1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá năng lực của lãnh đạo cấp cao doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn đà nẵng

4 327 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 281,57 KB

Nội dung

Đánh giá năng lực của Lãnh đạo cấp cao doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Đà Nẵng Hoàng Thị Ái Nhân Trường Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số: 60 34 05 Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Quân Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Quản trị kinh doanh; Năng lực lãnh đạo; Doanh nghiệp nhỏ; Doanh nghiệp vừa; Lãnh đạo Content 1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 30/11/2012, cả nước có 48.473 DN giải thể, tạm dừng hoạt động, trong đó 39.936 DN dừng hoạt động và 8.537 DN đã giải thể. Dự báo đến hết ngày 31/12/2012, con số DN giải thể, tạm ngừng hoạt động trên cả nước trong năm 2012 khoảng 55.000 DN. Trong khi đó, số lượng DN đăng ký thành lập mới của cả nước vẫn tiếp tục xu hướng giảm từ đầu năm, đến tháng 11/2012 là 62.794 DN, giảm 10% về số DN và giảm 8,4% về vốn đăng ký. Đây là năm thứ hai liên tiếp kể từ khi Luật Doanh nghiệp năm 1999 có hiệu lực, số lượng DN thành lập mới có sự giảm sút so với cùng kỳ năm trước. Ở Đà Nẵng, tỷ lệ DN thực tế đang hoạt động so với tổng số DN hiện có của nền kinh tế tại thời điểm 01/01/2012 là 73,56%, tỷ lệ DN không xác minh được so với tổng số DN hiện có chiếm 7,5%, tỷ lệ DN chờ giải thể so với tổng số DN hiện có là 21,7% với 2.696 DN. Đây là con số báo động đối với các DN trên địa bàn Đà Nẵng. Trong cộng đồng DN Việt Nam thì DNNVV là loại hình DN chiếm đa số và chủ yếu trong nền kinh tế. Theo đó, loại hình DN này đóng vai trò quan trọng nhất là tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo… Cụ thể, về lao động, hàng năm tạo thêm trên nửa triệu lao động mới; Sử dụng tới 51% lao động xã hội và đóng góp hơn 40% GDP… Số tiền thuế và phí mà các DNNVV tư nhân đã nộp cho nhà nước đã tăng 18,4 lần sau 10 năm. Sự đóng góp đã hỗ trợ lớn cho việc chi tiêu vào các công tác xã hội và các chương trình phát triển khác. Do vậy đã tạo tạo ra 40% cơ hội cho dân cư tham gia đầu tư, có hiệu quả nhất trong việc huy động các khoản tiền đang phân tán, nằm trong dân cư để hình thành các khoản vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Trong khoảng 3 năm trở lại đây, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng số lượng DN đã gần gấp đôi con số 10 năm trước. Số lượng DN bình quân trên một người dân tại thành phố Đà Nẵng đã hơn con số 5.5 và tiếp cận với mức khá của cả nước. Tuy phát triển mạnh về số lượng, nhưng chất lượng và năng lực cạnh tranh của DN vẫn còn rất nhiều hạn chế. Đà Nẵng liên tục trong 3 năm gần đây được xem là địa phương có môi trường kinh doanh thuận lợi nhất Việt Nam. Điều này lý giải sự tăng trưởng nhanh về số lượng DN. Tuy nhiên thật khó giải thích vì sao chất lượng và năng lực cạnh tranh của DN lại không tăng trưởng tương ứng. Rõ ràng đã có yếu tố bên trong DN tác động đến. Đa số DNNVV ở Việt Nam nói chung và DNNVV ở Đà Nẵng nói riêng chưa có chiến lược xây dựng thương hiệu, chưa tạo được uy tín về chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Ngoài ra, năng xuất lao động thấp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cao đã làm hạn chế khả năng cạnh tranh của DN. Một trong những nguyên nhân chính của thực trạng trên là năng lực của lãnh đạo cấp cao DN còn rất yếu. Đặc biệt đối với DNNVV, năng lực của lãnh đạo cấp cao DN đóng vai trò quan trọng, quyết định đến sự thành bại của DN. Thật vậy, với quy mô vốn và lao động vừa phải, trong DNNVV, lãnh đạo cấp cao DN là ban giám đốc DN, trực tiếp lãnh đạo, quản lý và điều hành DN. Do đó, lãnh đạo cấp cao DNNVV chịu trách nhiệm không chỉ về chiến lược, đường hướng phát triển kinh doanh của DN mà còn là người chịu trách nhiệm ra quyết định tác nghiệp cho các hoạt động kinh doanh hằng ngày của DN. Chính vì vậy, việc đánh giá năng lực của lãnh đạo cấp cao DNNVV là điều cấp thiết nhằm nâng cao và phát triển năng lực của lãnh đạo cấp cao DN để nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNVV ở Đà Nẵng trên đấu trường trong nước và quốc tế trong bối cảnh nền kinh tế đang trì trệ và khó khăn như hiện nay. Chính điều đó mà tác giả đã chọn đề tài “Đánh giá năng lực của lãnh đạo cấp cao doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Đà Nẵng” để nghiên cứu nhằm giải quyết vấn đề trên. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Ở nước ta, theo tìm hiểu của tác giả, đã có một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đánh giá năng lực của lãnh đạo cấp cao DNNVV, cụ thể như sau: - Năm 2005, Cục phát triển DNNVV (Bộ kế hoạch và đầu tư) đã tiến hành điều tra nghiên cứu hơn 63000 DN tại 30 tỉnh thành phía Bắc. Điều tra đã đưa ra thực trạng trình độ học vấn và kiến thức của các chủ DN hiện nay. Tuy nhiên, kết quả điều tra này chưa làm rõ thực trạng và nguyên nhân hạn chế năng lực của lãnh đạo cấp cao DN. - Kết quả đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2005 của GS.TS Đỗ Văn Phức – Đại học Bách Khoa Hà Nội được công bố trong bài viết <<Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý DN Việt Nam và hiệu quả kinh doanh>> đăng trên Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 344, tháng 1/2007 đã phần nào cho thấy thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý DN Việt Nam. Tuy nhiên các kết quả nghiên cứu mới chỉ tập trung vào các DN sản xuất công nghiệp và chưa làm rõ vai trò của lãnh đạo cấp cao DNNVV nói chung trên 1 địa bàn. - Luận án tiến sỹ “Năng lực lãnh đạo – nghiên cứu tình huống của lãnh đạo các DNNVV Việt Nam” của tác giả Đặng Ngọc Sự (2011) và “Phát triển năng lực quản lý của đội ngũ chủ doanh nghiệp nhỏ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay – nghiên cứu điển hình trên địa bàn Hà Nội” của tác giả Trần Kiều Trang (2012) đã đề cập một số vấn đề về năng lực lãnh đạo, năng lực quản lý, các hình thức phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ lãnh đạo chủ DNNVV Việt Nam. Chưa đánh giá thực trạng năng lực của lãnh đạo cấp cao trên địa bàn cụ thể ở Đà Nẵng để làm rõ thực trạng phát triển của DNNVV hiện nay trên địa bàn Đà Nẵng. - Bài viết của tác giả Trần Thị Vân Hoa <<Phương pháp đánh giá năng lực lãnh đạo của Giám đốc doanh nghiệp>> đăng trên Tạp chí Quản lý kinh tế, số 33 tháng 6/2010 và Phạm Thị Mai Yến <<Năng lực quản trị - nền tảng duy trì năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp>> đăng trên Tạp chí Thương mại, số 17 năm 2005 đã đưa ra một số vấn đề lý luận về vai trò của giám đốc doanh nghiệp và năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp. Tuy nhiên, các tác giả chưa tập trung nghiên cứu cụ thể vào năng lực của lãnh đạo cấp cao DNNVV. Trên thế