Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 17 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
17
Dung lượng
398,91 KB
Nội dung
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty Xây dựng Lũng Lô - BQP Completing the financial analysis in Lung Lo Construction Company - BQP NXB H. : ĐHKT, 2012 Số trang 92 tr. + Nguyễn Quang Hưng Trường Đại học Quốc gia Hà Nội; Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số: 60 34 05 Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Phạm Thùy Linh Năm bảo vệ: 2012 Abstract. Nghiên cứu những vấn đề lý luận về phân tích và quản lý tài chính doanh nghiệp: nội dung, phương pháp, công cụ. Đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính tại Công ty Xây dựng Lũng Lô giai đoạn năm 2009 đến năm 2011, dùng phương pháp tỷ lệ và so sánh. Đề xuất những giải pháp đồng bộ và có tính thực thi, góp phần vào việc nâng cao chất lượng công tác quản lý tài chính doanh nghiệp tại Công ty Xây dựng Lũng Lô. Keywords: Phân tích tài chính; Công ty xây dựng Lũng Lô; Quản trị kinh doanh; Quản lý tài chính Content. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Doanh nghiệp là một tế bào của cơ thể nền kinh tế, là một mắt xích quan trọng trong chuỗi mắt xích của nền kinh tế thị trường. Sự lớn mạnh hay suy thoái của nền kinh tế phụ thuộc vào sự phát triển của các doanh nghiệp. Do đó việc quản lý doanh nghiệp nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững đóng một vai trò hết sức quan trọng. Đặc biệt, trong điều kiện hiện nay, với những ảnh hưởng to lớn của xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá đang diễn một cách mạnh mẽ thì yêu cầu đó lại càng trở nên cấp thiết. Công ty Xây dựng Lũng Lô là một doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng. Trong các năm qua, công ty luôn được đánh giá là một đơn vị hoạt động hiệu quả của toàn quân. Tuy nhiên, hiện nay công tác phân tích tài chính ở Công ty chưa được nhìn nhận, đánh giá đúng với vai trò của nó, đặc biệt là ở các Xí nghiệp thành viên. Việc phân tích tài chính mới chỉ sử dụng những phương pháp đơn giản. Các chỉ tiêu được sử dụng trong quá trình phân tích chưa đầy đủ, chưa xây dựng được thành một hệ thống. Xuất phát từ nhu cầu đó, việc tiếp tục hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty Xây dựng Lũng Lô là cấp thiết. Trên cơ sở đó để có thể hoạch định chiến lược đầu tư phát triển, sản xuất kinh doanh, có những quyết định hợp lý vào mọi thời điểm để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của Công ty. Luận văn với đề tài: “Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty Xây dựng Lũng Lô - Bộ Quốc Phòng” nhằm đáp ứng nhu cầu trên đây. Luận văn được tác giả hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của TS. Phạm Thùy Linh và sự giúp đỡ của các đồng nghiệp tại Công ty Xây dựng Lũng Lô. 2. Tình hình nghiên cứu Luận văn: “Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty Xây dựng Lũng Lô – Bộ Quốc Phòng” là một nghiên cứu mới không trùng lặp với các nghiên cứu trước đây, tập trung phân tích đề xuất cho Công ty Xây dựng Lũng Lô các giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính. Luận văn đã thể hiện các điểm mới đó là: Thứ nhất, đã tập trung nghiên cứu vấn đề phân tích tài chính doanh nghiệp cụ thể là Công ty Xây dựng Lũng Lô. Thứ hai, đã phân tích và đề xuất được giải pháp hoàn thiện công tác phân tích và quản lý tài chính của Công ty XD Lũng Lô. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề lý luận về phân tích và quản lý tài chính doanh nghiệp: Nội dung, phương pháp, công cụ. Đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính tại Công ty Xây dựng Lũng Lô giai đoạn năm 2009 đến năm 2011, dùng phương pháp tỷ lệ và so sánh. Đề xuất những giải pháp đồng bộ và có tính thực thi, góp phần vào việc nâng cao chất lượng công tác quản lý tài chính doanh nghiệp tại Công ty Xây dựng Lũng Lô 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là công tác phân tích tài chính của doanh nghiệp. Phạm vi nghiên cứu là Công ty Xây dựng Lũng Lô giai đoạn từ 2009-2011. