Hoạt động thông tin và tin học - KN: Tin học là ngành khoa họcnghiên cứu việc thực hiện các hoạtđộng thông tin một cách tự độngnhờ sự trợ giúp của máy tính điệntử.. Trong tương lai có th
Trang 1Tiết 1 Ngày soạn: 15/8/2015
Ngày dạy: 20-22/8/2015
Chương I LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ
Bài 1: THÔNG TIN VÀ TIN HỌC
I MỤC TIÊU
1 Kiến thức:
- Biết được khái niệm thông tin
- Biết được các bước hoạt động thông tin của con người
2 Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nghe, đọc và hiểu vấn đề.
3.Thái độ: Gây dựng thái độ yêu thích môn học của học sinh
2 Kiểm tra bài cũ:
3 Nội dung bài mới:
GV: Hai bạn A, B đọc sách, điều đó giúp gì
cho hai bạn A, B? -> HS: giúp A, B hiểu
biết
GV: Bạn Nam đang xem chương trình thời
sự trên Đài THVN, điều đó giúp được gì cho
bạn Nam? -> HS: giúp Nam biết được tin tức
về các vấn đề …
GV: đưa ra một số thông tin khác làm VD,
cho HS nhận xét và rút ra kết luận về thông
tin
HS: nhận xét, ghi bài
GV: Kết luận
HS: lấy ví dụ của riêng mình, ghi vào vở
GV: Nghe đài dự báo về thời tiết vào buổi
sáng cho ta biết được điều gì? -> HS: tình
hình về thời tiết nắng/mưa, nhiệt độ cao/thấp
GV: Đèn (đỏ) tín hiệu giao thông cho ta biết
được điều gì? -> HS: đèn đỏ đang bật, các
phương tiện giao thông phải dừng lại trước
vạch sơn trắng
GV: Làm thế nào để biết được những thông
tin trên? -> HS: nghe bằng tai, nhìn bằng
mắt
1 Thông tin là gì?
- Thông tin là tất cả những gìđem lại sự hiểu biết về thế giớixung quanh (sự vật, sự kiện …)
và về chính con người
2 Hoạt động thông tin của con người.
- Việc tiếp nhận, xử lý, lưu trữ
và truyền (trao đổi) thông tinđược gọi chung là hoạt độngthông tin
- Xử lý thông tin đóng vai tròquan trọng vì nó đem lại sựhiểu biết cho con người
Trang 2GV: - KL, đó là quá trình tiếp nhận thông tin.
Thông tin có vai trò hết sức quan trọng,
chúng ta không chỉ tiếp nhận thông tin mà
còn lưu trữ, trao đổi và xử lý thông tin KL
về HĐ thông tin
GV: nhấn mạnh sự quan trọng của việc xử lý
thông tin, đưa ra ví dụ cụ thể (phân tích xử lý
thông tin ở ví dụ trên - đèn đỏ giao thông);
GV: kết luận, đưa ra mô hình xử lý thông tin
* Mô hình xử lý thông tin
Trang 3Tiết 2 Ngày soạn: 15/8/2015
- Biết được hoạt động thông tin và tin học
2 Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nghe, đọc và hiểu vấn đề.
3.Thái độ: Gây dựng thái độ yêu thích môn học của học sinh
2 Kiểm tra bài cũ:
3 Nội dung bài mới:
GV: đưa ra một khái niệm khác về Tin
học
GV: Con người tiếp nhận thông tin bằng
cách nào?
HS: bằng các giác quan (thính giác, thị
giác, xúc giác, khứu giác, vị giác)
GV: Con người lưu trữ, xử lý các thông
tin đó ở đâu? -> HS: Bộ não giúp con
người làm việc đó
GV: Nhưng ta biết các giác quan và bộ
não của con người là có hạn (VD: chúng
ta không thể nhìn được những vật ở quá
xa hay quá nhỏ)
GV: Để quan sát các vì sao trên trời, các
nhà thiên văn học không quan sát bằng
GV: Khi em bị ốm cha mẹ em đo nhiệt
3 Hoạt động thông tin và tin học
- KN: Tin học là ngành khoa họcnghiên cứu việc thực hiện các hoạtđộng thông tin một cách tự độngnhờ sự trợ giúp của máy tính điệntử
- Con người tiếp nhận thông tinbằng các giác quan (thính giác, thịgiác, xúc giác, khứu giác, vị giác);
Lưu trữ, xử lý các thông tin ở bộnão
- Nhưng ta biết các giác quan và bộnão của con người là có hạn
Trang 4độ cơ thể bằng cách nào?
HS: bằng nhiệt kế
GV: đưa ra kết luận
GV: Gọi 1-2 học sinh đọc Bài đọc thêm
1- Sự phong phú của thông tin.
- Với sự ra đời của máy tính, ngànhtin học ngày càng phát triển mạnh
mẽ Một trong những nhiệm vụchính của tin học là nghiên cứu việcthực hiện các hoạt động thông tinmột cách tự động trên cơ sở sử dụngmáy tính điện tử
- Bài đọc thêm 1- Sự phong phú của
Trang 5Ngày soạn: 23/8/2015 Ngày dạy: 27-29/8/2015 Tiết 3
Bài 2: THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN
I MỤC TIÊU
1 Kiến thức:
- Phân biệt được các dạng thông tin cơ bản.
- Biết khái niệm biểu diễn thông tin
2 Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nghe và hiểu vấn đề
3.Thái độ: Xây dựng thái độ yêu thích và hứng thú khi học môn học
2 Kiểm tra bài cũ:
Hoạt động thông tin của con người xảy ra gồm mấy hoạt động cơ bản? Emhãy cho ví dụ và phân tích theo những hoạt động đó
3 Nội dung bài mới
GV: Qua tìm hiểu bài 1, em hãy cho biết
thông tin có những dạng nào?
