Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 54 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
54
Dung lượng
3,69 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP – TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT & TNTN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG ĐÁNH GIÁ ĐỘ PHÌ CỦA ĐẤT VÀ NĂNG SUẤT LÚA TẠI MỘT SỐ TIỂU VÙNG CÓ BAO ĐÊ KHÉP KÍN Ở HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH AN GIANG Chủ nhiệm đề tài: PHẠM DUY TIỄN Long Xuyên, tháng 3 năm 2009 TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP – TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT & TNTN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG ĐÁNH GIÁ ĐỘ PHÌ CỦA ĐẤT VÀ NĂNG SUẤT LÚA TẠI MỘT SỐ TIỂU VÙNG CÓ BAO ĐÊ KHÉP KÍN Ở HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH AN GIANG Chủ nhiệm đề tài: KS. PHẠM DUY TIỄN Cộng tác viên: Ths. DƯƠNG VĂN NHÃ KS. LÝ NGỌC THANH XUÂN KS. HUỲNH VĂN TÂM Long Xuyên, tháng 3 năm 2009 i LỜI CẢM TẠ Xin chân thành cảm ơn! Phòng Nông nghiệp-PTNT, của huyện Chợ Mới đã cung cấp thông tin và hỗ trợ chúng tôi thực hiện đề tài. Cán bộ quản lý nông nghiệp 2 xã Nhơn Mỹ và Kiến An. Các đồng sự trong Khoa Nông nghiệp và Tài nguyên Thiên nhiên đã đóng góp nhiều công sức trong những ngày thực hiện đề tài. Các Ks. Lý Ngọc Thanh Xuân, Huỳnh Văn Tâm, Ths. Dương Văn Nhã cùng tham gia, tổng kết số thực hiện và đóp góp cho đề tài này. ii TÓM LƯỢC Đề tài "Đánh giá độ phì của đất và năng suất lúa tại một số tiểu vùng có bao đê khép kín ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang", được thực hiện nhằm nghiên cứu độ phì của đất và năng suất lúa ở một số vùng bao đê khép kín theo thời gian tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, nhằm làm cơ sở cho việc đánh giá tác động của bao đê triệt để đến độ phì của đất và năng suất lúa, đồng thời đề xuất những khuyến nghị phù hợp cho việc xây dựng nền nông nghiệp bền vững. Đề tài nghiên cứu ở 3 vùng (vùng 4 năm, 6năm và 8 năm), tại mỗi vùng chọn 20 hộ có cùng biểu loại đất và cùng giống lúa, ở mỗi hộ sẽ tiến hành lấy mẫu đất tầng mặt để phân tích các yếu tố hoá lý, khảo sát rễ. Tại các hộ này, đề tài cũng tham vấn về kỹ thuật canh tác và năng suất lúa. Qua theo dõi các chỉ tiêu về: • Chỉ tiêu độ phì của đất: pH, Đạm tổng số, Lân tổng số, Chất hữu cơ trong đất, độ xốp, độ dày của tầng đế cày, tầng canh tác, độ xốp. • Chỉ tiêu sinh học: chiều dài, trọng lượng, màu của rễ lúa, năng suất. • Kỹ thuật canh tác: làm đất, lượng phân bón, số lần phun thuốc trừ sâu bệnh. Đề tài rút ra được những kết quả như sau: Thời gian từ thu hoạch đến xới dao động từ 9 đến 11 ngày, không đủ thời gian cho đất khô mà sử dụng cơ giới sẽ làm cho đất bị nén chặt. Chiều dày tầng canh tác giảm dần theo thời gian bao đê. Trong khi đó chiều dày của tầng đế cày tăng dần theo thời gian bao đê khác nhau. Điều này đã ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ rễ lúa về chiều dài. Bên cạnh đó, độ xốp đất cũng giảm dần theo thời gian bao đê, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của rễ lúa cả về chiều sâu lẫn chiều rộng sự ảnh hưởng này thấy rõ ở vùng có thời gian bao đê 8 năm. Hàm lượng phân sử dụng bón cho lúa đều tăng cả 3 loại đạm, lân, kali ở thời điểm sau bao đê so với trước bao đê của cả 3 vùng bao đê 4, 6, 8 năm của 2 vụ ĐX, HT. Số lần bón phân trên vụ đều tăng dần sau bao đê so với trước bao đê và cũng có sự chênh lệch theo chiều hướng tăng theo thời gian bao đê ở các vụ. Số lần phòng trừ sâu, bệnh đều có sự chênh lệch theo chiều hướng tăng ở thời điểm sau bao đê so với trước bao đê. Cũng có sự chênh lệch tăng dần theo thời gian 4, 6 và 8 năm. iii MỤC LỤC Nội dung Trang Cảm tạ………………………………………………………………… ………. i Tóm lược…………………………………………………………… …………. ii Mục lục……………………………………………………………… ………… iii Danh sách bảng………………………………………………………………… vi Danh sách hình…………………………………………………………………… vii Chương I MỞ ĐẦU……………………………………………………………. 1 A. MỤC TIÊU VA NỘI DUNG NGHIÊN CỨU… …………………………. 1 I. MỤC TIÊU…………………………………………………………………. 1 II. NỘI DUNG… ……………………………………………………………. 2 B. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU……………………………… 2 I. ĐỐI TƯỢNG………….…………………………………………………… 2 II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU……………………………… ……….…….… 2 C. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…….…………… 2 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN…………………………………………………………. 2 1. Độ phì nhiêu của đất ……………………………………………………… 2 1.1. Khái niệm độ phì nhiêu của đất ………………………………………… 2 1.2 Các yếu tố quyết định độ phì nhiêu……………………………………… 3 1.3. Ảnh hưởng của độ phì đất đối với cây trồng ……………………………… 3 1.4. Biện pháp nâng cao độ phì đất ………………………………………… 4 2. Thông tin chung về phù sa và sự ảnh hưởng của nó ……………………. 4 2.1. Ước tính bồi đắp dinh dưỡng từ phù sa …………………………………. 4 2.2. Phù sa sông Cửu Long …………………………………………………. 4 2.3. Phù sa sông Hồng ………………………………………………………. 5 2.4. Đất phù sa ……………………………………………………………… 6 3. Lý do hình thành và tác động của đê bao………………………………. 6 3.1 Khái niệm về đê bao ……………………………………………………. 6 3.2. Đê bao ảnh hưởng đến năng suất lúa. ………………………………… 6 3.3. Đê bao ảnh hưởng đến độ phì đất ………………………………………. 7 4. Tính chất vật lý của đất lúa nước ………………………………………… 9 4.1. Các tầng phát sinh cơ bản của đất lúa nước …………………………… 10 4.2. Tầng canh tác (Ac) ……………………………………………………. 10 4.3. Tầng đế cày (P) ……………………………………………………… 11 5. Một số đặc tính của đất lúa nước ……………………………………… 11 5.1. Thành phần cơ giới …………………………………………………… 11 5.2. Tính thấm nước …………………………………………………………. 11 5.3. Trạng thái pH và các chất dinh dưỡng ………………………………… 11 6. Đặc điểm sinh học và sinh thái của cây lúa ……………………………. 12 6.1. Điều kiện đất đai cho cây lúa ………………………………………… 12 6.2. Rễ lúa …………………………………………………………………. 12 6.3. Sự đâm chồi …………………………………………………………… 14 6.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thành phần năng suất ………………………… 14 iv 7. Thang đánh giá độ phì của đất ………………………………………… 15 II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………………………………. 16 1. Điều tra nông dân …………………………………………………………… 16 1.1. Phương tiện ………………………………………………………………. 16 1.2 Phương pháp………………………………………………………………. 16 1.3. Xử lý số liệu……………………………………………………………… 16 2. Lấy mẫu đất …………………………………………………………………… 16 2.1. Phương tiện ……………………………………………………………… 16 2.2. Phương pháp ……………………………………………………………… 18 2.2.1. Cách lấy mẫu …………………………………………………………. 18 2.2.2. Chỉ tiêu theo dõi ………………………………………………………. 19 2.2.3. Phân tích thống kê ……………………………………………………. 19 Chương II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ……… 20 1. Một số thông tin về kỹ thuật làm đất ……………………………………… 20 2. Thành phần vật lý đất ……………………………………………………… 21 2.1. Độ dày của tầng canh tác và tầng đế cày ……………………………… 21 2.2. Độ xốp đất …………………………………………………………… 22 3. Thành phần hoá học đất ……………………………………………… 22 3.1. pH đất ………………………………………………………………. 23 3.2. Độ dẫn điện EC (mS/cm) ……………………………………………… 24 3.3. Chất hữu cơ (%) …………………………………………………… 24 3.4. Đạm tổng số (%) ………………………………………………… 24 3.5. Lân tổng số (%) ……………………………………………………. 24 4. Một số chỉ tiêu sinh học của cây lúa …………………………………… 25 4.1. Chiều dài rễ lúa ……………………………………………………. 25 4.2. Trọng lượng rễ lúa ………………………………………………… 25 4.3. Màu rễ lúa …………………………………………………………. 25 4.4. Số chồi …………………………………………………………… 25 5. Hiện trạng sử dụng phân bón tại vùng nghiên cứu ………………………… 26 5.1. Hàm lượng đạm ………………………………………………………… 26 5.2. Hàm lượng P 2 O 5 …………………………………………………… 27 5.3. Kali (K 2 O) …………………………………………………………… 27 6. Số lần bón phân/vụ trước và sau bao đê ………………………………. 29 7. Số lần phòng trừ sâu bệnh ……………………………………………… 29 7.1. Vụ Đông Xuân (ĐX) …………………………………………………. 29 7.2. Vụ Hè Thu (HT) ……………………………………………………… 30 8. Năng suất lúa …………………………………………………………… 30 8.1. Vụ Đông Xuân (ĐX) ……………………………………………………. 30 8.2. Vụ Hè Thu (HT) ……………………………………………………… 31 9. Tương quan một số chỉ tiêu vật lý đất, chỉ tiêu sinh học và năng suất lúa 32 9.1. Tương quan giữa chiều dày tầng canh tác với tầng đế cày ……………… 33 9.2. Tương quan giữa chiều dài rễ lúa và trọng lượng rễ lúa ……………………. 34 9.3. Tương quan giữa số chồi lúa với chiều dài rễ và trọng lượng rễ lúa ………. 34 9.4. Tương quan giữa chiều dày tầng canh tác với chiều dài rễ và trọng lượng rễ lúa 34 v 9.5. Tương quan giữa chiều dày tầng đế cày với chiều dài rễ và trọng lượng rễ lúa 34 9.6. Tương quan giữa năng suất lúa với chiều dài rễ, trọng lượng rễ, số chồi lúa. . 34 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ…………………………………………… ………… 35 A. KẾT LUẬN …………………….……………………………………………… 35 B. ĐỀ NGHỊ ………………………………………………………………………. 36 Tài liệu tham khảo……………………………………………………… ………. 37 Phụ Chương……………………………………………………… ……………. 39 vi DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 1: Hàm lượng các thành phần hoá học có trong phù sa sông Hồng … 5 Bảng 2: Sự hấp thu nước và dưỡng chất của những rễ già và rễ mới ………. 13 Bảng 3: Thang đánh giá độ phì của đất …………………………………… 15 Bảng 4. Các chỉ tiêu phân tích và phương pháp phân tích …………………. 19 Bảng 5: Phương tiện làm đất trước và sau bao đê tại vùng nghiên cứu ……. 20 Bảng 6: Một số yếu tố về kỹ thuật làm đất tại vùng nghiên cứu …………… 21 Bảng 7: Thành phần hoá học đất qua các năm bao đê tại các vùng nghiên cứu………………………………………………………………………… 23 Bảng 8: So sánh một số chỉ tiêu sinh học cây lúa qua các năm tại vùng nghiên cứu …………………………………………………………………. 26 Bảng 9: So sánh hàm lượng phân bón ở 2 giai đoạn trước và sau bao đê triệt để qua các năm ……………………………………………………………… 28 Bảng 10: So sánh số lần bón phân ở 2 giai đoạn trước và sau bao đê qua các năm tại vùng nghiên cứu ……………………………………………………. 29 Bảng 11: So sánh số lần phòng trừ sâu, bệnh qua các năm ở 2 giai đoạn trước và sau bao đê tại địa bàn nghiên cứu ………………………………… 30 Bảng 12: So sánh năng suất lúa qua các năm ở 2 giai đoạn trước và sau bao đê tại vùng nghiên cứu ……………………………………………………… 31 Bảng 13: Ảnh hưởng của bao đến năng suất lúa theo thời gian bao đê …… 32 Bảng 14: Tương quan các chỉ tiêu vật lý đất, sinh học cây lúa và năng suất. 32 vii DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 1: Phẫu diện minh hoạ một số tầng trong đất ………………………… 10 Hình 2: Bản đồ tiểu vùng bao đê xã Nhơn Mỹ, tỉ lệ 1:100000……………… 17 Hình 3: Bản đồ tiểu vùng bao đê xã Kiến An, tỉ lệ 1:100000 ………………. 18 Hình 4. Biểu đồ thể hiện xu hướng tăng và giảm của tầng canh tác, tầng đế cày …………………………………………………………………………… 22 Hình 5. Biểu đồ thể hiện xu hướng giảm dần của độ xốp ở 2 độ sâu khác nhau………………………………………………………………………… 23 viii Các từ viết tắt ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long ĐBSH: Đồng Bằng Sông Hồng ĐX: Đông Xuân HT: Hè Thu EC (mmhos/cm): Độ dẫn điện % P 2 O 5 : Lân tổng số trong đất % K 2 O: Kali tổng số trong đất % N: Đạm tổng số trong đất % C: Carbon hữu cơ. [...]... có những biện pháp canh tác hợp lý thì về lâu dài có đảm bảo được tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp không? Do đó đề tài "Đánh giá độ phì của đất và năng suất lúa ở một số tiểu vùng có bao đê khép kín tại huyện Chợ Mới tỉnh, An Giang " là điều rất cần thiết A MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I MỤC TIÊU Đánh giá hiện trạng độ phì của đất theo thời gian bao đê khép kín Đánh giá tác động của đê bao. .. đến một số chỉ tiêu phân bón, sâu bệnh, sinh trưởng và năng suất lúa theo thời gian Tìm hiểu kỹ thuật canh tác ảnh hưởng đến độ phì và năng suất lúa II NỘI DUNG Trong khuôn khổ nghiên cứu này, đề tài chỉ khảo sát về độ phì của đất, một số chỉ tiêu sinh học, kỹ thuật canh tác lúa của nông dân và năng suất lúa ở 3 vùng có thời gian bao đê 4 năm, 6 năm và 8 năm trong vụ ĐX năm 2005, tại huyện Chợ Mới, tỉnh. .. vấn có liên quan đến các vấn đề như: diện tích đất trồng lúa, diện tích đất bao đê theo thời gian và tiểu vùng bao đê, đề tài cũng tham vấn về kỹ thuật canh tác và năng suất lúa 1.2 Phương pháp: Chọn ngẫu nhiên hộ nông dân trồng lúa trên cùng một biểu loại đất và giống lúa tại địa bàn các xã Nhơn Mỹ và Kiến An thuộc vùng đê bao 4 năm, 6 năm, 8 năm ở huyện Chợ Mới - An Giang để tiến hành điều tra Số. .. tốt hay xấu đối với một loại cây trồng nào đó và đấy cũng là khái niệm sơ khai đơn giản ban đầu về độ phì của đất Người nông dân khi chọn đất làm nương rẫy, họ đã biết dựa vào màu sắc của đất để đánh giá đất tốt hay xấu, nghĩa là đất có độ phì cao hay thấp, như: - Đất màu đen, hoặc nâu đen: Đất tốt, các cây trồng trên rẫy cho năng suất cao (đất có độ phì cao) - Đất màu đỏ: Đất có độ phì trung bình, các... tích đất 1649 hecta, trong vùng bao đê 1530 hecta, ngoài vùng (cồn) 119 hecta, trong vùng bao đê diện tích đất trồng lúa 1195 hecta, trồng màu 335 hecta, vùng cồn trồng màu 119 hecta + Kiến An (KA) chia làm 7 tiểu vùng (hình 3): KA2 bao đê rất lâu đời, KA1 bao đê và đưa vào sản xuất năm 1997 (vùng bao đê 8 năm), KA4, KA5, KA6 bao đê và đưa vào sử dụng năm 1999 (vùng bao đê 6 năm), KA3, KA7 bao đê năm... cho năng suất không cao - Đất màu vàng: Đất xấu, rất ít khi được chọn để phát rừng làm nương rẫy (đất có độ phì thấp) - Đất màu vàng, lại nhiều cát: Đất rất xấu, không sử dụng để canh tác nương rẫy (đất có độ phì rất thấp) Theo V.R.Viliam, 1970 thì độ phì của đất là khả năng của đất có thể cung cấp cho những nhu cầu của thực vật về các chất dinh dưỡng khoáng, nước và không khí để tạo ra một năng suất. .. trạng của đất Trên cơ sở đó người ta đã sử dụng chỉ tiêu thống kê năng suất kinh tế của cây để làm căn cứ đánh giá độ phì đất Về cơ bản khi cây tốt, năng suất cao thì độ phì đất cao và ngược lại Và cũng cần lưu ý trường hợp khác khi đất tốt (độ phì cao) nhưng không đảm bảo kỹ thuật canh tác thì năng suất cũng không cao được (Nguyễn Thế Đặng và ctv, 1999) 3 1.4 Biện pháp nâng cao độ phì đất Nâng cao độ phì. .. trên năm và số vòng quay của đất cũng nhanh hơn canh tác 2 vụ, điều này ảnh hưởng đến sự khoáng hoá các chất trong đất và gây ra tình trạng gây ô nhiễm môi trường đất do các độc chất trong đất không được rửa trôi trong mùa lũ Tại khu vực bao đê ở huyện Chợ Mới, tác động của bao đê làm năng suất lúa bị giảm trong khi đó nhu cầu phân bón tăng cả 3 loại N, P, K cho cả 2 vụ ĐX và HT, điều này có thể do... nước và xuất khẩu, tuy nhiên tính bền vững của cây lúa ít được biết đến, đặc biệt là vấn đề độc canh cây lúa (canh tác 2, 3 vụ lúa trong năm) có thể dẫn đến cỏ dại, sâu bệnh, giảm chất lượng lúa, hiệu quả sử dụng phân đạm thấp, giảm độ phì của đất và cuối cùng giảm sản lượng lúa (Trần Quang Tuyến 1997) Ở vùng thâm canh lúa 3 vụ trong năm, độ phì nhiêu đất thấp, đất bị nén dẽ, vì thế yếu tố vật lý đất có. .. biểu loại đất và cùng giống lúa trên địa bàn các xã Nhơn Mỹ, Kiến An thuộc huyện Chợ Mới - An Giang để tiến hành lấy mẫu và điều tra C CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU I CƠ SỞ LÝ LUẬN 1 Độ phì nhiêu của đất 1.1 Khái niệm độ phì nhiêu của đất Ngay từ thời xa xưa, khi con người biết sử dụng đất để trồng trọt, nhằm tạo ra nguồn lương thực, thực phẩm phục vụ đời sống, họ đã biết đánh giá đất tốt hay . cứu độ phì của đất và năng suất lúa ở một số vùng bao đê khép kín theo thời gian tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, nhằm làm cơ sở cho việc đánh giá tác động của bao đê triệt để đến độ phì của đất. tổng kết số thực hiện và đóp góp cho đề tài này. ii TÓM LƯỢC Đề tài " ;Đánh giá độ phì của đất và năng suất lúa tại một số tiểu vùng có bao đê khép kín ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang& quot;,. TNTN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG ĐÁNH GIÁ ĐỘ PHÌ CỦA ĐẤT VÀ NĂNG SUẤT LÚA TẠI MỘT SỐ TIỂU VÙNG CÓ BAO ĐÊ KHÉP KÍN Ở HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH AN GIANG Chủ nhiệm đề tài: KS. PHẠM DUY TIỄN Cộng