1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện kênh phân phối dược phẩm của công ty CP XNK y tế domesco

5 554 6

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 282,54 KB

Nội dung

Hoàn thiện kênh phân phối dược phẩm của Công ty CP XNK Y tế Domesco Phan Huy Toàn Trường Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số: 60 34 05 Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Mạnh Tuân Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Quản trị kinh doanh; Kênh phân phối sản phẩm; Dược phẩm; Quản lý tiếp thị Content 1. Tính cấp thiết của đề tài. Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, chỉ đạo xây dựng ngành Dược Việt Nam phát triển một cách bền vững, đảm bảo cung ứng nguồn thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho nhân dân. Phát triển Ngành Dược Việt Nam đúng hướng là một yếu tố quan trọng để đảm bảo an ninh y tế và an sinh xã hội trong giai đoạn trước mắt cũng như về lâu dài. “Trong những năm qua, Ngành Dược Việt Nam đã có những tiến bộ nhanh và hết sức cơ bản. Ngành Dược đã cung ứng đủ thuốc cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của nhân dân, thuốc sản xuất trong nước đã chiếm gần 50% thị phần dược phẩm. Từ những cơ sở sản xuất, cung ứng nhỏ bé, đến nay Ngành Dược đã xây dựng được một hệ thống tương đối hoàn chỉnh từ sản xuất, xuất nhập khẩu, lưu thông phân phối thuốc tới tận người bệnh. Những thay đổi trong hệ thống cung ứng thuốc đã tạo điều kiện cho thầy thuốc và người bệnh được tiếp cận nhanh chóng với những thành tựu của nhân loại, được sử dụng những loại thuốc mới phát minh, những thuốc chuyên khoa đặc trị dùng để chẩn đoán và chữa trị những bệnh nan y. Thị trường dược phẩm đã được vận hành trong nền kinh tế thị trường có sự định hướng và quản lý của Nhà nước, dựa trên nền tảng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng được pháp quy hóa theo hướng tuân thủ và đồng bộ với pháp luật quốc gia, hòa hợp khu vực và cam kết hội nhập quốc tế.” [11] Ngày nay với xu thế phát triển của đất nước, mọi ngành nghề đòi hỏi phải chuyên nghiệp, phải có định hướng trước cho mình, phải có đường đi nước bước thật cụ thể. Nước ta đang chuyển mình sang một nền kinh tế đổi mới, một nền kinh tế hội nhập thế giới thông qua hai sự kiện nổi bật và vô cùng quan trọng đó là: Gia nhập WTO và Hội nghị thượng đỉnh APEC. Chính vì lý do đó mà đòi hỏi mọi doanh nghiệp phải định cho mình một hướng đi, phong cách làm việc. Một doanh nghiệp có thành công hay không phụ thuộc chiến lược Makerting của mình trong đó tiêu chí 4-P là rất quan trọng (Sản phẩm- Gía cả- Phân phối - Xúc tiến hỗn hợp) Mọi doanh nghiệp không những phân phối sản phẩm của mình qua các trung gian mà phân phối theo nhiều cấp bậc trung gian nhằm đảm bảo kênh tiêu thụ của mình một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. Với câu hỏi cho các nhà doanh nghiệp là tại sao lại phải dùng nhiều cấp bậc trung gian trong kênh phân phối của mình…chính là việc đưa những sản phẩm của mình tới tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất việc xác định mục tiêu thị trường của mình cũng rất quan trọng nó đòi hỏi người xác định phải nắm vững vị trí địa lý thu nhập bình quân người dân, sản phẩm cạnh tranh…. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đi cùng với những cơ hội kinh doanh được mở rộng khi nền kinh tế của đất nước hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới, thì những thách thức đối với Công ty trong việc duy trì thị phần, tăng trưởng bền vững trong thời gian gần đây và những năm tiếp theo là không hề nhỏ. Nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động phân phối đối với hiệu quả kinh doanh; sự chi phối, khác biệt của một công ty có hệ thống phân phối thích hợp và một công ty chưa có hệ thống phân phối hoàn chỉnh; tìm ra và khắc phục những khiếm khuyết của hệ thống phân phối hiện tại nhằm phát huy ưu thế hiện của mình để đạt được hiệu quả cao nhất trong kinh doanh…đó là những lý do chính đã thúc đẩy tôi chọn đề tài: “Hoàn thiện kênh phân phối dược phẩm của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Y Tế DOMESCO” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. Đề tài có các câu hỏi nghiên cứu: (i) Thực trạng công tác quản trị kênh phân phối và kênh phân phối dược phẩm của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Y Tế DOMESCO như thế nào? (ii) Qua nghiên cứu thực trạng quản trị kênh phân phối nhận thấy có những khuyết điểm gì cần khắc phục? (iii) Cần thực hiện các giải pháp nào để nâng cao hiệu quả hoạt động của kênh phân phối dược phẩm Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Y Tế DOMESCO ? 