HS: Văn bản, âm thanh, hình ảnh
GV: Thông tin hết sức phong phú, đa dạng,
con người có thể thu nhận thông tin dưới
dạng khác: mùi, vị, cảm giác (nóng lạnh,
vui buồn…) Nhưng hiện tại ba dạng thông
tin nói trên là ba dạng thông tin cơ bản mà
máy tính có thể xử lý được Con người luôn
nghiên cứu các khả năng để có thể xử lý
các dạng thông tin khác Trong tương lai có
thể máy tính sẽ lưu trữ và xử lý được các
dạng thông tin ngoài 3 dạng cơ bản nói
trên
GV: Mỗi dân tộc có hệ thống chữ cái của
riêng mình để biểu diễn thông tin dưới
dạng văn bản Để tính toán, chúng ta biểu
diễn thông tin dưới dạng con số và ký hiệu
Các nốt nhạc dùng để biểu diễn một bản
nhạc cụ thể …
GV: cho HS lấy thêm về biểu diễn thông
1 Các dạng thông tin cơ bản
Ba dạng thông tin cơ bản màhiện nay máy tính có thể xử lý
và tiếp nhận là:
- Dạng văn bản (sách, báo,truyện, tạp chí )
- Dạng hình ảnh (bức tranh,hinh ảnh trên ti vi, hình ảnhtrên sách báo …)
- Dạng âm thanh (đài phátthanh, tiếng đàn Piano, tiếngtrống …)
2 Biểu diễn thông tin
- Biểu diễn thông tin là cách thểhiện thông tin dưới dạng cụ thểnào đó
- Biểu diễn thông tin giúp choviệc truyền, tiếp nhận và quantrọng nhất là xử lý thông tinđược dễ dàng và chính xác
Trang 6HS: lấy ví dụ
GV: Thông tin có thể được biểu diễn bằng
nhiều cách khác nhau Do vậy, việc lựa
chọn dạng biểu diễn thông tin tuỳ theo mục
đích và đối tượng sử dụng thông tin có vai
trò quan trọng Thông tin lưu trữ trong máy
tính (dữ liệu) phải được biểu diễn dưới
dạng phù hợp
- Thông tin có thể được biểudiễn bằng nhiều hình thức khácnhau
- Biểu diễn thông tin có vai tròquyết định đối với mọi hoạt độngthông tin của con người
Trang 7Ngày soạn: 23/8/2015 Ngày dạy: 27-29/8/2015 Tiết 4
Bài 2: THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN (Tiếp)
I MỤC TIÊU
1 Kiến thức: Hiểu cách biểu diễn thông tin trong máy tính.
2 Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nghe và hiểu vấn đề.
3.Thái độ: Xây dựng thái độ yêu thích và hứng thú khi học môn học
2 Kiểm tra bài cũ:
Em hãy nêu các dạng thông tin cơ bản mà hiện nay máy tính có thể tiếpnhận và xử lý được Nêu khái niệm biểu diễn thông tin
3 Nội dung bài mới
GV: Thông tin được biểu diễn trong máy
tính như thế nào
GV: Làm sao để biết lượng thông tin này
nhiều hơn lượng thông tin kia?
HS: thảo luận, trả lời
GV: Đơn vị bé nhất dùng để lưu trữ thông
tin là bit Tại mỗi thời điểm trong một bit
chỉ lưu trữ được hoặc là chữ số 0 hoặc là
chữ số 1 Từ bit là viết tắt của Binary Digit
(Chữ số nhị phân) Trong tin học ta thường
dùng một số đơn vị bội của bit sau đây:
Tên gọi Viết tắt Giá trị
- Đối với các máy tính thôngdụng hiện nay, dạng biểu diễn
phù hợp là dãy bit (hay dãy nhị
phân) gồm hai ký hiệu 0 và 1.
- Hai ký hiệu 1 và 0 có thể tươngứng với hai trạng thái có haykhông có tín hiệu hoặc đóng hayngắt mạch điện Vì vậy, việcbiểu diễn thông tin chỉ bằng hai
ký hiệu 1 và 0 đơn giản trong kỹthuật đối với các kỹ sư tin học
- Trong tin học, thông tin lưu giữtrong máy tính còn được gọi là
dữ liệu.
- Đơn vị lưu trữ thông tin:
+ Đơn vị nhỏ nhất dùng để lưutrữ thông tin là bit
+ Các bội của bit:
1Byte (B) = 8bit1Kilobyte (KB)=1024B = 210B
Trang 81Megabyte (MB) = 1024KB =
210KB1Gigabyte (GB) = 1024MB =
210MB
4 Củng cố
- Theo em, tại sao thông tin trong máy tính được biểu diễn thành dãy bit?
- Hãy đổi: 21MB ra Kilobyte, Byte, bit
5 Hướng dẫn về nhà
- Học bài và chuẩn bị bài 3 -Em có thể làm được những gì từ máy tính?.
Trang 9Ngày soạn: 30/8/2014 Tiết 5
Bài 3: EM CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ NHỜ MÁY TÍNH?
I MỤC TIÊU
1 Kiến thức
- Giúp học sinh biết được các khả năng ưu việt của một máy tính
- Biết tin học được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội
- Biết máy tính chỉ là công cụ thực hiện theo chỉ dẫn của con người
1 Giáo viên: Giáo án, SGK, một số câu hỏi.
2 Học sinh: Chuẩn bị bài cũ, nghiên cứu trước bài mới.
III TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1 Ổn định lớp
2 Kiểm tra bài cũ
Tại sao thông tin trong máy tính được biểu diễn thành dãy bit? Dữ liệu làgì?
3 Bài mới
GV: Giới thiệu các khả năng
của máy tính
HS: Ghi nhớ
GV: Sự khác nhau giữa tính
toán bằng tay cầm bút viết trên
giấy với tính bằng máy tính?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét
GV: Nếu có chiếc máy tính em
sẽ sử dụng làm những việc gì?
GV:Yêu cầu học sinh quan sát
1 Một số khả năng của máy tính
a Khả năng tính toán nhanh
Máy tính tính toán với các phép tính hàngtrăm con số
b Tính toán với độ chính xác cao
Máy tính cho phép tính toán nhanh, độchính xác cao hơn gấp nhiều lần các cáchtính thông thường
c Khả năng lưu trữ lớn
Bộ nhớ của máy tính có thể lưu trữ vài chụctriệu trang sách
d Khả năng làm việc không mệt mỏi
Máy tính có thể làm việc không nghỉ trongmột thời gian dài
2 Có thể dùng máy tính vào những việc gì?
a Thực hiện các tính toán
- Máy tính giúp giảm bớt tính toán cho conngười
Trang 10một số hình trong SGK.
HS: Quan sát
GV: VD minh hoạ về việc sử
dụng máy tính vào công việc cụ
thể
HS: Lắng nghe
GV: Trong điều kiện làm việc
với môi trường độc hại hoặc
những nơi có nhiệt độ cao mà
con người không thể làm việc
được người ta thường dùng các
cánh tay máy để làm việc thay
thế con người Những cánh tay
này được điều khiển bằng máy
tính
GV: yêu cầu học sinh nêu một
số ví dụ về khả năng của máy
tính
HS: Nêu ví dụ
GV: Những loại thông tin gì
máy tính chưa xử lí được
HS: Nghiên cứu SGK và trả lời
GV: Máy tính đã thay thế được
con người hay chưa?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét và kết luận
b Tự động hoá các công việc văn phòng
- Soạn thảo, trình bày, in ấn văn bản
e Điều khiển tự động và robot
- Điều khiển tự động các dây chuyền lắpráp, điều khiển các vệ tinh, tàu vũ trụ…
g Liên lạc, tra cứu và mua bán trực tuyến
Ngày nay với máy tính đã có kết nối mạngInternet thì công việc giao lưu, mua bán vàtrao đổi đã được hiện đại hoá như: Gửi thư,mua bán, tham gia các diễn đàn, chơi tròchơi cùng với những người ở cách xa nhau
về địa lý hoặc có thể đặt mua hàng màkhông cần phải đến tận nơi để trao đổi
3 Máy tính và điều chưa thể
- Máy tính chỉ làm được những gì mà conngười chỉ dẫn thông qua các câu lệnh
- Máy tính cũng không thể phân biệt được các loại mùi vị, cảm giác,
- Máy tính chưa thể thay thế con người vìmáy tính chưa thể có năng lực tư duy nhưcon người
4 Củng cố
- Nhắc lại các khả năng ưu việt của máy tính
- Những loại thông tin máy tính chưa xử lí được?
- GV cho HS đọc bài đọc thêm 2- Cội nguồn sức mạnh của con người (nếu
còn thời gian)
5 Hướng dẫn về nhà
- Ôn lại bài, trả lời câu hỏi 1, 2, 3 (Trang 13 - SGK)
- Đọc trước bài 4- Máy tính và phần mềm máy tính.
Trang 11Ngày soạn: 7/9/2014 Tiết 6
Bài 4: MÁY TÍNH VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH
I MỤC TIÊU
1 Kiến thức
- Biết sơ lược về cấu trúc của máy tính điện tử
- Biết một số thành phần chính của máy tính cá nhân
1 Giáo viên: Giáo án, SGK, một số câu hỏi.
2 Học sinh: Chuẩn bị bài cũ, nghiên cứu trước bài mới.
III TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1 Ổn định lớp
2 Kiểm tra bài cũ
Nêu các khả năng ưu việt của máy tính Đâu là hạn chế lớn nhất của máytính hiện nay?
3 Bài mới
GV: Thông qua mô hình của
quá trình xử lí thông tin ở bài
học trước để giới thiệu về mô
GV: Giới thiệu về cấu trúc
chung của một máy tính theo
2 Cấu trúc chung của máy tính điện tử
a Cấu trúc chung
- Các loại máy tính hiện nay: Máy tính để
bàn, máy tính xách tay, siêu máy tính, máytính bỏ túi…
- Cấu trúc máy tính gồm các khối chức
năng: Bộ xử lí trung tâm; Thiết bị vào/ra dữ
liệu; Bộ nhớ Các khối chức năng trên hoạtđộng dưới sự hướng dẫn của các chươngtrình máy tính
- Chương trình máy tính là tập hợp các câu
lệnh, mỗi câu lệnh hướng dẫn một thao tácNhập
(INPUT) Xử lí (OUTPUTXuất )
Trang 12HS: nghiên cứu SGK và trả lời.
GV: Thông tin trong bộ nhớ
ngoài không bị mất khi ngắt
điện nhưng sẽ bị mất khi bị
nhiễm virut máy tính hoặc bị hư
hỏng các thiết bị lưu trữ
cụ thể cần thực hiện
b Các khối chức năng
- Bộ xử lí trung tâm (CPU): CPU được coi
là bộ não của máy vi tính CPU điều khiểnthực hiện các chức năng tính toán, điềukhiển và phối hợp mọi hoạt động của máytính theo sự chỉ dẫn của chương trình
- Bộ nhớ: Là nơi lưu các chương trình và dữ
+ Bộ nhớ ngoài: Là nơi lưu trữ lâu dài cácchương trình và dữ liệu Đó là đĩa cứng, đĩamềm, đĩa CD/DVD, USB, Thông tin lưutrên bộ nhớ ngoài không bị mất khi ngắtđiện
5 Củng cố
- Nhắc lại cấu trúc chung của máy tính điện tử
5 Hướng dẫn về nhà
- Ôn lại bài, trả lời câu hỏi 1, 2, 3 (Trang 19 - SGK)
- Đọc trước mục 3 và mục 4 của bài 4- Máy tính và phần mềm máy tính.
Trang 13Ngày soạn: 7/9/2014 Tiết 7
Bài 4: MÁY TÍNH VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH (tiếp)
I MỤC TIÊU
1 Kiến thức
- Biết một số thành phần chính của máy tính cá nhân
- Học sinh biết được khái niệm phần mềm và vai trò của phần mềm
- Biết máy tính hoạt động theo chương trình
1 Giáo viên: Giáo án, SGK, một số câu hỏi.
2 Học sinh: Chuẩn bị bài cũ, nghiên cứu trước bài mới.
III TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1 Ổn định lớp
2 Kiểm tra bài cũ
Em hãy nêu các khối chức năng của máy tính điện tử Nêu khái niệmchương trính máy tính?
3 Bài mới
GV: Thiết bị vào/ra dữ liệu dùng
để làm gì?
HS: Nghiên cứu SGK và trả lời
GV: Nhận xét và kết luận
GV: Vì sao máy tính là một công
cụ xử lý thông tin hữu hiệu?
