1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sơn tổng hợp hà nội

22 314 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 444,36 KB

Nội dung

Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần sơn tổng hợp Hà Nội Đỗ Như Ngọc Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng; Mã số: 60 34 20 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Minh Tâm Năm bảo vệ: 2012 Abstract: Trình bày các vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty CP Sơn Tổng hợp Hà Nội, nắm bắt được các thuận lợi cũng như khó khăn mà công ty đối mặt trong quản trị nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong giai đoạn 2008 – 2011. Đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty CP Sơn Tổng hợp Hà Nội trong thời gian tới. Keywords: Nguồn vốn; Quản lý vốn; Quản lý tài chính; Doanh Nghiệp Content LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hoạt động trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam phải đương đầu với rất nhiều vấn đề khó khăn, một trong những vấn đề khó khăn lớn chính là vốn. Công ty Cổ phần (CP) Sơn Tổng hợp Hà Nội là công ty sản xuất sơn đầu ngành của Việt Nam. Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt, công ty CP Sơn Tổng hợp đang mở chiến lược cạnh tranh mới. Hơn thế nữa, để khẳng định vị trí của mình, công ty tiếp tục mở rộng sản xuất. Tuy nhiên, tình hình vốn cố định và vốn lưu động của công ty còn hạn hẹp. Vì vậy, sử dụng vốn như thế nào cho hiệu quả luôn là điều các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý của công ty quan tâm. Xuất phát từ tầm quan trọng và thực trạng sử dụng vốn, qua thời gian làm việc tại Công ty CP Sơn tổng hợp Hà Nội, tôi đã chọn đề tài “Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Sơn Tổng hợp Hà Nội” làm luận văn thạc sỹ kinh tế. 2. Tình hình nghiên cứu Nghiên cứu về hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề không mới và đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khác nhau về vấn đề này. Các công trình đều nghiên cứu về hiệu quả sử dụng vốn ở những nội dung khác nhau như vốn kinh doanh, vốn đầu tư phát triển và vốn trong các doanh nghiệp có đặc điểm ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến một cách toàn diện và cụ thể về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty sản xuất hoá chất như Công ty Cổ phần Sơn Tổng hợp Hà Nội, giai đoạn 2008-2011. Do đó, có thể khẳng định đây là đề tài nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi, không trùng lặp với các công trình nghiên cứu khác. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu a. Mục đích: Hoàn thiện các vấn đề lý luận về hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp. Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty CP Sơn Tổng hợp Hà Nội, từ đó đề xuất ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty trong thời gian tới. b. Nhiệm vụ: Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty CP Sơn Tổng hợp Hà Nội, nắm bắt được các thuận lợi cũng như khó khăn mà công ty đối mặt trong quản trị nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty CP Sơn Tổng hợp Hà Nội. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty CP Sơn Tổng hợp Hà Nội. b. Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty CP Sơn Tổng hợp Hà Nội trong thời gian từ năm 2008 đến 2011 dựa trên các số liệu báo cáo, đặc biệt là báo cáo tài chính hàng năm. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu: Phân tích và so sánh các dữ liệu thống kê về tình hình vốn của công ty qua các năm. Khảo sát các nhân tố và nguyên nhân ảnh hưởng tới chỉ tiêu hiệu quả. Đặc biệt là phương pháp phỏng vấn và khảo sát thực tế trong nội bộ công ty bằng bảng câu hỏi. 6. Những đóng góp mới của luận văn Dựa vào các hệ thống chỉ tiêu, đánh giá chính xác về thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty CP Sơn Tổng hợp Hà Nội. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty CP Sơn Tổng hợp Hà Nội. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Các vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty CP Sơn Tổng hợp Hà Nội trong giai đoạn 2008-2011 Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty CP Sơn Tổng hợp Hà Nội trong thời gian tới. CHƢƠNG 1 CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Khái niệm và phân loại vốn 1.1.1 Khái niệm vốn của doanh nghiệp Vốn của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản được huy động, sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. 1.1.2 Vai trò và đặc trƣng của vốn đối với doanh nghiệp Vốn được xem là một trong những cơ sở quan trọng nhất để đảm bảo sự tồn tại tư cách pháp nhân của một doanh nghiệp trước pháp luật. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn là mạch máu của doanh nghiệp, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vốn là yếu tố quyết định đến mở rộng phạm vi hoạt động của doanh nghiệp. Vốn có một số đặc trưng: Vốn là hàng hoá đặc biệt; vốn phải gắn liền với chủ sử hữu nhất định chứ không thể có đồng vốn vô chủ; vốn phải luôn luôn vận động sinh lời; vốn phải được tích tụ tập trung đến một lượng nhất định mới có thể phát huy tác dụng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh. 1.1.3 Phân loại vốn 1.1.3.1 Phân loại vốn theo nguồn hình thành Vốn chủ sở hữu và vốn vay. 1.1.3.2 Phân loại vốn theo phương thức chu chuyển Vốn cố định và vốn lưu động 1.1.3.3 Phân loại theo thời gian sử dụng vốn Vốn thường xuyên và vốn tạm thời. 1.1.3.4 Phân loại theo phạm vi huy động vốn Vốn bên trong và vốn bên ngoài doanh nghiệp. 1.2 Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 1.2.1 Khái niệm, quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ, năng lực khai thác và sử dụng vốn của doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích tối đa hoá lợi ích và tối thiểu hoá chi phí. Có bốn quan điểm phổ biến về hiệu quả sử dụng vốn: Một là, hiệu quả sử dụng vốn thể hiện doanh nghiệp tạo ra nhiều sản phẩm và đạt được doanh thu cao. Hai là, hiệu quả sử dụng vốn thể hiện qua tốc độ quay vòng vốn. Ba là, hiệu quả sử dụng vốn thông qua lợi ích kinh tế như tỷ suất lợi nhuận cao. Bốn là, hiệu quả sử dụng vốn có thể được xem xét qua lợi ích kinh tế xã hội 1.2.2 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp. Nâng cao uy tín của mình trên thị trường, nâng cao mức sống của cán bộ công nhân viên. Tăng khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường. Doanh nghiệp tồn tại và phát triển. 1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Công thức tổng quát để xây dựng hiệu quả sử dụng vốn Hiệu quả sử dụng vốn = Kết quả đầu ra Số vốn sử dụng Hiệu suất sử dụng vốn lại có thể tính bằng cách so sánh nghịch đảo. Hiệu suất sử dụng vốn = Số vốn sử dụng Kết quả đầu ra 1.2.3.1 Hiệu quả sử dụng tổng vốn  Hiệu quả sử dụng tổng vốn Hiệu quả sử dụng tổng vốn = Doanh thu thuần Tổng vốn Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.  Hiệu quả vốn chủ sở hữu Hiệu quả vốn chủ sở hữu = Doanh thu thuần Vốn chủ sở hữu bình quân  Suất hao phí vốn: Suất hao phí vốn = Tổng vốn bình quân Doanh thu thuần 1.2.3.2 Hiệu quả sử dụng vốn cố định  Hiệu quả sử dụng tài sản cố định (TSCĐ) Hiệu quả sử dụng TSCĐ = Doanh thu thuần Nguyên giá TSCĐ bình quân Chỉ tiêu này phản ánh một đồng nguyên giá tài sản cố định bình quân trong kì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.  Hiệu quả sử dụng vốn cố định Hiệu quả sử dụng vốn cố định = Doanh thu thuần Vốn cố định bình quân Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định của doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần trong kỳ.  