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Là một công trình nghiên cứu khoa học mang tính ứng dụng thực tiễn nên trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả chủ yếu dựa vào phương pháp định lượng, sử dụng các số liệu thứ cấp để phân tích và tổng hợp; sử dụng các phương pháp phân tích tài chính cơ bản như phương pháp tỷ lệ, so sánh, phương pháp Dupont. Các phương pháp phân tích, tổng hợp và thống kê được sự dụng nhằm tổng hợp và cập nhật số liệu để minh chứng cho các vấn đề nghiên cứu. 6. Những đóng góp của luận văn. - Hệ thống hoá được những vấn đề mang tính lý luận phân tích và quản lý tài chính doanh nghiệp. - Đánh giá đúng thực trạng cũng như phát hiện ra những vấn đề tồn tại trong công tác phân tích và quản lý tài chính doanh nghiệp tại Công ty Xây dựng Lũng Lô. - Đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng công tác phân tích và quản lý tài chính tại Công ty XD Lũng Lô. 7. Kết cấu luận văn: Luận văn thạc sỹ với đề tài: “Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty Xây dựng Lũng Lô - Bộ Quốc Phòng” ngoài phần mở đầu và kết luận, được kết cấu thành ba chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác phân tích tài chính doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Chương 2: Thực trạng công tác phân tích tài chính tại Công ty Xây dựng Lũng Lô - Bộ Quốc phòng. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty Lũng Lô - Bộ Quốc phòng. CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TCDN TRONG NỀN KTTT. 1.1. VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TCDN. 1.1.1. Khái niệm. Theo cách hiểu chung nhất, phân tích tài chính là việc sử dụng các phương pháp phù hợp để thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin kinh tế khác có liên quan nhằm đưa ra các thông tin tài chính, trên cơ sở đó có thể đánh giá, nhận xét, kết luận về tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp cũng như rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó để giúp cho các đối tượng quan tâm có thể đưa ra các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp. 1.1.2. Vai trò của công tác phân tích TCDN. Chủ doanh nghiệp có được các thông tin về tài sản, nguồn vốn, công nợ, hiệu quả của sản xuất kinh doanh và triển vọng phát triển của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó xác định được điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. Từ đó dự báo tình hình tài chính, đề ra kế hoạch đầu tư, ngân quỹ và kiểm soát công tác quản lý doanh nghiệp. Các nhà đầu tư có được những thông tin về thu nhập của chủ sở hữu, khả năng sinh lãi của doanh nghiệp. Từ đó các nhà đầu tư sẽ đi đến quyết định có đầu tư vào doanh nghiệp hay không? Các tổ chức tín dụng, các nhà cung cấp sẽ nhận được các thông tin về khả năng vay và trả nợ. Đó là cơ sở để ra quyết định có cho doanh nghiệp vay hay không, có cung cấp hàng cho doanh nghiệp hay không và nếu có thì phương thức bán hàng nào là phù hợp. Các cơ quan quản lý Nhà nước thông qua công tác phân tích tài chính sẽ có được các thông tin về tình hình chấp hành các chính sách, chế độ, thể lệ về tài chính, kế toán ; đốc thúc việc thu nộp thuế cho Ngân sách Nhà nước 1.2. QUY TRÌNH, THÔNG TIN VÀ PHƢƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP. 1.2.1. Quy trình công tác phân tích tài chính. 