HS: Suy nghĩ trả lời
GV: Nhận xét
GV: Quá trính xử lý thông tin
được tiến hành theo sự điều khiển
của cái gì?
b Các khối chức năng (tiếp)
- Thiết bị vào/ra dữ liệu (Input/Output):
Thiết bị vào/ra dữ liệu hay còn gọi là cácthiết bị ngoại vi Các thiết bị này giúp máytính trao đổi thông tin với thế giới bênngoài, đảm bảo việc giao tiếp với người sửdụng Gồm hai loại chính:
+ Thiết bị nhập dữ liệu: Chuột, bàn phím, máy
cụ xử lí thông tin hữu hiệu
- Quá trình xử lý thông tin trong máy tínhđược tiến hành một cách tự động theo sựchỉ dẫn của các chương trình
Trang 14GV: Trong máy tính thông tin hoạt
HS: Nghiên cứu SGK và trả lời
GV: Theo em trong máy tính có
bao nhiêu loại phần mềm, cách
Trang 15Ngày soạn: 13/9/2014 Tiết 8
Bài thực hành 1: LÀM QUEN VỚI MỘT SỐ THIẾT BỊ MÁY TÍNH
I MỤC TIÊU
1 Kiến thức
- Biết một số thành phần chính của máy tính cá nhân
- Nhận biết được các bộ phận cơ bản của máy tính cá nhân
1 Giáo viên: Giáo án, SGK, một số câu hỏi.
2 Học sinh: Chuẩn bị bài cũ, nghiên cứu trước bài mới.
III TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1 Ổn định lớp
2 Kiểm tra bài cũ
Em hãy nêu khái niệm phần mềm máy tính Phân loại phần mềm máy tính
3 Bài mới
GV: Theo em, các thiết bị nào
dùng để nhập dữ liệu?
HS: Nghiên cứu SGK trả lời
GV: Thân máy tính gồm những bộ
phận nào?
HS: Nghiên cứu SGK trả lời
GV: Kể tên các thiết bị xuất dữ
liệu?
HS: Nghiên cứu SGK trả lời
GV: Kể tên các thiết bị lưu trữ dữ
liệu?
HS: Nghiên cứu SGK trả lời
GV kết luận: Các bộ phận cấu
thành nên một máy tính hoàn
chỉnh gồm: Thân máy tính (cây hệ
c Các thiết bị xuất dữ liệu
- Màn hình, máy in, loa…
d Các thiết bị lưu trữ dữ liệu
- Đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD, USB…
e Các bộ phận cấu thành một máy tính hoàn chỉnh
- Thân máy tính (cây hệ thống), mànhình, chuột, bàn phím…
Trang 16HS: Thực hiện thao tác dưới sự
hướng dẫn của GV, tiến hành bật/
tắt máy theo quy trình
GV: theo dõi, uốn nắn
2 Bật cây hệ thống và màn hình
Bật công tắc màn hình và công tắc trênthân máy tính, quan sát đèn tín hiệu và cácthay đổi trên màn hình
3 Làm quen với bàn phím và chuột
- Phân biệt các vùng của bàn phím, dichuyển chuột và quan sát
Trang 171 Giáo viên: Giáo trình, sách giáo khoa, chuột máy tính.
2 Học sinh: Chuẩn bị bài cũ, nghiên cứu trước bài mới.
III TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1 Ổn định lớp
2 Kiểm tra bài cũ
Em hãy nêu cách bật, tắt máy theo đúng quy trình
GV: Hãy nêu cách cầm chuột ?
HS: Nghiên cứu sgk và trả lời
GV: Nhận xét và kết luận
GV: Hãy nêu các thao tác chính với
chuột?
HS: Trả lời
GV: Hướng dẫn học sinh các thao
tác: Di chuyển chuột, nháy chuột,
nháy nút phải chuột, nháy đúp chuột
và kéo thả chuột
GV: giới thiệu phần mềm Mouse
1 Các thao tác chính với chuột
- Chuột giúp ta thực hiện các lệnh điềukhiển hoặc nhập dữ liệu máy tínhnhanh và thuận tiện
- Dùng tay phải để giữ chuột, ngón trỏđặt lên nút trái, ngón giữa đặt lên nútphải chuột
- Các thao tác chính:
+ Di chuyển chuột: Giữ và di chuyển
chuột trên mặt phẳng (không đượcnhấn bất cứ nút chuột nào)
+ Nháy chuột: Nhấn nhanh nút trái
chuột và thả tay
+ Nháy nút phải chuột: Nhấn nhanh nút
phải chuột và thả tay
+ Nháy đúp chuột: Nhấn nhanh hai lần
liên tiếp nút trái chuột
+ Kéo thả chuột: Nhấn và giữ nút trái
chuột, di chuyển chuột đến vị trí đích
Trang 18Skill là phần mềm để luyện tập các
thao tác với chuột
GV: Hãy nghiên cứu SGK và trả lời
phần mềm Mouse Skill luyện tập
chuột theo bao nhiêu mức, là những
Mức 5: Luyện thao tác kéo thả chuột.
- Với mỗi mức phần mềm cho phépthực hiện 10 lần thao tác luyện tậpchuột tương ứng
- Các bài tập sẽ khó dần theo thời gian
4 Củng cố
- Nêu cách cầm chuột máy tính
- Nêu các thao tác chính với chuột máy tính
5 Hướng dẫn về nhà
- Ôn lại bài
- Đọc trước phần 3 của bài
Trang 19Ngày soạn: 21/9/2014 Tiết 10
Bài 5: LUYỆN TẬP CHUỘT (tiếp)
1 Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, máy tính.
2 Học sinh: Chuẩn bị bài cũ, nghiên cứu trước bài mới, sách giáo khoa.
III - TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1 Ổn định lớp
2 Kiểm tra bài cũ
Em hãy kể tên các thao tác cơ bản với chuột
3 Bài mới
GV: Nhắc lại các mức thao tác luyện
tập chuột trong phần mềm Mouse
Skill?
HS: Suy nghĩ, trả lời
GV: chú ý thêm: Với mỗi mức phần
mềm cho phép thực hiện 10 lần thao
tác luyện tập chuột tương ứng Các
bài tập sẽ khó dần theo thời gian
GV: Em hãy nếu cách khởi động
Mức 5: Luyện thao tác kéo thả chuột.
Bước 2: Nhấn một phím bất kì để bắt
đầu vào cửa sổ luyện tập chính
Bước 3: Luyện tập các thao tác sử
dụng chuột qua từng bước
Trang 20GV: Đưa ra chú ý để học sinh sử
dụng được phần mềm hiệu quả
HS: Ghi nhớ
GV: Nhắc mỗi học sinh luyện tập
xong 2 lượt (mỗi lượt 5 mức) thì
nhường máy cho học sinh khác thực
hành
GV: Bao quát phòng máy hướng dẫn
HS thực hiện các thao tác luyện tập
chuột, giải đáp những vướng mắc
- Khi đang tập có thể nhấn phím N để
chuyển sang mức tiếp theo
- Xong 5 mức phần mềm sẽ thông báotổng điểm và đánh giá trình độ sử dụngchuột (Beginner- Bắt đầu; Not Bad-Tạm được; Good- Khá tốt; Expert- Rấttốt)
Sau đó chọn một trong hai lựa chọn:Try Again- Lặp lại việc luyện tập
Quit- Thoát khỏi phần mềm
- Mỗi học sinh luyện tập xong 2 lượt(mỗi lượt 5 mức) thì nhường máy chohọc sinh khác thực hành
Trang 21Ngày soạn: 24/9/2014 Tiết 11
3 Thái độ
- Ý thức học tập nghiêm túc, tập trung cao độ
II CHUẨN BỊ
1 Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa.
2 Học sinh: Chuẩn bị bài cũ, nghiên cứu trước bài mới.
III TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1 Ổn định lớp
2 Kiểm tra bài cũ
Em hãy nêu các thao tác cơ bản với chuột
3 Bài mới
GV: Giới thiệu về bàn phím máy
2 Lợi ích của việc gõ bàn phím bằng
10 ngón
- Tốc độ gõ nhanh hơn
Trang 22GV: Tư thế ngồi máy tính như thế
nào?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét
GV: Hướng dẫn học sinh nhìn mẫu
trong sách để đặt tay cho đúng
GV: Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt
- Bàn phím ở vị trí trung tâm, hai tay thảlỏng trên bàn phím
4 Luyện tập
a.Cách đặt tay và gõ phím
- Đặt các ngón tay trên hàng phím cơ sở
- Nhìn thẳng vào màn hình và không nhìnxuống bàn phím
- Gõ phím nhẹ nhưng dứt khoát
- Mỗi ngón tay chỉ gõ một số phím nhấtđịnh
4 Củng cố
- Lợi ích của việc gõ bàn phím bằng 10 ngón
- Tư thế ngồi hiệu quả khi làm việc với máy tính
5 Hướng dẫn về nhà
Luyện tập gõ bàn phím bằng mười ngón trên máy (nếu có điều kiện)
Trang 23Ngày soạn: 25/9/2014 Tiết 12
Bài 6: HỌC GÕ MƯỜI NGÓN (tiếp)
1 Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, máy tính.
2 Học sinh: Chuẩn bị bài cũ, nghiên cứu trước bài mới.
III TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1 Ổn định lớp
2 Kiểm tra bài cũ
Hãy nêu các hàng phím chính trên bàn phím?
theo mẫu trong SGK
- Sử dụng ngón út của bàn tay trái
hoặc phải để nhấn giữ phím Shift
+ Bàn tay trái:
Ngón út: A Ngón áp út: S Ngón giữa: D Ngón trỏ: F
+ Bàn tay phải:
Ngón út: ; Ngón áp út: L Ngón giữa: K Ngón trỏ: J
2 ngón tay cái đặt vào phím cách
Trang 24mẫu trong SGK.
HS: Chú ý theo dõi và thực hiện
GV: theo dõi uốn nắn kịp thời
những sai sót
toàn bộ bàn phím.
i Luyện gõ kết hợp với phím Shift.
4 Củng cố
- Lợi ích của việc gõ bàn phím bằng 10 ngón
- Tư thế ngồi hiệu quả khi làm việc với máy tính
5 Vệ sinh phòng máy
GV hướng dẫn HS làm vệ sinh phòng máy
Trang 25Ngày soạn: 1/10/2014 Tiết 13,14
Bài 7: SỬ DỤNG PHẦN MỀM MARIO ĐỂ LUYỆN GÕ PHÍM
1 Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, máy tính.
2 Học sinh: Chuẩn bị bài cũ, nghiên cứu trước bài mới.
III TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1 Ổn định lớp
2 Kiểm tra bài cũ
Lợi ích của việc gõ mười ngón?
3 Bài mới
- GV Giới thiệu bằng hình ảnh
cho HS biết về các bài luyện tập
và yêu cầu HS thực hiện các bài
theo thứ tự bắt buộc, bắt đầu
bằng việc luyện tập với hàng
phím cơ sở
- GV thao tác mẫu hướng dẫn
HS khởi động, nhập tên để đăng
ký sử dụng Hướng dẫn HS về
cách đặt mức độ kĩ năng cần
đạt, chọn biểu tượng người dẫn
đường bằng chuột nên hướng
dẫn HS lựa chọn các bài học bắt
đầu từ dễ rồi nâng dần lên
1.Giới thiệu về phần mềm Mario.
- Phần mềm Mario Teaches Typing (Mario
dạy gõ phím, gọi tắt là Mario) là phần mềm khá phổ biến trong số các phần mềm luyện
gõ bàn phím Phần mềm được viết năm
1992 do hãng InterPlay Entertainment phát hành dự trên hình ảnh của Mario, một nhân vật nổi tiếng trong trò chơi điện tử và hoạt hình của hãng sản xuất trò chơi Nintendo
2 Luyện tập với Mario
Menu của phần mềm Mario: Các Menu
chính là: File, Student và Lessons Sử dụng
các phím mũi tên trên bàn phím để có thểxem và chọn các lệnh trên các bảng chọnnày
* Các lệnh con của File
About: Thông tin về phần mềm.
Help: Hiện thông tin trợ giúp trên một màn
hính nhỏ
Demo: Tự động giới thiệu và trình diễn PM Keboard: Hiển thị hình ảnh cảu bàn phím
Trang 26Khuyến cáo HS chỉ cần làm
đúng không cần nhanh, không
nên nóng vội và kiểm tra sau
mỗi bài tập trước khi chuyển
Music: Bật/tắt tiếng nhạc nền của PM.
Sound F/X: Bật/tắt âm thanh.
Speech: Bật/tắt tiếng nói thuyết minh.
Quit: Thoát.
* Các lệnh của Student:
New: Khởi tạo 1 HS mới.
Load: Mở thông tin của một HS.
Edit: Nhập, điều chỉnh thông tin về bài học
của HS
Lesson Times: Đặt thời gian cho các mức
bài học
Certificates: Xem thông tin.
Các lệnh con của Lessons:
Home Row Only: Bài tập hàng cơ sở Add Top Row: Thêm các phím ở hàng trên Add Bottom Row: Thêm các phím ở hàng
dưới
Add Numbers: Thêm các phím ở hàng
phím số
Add Symbols: Thêm các phím kí hiệu.
All Keyboard: Toàn bộ bàn phím.
*Tổ chức cho học sinh thực hành Luyện tập: gõ phím với phần mềm mario
- Luyện tập ở nhà với phần mềm mario (nếu có)
- Chuẩn bị bài 8 -Quan sát Trái đất và các vì sao trong hệ Mặt trời
6 Vệ sinh phòng máy
GV hướng dẫn HS làm vệ sinh phòng máy
Trang 273 Thái độ
- Hình thành phong cách làm việc chuẩn mực, thao tác dứt khoát
- Yêu thích môn học
II CHUẨN BỊ
1 Giáo viên: Giáo án, phòng máy, phần mềm.
2 Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà và nghiên cứu trước bài mới.
III TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1 Ổn định lớp
2 Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu 2 HS khởi động máy, khởi động phần mềm Mario, vào bài 2 vàthực hành với bài 2
- GV quan sát 2 HS và đánh giá cho điểm về thao tác dùng bàn phím
chuyển động của các hành tinh
GV: Giới thiệu chi tiết, lần lượt các nút
lệnh
HS: Chú ý theo dõi
1 Giới thiệu phần mềm
- Phần mềm mô phỏng hệ mặt trời,giải thích một số hiện tượng như nhậtthực, nguyệt thực
- Phần mềm cho biết một số các hànhtinh
2 Các lệnh điều khiển quan sát
1.1 Nút ORBITS để hiện hoặc ẩnquỹ đạo chuyển động của hành tinh.1.2 Nút View Vị trí quan sát tựđộng chuyển động trong không gian.1.3 Thanh cuốn ngang (Room) đểphóng to hoặc thu nhỏ khung nhìn.1.4 Thanh cuốn ngang trên biểutượng (Speed) để thay đổi vận tốcchuển động của các hành tinh
1.5 Các nút lệnh
Trang 28GV: Yêu cầu HS thao tác khởi động
phần mềm
HS: Thực hiện thao tác khởi động phần
mềm
GV: Em hãy nháy chuột vào nút lệnh
View để điều chỉnh khung hình.
HS: Nháy chuột vào nút View
GV: Ta điều chỉnh sao cho có thể nhìn
thấy tất cả các sao trong Hệ Mặt trời
GV: Quan sát và cho biết Hệ mặt trời
bao gồm những hành tinh nào? Có bao
GV: Yêu cầu HS thao tác sao cho hình
ảnh như trong SGK (hiện tượng nhật
thực)
GV mô tả hiện tượng nhật thực
HS : Chú ý theo dõi
GV: Tương tự, em hãy mô tả hiện
tượng nhật thực theo ý hiểu của mình
HS : Mô tả hiện tượng nhật thực
GV : Mô tả hiện tượng nguyệt thực và
yêu cầu HS thao tác về hiện tượng này
Điều chỉnh khung nhìn cho thích hợp
để quan sát hệ mặt trời, vị trí sao Thuỷ, sao Kim, sao Hoả
c) Hiện tượng ngày và đêm
- Mặt trăng quay xung quanh trái đất
và tự quay quanh nó nhưng luônhướng một mặt về phía mặt trời, tráiđất quay xung quanh mặt trời do đó ta
có hiện tượng ngày và đêm
d) Hiện tượng nhật thực
Trái đất, mặt trăng và mặt trời thẳnghàng, mặt trăng nằm giữa mặt trời vàtrái đất
e) Hiện tượng nguyệt thực
Trái đất, mặt trăng và mặt trời thẳnghàng, trái đất nằm giữa mặt trăng mặttrời và mặt trăng
4 Củng cố
- Nhắc lại cách thức sử dụng phần mềm
Trang 295 Kiểm tra 15 phút
* TRẮC NGHIỆM
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất.
Câu 1(1 điểm) Đâu là các thiết bị đưa dữ liệu vào máy tính?
A Bàn phím, chuột B Màn hình, máy in
C Bàn phím, loa D Đĩa mềm, màn hình
Câu 2: (1 điểm) Cấu trúc chung của máy tính điện tử gồm có:
A Thiết bị vào, xử lí thông tin, thiết bị ra
B Bộ xử lí trung tâm, bộ nhớ
C Bộ xứ lí trung tâm, thiết bị vào, thiết bị ra, bộ nhớ
D Thiết bị vào, thiết bị ra, bộ nhớ
Câu 3: (1 điểm) Máy tính điện tử nào cũng cần phải có:
A Loa B Máy in C Màn hình D USB
Câu 4 (1 điểm): Dưới đây đâu là phần cứng máy tính?
A Đĩa CD B Đĩa cứng C USB D Cả A, B, C đều đúng
Câu 5 (1 điểm): Các tệp tin sau đâu là tệp văn bản?
A Tiếng kêu B Thư từ C Video D Phần mềm trò chơi
* PHẦN TỰ LUẬN
Câu 6: (5 điểm) Hệ điều hành Windows XP có phải là phần mềm hệ thống
không? Vì sao?
* Đáp án:
Khoanh đúng mỗi ý được 1 điểm
Câu 1: A Câu 2: C Câu 3: C Câu 4: D Câu 5: B
Câu 8: (5 điểm) Trả lời được Windows XP là phần mềm hệ thống Vì các lí do
cơ bản sau:
- Nó tổ chức, quản lý phần mềm;
- Điều khiển hoạt động của phần cứng máy tính
Trang 31Ngày soạn: 13/10/2014 Tiết 17
1 Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa.
2 Học sinh: Học và chuẩn bị bài ở nhà.
III TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1 Ổn định lớp
2 Kiểm tra bài cũ
3 Bài mới
Bài tập 1: Thông tin là gì? Hãy nêu
một số ví dụ cụ thể về thông tin và
cách thức mà con người thu nhận
thông tin đó?