Hiệu suất sử dụng vốn cố định Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Vốn cố định bình quân Doanh thu thuần 1.2.3.3 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động  Hiệu quả sử dụng vốn lưu động Hiệu quả sử dụng vốn lưu động = Doanh thu thuần Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn lưu động. Nó cho thấy cứ một đồng vốn lưu động bỏ ra trong kì sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.  Vòng quay vốn lưu động Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần Vốn lưu động bình quân  Vòng quay của tiền và các khoản tương đương tiền Vòng quay của tiền và các khoản tương đương tiền = Doanh thu (doanh thu thuần) Tiền và các khoản tương đương tiền bq  Vòng quay hàng tồn kho Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân  Số ngày luân chuyển vốn lưu động Số ngày luân chuyển vốn lưu động = Số ngày trong kỳ Số vòng quay vốn  Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân Doanh thu thuần 1.2.3.4 Khả năng thanh toán Khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp phản ánh sức mạnh tài chính của doanh nghiệp. Các nhà quản trị doanh nghiệp luôn để ý đến các khoản nợ đến hạn, sắp đến hạn phải trả để chuẩn bị sẵn các nguồn thanh toán cho chúng. Nếu không các chủ nợ căn cứ vào luật phá sản có thể yêu cầu doanh nghiệp tuyên bố phá sản nếu không có khả năng thanh toán. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp liên quan đến khoản phải thu và các khoản phải trả.  Hệ số khả năng thanh toán hiện hành Hệ số khả năng thanh toán hiện hành = Tổng giá trị tài sản Tổng nợ phải thanh toán  Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Tổng nợ ngắn hạn  Hệ số khả năng thanh toán nhanh Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tiền + đầu tư tài chính ngắn hạn Tổng nợ ngắn hạn  Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn = Giá trị còn lại của TSCĐ hình thành bằng vốn vay hoặc nợ dài hạn Tổng nợ dài hạn  Hệ số khả năng thanh toán lãi vay: Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế+ Lãi vay phải trả Lãi vay phải trả  Hệ số các khoản phải thu Hệ số các khoản phải thu = Các khoản phải thu Tổng tài sản  Hệ số các khoản phải trả Hệ số các khoản phải trả = Các khoản phải trả Tổng tài sản 1.2.3.5 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời Khả năng sinh lời của doanh nghiệp cho thấy mức hiệu quả sử dụng đồng vốn, thể hiện năng lực tạo ra giá trị sản xuất, doanh thu và khả năng sinh lợi của đồng vốn. Các đối tượng tuỳ thuộc vào mục tiêu quan tâm có thể chú ý đến hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn, hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu hay vốn vay.  Mức sinh lợi của tổng tài sản: Mức sinh lợi của tổng tài sản (ROA) = Lợi nhuận thuần Tổng tài sản bình quân  Sức sinh lợi vốn cố định Sức sinh lợi vốn cố định = Lợi nhuận trước thuế Vốn cố định bình quân  Sức sinh lợi của vốn lưu động: Sức sinh lợi vốn lưu động = Lợi nhuận trước thuế Vốn lưu động bình quân  Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE) = Lợi nhuận trước thuế Vốn chủ sở hữu bình quân  Hiệu ứng Dupont: Đẳng thức 1: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) = Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu x Số vòng quay tổng sản Đẳng thức 2: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) = Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu x Số vòng quay tổng tài sản x Hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu 1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 1.3.1. Các nhân tố chủ quan - Thứ nhất, đó là tình hình tài chính của doanh nghiệp: - Thứ hai, tổ chức quản lý sử dụng vốn của doanh nghiệp + Lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh. + Lập kế hoạch và tổ chức huy động vốn: - Thứ ba. khả năng sản xuất của doanh nghiệp - Thứ tư, trình độ cán bộ công nhân viên ở doanh nghiệp - Thứ năm, chế độ hạch toán nội bộ của doanh nghiệp 1.3.2. Các nhân tố khách quan - Chính sách kinh tế - Môi