1.2.1.1. Thu thập thông tin. Đây là bước đầu tiên của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp. Các thông tin bao gồm thông tin bên trong doanh nghiệp và thông tin bên ngoài ; những thông tin giá trị và thông tin số lượng ; thông tin kế toán và thông tin quản lý khác Các nguồn thông tin này phải có khả năng lý giải và thuyết minh thực trạng hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Trong các nguồn thông tin đó thì nguồn thông tin từ các báo cáo tài chính là quan trọng nhất. 1.2.1.2. Xử lý thông tin. Xử lý thông tin là quá trình chọn lọc, kiểm tra, loại bỏ những thông tin sai, sắp xếp các thông tin đã được chọn lọc để phục vụ cho các bước tiếp theo. Mỗi đối tượng sử dụng thông tin có mục đích riêng của mình nên trong xử lý thông tin cũng có những cách xử lý khác nhau nhằm tạo điều kiện có được những thông tin mà mình mong muốn. 1.2.1.3. Lựa chọn phƣơng pháp phân tích TCDN. Các phương pháp phân tích thường sử dụng trong phân tích tài chính bao gồm: phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ, phương pháp Dupont và phương pháp đồ thị. Phần này sẽ được nghiên cứu kỹ ở mục 1.2.3. 1.2.1.4. Tiến hành các nội dung phân tích TCDN. Từ những mục tiêu định sẵn, người phân tích phải xây dựng hệ thống các chỉ tiêu tài chính cần thiết. Từ đó áp dụng các phương pháp phân tích đã lựa chọn để tính toán các chỉ số từ những thông tin đã thu thập và xử lý. 1.2.1.5. Đánh giá và kết luận. Trong bước này, từ những kết quả thu được từ bước trên, người phân tích tiến hành đánh giá và kết luận về tình hình tài chính của doanh nghiệp theo mục tiêu phân tích của mình. Những đánh giá và kết luận này là cơ sở để những đối tượng quan tâm đưa ra các quyết định quản lý kinh doanh phù hợp. 1.2.2. Thông tin sử dụng trong phân tích TCDN. 1.2.2.1. Các báo cáo tài chính. Nguồn thông tin sử dụng trong phân tích tài chính bao gồm nguồn thông tin từ nội bộ doanh nghiệp và thông tin từ bên ngoài doanh nghiệp. Trong đó, nguồn thông tin kế toán được lấy từ các báo cáo tài chính trong doanh nghiệp là nguồn thông tin quan trọng bậc nhất. Các báo cáo tài chính bao gồm: Bảng cân đối kế toán. Báo cáo kết quả SXKD. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Thuyết minh báo cáo tài chính. Một số báo cáo tài chính khác. 1.2.2.2. Các thông tin khác. Ngoài những thông tin đặc biệt quan trọng được lấy từ các báo cáo tài chính thì một nguồn thông tin không thể bỏ qua khi phân tích tài chính đó là những thông tin về tình hình của nền kinh tế đất nước và nền kinh tế thế giới, những thông tin về ngành nghề đang kinh doanh, những thông tin có liên quan đến cơ hội kinh doanh 1.2.3. Các phƣơng pháp phân tích TCDN. 1.2.3.1. Phƣơng pháp tỷ lệ. Theo phương pháp này, các tỷ số được sử dụng để phân tích. Đó là các tỷ số đơn được thiết lập giữa chỉ tiêu này so với chỉ tiêu khác. Bởi vậy, đây là một phương pháp đơn giản, dễ áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp. 1.2.3.2. Phƣơng pháp so sánh. Phương pháp so sánh là phương pháp được áp dụng để xác định xu hướng biến đổi và mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Xét về mặt nguyên tắc, với phương pháp tỷ số, cần xác định được các ngưỡng, các tỷ số tham chiếu và để có thể đánh giá tình trạng tài chính của một doanh nghiệp cần so sánh các tỷ số của doanh nghiệp với các tỷ số tham chiếu, từ đó rút ra kết luận.0020 1.2.3.3. Phƣơng pháp DUPONT. Phương pháp Dupont là phương pháp phân tích nhằm đánh giá sự tác động tương hỗ giữa các tỷ số tài chính, biến một chỉ tiêu tổng hợp thành một hàm số của một loạt các biến số. Ví dụ: tách một tỷ số tổng hợp phản ánh sức sinh lợi của doanh nghiệp như thu nhập trên tài sản (ROA), thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) thành tích số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau (xem sơ đồ). Điều đó cho phép phân tích ảnh hưởng của mỗi tỷ số đó đối với tỷ số tổng hợp. 1.2.3.4. Phƣơng pháp đồ thị. Phương pháp đồ thị là phương pháp dùng các đồ thị để minh hoạ các kết quả kết quả tài chính đã tính toán được trong quá trình phân tích bằng biểu đồ, sơ đồ Phương pháp này cho ta một cái nhìn trực quan, thể hiện rõ ràng mạch lạc diễn biến của các đối tượng nghiên cứu qua từng thời kỳ và nhanh chóng phân tích định tính các chỉ tiêu tài chính để tìm ra nguyên nhân của sự biến đổi các chỉ tiêu đó. 1.3. NỘI DUNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TCDN. 1.3.1. Nội dung công tác phân tích TCDN. 1.3.1.1. Phân tích khái quát tình hình TCDN. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh. Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn trong Bảng cân đối kế toán. Phân tích khái quát các chỉ tiêu tài chính trung gian và cuối cùng trong Báo cáo kết quả SXKD. 1.3.1.2. Phân tích các chỉ tiêu và tỷ lệ tài chính chủ yếu. 1.3.1.2.1. Nhóm chỉ tiêu đo lường khả năng thanh toán. Hệ số thanh toán ngắn hạn. Hệ số thanh toán nhanh. Hệ số thanh toán tức thời. 1.3.1.2.2. Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính. Hệ số nợ tổng tài sản. Hệ số nợ vốn chủ sở hữu. Hệ số đo lường khả năng thanh toán lãi vay. Hệ số cơ cấu tài sản. Hệ số cơ cấu nguồn vốn. 1.3.1.2.3. Nhóm chỉ tiêu về năng lực hoạt động. Vòng quay hàng tồn kho (dự trữ). Hiệu suất sử dụng TSLĐ. Hiệu suất sử dụng TSCĐ. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản. Kỳ thu tiền bình quân. 1.3.1.2.4. Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời. Hệ số sinh lợi doanh thu. Hệ số sinh lợi tài sản (ROA). Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu (ROE). 1.3.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác phân tích TCDN. 1.3.2.1. Các nhân tố khách quan. Nhân tố khách quan là những nhân tố nằm ngoài sự kiểm soát hoặc hoàn toàn không lường trước được của doanh nghiệp. 1.3.2.2. Các nhân tố chủ quan. Trong các nhân tố chủ quan thì nhân tố con người là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới công tác phân tích tài chính doanh nghiệp. Nhân tố con người được đề cập đến trên hai giác độ: người quản lý và người phân tích. CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG LŨNG LÔ - BỘ QUỐC PHÒNG. 2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY XÂY DỰNG LŨNG LÔ - BỘ QUỐC PHÒNG. Công ty Xây dựng Lũng Lô là một doanh nghiệp kinh tế quốc phòng được thành lập theo Quyết định 466/QĐ-QP ngày 17/04/1996 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trên cơ sở sáp nhập 3 doanh nghiệp: Công ty Xây dựng Lũng Lô (cũ), Công ty xây dựng 25/3 và Xí nghiệp Khảo sát thiết kế & tư vấn xây dựng. 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG LŨNG LÔ GIAI ĐOẠN 2009-2011. 2.2.1. Tổ chức công tác phân tích tài chính. Bộ phận đảm nhiệm công tác phân tích tài chính tại Công ty Xây dựng Lũng Lô gồm 03 người, biên chế thuộc Phòng Tài chính Kế toán của công ty. Đây là 03 kế toán viên và kiêm nhiệm thêm công tác phân tích tài chính điều đó có nghĩa là ngoài công việc hàng ngày của một kế toán viên thì khi có yêu cầu (cụ thể là cuối mỗi năm tài khoá, sau khi có báo cáo tài chính được duyệt) thì sẽ tiến hành công tác phân tích tài chính. 2.2.2. Nguồn thông tin phục vụ công tác phân tích tài chính. Các báo cáo tài chính được sử dụng trong phân tích tài chính tại Công ty Xây dựng Lũng Lô bao gồm Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh và Thuyết minh báo cáo tài chính. Trong công tác phân tích tài chính tại Công ty Xây dựng Lũng Lô, ngoài các thông tin có được từ các báo cáo tài chính thì nguồn thông tin bên ngoài doanh nghiệp cũng được sử dụng. 2.2.3. Phƣơng pháp phân tích tài chính. Tại Công ty Xây dựng Lũng Lô, với sự nhận biết ngày càng cao về tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, đội ngũ phân tích tài chính đã sử dụng ngày càng có hiệu quả các phương pháp phân tích tài chính sau đây: Phương pháp tỷ lệ: Phương pháp so sánh: 2.2.4. Nội dung phân tích tài chính. Trong các năm vừa qua, tại Công ty Xây dựng Lũng Lô, các nội dung phân tích tài chính đã được thực hiện khá đầy đủ. Phòng Tài chính Công ty đã tiến hành các nội dung phân tích theo hai phần chủ yếu sau: - Phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty. - Phân tích các nhóm chỉ tiêu tài chính đặc trưng như: khả năng thanh toán, năng lực hoạt động, cơ cấu tài chính và khả năng sinh lời. Các nội dung này được thực hiện cụ thể cho từng năm và đội ngũ phân tích tài chính đều rút ra những kết luận xác đáng. (Phần chi tiết có thể tham khảo trong luận văn). 2.3. Quan điểm áp dụng khác về phƣơng pháp phân tích TC. 2.3.1. Phân tích tài chính áp dụng phương pháp Dupont. Chúng ta áp dụng phương pháp phân tích Dupont để phân tích chỉ tiêu Hệ số sinh lợi tổng tài sản của Công ty Xây dựng Lũng Lô giai đoạn 2009-2011 như sau: Sử dụng số liệu từ các bảng 2.1, bảng 2.19 và bảng 2.21 để tính toán, chúng ta thu được bảng số liệu sau: Bảng 2.24: Phân tích hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu từ 2009- 2011. ĐVT: triệu VNĐ STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1 Doanh thu thuần 246.667 213.406 209.325 2 Lợi nhuận thuần 15.593 11.106 14.132 3 Chi phí lãi vay 5.685 4.530 5.720 4 Thuế TNDN 3.898 3.523 3.719 5 Lợi nhuận ròng 11.695 7.583 10.413 6 Tổng tài sản bình quân năm 408.882 437.352 468.304 7 Vốn chủ sở hữu 58.455 59.443 62.094 8 Hệ số LN ròng (LN ròng/Doanh thu) 4,7% 3,6% 5,0% 9 Vòng quay Tài sản (Doanh thu/Tổng tài sản) 0,60 0,49 0,45 10 Hệ số sử dụng VCSH (Tổng Tài sản/tổng VCSH) 6,99 7,36 7,54 Hệ số LN ròng/VCSH (ROE) 20,0% 12,8% 16,8% (1) Kết quả của phương pháp phân tích này vẫn phản ánh được kết quả mà các phương pháp truyền thống trên đã đưa ra (2) Tóm lại, phân tích báo cáo tài chính bằng mô hình Dupont có ý nghĩa lớn đối với quản trị doanh nghiệp thể hiện ở chỗ có thể đánh giá đầy đủ và khách quan các nhân tố tác động đến hiêu quả sản xuất kinh doanh từ đó tiến hành công tác cải tiến tổ chức quản lý của doanh nghiệp. 2.3.2. Phân tích tài chính áp dụng phương pháp đồ thị. Sử dụng phương pháp đồ thị và dựa trên cơ sở bảng số liệu 2.16 để phân tích chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho giai đoạn 2009-2011, chúng ta thu được kết quả sau: 184.367 145.440 183.216 0 50.000 100.000 150.000 200.000 2001 2002 2003 Gi¸ vèn hµng b¸n Hµng tån kho 44.362 85.032 119.498 0 50.000 100.000 150.000 2001 2002 2003 4,15 1,71 1,53 0 1 2 3 4 5 2001 2002 2003 Vßng quay HTK Như vậy thì sự giảm dần của chỉ tiêu phân tích – hàng tồn kho – là điều dễ thấy, dễ giải thích. 2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG LŨNG LÔ. Sau một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu thực tế công tác phân tích tài chính tại Công ty Xây dựng Lũng Lô, chúng tôi có những đánh giá về những kết quả đạt được và những hạn chế như sau: 2.4.1. Những kết quả đạt đƣợc. Một là, công tác phân tích tài chính của công ty đã được quan tâm một cách đúng mức. Mặc dù Công ty Xây dựng Lũng Lô là một doanh nghiệp kinh tế quốc phòng, được cấp trên quan tâm sâu sắc nhưng công tác phân tích tài chính tại công ty đã được nhìn nhận một cách đúng đắn về tầm quan trọng của nó đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Các kết quả của công tác phân tích tài chính đã được sử dụng có hiệu quả, phục vụ một cách thiết thực cho việc ra các quyết định điều hành sản xuất của Ban Giám đốc Công ty. Hai là, thông tin sử dụng trong phân tích đáng tin cậy Hệ thống thông tin phục vụ cho công tác phân tích tài chính là những thông tin đáng tin