2. Tình hình nghiên cứu. Nghiên cứu về việc tổ chức và hoạch định kênh phân phối thì cho đến nay đã có rất nhiều đề tài, công trình nghiên cứu, các bài báo khoa học đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đến lĩnh vực này cho Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Y Tế DOMESCO, đây là đề tài đầu tiên tác giả nghiên cứu thực trạng tổ chức kênh phân phối và đề xuất giải pháp hiệu quả để hoàn thiện kênh phân phối của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Y Tế DOMESCO. Khi nghiên cứu đề tài này tác giả đã tham khảo, so sánh một số tài liệu nghiên cứu về hoàn thiện kênh phân phối có liên quan như: - Luận văn thạc sĩ (2012), “Quản trị kênh phân phối đối với sản phẩm rượu Vodka của Công ty cổ phần Rượu Hà Nội (Halico) tại khu vực Miền Trung – Tây Nguyên” của tác giả Võ Kim Kỷ. Đề tài đã đi sâu nghiên cứu đề ra các giải pháp nhằm thích hợp, đồng bộ quản trị kênh phân phối phù hợp với điều kiện của công ty ở hiện tại và hướng tới kênh phân phối tương lai. - Luận văn thạc sĩ (2010), “Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang” của tác giả Đinh Vũ Long. Đề tài đã nêu lên tầm quan trọng của kênh phân phối trong sự thành công chung của công ty. Kênh phân phối tạo ra sức cạnh tranh của công ty so với các đối thủ khác, cung cấp kịp thời, tận tay cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng cao. - Luận văn thạc sĩ (2010), “Giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của các doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Nguyễn Thanh Tùng. Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống kênh phân phối dược phẩm và đánh giá thực trạng của hệ thống kênh phân phối hiện nay tại một số doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam. Đề tài đưa ra một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của các doang nghiệp dược phẩm Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. - Ngoài ra tác giả còn tham khảo một số tài liệu nghiên cứu, bài báo khoa học liên quan đến việc tổ chức, hoạt động, phát triển kênh phân phối dược phẩm trong và ngoài nước. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu: Luận văn tập trung làm rõ những ưu điểm, hạn chế trong việc tổ chức hoạt động kênh phân phối dược phẩm của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Y Tế DOMESCO. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kênh phân phối dược phẩm của Công ty trong thời gian tới. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về kênh phân phối và quản trị kênh phân phối. - Phân tích, đánh giá thực trạng kênh phân phối của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Y Tế DOMESCO. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kênh phân phối dược phẩm của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế DOMESCO trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Tác giả tập trung nghiên cứu hoạt động tổ chức, quản trị kênh phân phối dược phẩm của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Y Tế DOMESCO. Từ đó thấy được những ưu điểm, hạn chế, thực trạng hiện tại của kênh phân phối của Công ty và đề xuất đưa ra những giải pháp khắc phục, hoàn thiện. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng tổ chức kênh phân phối của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Y Tế DOMESCO trong vòng 4 năm từ năm 2010 đến năm 2013. 5. Phương pháp nghiên cứu: Nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên. Luận văn thực hiện một số phương pháp nhiên cứu như sau: - Phương pháp mô tả: Thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá các tài liệu từ các nghiên cứu trước, kế thừa có chọn lọc một số kết quả từ những tài liệu này. - Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Kỹ thuật sử dụng để nghiên cứu liên quan đến các chuyên ngành chủ yếu như: Y học, Dược học, kinh tế học - Phương pháp phân tích so sánh: Tác giả so sánh kết quả phát triển kênh phân phối, doanh thu với một số đơn vị, chi nhánh trong ngành dược để hình dung được thực trạng kênh phân phối và gợi ý những giải pháp phát triển kênh phân phối của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế DOMESCO. Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng các phương pháp hổ trợ khác như: sử dụng một số phần mềm tin học, sử dụng các thuật toán thống kê để xử lý và đánh giá mức độ tin cậy của số liệu thu thập được. Chọn mẫu và thu thập số liệu: Ở địa bàn mỗi tỉnh lựa chọn các điểm phân phối thuốc lớn nhất tại các thành phố, thị xã, huyện…lấy số liệu nghiên cứu từ năm 2010 đến năm 2013, trên cơ sở đó lập các báo cáo, bảng biểu. Ngoài ra số liệu còn được thu thập qua các báo cáo hằng năm của các Sở Y tế và báo cáo cập nhật của các Giám sát vùng tại mỗi tỉnh. Số liệu nghiên cứu là số liệu của các năm 2010, 2011, 2012 và 2013. 6. Dự kiến đóng góp mới của đề tài - Qua việc nghiên cứu, phân tích thực trạng triển khai hoạt động của kênh phân phối dược phẩm của Công ty, đề tài đã chỉ ra được những ưu thế và nhược điểm trong quá trình xây dựng và triển khai hệ thống kênh phân phối tại Công ty. - Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của kênh phân phối. Phát huy những ưu điểm hiện có. Cải tiến, khắc phục những nhược điểm mà hệ thống phân phối đang gặp phải, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. 7. Kết cấu luận văn: Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về kênh phân phối và quản trị kênh phân phối Chương 2. Thực trạng kênh phân phối dược phẩm của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Y Tế DOMESCO Chương 3. Phương hướng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện kênh phân phối của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Y Tế DOMESCO. References Tiếng Việt 1. Bộ Chính trị (2009), Thông báo số 264-TB/TƯ ngày 31/7/2009 về tổ chức cuộc vận động “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. 2. Bộ trưởng Bộ Y tế (2011), Kế hoạch số 80/QĐ-BYT ngày 10/02/2011 về “Triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân tại Hội nghị định hướng đầu tư trong lĩnh vực Dược giai đoạn đến 2020”. 3. Bộ Y tế (2002), “Chiến lược phát triển ngành Dược Việt Nam đến năm 2010”. 4. Bộ Y Tế (2011), Ban hành nguyên tắc “Thực hành tốt phân phối thuốc”, Thông tư số 48/2011/TT-BYT ngày 21/12/2011. 5. Bộ Y Tế (2011), Ban hành nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc”, Thông tư số 46/2011/TT-BYT ngày 21/12/2011. 6. Bộ Y tế (2011), “Đề án Quy hoạch chi tiết phát triển công nghiệp Dược Viêt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”. 7. Bộ Y tế (2011), “Đề án Quy hoạch hệ thống phân phối và cung ứng thuốc giai đoạn đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020”. 8. “Các định hướng phát triển công nghiệp Dược Việt Nam giai đoạn 2010”. (www.cqldvn.gov.vn) 9. Chính Phủ (1996), “Định hướng chiến lược công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong thời gian 1996-2000 và Chính sách Quốc gia về thuốc của Việt Nam”, Nghị quyết 37/CP ngày 20/06/1996. 10. Chính phủ (2002), Quyết định số 108/2002/QĐ-TTg ngày 15/8/2002 “Phê duyệt chiến lược phát triển ngành dược Việt Nam đến 2010”. 11. Cục quản lý Dược Việt Nam (2011), “Báo cáo công tác Dược năm 2010”. 12. Cục quản lý Dược Việt Nam (2011), “Giao ban công tác dược và mỹ phẩm năm 2011 và tổng kết Chỉ thị 01/2008/CT-BYT của Bộ Y Tế”. 13. Philip Kotler (2001), “Quản trị Marketing”, Nhà xuất bản Thống kê. 14. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Dược số 34/2005/QH 11 ngày 14/6/2005. 15. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 43/2007/Q Đ-TTg ngày 29/3/2007 “Về việc phát triển đề án Phát triển công nghiệp Dược và xây dựng mô hình hệ thống cung ứng thuốc của Việt Nam giai đoạn 2007 – 2015 và tầm nhìn đến năm 2020”. 16. Thủ tướng Chính phủ (2012), Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 17/9/2012 về việc tăng cường thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". 17. Trường Đại học Dược Hà Nội (2007), “Quản lý và kinh tế dược”. 18. Nguyễn Mạnh Tuân (2010), “Marketing cơ sở lý luận và thực hành, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội”. 19. Văn phòng Chính phủ (2010), Thông báo số 245/TB-VPCP ngày 10/9/2010 “Về việc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại Hội nghị Đầu tư ngành Dược năm 2010”. 20. Thái Hùng Tâm (2011), Marketing trong thời đại net, Nxb Alphabooks, Tp.HCM. Website 21. www.domesco.com 22. www.cafef.vn 23. www.dantri.com.vn 24. www.doanhnhansaigon.vn 25. www.ecommerce.gov.vn 26. www.ecomviet.vn 27. www.hoatho.com.vn 28. www.moj.gov.vn 29. www.moit.gov.vn 30. www.oecd.org . hoạt động kênh phân phối dược phẩm của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Y Tế DOMESCO. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kênh phân phối dược phẩm của Công ty trong thời gian. chức, quản trị kênh phân phối dược phẩm của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Y Tế DOMESCO. Từ đó th y được những ưu điểm, hạn chế, thực trạng hiện tại của kênh phân phối của Công ty và đề xuất. về kênh phân phối và quản trị kênh phân phối. - Phân tích, đánh giá thực trạng kênh phân phối của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Y Tế DOMESCO. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kênh

Ngày đăng: 24/08/2015, 23:49

w