trường kinh doanh - Tiến bộ khoa học công nghệ - Môi trường tự nhiên - Một số nhân tố khác; văn hóa, xã hội, môi trường hội nhập quốc tế, đặc trưng ngành nghề của từng doanh nghiệp,… CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN TỔNG HỢP HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN 2008-2011 2.1 Khái quát về công ty Cổ phần Sơn Tổng hợp Hà Nội 2.1.1 Sơ lƣợc quá trình phát triển Tiền thân của Công ty Cổ phần Sơn Tổng hợp Hà Nội là Nhà máy Sơn mực in được thành lập và đi vào hoạt động sản xuất – kinh doanh từ 01/09/1970. Đến năm 1993, Công ty được thành lập lại theo quyết định số 295 QĐ/TCNS-ĐT ngày 24/05/1993 của Bộ Công nghiệp nặng (nay là Bộ Công nghiệp). Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh thực hiện theo luật doanh nghiệp nhà nước. Tên công ty lúc đó là: Công ty Sơn Tổng hợp Hà Nội. Thực hiện theo tiến trình cố phần hoá doanh nghiệp nhà nước trong quá trình đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước, Công ty Sơn Tổng hợp Hà Nội đã thực hiện chuyển đổi thành Công ty Cổ phần sơn Tổng hợp Hà Nội theo Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh Công ty Cổ phần số 0103010296 do Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 20/12/2005, đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày 20/5/2009. Trong thời kỳ đầu cổ phần hoá và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đã gặp rất nhiều khó khăn, nhưng cũng đang hứa hẹn một thời kỳ phát triển mạnh và bền vững. Công ty CP Sơn Tổng hợp Hà Nội đã tự khẳng định được thương hiệu của mình trong hơn 40 năm không ngừng trưởng thành và phát triển. Công ty cổ phần Sơn Tổng hợp Hà Nội xứng đáng là Công ty sản xuất sơn hàng đầu tại Việt Nam cùng với dịch vụ sau bán hàng tốt nhất. Hiện nay công ty có tŕnh độ quản lý, công nghệ sản xuất ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực. 2.1.2 Kết quả kinh doanh chủ yếu trong giai đoạn 2008-2011 Bảng 2.2: Tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty từ năm 2008 -2011 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1. Tổng doanh thu 392.926 509.705 542.338 566.565 2. Các khoản chi phí 376.159 464.907 496.479 533.327 3. Lợi nhuận trước thuế 16.767 44.798 45.859 33.238 Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty CP Sơn Tổng hợp Hà Nội từ năm 2008-2011 2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của công ty Cổ phần sơn Tổng hợp Hà Nội 2.2.1 Đặc điểm về vốn của của Công ty CP Sơn Tổng hợp Hà Nội Với đặc điểm của một công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hoá chất, vốn lưu động [...]... trạng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty CP Sơn Tổng hợp Hà Nội 2.3.1 Những thành công đã đạt đƣợc Nhìn chung hiệu quả sử dụng vốn của công ty CP Sơn Tổng hợp Hà Nội tương đối tốt, các chỉ tiêu để cải thiện hơn năm trước trong giai đoạn 2008-2011 a Quản lý vốn lưu động: - Công ty đã thực hiện kiểm soát chặt chẽ các khoản thu chi bằng tiền Quy trình quản lý khá gọn gàng nhưng chính xác Công tác quản lý hàng... trong tổng lượng vốn sản xuất kinh doanh của công ty Nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của Sơn Tổng hợp được huy động từ vốn nhà nước 39% do Tổng công ty hoá chất Việt Nam đại diện; vốn góp của các cổ đông là các cá nhân, tổ chức; thặng dư vốn cổ phần; vốn vay tín dụng ngân hàng; và các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu 2.2.1.1 Cơ cấu tài sản của công ty Tổng tài sản của Công ty CP Sơn Tổng hợp Hà Nội tăng... số nợ của công ty CP Sơn Tổng hợp Hà Nội trong những năm 2008 - 2011 ở mức vừa phải, nằm trong khoảng từ 0,22 đến 0,32 và có xu hướng giảm dần Hệ số nợ dài hạn ở mức thấp từ 0,0041 đến 0,01 2.2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của công ty CP Sơn Tổng hợp Hà Nội 2.2.2.1 Hiệu quả sử dụng tổng vốn - Năm 2009, hiệu suất tổng vốn của công ty tăng lên 3,47 lần bằng 14% năm 2008, nghĩa là một đồng vốn năm... hoạt động 3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty CP Sơn Tổng hợp Hà Nội 3.2.1 Nhóm giải pháp chung Tiến hành công tác đào tạo cán bộ nhân viên công ty Thực hiện cơ chế thưởng phạt trong quá trình sử dụng vốn 3.2.2 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định * Phân cấp cải tiến, đổi mới, sử dụng hiệu quả và quản lý chặt chẽ tài sản cố định * Hàng năm cần đánh giá: * Tiếp tục... GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CP SƠN TỔNG HỢP HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1 Định hƣớng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty CP Sơn Tổng hợp Hà Nội Trải qua hơn 40 năm hình thành và phát triển, những gì mà Công ty đã đạt được không phải là nhỏ, từ một lực lượng nhỏ bé, cán bộ công nhân viên trong công ty đã kề vai sát cánh bên nhau đưa công ty giành được vị thế nhất định... móc công nghệ của công ty đã có dấu hiệu tụt; công ty vẫn chưa tiến hành định giá thương hiệu; công tác quản lý và sử dụng vốn vẫn còn nhiều điểm bất hợp lý; công tác quản lý khoản phải thu của công ty còn nhiều hạn chế; việc đầu tư tài sản vẫn chưa theo một định hướng chiến lược cụ thể nên gây lãng phí; công tác lập báo cáo hàng quý, hàng năm của công ty chậm, CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ... nên hiệu suất vốn chủ sở hữu tăng lên 5,06 lần Còn đến năm 2010, hiệu quả vốn chủ sở hữu giảm xuống còn 4,61 lần và 4,60 vào năm 2011 - Ở Công ty CP Sơn Tổng hợp Hà Nội, chỉ tiêu sức hao phí vốn đạt 0,32 vào năm 2008 và giảm xuống 0,29 ở năm 2009 – 2010 và 0,28 ở năm 2011 Chỉ tiêu này luôn ở mức thấp cho thấy hiệu quả sử dụng vốn ở công ty luôn ở mức cao Bảng 2.8: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng. .. doanh nghiệp sản xuất nói chung và Công ty CP Sơn Tổng hợp Hà Nội nói riêng điều kiện thuận lợi hội nhập có hiệu quả Công ty kiểm toán nhà nước cần thực hiện tốt nhiệm vụ của mình đánh gía khách quan hiệu quả sử dụng vốn của Công ty, phát hiện và cảnh báo những điểm không phù hợp của số liệu Các cơ quan nhà nước cần ổn định trong việc ban hành các cơ chế, chính sách quản lý tài chính, các văn bản hướng... 6 Hàm lượng vốn cố định =(3)/(1) 0,05 0,03 0,03 0,29 392.926 509.705 542.338 566.564 Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty CP Sơn tổng hợp Hà Nội từ năm 2008-2011 2.2.2.3 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động - Hiệu suất vốn lưu động năm 2008 là 3,56 lần Chỉ tiêu này liên tục tăng là 3,88 lần vào năm 2009; 3,90 lần vào năm 2010 và 4,0 lần vào năm 2011 - Năm 2008 vốn lưu động bình quân của công ty CP Sơn Tổng hợp. .. mới công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản: * Đổi mới quản lý vốn vay dài hạn 3.2.3 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động * Quản lý trong khâu thu mua * Tổ chức khai thác tốt các nguồn vốn lưu động sử dụng cho kinh doanh * Tiến hành công tác kế hoạch hóa vốn lưu động * Giảm thiểu vốn tồn kho dự trữ * Tăng khả năng thanh toán * Tiết kiệm chi phí sử dụng hợp lý tài sản * Thúc đẩy công . chính Công ty CP Sơn Tổng hợp Hà Nội từ năm 2008-2011 2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của công ty Cổ phần sơn Tổng hợp Hà Nội 2.2.1 Đặc điểm về vốn của của Công ty CP Sơn Tổng hợp Hà Nội. CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN TỔNG HỢP HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN 2008-2011 2.1 Khái quát về công ty Cổ phần Sơn Tổng hợp Hà Nội 2.1.1 Sơ lƣợc quá trình phát triển Tiền thân của Công ty Cổ phần Sơn Tổng. sử dụng Hiệu suất sử dụng vốn lại có thể tính bằng cách so sánh nghịch đảo. Hiệu suất sử dụng vốn = Số vốn sử dụng Kết quả đầu ra 1.2.3.1 Hiệu quả sử dụng tổng vốn  Hiệu quả sử dụng tổng

Ngày đăng: 25/08/2015, 08:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w