới trong nước, nguồn vốn chảy vào các ngân hàng thương mại sẽ theo đó mà giảm dần. Để có thể tồn tại và phát triển, các ngân hàng thương mại phải lựa chọn cho mình con đường đi phù hợp nhất, từng bước khẳng định uy tín và thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Phương pháp tốt nhất giải quyết vấn đề của mình trong bối cảnh hiện nay là các ngân hàng thương mại phải tăng cường hoạt động huy động vốn để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của đất nước, từ đó có thể đảm bảo khả năng thanh toán, phát triển các hoạt động đầu tư và cho vay, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Khi đó huy động vốn trở thành một biện pháp hữu hiệu cho các ngân hàng thương mại thực hiện các chiến lược của mình. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công đang chuyển mình đổi mới toàn diện để bắt nhịp kịp thời với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập của nền kinh tế, đã và đang tích cực tìm kiếm, triển khai các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, xây dựng cơ cấu nguồn vốn hợp lý, khai thác tiềm năng về vốn để đảm bảo nguồn vốn ổn định, từ đó sử dụng vốn có hiệu quả là mục tiêu hàng đầu đặt ra cho ngân hàng. Nhận thức được tầm quan trọng của vốn huy động trong sự phát triển của ngân hàng, nhất là những thời điểm diễn biến tình hình tài chính biến động như hiện nay và tính cấp thiết của hoạt động huy động vốn dân cư trong thời điểm hiện nay, tôi đã quyết định chọn đề tài luận văn thạc sỹ “Tăng cường huy động vốn dân cư tại Ngân hàng TMCP ngoại thương VN - Chi nhánh Thành Công”. Tôi hy vọng nghiên cứu của mình sẽ góp thêm một góc nhìn về hoạt động huy động vốn dân cư tại Ngân hàng TMCP nói chung, hoạt động huy động vốn dân cư tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công nói riêng, từ đó có những kiến nghị, giải pháp nhằm tăng cường hoạt động huy động vốn để nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng Câu hỏi nghiên cứu đặt ra cho đề tài là: - Các yếu tố nào tác động đến hoạt động huy động vốn dân cư của ngân hàng thương mại? -Chiến lược huy động vốn dân cư nào là phù hợp với điều kiện hiện tại của ngân hàng thương mại? -Cần có những giải pháp như thế nào để nâng cao hoạt động huy động vốn dân cư của ngân hàng thương mại? 2. Tình hình nghiên cứu Hoạt động huy động vốn dân cư đã được một số người tiến hành nghiên cứu với một số đề tài như “ Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn từ dân cư tại Sở giao dịch 3, ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam” của tác giả Đặng Công Ngọc hoàn thành năm 2010, “Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác huy động vốn trong dân cư ở Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thanh Mai hoàn thành năm 2009, “Một số giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Nguyễn Thanh Tùng hoàn thành năm 2009… Các đề tài trên mới dừng ở phân tích hoạt động huy động vốn và đánh giá hoạt động huy động vốn trên từng phương diện tách biệt như về cơ cấu, quy mô huy động vốn hay chi phí huy động vốn và trên cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp cho việc tăng cường huy động vốn. Các giải pháp mà các nghiên cứu trên đưa ra mới chỉ đáp ứng được về mặt doanh số huy động vốn, mà chưa đi sâu vào phân tích, đánh giá tính hiệu quả của hoạt động huy động vốn cũng như các giải pháp đưa ra chưa phải là giải pháp tổng thể, hữu hiệu để nâng cao hoạt động huy động vốn, và với những giải pháp đưa ra thì ngân hàng chưa thể tiếp cận với dòng vốn có chi phí rẻ nhất mà đem lại lợi nhuận cao nhất. Bên cạnh đó với những đặc thù riêng cùng với những định hướng chiến lược phát triển khác nhau tại từng thời kỳ, từng giai đoạn, mỗi ngân hàng sẽ có những hướng đi khác nhau và giải pháp riêng biệt để nâng cao được hoạt động huy động vốn của mình một các có hiệu quả nhất.Với ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam- chi nhánh Thành Công, hiện tại chưa có nghiên cứu tổng thể chính thức nào về hoạt động huy động vốn dân cư và các giải pháp để nâng cao hoạt động huy động vốn dân cư tại ngân hàng, vì vậy em đã chọn nghiên cứu vấn đề trên cho bài luận văn của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích: Mục đích nghiên cứu là đánh giá hoạt động huy động vốn dân cư tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công, đưa ra những kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hoạt động huy động vốn dân cư tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công * Nhiệm vụ: - Hệ thống hóa các vấn đề cơ bản của hoạt động huy động vốn dân cư tại ngân hàng thương mại  Tổng quan về ngân hàng thương mại(Khái niệm, chi nhánh ngân hàng thương mại, hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại);  Nguồn vốn huy động của ngân hàng thương mại(Khái niệm, vai trò, các hình thức huy động vốn, chính sách huy động vốn);  Huy động vốn dân cư của NHTM(Đặc điểm, vai trò, các hình thức huy động vốn dân cư của NHTM);  Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn dân cư của NHTM(nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan);  Đánh giá hiệu quả huy động vốn dân cư của NHTM(chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định lượng); - Căn cứ tình hình thực tế, đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn dân cư tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công -Từ thực trạng thực hiện hoạt động huy động vốn dân cư tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công, tác giả nêu ra những kết quả đạt được, những bất cập, khó khăn gặp phải trong quá trình hoạt động. Qua đó đề xuất những kiến nghị để hoàn thiện hoạt động huy động vốn dân cư tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công, đưa ra một số giải pháp mang tính khả thi nhằm tăng cường huy động vốn dân cư, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh doanh cho Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam- Chi nhánh Thành Công. Đồng thời luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam và các cơ quan quản lý nhà nước để tạo điều kiện cho hoạt động huy động vốn dân cư và hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam- Chi nhánh Thành Công nói riêng và hệ thống ngân hàng thương mại nói chung. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động huy động vốn dân cư tại ngân hàng thương mại . * Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động huy động vốn dân cư tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam- Chi nhánh Thành Công trong giai đoạn 2011 – 2013. 5. Phương pháp nghiên cứu: * Phương pháp phân tích số liệu - Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm nay so với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu đó để đưa ra biện pháp khắc phục. - Phương pháp so sánh bằng số tương đối: Phương pháp này sử dụng để làm rõ mức độ biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu giữa các năm với nhau. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. * Phương pháp biểu bảng, biểu đồ: - Dùng các biểu bảng: thể hiện các số liệu của từng năm trên các biểu bảng - Dùng biểu đồ: thể hiện một cách sinh động tình hình tăng giảm qua các năm. * Phương pháp ma trận SWOT - Dùng để liệt kê những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức - Dùng kết hợp những điểm mạnh với các cơ hội để đưa ra các chiến lược - Biết được những điểm yếu và thách thức để có những hướng giải quyết tốt - Vận dụng những cơ hội để có thể khắc phục hoặc hạn chế các điểm yếu Nguồn số liệu được lấy từ Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công năm 2011, 2012, 2013. 6. Những đóng góp của luận văn Làm rõ khái niệm, đặc điểm và nội dung của hoạt động huy động vốn dân cư tại ngân hàng thương mại, đưa ra các chỉ tiêu để đánh giá hoạt động huy động vốn dân cư tại ngân hàng thương mại. Từ đó, phân tích, đánh giá hoạt động huy động vốn dân cư tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam- Chi nhánh Thành Công trong một vài năm gần đây theo các tiêu chí nêu ra, có chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của những điểm yếu. Luận văn cũng đề xuất một vài giải pháp mang tính khả thi nhằm tăng cường huy động vốn dân cư, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh doanh cho Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam- Chi nhánh Thành Công. 7. Kết cấu của luận văn - Tên đề tài: “Tăng cường huy động vốn dân cư tại Ngân hàng TMCP ngoại thương VN - Chi nhánh Thành Công”. Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung của luận văn được trình bày gồm ba chương : Chương 1 – Tổng quan về hoạt động huy động vốn dân cư của ngân hàng thương mại. Chương 2 – Thực trạng hoạt động huy động vốn dân cư tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công. Chương 3 – Giải pháp phát triển hoạt động huy động vốn dân cư tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công. Reference TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bài giảng của các thầy cô khoa Tài chính –Ngân hàng. 2. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công năm 2011, 2012, 2013. 3. David Cox, Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản chính trị quốc gia. 4. Edward W. Reed và Edward K. Gill, Ngân hàng thương mại. 5. Frederic S. Miskin, Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính . 6. Luật số 46/2010/QH12(năm 2010), Luật Ngân hàng Nhà nước 7. Luật số 47/2010/QH12, Luật các Tổ chức tín dụng 2010. 8. Nguyễn Thanh Mai (2009), Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác huy động vốn trong dân cư ở Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. 9. Đặng Công Ngọc (2010), Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn từ dân cư tại Sở giao dịch 3, ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. 10. Peter S.Rose, Quản trị Ngân hàng thương mại. 11. Tạp chí Ngân hàng các số năm 2011, 2012, 2013. Website: 12. www.vietcombank.com.vn 13. www.vneconomy.com.vn 14. www.sbv.gov.vn . Tăng cư ng huy động vốn dân cư tại Ngân hàng TMCP ngoại thương VN - Chi nhánh Thành Công . Tôi hy vọng nghiên cứu của mình sẽ góp thêm một góc nhìn về hoạt động huy động vốn dân cư tại Ngân. hoạt động huy động vốn dân cư tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công, đưa ra những kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hoạt động huy động vốn dân cư tại Ngân hàng TMCP. động vốn dân cư tại ngân hàng thương mại, đưa ra các chỉ tiêu để đánh giá hoạt động huy động vốn dân cư tại ngân hàng thương mại. Từ đó, phân tích, đánh giá hoạt động huy động vốn dân cư tại Ngân

Ngày đăng: 25/08/2015, 08:09

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan