Một số chỉ tiêu sinh học của cây lúa

Một phần của tài liệu Đánh giá độ phì của đất và năng suất lúa tại một số vùng có bao đê khép kín ở huyện chợ mới, tỉnh an giang (Trang 35 - 36)

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.Một số chỉ tiêu sinh học của cây lúa

4.1. Chiều dài rễ lúa

Qua kết quả khảo sát tại vùng nghiên cứu cho thấy, chiều dài rễ lúa có sự

chênh lệch với chiều hướng giảm dần theo thời gian 4 năm (20,5cm); 6 năm (19,1cm); 8 năm (16,3cm). Giữa vùng 4 năm với 6 năm không tạo sự chênh lệch. Ngược lại, giữa vùng 4 năm với 8 năm; 6 năm với 8 năm thì tạo sự chênh lệch có

ý nghĩa ở mức 1% qua phép thử T-test (Bảng8).

Với kết quả như trên, trong vùng bao đê khép kín, chiều dài rễ lúa tỉ lệ

nghịch với thời gian bao đê. Kết quả này cho thấy phù hợp với kết quả nghiên cứu ở phần 4.2.1 và 4.2.2 về tầng canh tác và độ xốp của đất. Hay nói khác đi,

yếu tố độ xốp và tầng canh tác là nguyên nhân chính làm ảnh hưởng phát triển

chiều dài của rễ.

4.2. Trọng lượng rễ lúa

Qua kết quả khảo sát cho thấy, trọng lượng rễ lúa có sự chênh lệch với hướng giảm dần theo thời gian 4 năm (0,8g); 6 năm (0,6g); 8 năm (0,4g). Khi so

sánh trọng lượng rễ theo các thời gian bao đê, cụ thể giữa vùng bao đê 4 năm với 6 năm; 6 năm với 8 năm kết quả cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa ở mức 5%;

giữa vùng 4 năm với 8 năm lại tạo sự khác biệt có ý nghĩa ở mức 1% qua phép

thử T-test (Bảng 8). Khi so sánh giữa kết quả về chiều dài của rễ và trọng lượng

rễ cho thấy có sự tương quan, nghĩa là khi chiều dài rễ ngắn dẫn đến trọng lượng

rễ thấp và có khuynh hướng giảm dần theo thời gian bao đê.

4.3. Màu rễ lúa

Trong điều kiện bao đê triệt để, canh tác lúa liên tục nên việc phơi đất rơm

rạ bị hạn chế về mặt thời gian, do đó có thể sẽ xảy ra hiện tượng ngộ độ acid hữu cơ, làm bộ rễ phát triển kém. Chính vì thế, đề tài cũng tìm hiểu ảnh hưởng của

thời gian bao đê đến màu của rễ.

Qua kết quả khảo sát cho thấy, hiện trạng màu vàng rễ lúa có sự chênh lệch giảm dần theo thời gian 4 năm (82,5%), 6 năm (75,7%), 8 năm (75,5%);

màu đen chiếm tỉ lệ ít hơn cụ thể: ở vùng 4 năm là 13,3%; ở vùng 6 năm 11%; ở

vùng 8 năm 17,1%; màu trắng ở vùng 4 năm 4,2%; ở vùng 6 năm 13,3%; ở vùng

8 năm 7,4%.

Từ đây cũng cho thấy, cả 3 vùng đều có sự hiện diện của màu đen chứng

tỏ rằng khi canh tác lúa 3 vụ.năm-1 liên tục làm cho đất không có thời gian phân

huỷ các xác bã hữu cơ như: rễ lúa, gốc rạ… khi canh tác trở lại làm cho rễ lúa bị

ngộ độc hữu cơ nên rễ lúa đã bị thối đen.

4.4. Số chồi

Qua kết quả khảo sát cho thấy, số chồi lúa có sự chênh lệch giảm dần theo

thời gian 4 năm (4,4 chồi), 6 năm (3,2 chồi), 8 năm (3,0 chồi). Khi so sánh số

chồi theo các thời gian bao đê khác nhau với phép thử T-test, kết quả cho thấy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giữa vùng 4 năm với 6 năm, 4 năm với 8 năm tạo sự khác biệt có ý nghĩa ở mức

Bảng 8: So sánh một số chỉ tiêu sinh học cây lúa qua các năm tại vùng nghiên cứu

Năm bao đê

Các chỉ tiêu Thông số

4 6 4 8 6 8

TB 20,5 19,1 20,5 16,3 19,1 16,3

n 30 28 30 32 28 32

Chiều dài rễ

(cm) Giá trị t 1,5ns 5,3** 3,7** TB 0,8 0,6 0,8 0,4 0,6 0,4 n 30 28 30 32 28 32 Trọng lượng rễ (g) Giá trị t 1,93* 4,48** 2,22* TB 4,4 3,2 4,4 3,0 3,2 3,0 n 30 28 30 32 28 32 Số chồi Giá trị t 3** 3,5** 0,5ns

Ghi chú: TB: trung bình, n: số quan sát, ns: không có ý nghĩa, *: mức ý nghĩa 5%, **: mức ý nghĩa 1%.

Một phần của tài liệu Đánh giá độ phì của đất và năng suất lúa tại một số vùng có bao đê khép kín ở huyện chợ mới, tỉnh an giang (Trang 35 - 36)