giới, theo tìm hiểu của tác giả, đã có một số công trình nghiên cứu, sách tham khảo và bài viết của tác giả Pháp, Mỹ, Canada,… về DNNVV, doanh nhân và nhà quản lý DNNVV. - Các nghiên cứu của các tác giả Cohen và Levinthal (2000), Barriger và Jones (2004) đề cập đến các vấn đề về năng lực quản lý DN, đào tạo và đổi mới, mối quan hệ giữa phát triển năng lực quản lý và tăng trưởng của DN. Tuy nhiên các tác giả chưa đi sâu nghiên cứu năng lực của lãnh đạo cấp cao DNNVV. - Các nghiên cứu và điều tra thực tế về công tác đào tạo các nhà lãnh đạo DNNVV của Tổ chức phát triển châu Âu (OCDE) năm 2002 đã nghiên cứu khái quát các chương trình và kết quả đào tạo các nhà lãnh đạo DNNVV ở các nước châu Âu như Anh, Pháp, Đức, Bỉ,… Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu trên đây các học giả trong nước và nước ngoài đi sâu nghiên cứu năng lực quản lý của doanh nhân, nhà quản lý DN nhưng chưa có tiếp cận trực diện về năng lực của lãnh đạo cấp cao DNNVV. Như vậy có thể nhận thấy rằng việc nghiên cứu một cách chuyên sâu và hệ thống về các yếu tố cấu thành năng lực của lãnh đạo cấp cao DN; về đánh giá thực trạng năng lực của lãnh đạo cấp cao DNNVV ở địa bàn Đà Nẵng để nâng cao năng lực của lãnh đạo cấp cao DN giai đoạn hiện nay theo cách tiếp cận về các yếu tố cấu thành và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực của lãnh đạo cấp cao DNNVV ở địa bàn Đà Nẵng thì chưa có công trình nào thực hiện. 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục tiêu chung Phân tích đánh giá thực trạng năng lực của lãnh đạo cấp cao các DNNVV ở địa bàn Đà Nẵng. Trên cơ sở đó đề xuất các gia ̉ i pha ́ p nâng cao năng lư ̣ c cho lãnh đạo cấp cao các DNNVV ở địa bàn Đà Nẵng. 3.2. Mục tiêu cụ thể  Làm rõ cơ sở lý luận về đánh giá năng lực của lãnh đạo cấp cao theo phương pháp đánh giá 360 độ  Làm rõ những điểm mạnh và điểm yếu của lãnh đạo cấp cao DN vừa và nhỏ trên địa bàn Đà Nẵng  Đưa ra các gia ̉ i pha ́ p nâng cao năng lư ̣ c của lãnh đạo cấp cao DNNVV ở địa bàn Đà Nẵng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Giới hạn về đối tượng: Lãnh đạo cấp cao DNNVV được nghiên cứu ở đây là Ban Giám đốc DNNVV  Giới hạn về phương pháp đánh giá: Giới hạn tiếp cận Ban giám đốc tự đánh giá về bản thân và Cấp dưới đánh giá về Ban Giám đốc (đánh giá 360 độ)  Giới hạn về địa lý: DNNVV ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 5. Câu hỏi nghiên cứu đề tài  Những năng lực cốt lõi của lãnh đạo cao cấp DNNVV là gì?  Điểm mạnh và điểm yếu của lãnh đạo cao cấp DNNVV trên địa bàn Đà Nẵng?  Những giải pháp nhằm nâng cao năng lư ̣ c của lãnh đạo cấp cao DNNVV ở Đà Nẵng? 6. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu: - Các phương pháp thu thập dữ liệu: luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu tài liệu thông qua các sách báo, tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế, Internet nhằm thu thập dữ liệu thứ cấp và các phương pháp phỏng vấn chuyên sâu, nghiên cứu điển hình và điều tra thông qua bảng hỏi nhằm thu thập dữ liệu sơ cấp về năng lực của lãnh đạo cấp cao DNNVV trên địa bàn Đà Nẵng bởi tiếp cận lãnh đạo tự đánh giá và nhân viên cấp dưới nhận xét về lãnh đạo. - Các phương pháp xử lý, phân tích dữ liệu: luận văn sử dụng các phương pháp phân tích thống kê, so sánh, tổng hợp để xử lý dữ liệu thứ cấp và phần mềm SPSS để xử lý các dữ liệu sơ cấp. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về năng lực lãnh đạo cấp cao doanh nghiệp nhỏ và vừa Chương 2: Đánh giá thực trạng năng lực của lãnh đạo cấp cao doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Đà Nẵng Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực của lãnh đạo cấp cao doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Đà Nẵng References Tiếng Việt 1. Trần Thị Vân Hoa (2010), Phương pháp đánh giá năng lực lãnh đạo của Giám đốc doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế, Tạp chí Quản lý Kinh tế, số 33 2. Lê Trung Kiên (2011), Nâng cao năng lực quản lý cho lãnh đạo các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 3. Kỷ yếu ngày Nhân sự Việt Nam (2012), Chất lượng Lãnh đạo doanh nghiệp Việt 4. Võ Thị Hồng Loan (2011), Phân tích một số đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Đà Nẵng, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng – Số 1 5. Lê Quân, Phùng Thị Mỹ Linh (2009), Năng lực của Giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Nam Định, Tạp chí Khoa học Thương mại, số 29 6. Đặng Ngọc Sự (2011), Năng lực lãnh đạo – Nghiên cứu tình huống của lãnh đạo doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Viện nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung Ương 7. Trần Kiều Trang (2012), Phát triển năng lực quản lý của đội ngũ chủ doanh nghiệp nhỏ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay – Nghiên cứu điển hình trên địa bàn Hà Nội, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Trường Đại học Thương mại Tiếng Anh 8. Ashour, A.S. (1973). The contingency model of leadership effectiveness: An evaluation. Organizational Behavior and Human Performance, 9, 339-355. 9. Awarmleh, R., & Gardner, W.L. (1999). Perception of leader charisma and effectiveness: The effects of vision content, delivery, and organizational performance. Leadership Quarterly, 10, 345-373. 10. Bass, B.M. (1960). Leadership, psychology, and organizational behavior. New York: Harper. 11. Bass, B.M. (1985). Leadership and performance beyond expectations. New York: Free Press. 12. Bass, B.M. (1990). Handbook of leadership: A survey of theory and research. New York: Free Press. 13. Bass, B.M. (1996). A new paradigm of leadership: An inquiry into transformational leadership. Alexandria, VA: U.S. Army Research Institute for the Behavioral and Social Sciences. 14. Bennis. W.G. (1959). Leadership theory and administrative behavior: The problem of authority. Administrative Science Quarterly, 4, 259-260 Website 15. www.360.tinhhoaquantri.com 16. www.cafebiz.vn 17. www.daotaonhansu.com 18. www.doanhnhan360.com 19. www.gso.gov.vn 20. www.hrlink.vn 21. www.tapchitaichinh.vn . Đánh giá thực trạng năng lực của lãnh đạo cấp cao doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Đà Nẵng Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực của lãnh đạo cấp cao doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn. sở lý luận về đánh giá năng lực của lãnh đạo cấp cao theo phương pháp đánh giá 360 độ  Làm rõ những điểm mạnh và điểm yếu của lãnh đạo cấp cao DN vừa và nhỏ trên địa bàn Đà Nẵng  Đưa ra. về năng lực lãnh đạo, năng lực quản lý, các hình thức phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ lãnh đạo chủ DNNVV Việt Nam. Chưa đánh giá thực trạng năng lực của lãnh đạo cấp cao trên

Ngày đăng: 25/08/2015, 08:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN