II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7. Số lần phòng trừ sâu bệnh
7.1. Vụ Đông Xuân (ĐX)
Khi so sánh giữa số lần phòng trừ sâu, bệnh ở 2 giai đoạn trước và sau khi bao đê cho thấy có sự chênh lệch theo chiều hướng tăng ở cả 3 vùng 4, 6 và 8
năm. Cụ thể số lần phòng trừ sâu tăng 1,2 lần ở vùng bao đê 4 năm và 8 năm; tăng 0,7 lần ở vùng 6 năm. Tương tự, số lần phòng trừ bệnh tăng 1,4 lần ở vùng
bao đê 4 năm; tăng 1,2 lần ở vùng 6 năm; tăng 1,1 lần ở vùng 8 năm, tương ứng
với sự chênh lệch này đã tạo sự khác biệt có ý nghĩa ở mức 1% qua phép thử T- test (Bảng 11).
7.2. Vụ Hè Thu (HT)
Kết quả diễn biến số lần phun xịt thuốc trừ sâu, bệnh ở vụ HT xảy ra tương tự như vụ ĐX. Nghĩa là nếu so sánh giữa 2 giai đoạn trong vùng có sự
khác biệt có ý nghĩa ở mức 1% trên cả 2 đối tượng thuốc trừ sâu và bệnh. Riêng
trong vùng 8 năm số lần sử dụng thuốc trừ bệnh cũng có sự khác biệt có ý nghĩa
giữa 2 giai đoạn trước và sau bao đê nhưngchỉ ở mức 5% mà thôi (Bảng 11). Từ kết quả này cho chúng ta khẳng định rằng, những vùng bao đê triệt để đã làm cho đất không được bồi đắp phù sa bên cạnh đó cũng làm cho đất không được rữa trôi các độc chất cũng như dịch bệnh sau mùa thu hoạch, vì vậy
khi quay lại trồng lúa làm cho sâu bệnh dễ phát triển hơn.
Bảng 11: So sánh số lần phòng trừ sâu, bệnh qua các năm ở 2 giai đoạn trước và sau bao đê tại địa bàn nghiên cứu
Thời gian bao đê
4 năm 6 năm 8 năm
Sâu Bệnh Sâu Bệnh Sâu Bệnh
Vụ Thông số Tr S Tr S Tr S Tr S Tr S Tr S TB 1,8 3,0 1,3 2,7 1,9 2,6 1,5 2,7 1,7 2,9 1,6 2,7 n 24 20 Đông Xuân t -3,1** -4,4** -4,0** -3,9** -3,9** -3,0** TB 1,9 2,8 1,3 2,2 1,9 2,4 1,5 2,5 1,5 2,6 1,7 2,4 n 24 20 Hè Thu t -2,6** -2,7** -2,4** -3,3** -3,9** -2,0*
Ghi chú: Tr: trước bao đê, S: sau bao đê(tại thời điểm điều tra), TB: trung bình, n: số quan sát, t: giá trị t, ns: không có ý nghĩa, *: mức ý nghĩa 5%, **: mức ý nghĩa 1%.