1 Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Điện toán và Truyền số liệu - VDC Training and developing the human resources at the Vietnam Datacommmunication Company – VDC NXB H. : ĐHKT, 2014 Số trang 87 tr. + Tống Xuân Vinh Đại học Kinh tế Luận văn ThS ngành: Quản trị Kinh doanh; Mã số: 60 34 05 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Bích Đào Năm bảo vệ: 2014 Keywords: Quản trị kinh doanh; Nguồn nhân lực; Công ty Điện toán và Truyền số liệu; Quản lý nhân sự Content 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong thời đại kinh tế tri thức, nguồn nhân lực (NNL) là một trong những loại tài sản có ý nghĩa quyết định nhất đến sự tồn tại phát triển của một doanh nghiệp (DN), là nhân tố chủ yếu tạo lợi nhuận cho DN: NNL đảm bảo mọi nguồn sáng tạo trong tổ chức. Chỉ có con người mới sáng tạo ra các hàng hoá, dịch vụ và kiểm tra được quá trình sản xuất kinh doanh đó Mặc dù trang thiết bị, tài sản, nguồn tài chính là những nguồn tài nguyên mà các tổ chức đều cần phải có, nhưng trong đó tài nguyên nhân văn - con người lại đặc biệt quan trọng. Không có những con người làm việc hiệu quả thì tổ chức đó không thể nào đạt tới mục tiêu mà trong đó quản trị NNL đóng vai trò trung tâm trong quá trình điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung của các DN, giúp DN có thể tồn tại, phát triển và đi lên trong cạnh tranh. Do vậy, việc nghiên cứu, phát triển các phương pháp quản trị NNL là một việc làm hết sức cần thiết và quan trọng để giúp DN hoạt động tốt. Tuy vậy ở Việt Nam hiện nay vấn đề quản trị NNL chưa thực sự được đánh giá đúng với tầm quan trọng của nó trong công tác vận hành một DN kinh doanh chính vì vậy trong thực tế việc thực hiện các hoạt động quản trị vẫn còn ít nhiều những vần đề nhất định Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, Công ty Điện toán và Truyền số liệu - VDC luôn được biết đến là một trong những nhà mạng cung cấp dịch vụ truyền số liệu, internet, dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) hàng đầu tại Việt Nam. Để có thể duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh trong điều kiện thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, Công ty VDC đã phải không ngừng nâng cao cố gắng năng lực chất lượng dịch vụ của mình mà trong đó, công tác đào tạo và phát triển NNL đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc góp phần làm nền tảng và động lực thúc đẩy cho mọi hoạt động kinh doanh của Công ty Đào tạo và phát triển NNL là một chức năng quan trọng của quản trị nhân lực. Một DN muốn tồn tại hay không là do đáp ứng được với sự thay đổi. Nó là phương hướng quan trọng để nâng cao chất lượng NNL, đây là nhu cầu không thể thiếu đối với bất kỳ loại hình tổ chức nào. Tuy nhiên, không phải bất kỳ tổ chức nào cũng nhận thức được đầy đủ vai trò của công tác đào tạo và phát triển NNL. Bên cạnh những DN biết chú trọng, đầu tư cho công tác này, cũng còn 2 không ít những DN chưa thực sự quan tâm, chưa tạo điều kiện cần thiết cho đào tạo và phát triển NNL. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả công việc, cũng như sự phát triển bền vững ổn định của DN. Do vậy, với xu thế toàn cầu hóa, nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu thị trường, hết thảy các DN cần phải đặt công tác đào tạo và phát triển NNL là nhiệm vụ then chốt và quan tâm hàng đầu, để từng bước ổn định và phát triển. Nhận thấy tầm quan trọng của công tác đào tạo và phát triển NNL tại Công ty VDC, tôi đã lựa chọn đề tài “Đào tạo và phát triển NNL tại Công ty Điện toán và Truyền số liệu - VDC” cho luận văn tốt nghiệp của mình 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Cùng với sự phát triển và hội nhập chung của thế giới, hợp tác đa phương đang ngày càng phát triển và tạo động lực cho mỗi doanh nghiệp nói chung và quốc gia nói riêng. Vì thế, từng quốc gia và doanh nghiệp đang ngày càng quan tâm đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, bởi nó là xu hướng tất yếu, là nhân tố quyết định đến thành bại của một quốc gia hay một doanh nghiệp. Hiện nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu, các tài liệu, sách báo, tạp chí, chuyên đề… trong và ngoài nước liên quan đến công tác đào tạo và phát triển NNL… Mỗi công trình đều có những yếu tố cấu thành quan trọng, góp phần chung vào những đề xuất và đánh giá đến hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Tại một số quốc gia, chiến lược phát triển con người rất được quan tâm. Ví dụ: Với một chiến lược dài hạn, kinh phí cho giáo dục đại học của Mỹ đến từ các nguồn khác nhau, như các công ty, tổ chức nhà nước, các tổ chức phi chính phủ, tổ chức tôn giáo, nhà từ thiện Nguồn kinh phí dồi dào mang lại cho các trường khả năng xây dựng cơ sở vật chất hiện đại, thuê giảng viên giỏi cũng như xây dựng quỹ hỗ trợ sinh viên. Trong giáo dục đại học ở Mỹ, tính cạnh tranh giữa các trường rất khốc liệt. Nếu sinh viên vào được các trường đại học tốt, nổi tiếng và học giỏi, cơ hội có việc làm sẽ tăng lên rất nhiều. Để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, Mỹ rất coi trọng môi trường sáng tạo và khuyến khích phát triển nhân tài, bồi dưỡng và thu hút nhân tài trong nhiều lĩnh vực. Chiến tranh thế giới thứ hai đã mang lại cho Mỹ - nước duy nhất trên thế giới, cơ hội thu hút nguồn chất xám rất lớn, đó là rất nhiều các nhà khoa học, bác học giỏi từ châu Âu và nhiều nước khác đã nhập cảnh vào Mỹ. Thực tế này trả lời cho câu hỏi, tại sao hiện nay Mỹ là một trong những nước có nhiều nhà khoa học hàng đầu thế giới trong nhiều lĩnh vực, trở thành một quốc gia hàng đầu thế giới. Ở châu Á, Nhật Bản là một trong những nước đi đầu trong công tác đạo tạo và phát triển nguồn nhân lực. Xuất phát từ việc xác định rằng, nước Nhật nghèo tài nguyên thiên nhiên, để phát triển, chỉ có thể trông chờ vào chính mỗi người dân Nhật Bản, chính phủ nước này đã đặc biệt chú trọng tới giáo dục - đào tạo, thực sự coi đây là quốc sách hàng đầu. Theo đó, chương trình giáo dục đối với cấp tiểu học và trung học cơ sở là bắt buộc; tất cả học sinh trong độ tuổi từ 6 đến 15 tuổi được học miễn phí. Kết quả là, tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng ở nước này ngày càng nhiều. Nhật Bản trở thành một trong những cường quốc giáo dục của thế giới. Về sử dụng và quản lý nhân lực, Nhật Bản thực hiện chế độ lên lương và tăng thưởng theo thâm niên. Nếu như ở nhiều nước phương Tây, chế độ này chủ yếu dựa vào năng lực và thành tích cá nhân, thì ở Nhật Bản, hầu như không có trường hợp cán bộ trẻ tuổi, ít tuổi nghề lại có chức vụ và tiền lương cao hơn người làm lâu năm… Tại khu vực Đông Nam Á, Singapore được coi là hình mẫu về phát triển nguồn nhân lực. Thực tế đã minh chứng, quốc gia nhỏ bé này đã rất thành công trong việc xây dựng một đất nước có trình độ dân trí cao và hệ thống giáo dục phát triển hàng đầu châu Á. Hệ thống giáo dục của nước này rất linh hoạt và luôn hướng đến khả năng, sở thích cũng như năng khiếu của từng học sinh nhằm giúp các em phát huy cao nhất tiềm năng của mình. Bên cạnh việc ứng dụng các tiến bộ của khoa học - công nghệ mới vào giảng dạy, chương trình đào 3 tạo của Singapore luôn chú trọng vào giáo dục nhân cách, truyền thống văn hóa dân tộc. Chủ trương thu hút sinh viên quốc tế đến học tập, chính phủ Singapore miễn xét thị thực cho du học sinh quốc tế, không đòi hỏi phải chứng minh tài chính, chi phí học tập vừa phải, môi trường học tập hiện đại, các ngành nghề đào tạo đa dạng Nhà nước chỉ đầu tư vào rất ít trường công lập để có chất lượng mẫu mực, có chính sách tín dụng thích hợp để thu hút đào tạo nhân tài. Đối với khối ngoài công lập, chính phủ tạo điều kiện để phát triển, khuyến khích việc liên thông, liên kết với nước ngoài, mời gọi các đại học quốc tế đặt chi nhánh Nhận thức và đánh giá một cách tiến bộ về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, mỗi doanh nghiệp cần chú ý và quan tâm đúng đắn, đặt nó là nhiệm vụ hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh doanh của mình Dưới đây là một số công trình tiêu biểu đến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: - Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển NNL tại Công ty CP Sơn Đồng Nai, Lê Sĩ Căn, 2011 - Công tác đào tạo và phát triển NNL tại Công ty CP Hoàng Nhuận Phát, Nguyễn Thị Diệu Linh, 2012 - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển NNL tại Sở giao dịch - Ngân hàng BIDV, Phan Ngọc Bình, 2008 - Đào tạo và phát triển NNL tại Ngân hàng Agribank - Long Biên, Nguyễn Thị Hoa, 2008… - Đào tạo và phát triển NNL tại Công ty CP Đầu tư và Thương mại tổng hợp Hà Nội - Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển NNL tại Công ty CP tư vấn và đầu tư xây dựng miền bắc - … Các đề tài cũng như các chuyên đề nghiên cứu trên đã phản ánh thực tế về thực trạng công tác đào tạo và phát triển NNL tại Việt Nam nói chung và một số DN nói riêng. Ưu điểm nổi bật nhất của các đề tài trên là đưa ra được những giải pháp hiện tại và trong tương lai, nhằm từng bước hạn chế và giải quyết những tồn tại trong quá trình đào tạo và phát triển NNL, đóng góp một phần không nhỏ cho sự phát triển và hội nhập của DN. Những ý kiến đánh giá, các tồn tại và những biện pháp khắc phục của các đề tài trên tạo cơ sở và những ưu điểm có ích cho công tác đào tạo và phát triển NNL tại DN nói riêng và quốc gia nói chung Những ý kiến, đề xuất và các giải pháp trên, các chương trình giảng dạy thực tiễn của chúng đã làm tăng các kết quả tích cực cho các nhà quản lý, các nhà quản trị và sử dụng lao động một cách hợp lý hơn. Do đó, DN đã vận dụng và phát huy được những thế mạnh, hạn chế tối đa những thiếu sót để sử dụng nguồn lực với hiệu quả cao nhất Tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu trên chỉ dừng lại ở các phương pháp nghiên cứu truyền thống như: phương pháp cổ điển dựa trên suy đoán chủ quan cũng như suy luận, nghe thông tin từ một chiều hoặc thông tin được truyền lại; các phương pháp suy xét trên những con số trừu tượng hoặc mang tính phán đoán chủ quan. Với đề tài của mình, kết hợp và phát huy với các phương pháp trên, em đã sử dụng phương pháp chẩn đoán, phương pháp này đáp ứng được yêu cầu cấp thiết cho mục tiêu đào tạo và phát triển NNL. Với phương pháp này, trong quá trình giám sát, công tác, hoặc đánh giá…chỉ với thời gian ngắn, nhà quản trị sẽ thấy được ngay những bất cập, cũng như tình hình nhân sự tại Công ty. Từ đó sẽ đưa ra những ý kiến, đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại trong việc đào tạo và phát triển NNL cho Công ty, góp phần không nhỏ cho sự nghiệp tồn tại và phát triển chung của Công ty. Sự liên quan và kết hợp chặt chẽ với các phương pháp cổ điển, phát huy và áp dụng với hiệu quả cao nhất của phương pháp chẩn đoán đã làm cho công tác đào tạo và phát triển NNL đi 4 đúng hướng và vận dụng với kết quả cao nhất. Đó chính là bước ngoặt và hành trang chinh phục con đường tồn tại và phát triển cho DN. 3. MỤC ĐÍCH VÀ ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Mục đích: + Sử dụng tối đa nguồn nhân lực tại Công ty VDC nói riêng và tại doanh nghiệp nói chung. Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển là một quá trình học tập nhằm mục đích nâng cao tay nghề và kỹ năng của nhân viên đối với công việc hiện hành hay trước mắt. Mục đích của công tác đào tạo là nhằm chuẩn bị cho nhân viên theo kịp với sự thay đổi cơ cấu của tổ chức khi có sự thay đổi và phát triển trong tương lai + Mục đích cuối cùng của công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực là đạt được hiệu quả cao nhất về tổ chức vì vậy phát triển và đào tạo nguồn nhân lực liên quan chắt chẽ đến quá trình phát triển tổ chức những mục tiêu của phát triển tổ chức. Nâng cao thành tích của tổ chức thông qua những chỉ tiêu như sự đổi mới về lợi nhuận, quay vòng vốn, thị trường chiếm lĩnh được. + Tăng sự thích nghi của tổ chức với mọi hoàn cảnh, kể cả ý thức tự giác của mọi thành viên trong tổ chức, đương đầu với mọi khó khăn và tìm những giải pháp sáng tạo, phù hợp để giải quyết những khó khăn đó một cách hiệu quả nhất. Những mục tiêu cơ bản của phát triển và đào tạo nguồn nnhân lực trong một doanh nghiệp + Xây dựng và thực hiện một kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của toàn doanh nghiệp bằng những hoạt động phát triển và đào tạo có tổ chức những nhóm khác nhau thực hiện, phân tích đánh giá nhu cầu đào tạo của mọi người lao động ở mọi trình độ + Bên cạnh đó, luận văn nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác đào tạo và phát triển NNL tại Công ty Điện toán và Truyền số liệu - VDC + Xác định rõ nguyên nhân, đánh giá đúng thực trạng để có thể đưa ra những giải pháp tối ưu nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và phát triển NNL tại công ty VDC. Từ đó tạo cho Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên với trình độ chuyên môn vững vàng, đáp ứng yêu cầu công việc + Cùng với quá trình đào tạo và phát triển NNL, luận văn cũng chỉ rõ hơn các mục tiêu đã đề ra nhằm giúp công ty nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Duy trì và nâng cao chất lượng NNL, tạo lợi thế cạnh tranh + Tránh tình trạng quản lý lỗi thời. Các nhà quản trị và quản lý của công ty cần áp dụng sao cho phù hợp được với những thay đổi về quy trình công nghệ, kỹ thuật và môi trường kinh doanh + Giải quyết các vấn đề về tổ chức. Đào tạo và phát triển có thể giúp các nhà quản trị giải quyết các vấn đề về mâu thuẫn, xung đột giữa các cá nhân và giữa công đoàn với các nhà quản trị, đề ra các chính sách về quản lý NNL của công ty có hiệu quả + Hướng dẫn công việc cho nhân viên mới. Nhân viên mới thường gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ trong những ngày đầu làm việc trong tổ chức, DN, các chương trình định hướng công việc đối với nhân viên mới sẽ giúp họ mau chóng thích ứng với môi trường làm việc mới của DN. - Chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn kế cận. Đào tạo và phát triển giúp cho nhân viên có được những kỹ năng cần thiết cho các cơ hội thăng tiến và thay thế cho các cán bộ quản lý, chuyên môn khi cần thiết. - Nhiệm vụ: + Thực hiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty VDC nói riêng và doanh nghiệp nói chung một cách có hệ thống, logic nhằm đạt hiệu quả cao nhất các mục tiêu đề ra 5 + Vận dụng có hệ thống và kết hợp các phương pháp có hiệu quả nhất trong quá trình đào tạo và phát triển + Tăng cường khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty VDC, xứng đáng kỳ vọng của Tập đoàn VNPT và các đối tác nước ngoài: BT, OBS, Singtel - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: + Luận văn khái quát và hệ thống hóa công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp + Luận văn phân tích và căn cứ vào chiến lược, chính sách của đạo tạo và phát triển nguồn nhân lực tại một số quốc gia. Bên cạnh đó, nó cững dựa trên tình hình thực tế tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay và Công ty VDC nói riêng, luận văn mạnh dạn đề xuất, kết hợp và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực + Nghiên cứu chiến lược và chính sách về công tác đào tạo và phát triển NNL tại Công ty VDC + Nghiên cứu tình hình thực tế và thực trạng công tác đào tạo và phát triển NNL tại Công ty VDC trong 4 năm gần đây 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Qua quá trình phân tích, tìm hiểu và vận dụng thực tế các kiến thức đã học, kinh nghiệm cũng như học hỏi, luận văn đã dựa trên (cũng như kết hợp) một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, kết hợp lý luận với thực tiễn. - Phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng thông qua các số liệu sẵn có và các số liệu khảo sát thống kê riêng cho luận văn. - Sử dụng các công cụ phân tích, so sánh, đánh giá, dựa trên số liệu thu thập được. Từ đó đưa ra phân tích và đánh giá những ưu điểm và nhược điểm, nhằm đưa ra các quyết định về nguồn nhân lực một cách đúng đắn nhất - Phương pháp chẩn đoán dựa trên những đánh giá, khảo sát và quan sát thực tế, sự kết hợp giữa các hình thức kiểm tra chủ quan và các quyết sách chung của Công ty VDC Mục tiêu của luận văn là dựa trên cơ sở lý luận về đào tạo, quản trị NNL, kết hợp với phân tích đánh giá thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty VDC, luận văn đưa ra một số giải pháp hoàn thiện thêm công tác đào tạo và phát triển NNL của Công ty VDC Với mục tiêu trên, em đã thực hiện luận văn với nôi dung chủ yếu gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý thuyết về đào tạo và phát triển NNL - Chương 2: Thực trạng công tác đào tạo và phát triển NNL tại Công ty VDC - Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển NNL tại Công ty VDC Sự kết hợp và phát huy tối đa những ưu điểm và thế mạnh, cùng với hạn chế sự tồn đọng các phương pháp cổ điển, đề tài này đã đánh giá và phản ánh đúng với thực trạng và quản lý của các DN Việt Nam nói chung và Công ty VDC nói riêng. Từ đó, em đã mạnh dạn đưa ra các các đề xuất nhằm từng bước góp phần và đưa Công ty VDC ngày càng phát triển References 1. Lê Sĩ Căn (2011), Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Sơn Đồng Nai, Luận văn tốt nghiệp 6 Thạc sĩ Đại học Lạc Hồng, Đồng Nai. 2. Báo cáo Công tác nhân sự của Công ty VDC (2013). 3. Công ty VDC (2013), Tạp chí sản phẩm dịch vụ. 4. Đặc san tài liệu tham khảo phục vụ lãnh đạo và cán bộ quản lý VNPT 2013. 5. Kế hoạch tổng thể phát triển NNL CNTT đến năm 2015 và định hướng đến 2020, Bộ Thông tin và Truyền thông (2013). 6. Trần Kim Dung (2010), Quản trị nguồn nhân lực, NXB Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh. 7. Nguyễn Vân Điềm (2007), Giáo trình quản trị nhân lực, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 8. Đinh Việt Hòa (2011), 21 nguyên tắc vàng của nghệ thuật lãnh đạo, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, Hà Nội. 9. Nguyễn Thị Diệu Linh (2012), Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần Hoàng Thuận Phát, Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Đại học Nha Trang, Khánh Hòa. 10. Kim Oanh (2003), Nghệ thuật xử thế toàn thư - Hiểu thấu lòng người, Nhà xuất bản Thanh Niên, Hà Nội. 11. Nguyễn Thị Minh Phước (2011), Tạp chí Cộng sản phát triển NNL - Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, Đại học Hải Phòng. 12. Đổng Tố Phương (2011), Nhìn trúng người, dùng đúng người, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội. 13. Diệc Quân (2003), Nghệ thuật xử thế toàn thư (2003), Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 14. Nguyễn Hữu Thân (2008), Quản trị nhân sự, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, Hà Nội. 15. Võ Xuân Tiến (2010), Tạp chí Khoa học Công nghệ, một số vấn đề về đào tạo và phát triển NNL, Đại học Đà Nẵng. 16. Trung tâm phát triển hệ thống, Đại học Quốc gia Hà Nội (2006), Giáo trình quản trị nhân sự MBA. Websites: 17. http://kdtqt.duytan.edu.vn/Home/ArticleDetail/vn/37/225/tuong-lai-cua-nghe- quan-tri-nhan-su 18. http://vdc.com.vn/GioiThieu.aspx?id=2 19. http://tapchikinhdoanh24h.com/news/Ky-Nang-Vang/Quan-tri-nhan-tai-Kho- 7 ma-khong-kho-1196/ 20. http://www.saga.vn/view.aspx?id=460 21. http://doanhnhan360.com/Desktop.aspx/Kien-thuc- 360/Kien_thuc/Dao_tao_va_phat_trien_nguon_nhan_luc/ 22. http://voer.edu.vn/m/dao-tao-va-phat-trien-nguon-nhan-luc-trong-quan-tri- nguon-nhan-luc/f4ea636b 23. http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Tri-thuc-viet-nam/2011/12926/Phat- trien-nguon-nhan-luc-kinh-nghiem-o-mot-so-nuoc-tren.aspx 24. http://voer.edu.vn/m/dao-tao-va-phat-trien-nguon-nhan-luc-trong-quan-tri- nguon-nhan-luc/f4ea636b . đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: - Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển NNL tại Công ty CP Sơn Đồng Nai, Lê Sĩ Căn, 2011 - Công tác đào tạo và phát triển NNL tại Công ty. http://voer.edu.vn/m/dao-tao-va-phat-trien-nguon-nhan-luc-trong-quan-tri- nguon-nhan-luc/f4ea636b 23. http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Tri-thuc-viet-nam/2011/12926/Phat- trien-nguon-nhan-luc-kinh-nghiem-o-mot-so-nuoc-tren.aspx. - Chương 1: Cơ sở lý thuyết về đào tạo và phát triển NNL - Chương 2: Thực trạng công tác đào tạo và phát triển NNL tại Công ty VDC - Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và