cậy, do đó những kết quả mà công tác này mang lại có tính xác thực cao, phản ánh một cách chính xác tình hình tài chính của công ty qua một năm hoạt động. Với việc sử dụng phần mềm kế toán CADS trong toàn công ty, nguồn thông tin bên trong doanh nghiệp phục vụ cho phân tích tài chính đã được tin học hoá giúp cho việc thực hiện công tác này nhanh chóng, chính xác, kịp thời. Bên cạnh đó, việc các báo cáo tài chính hàng năm (kể từ ngày thành lập đến nay) đều được kiểm toán đã làm cho các thông tin này là hoàn toàn đáng tin cậy. Hơn thế nữa, ngoài các thông tin từ bên trong doanh nghiệp, bộ phận phân tích tài chính còn sử dụng các thông tin bên ngoài doanh nghiệp để phân tích, đánh giá nhằm nâng cao độ hữu dụng, tính xác thực của những kết quả phân tích. Ba là, sử dụng các phương pháp phân tích truyền thống một cách có hiệu quả. Trong quá trình phân tích của mình, đội ngũ phân tích tài chính của Công ty Xây dựng Lũng Lô đã sử dụng kết hợp nhuần nhuyễn hai phương pháp phân tích là: phương pháp tỷ lệ và phương pháp so sánh. Phương pháp tỷ lệ đã được đội ngũ phân tích sử dụng để tính toán hầu hết các chỉ tiêu phân tích chủ yếu, phản ánh các nội dung cơ bản về tình hình tài chính của công ty. Song song với phương pháp tỷ lệ, phương pháp so sánh đã được sử dụng để so sánh các giá trị của các chỉ tiêu tài chính của năm thực hiện so với năm kề trước để tìm ra xu hướng biến động của các chỉ tiêu đó trong các năm phân tích. Bốn là, đã thực hiện khá đầy đủ nội dung phân tích tài chính theo các phương pháp truyền thống: Nội dung phân tích tài chính tại Công ty Xây dựng Lũng Lô đã tương đối đầy đủ các chỉ tiêu theo lý thuyết chung cho các doanh nghiệp. Các chỉ tiêu này là các chỉ tiêu cơ bản, phản ánh khá đầy đủ và rõ nét tình hình tài chính của công ty trong suốt một năm hoạt động. Từ các nhận xét, đánh giá được các cán bộ phân tích rút ra sau khi phân tích mỗi chỉ tiêu, Ban Giám đốc công ty có thể đưa ra những quyết sách phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. Trên đây là những kết quả chủ yếu mà công tác phân tích tài chính tại Công ty Xây dựng Lũng Lô đã đạt được. Kết quả trên tuy chưa thật lớn nhưng rất đáng khích lệ đối với một doanh nghiệp kinh tế quốc phòng. 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân. Bên cạnh những kết quả đạt được như đã trình bày ở trên, công tác phân tích tài chính tại Công ty Xây dựng Lũng Lô cũng có những hạn chế nhất định. Cụ thể như sau: Một là, thông tin sử dụng phân tích chưa thật sự đầy đủ: Cũng như hầu hết các doanh nghiệp khác, các báo cáo tài chính tại Công ty Xây dựng Lũng Lô là chưa đầy đủ mà cụ thể là Báo cáo lưu chuyển tiền tệ chưa được lập. Do chưa phân tích dựa vào Báo cáo lưu chuyển tiền tệ nên chưa thể đưa ra các thông tin về chỉ tiêu luồng tiền hiện tại, khả năng trả nợ và đầu tư từ các luồng tiền. [...]... được thực trạng công tác phân tích tài chính tại Công ty Xây dựng Lũng Lô và tìm ra được nguyên nhân của những hạn chế trong công tác này nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty Lũng Lô Mong muốn của tác giả là đề tài của mình sẽ là cơ sở giúp cho Công ty Xây dựng Lũng Lô có điều kiện hoàn thiện công tác phân tích tài chính để phục... công tác phân tích tài chính đối với doanh nghiệp mình Qua thời gian thực tập, nghiên cứu thực trạng công tác phân tích tài chính tại Công ty Xây dựng Lũng Lô - Bộ Quốc phòng, tác giả đã hoàn thành đề tài: “Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty Xây dựng Lũng Lô - Bộ Quốc phòng” Những nội dung cơ bản được đề cập đến trong đề tài là: Lý luận chung về công tác phân tích tài chính. .. công tác phân tích tài chính tại Công ty Xây dựng Lũng Lô trong thời gian qua (giai đoạn 2001-2003) Cũng giống như hầu hết các doanh nghiệp hiện nay, công tác phân tích tài chính tại công ty vẫn đang mang nhiều tính chất hình thức và mang tính chắp vá, manh mún CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG LŨNG LÔ - BỘ QUỐC PHÒNG 3.2.1 Hoàn thiện công tác tổ chức phân. .. (2009-2011) [9] Công ty Xây dựng Lũng Lô (2009-2011), Báo cáo tài chính các năm 2009, 2010, 2011 [10] Công ty Xây dựng Lũng Lô (2009-2011), Báo cáo phân tích tài chính các năm 2009, 2010, 2011 [11] Công ty Xây dựng Lũng Lô (2009-2012), Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2009, 2010, 2011 và kế hoạch sản xuất năm 2012 [12] Đoàn Xuân Tiên (2009), Giáo trình kế toán quản trị doanh nghiệp, Nxb Tài chính, ... cho đội ngũ cán bộ phân tích, cho họ tham gia các hội nghị, các khóa đào tạo ngắn ngày về các vấn đề liên quan đến công tác phân tích tài chính Công ty cần phải đưa ra chính sách ưu đãi hợp lý đối với đội ngũ phân tích tài chính, làm cho họ yên tâm công tác và toàn tâm toàn ý cống hiến năng lực của mình cho sự phát triển của công ty 3.2.1.2 Hoàn thiện quy chế tổ chức phân tích tài chính Quy định về... hành phân tích (nên là 1 quý) Quy định về kiểm tra, đánh giá chất lượng phân tích tài chính Quy định về trách nhiệm của đội ngũ cán bộ phân tích tài chính Quy định về khen thưởng, kỷ luật đối với đội ngũ cán bộ phân tích tài chính Quy định về trách nhiệm của các phòng ban chức năng có liên quan đến công tác phân tích tài chính 3.2.2.1 Xây dựng Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ Từ báo cáo này, công ty. .. cao thì công ty cần phải đưa ra được một cơ cấu thích hợp cho các sản phẩm này Bốn là, tổ chức thực hiện công tác phân tích chưa khoa học: Như phần trên đã trình bày, việc phân tích tài chính mới chỉ được thực hiện tại Phòng Tài chính công ty cho toàn bộ công ty còn các xí nghiệp thành viên thì chưa thực hiện công tác này Ngoài ra, việc phân tích tài chính được thực hiện chưa thường xuyên Hiện tại mới... Báo cáo tài chính Để có được một kết quả phân tích tài chính mang tính chính xác cao, đội ngũ cán bộ phân tích phải sử dụng các thông tin khác ngoài các thông tin có được từ các báo cáo tài chính và các báo cáo nội bộ khác 3.2.3 Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính 3.2.3.1 Thực hiện đầy đủ và chi tiết hơn phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn Trong các nội dung của phân tích tài chính thì... chưa tổng hợp được một số thông tin phi tài chính về ca xe, ca máy, người lao động Ba là, Ban lãnh đạo của Công ty mặc dù đã nhìn nhận thấy sự cần thiết của công tác phân tích tài chính nhưng vẫn chưa thấy hết sự quan trọng của công tác này đối với việc điều hành sản xuất, chính vì vậy mà chưa có các báo cáo chuyên biệt về các sản phẩm và công tác phân tích tài chính cũng chưa được tiến hành thường... dựng Lũng Lô, tác giả rút ra nhận xét là: Có một sự khác biệt khá lớn giữa các sản phẩm của công ty Sản phẩm xây dựng cơ bản thì có một cơ cấu giá thành và cơ cấu lợi nhuận khác biệt so với sản phẩm khảo sát thiết kế hoặc là sản phẩm rà phá bom mìn 3.2.3.4 Điều chỉnh cách tính toán một số chỉ tiêu Trong quá trình thực hiện phân tích các chỉ tiêu tài chính, đội ngũ phân tích tài chính của Công ty Xây dựng . nghiệp: Công ty Xây dựng Lũng Lô (cũ), Công ty xây dựng 25/3 và Xí nghiệp Khảo sát thiết kế & tư vấn xây dựng. 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG LŨNG LÔ GIAI. hành công tác phân tích tài chính. 2.2.2. Nguồn thông tin phục vụ công tác phân tích tài chính. Các báo cáo tài chính được sử dụng trong phân tích tài chính tại Công ty Xây dựng Lũng Lô bao. cao chất lượng công tác quản lý tài chính doanh nghiệp tại Công ty Xây dựng Lũng Lô. Keywords: Phân tích tài chính; Công ty xây dựng Lũng Lô; Quản trị kinh doanh; Quản lý tài chính Content.