Bài tập 2: Có mấy dạng thông tin cơ
bản? Biểu diễn thông tin là gì?
GV: Yêu cầu HS trình bày
GV: Nhận xét và kết luận
Bài tập 3: Hãy nêu những hạn chế
của máy tính ngày nay?
Bài tập 1: Thông tin là những gì đem lại
cho con người sự hiểu biết về thế giớixung quanh và về chính con người
Bài tập 2:
* Các dạng thông tin cơ bản:
- Thông tin dạng văn bản
- Thông tin dạng hình ảnh
- Thông tin dạng âm thanh
* Biểu diễn thông tin là cách thức màcon người thể hiện thông tin dưới mộtdạng cụ thể nào đó
Bài tập 3:
Máy tính được chế tạo bởi con người,được điều khiển hoạt động bởi cácchương trình do con người viết ra do đómày tính còn có một số hạn chế sau:
- Không phân biệt được mùi vị, sắcthái tình cảm
- Không có khả năng tư duy, suynghĩ như con người
Bài tập 4:
Trang 32Bài tập 4: Nêu cấu trúc chung của
máy tính?
Yêu cầu học sinh nêu được các
thành phần của cấu trúc máy vi tính
Không cần nêu chi tiết
- Bộ nhớ
Bài tập 5:
- Phần mềm là các chương trình đượcngười sử dụng đưa vào máy tính nhằmmục đích liên kết, điều khiển các thiết bịphần cứng, tạo giao diện cho người sửdụng hoặc nhằm phục vụ một mục đích
cụ thể nào đó
- Có hai loại phần mềm: Phần mềm hệthống và phần mềm ứng dụng
- Phần mềm “Học gõ phím nhanh vớiMario” là phần mềm ứng dụng
4 Hướng dẫn về nhà
- Ôn lại các kiến thức đã học
- Chuẩn bị bài kiểm tra 45 phút trên giấy
Ngày soạn: 13/10/2014
Trang 33Tiết 18 KIỂM TRA 1 TIẾT
2 1
12
12
55,5Các thao tác
Câu 1 Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất (4 điểm)
1 Ba dạng cơ bản của thông tin:
A Văn bản, hình ảnh, chữ số B Văn bản, âm thanh, chữ số
C Văn bản, âm thanh, hình ảnh D Cả A, B, C đều sai
2 2 MB bằng:
A 1024 KB B 2048 KB C 20480 KB D 102400 KB
3 Bộ phận nào dưới đây được gọi là bộ não của máy tính
A Bộ xử lý trung tâm (CPU) B.Bộ nhớ ngoài
C RAM D Bộ lưu điện (UPS)
4 Để khởi động phần mềm có sẵn biểu tượng chương trình trên màn hình nền,
cách nhanh nhất ta dùng thao tác với biểu tượng:
A Nháy chuột B Di chuyển chuột C Nháy đúp chuột D Kéo thả chuột
5 Với việc học gõ 10 ngón, câu phát biểu nào dưới đây là sai?
A Gõ chậm hơn B Gõ nhanh hơn C Gõ chính xác hơnD Cả A, B, C đều sai
6 Máy tính hiện nay không thể làm được những việc:
A Soạn thảo văn bản B Phân biệt mùi vị
Tên chủ
đề
Cấp độ
Trang 34C Gửi và nhận thư điện tử D Cả A, B, C đều đúng
7 Tốc độ xử lý thông tin của máy tính điện tử là:
A Chậm B Vừa phải C Nhanh D Tất cả sai
8 Khi muốn tắt máy tính đang chạy hệ điều hành Windows XP tiến hành thao
tác:
A Nhấn Alt + F4 chọn Reset C Chọn menu start/shutdow/reset
B Nhấn Ctrl + F4 chọn logoff D Chọn Start/Turn off Computer/Turn off
Câu 2: (2 điểm) Hãy ghép mỗi mục ở cột A với mục tương ứng ở cột B để được mô tả đúng về các thao tác với chuột
1 Nháy chuột a Nháy nhanh hai lần liên tiếp nút trái chuột
2 Nháy nút phải chuột b Nhấn và giữ nút trái chuột, di chuyển con trỏ chuột từ một vị trí đến một vị trí thả nút chuột.
3 Nháy đúp chuột c Nhấn một lần nút trái chuột rồi thả tay
4 Kéo thả chuột d Di chuyển con trỏ chuột đến một vị trí nào đó
e Nhấn một lần nút phải chuột rồi thả tay 1- 2- 3- 4-
Phần II: Tự luận
Câu 1: Phần mềm là gì ? Có mấy loại phần mềm? Nêu cụ thể từng loại.
Câu 2: Phần mềm Mario có phải là phần mềm hệ thống không? Vì sao?
Câu 2: Hãy ghép mỗi mục ở cột A với mục tương ứng ở cột
B để được mô tả đúng về các thao tác với chuột
1- c 2- e 3- a 4- b
6 điểm
4 điểmMỗi ý đúng 0.5điểm
2 điểmMỗi ý ghépđúng 0.5 điểm
2 Phần II: Tự luận
Câu 1: Để phân biệt với phần cứng là chính máy tính với
tất cả các thiết bị vật lí kèm theo, người ta gọi các chương
trình máy tính là phần mềm máy tính.
+ Phần mềm hệ thống: Các chương trình tổ chức việc quản
lí, điều phối các bộ phận chức năng của máy tính để chúng
hoạt động nhịp nhàng và chính xác
+ Phần mềm ứng dụng: Các chương trình đáp ứng những
yêu cầu cụ thể
Câu 2: Phần mềm Mario không phải là phần mềm hệ thống
vì nó không điều khiển được mọi hoạt động của máy tính,
nếu không có phần mềm này thì máy tính vẫn hoạt động
CHƯƠNG III: HỆ ĐIỀU HÀNH
Tiết 19 BÀI 9: VÌ SAO CẦN CÓ HỆ ĐIỀU HÀNH
Trang 35Tiết 20 Bài 10: HỆ ĐIỀU HÀNH LÀM NHỮNG VIỆC GÌ?
I.MỤC TIÊU
1 Kiến thức
- Học sinh biết được vai trò của hệ điều hành
- HS biết được chức năng của hệ điều hành
1 Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa.
2 Học sinh: Học và chuẩn bị bài ở nhà.
III TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1 Ổn định lớp
2 Kiểm tra bài cũ
3 Bài mới
GV: yêu cầu học sinh đọc “quan sát
1” ở sách giáo khoa, sau đó cho vài
HS: - Học sinh không biết học môn
gì, giờ nào nên không chủ động được
việc học tập
- Mọi chuyện sẽ hỗn loạn: Mỗi ngày
đến trường HS lại phải mang theo tất
cả sách vở của tất cả các môn học
GV: Vậy máy tính hoạt động có dựa
vào sự điều khiển của một tác nhân
nào đó không?
HS: trả lời
GV kết luận: Máy tính hoạt động dựa
trên sự điều khiển của hệ điều hành
GV: Tại sao phải có hệ điều hành
2 Cái gì điều khiển máy tính?
* Hệ điều hành thực hiện điều khiển:
1 Các thiết bị phần cứng: là các thiết bị
mà em có thể nhìn thấy và được lắp rápthành máy tính hoàn chỉnh
2 Các thiết bị lưu trữ thông tin: Là cácthiết bị dùng để lưu trữ thông tin và dữliệu trong máy tính bao gồm cả đĩa
Trang 36phần cứng mà em thấy được khi nhìn
vào bất kì máy tính nào?
HS: Loa, màn hình, máy in,…
GV: Có những loại hệ điều hành nào?
HS: tham khảo SGK, trả lời
GV: Cũng giống như người điều
khiển giao thông trong quan sát 1 và
chức năng của thời khoá biểu trong
quan sát 2, hãy coi HĐH như người
điều khiển giao thông, như thời khoá
biểu, và các chương trình, các phần
mềm như các phương tiện tham gia
giao thông… Vậy thì HĐH có tác
-KN hệ điều hành: Hệ điều hành là mộtphần mềm máy tính Nó là phần mềmđầu tiên được cài đặt vào máy tính Tất
cả các phần mềm khác chỉ có thể hoạtđộng được khi máy tính đó được càiđặt hệ điều hành Máy tính chỉ có thể
sử dụng được sau khi đã được cài đặttối thiểu một hệ điều hành
- MS-DOS, LINUX, WINDOWS.Trong Hệ điều hành WINDOWS cóWINDOWS XP, WINDOWS NT )
2 Nhiệm vụ chính của hệ điều hành
Mọi HĐH đều có các chức năng chung:
- Điều khiển phần cứng và tổ chứcthực hiện các chương trình máy tính
- Cung cấp giao diện cho người dùng.Giao diện là môi trường giao tiếp chophép con người trao đổi thông tin vớimáy tính trong quá trình làm việc
- Ngoài ra Hệ điều hành còn có nhữngnhiệm vụ quan trọng khác, đặc biệt là
tổ chức và quản lí thông tin trong máytính
4 Củng cố
- Nhắc lại các nhiệm vụ của hệ điều hành
5 Hướng dẫn về nhà
- Học bài, trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa
- Đọc trước bài 11- Tổ chức thông tin trong máy tính.
Ngày soạn: 24/10/2014 Tiết 21, 22
Bài 11: TỔ CHỨC THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH
Trang 371 Giáo viên: Giáo án, SGK, SGV, một số câu hỏi.
2 Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà và nghiên cứu trước bài mới.
III TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1 Ổn định lớp
2 Kiểm tra bài cũ
Hãy nêu các nhiệm vụ chính của Hệ điều hành?
3 Bài mới
GV: Thuyết trình về cây thư mục
cho học sinh Giới thiệu chi tiết các
ổ đĩa, thư mục và tệp
VD: cây thư mục
? Theo em, tệp tin có thể chứa được
nhiều dữ liệu hay không?
- Tệp tin là đơn vị cơ bản để lưu trữthông tin trên thiết bị lưu trữ
- Các tệp có thể là: Tệp hình ảnh, tệp vănbản, tệp âm thanh, các chương trình…
- Tệp tin có thể rất nhỏ, chỉ chứa một vài
ký tự hoặc có thể rất lớn, chứa nội dung
Khối 8
Khối 9
Toán Văn
Tin
Trang 38HS: Lấy ví dụ về tệp tin
? Hãy lấy ví dụ một số tên tệp
Ví dụ: Danh sach hoc sinh.XLS
Bảng điểm.doc
Khoi_6
GV: Lấy hình ảnh thư viện để minh
hoạ cho thư mục
HS: Lắng nghe
GV: Các tệp được tổ chức, quản lý
dưới dạng cây thư mục
GV: Mỗi tệp được đặt trong một thư
mục, mỗi thư mục có thể chứa nhiều
tệp hoặc chứa các thư mục con
GV: Lưu ý cho HS các đặt tên tệp,
tên thư mục
HS: Chú ý theo dõi và ghi nhớ
GV: Yêu cầu HS quan sát hình ảnh
cây thư mục và đưa ra khái niệm về
- Tên tệp không phân biệt chữ hoa, chữthường
- Phần mở rộng có thể có hoặc không có.Phần mở rộng thông thường chỉ chứa 3
ký tự do phần mềm tự đặt
2 Thư mục
- Thư mục dùng để quản lý các tệp tin
- Thư mục ở ngoài cùng gọi là Thư mụcgốc
- Trong mỗi thư mục có các thư mụccon
- Thư mục chứa các thư mục con gọi làthư mục mẹ
- Trong một thư mục có thể chứa cả tệp
4 Củng cố
- Nhắc lại quy cách đặt tên tệp và tên thư mục
- Chỉ ra đường dẫn trên cây thư mục
- Yêu cầu HS làm bài tập 3 - sgk
5 Hướng dẫn về nhà
- Xem lại các nội dung đã học
Ngày soạn: 2/11/2014 Tiết 23,24
Trang 39Bài 11: TỔ CHỨC THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH (tiếp)
Bài 12: HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS
2 Kỹ năng
- Từ cây thư mục cụ thể, HS có thể chỉ ra đường dẫn tới các thư mục và cáctệp trong cấu trúc
- Xem được thông tin về tệp và thư mục
- Biết các thao tác chính với tệp và thư mục
3 Thái độ
- Tích cực và tự giác trong quá trình học tập
II CHUẨN BỊ
1 Giáo viên: Giáo án, SGK, một số câu hỏi.
2 Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà và nghiên cứu trước bài mới.
III TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1 Ổn định lớp
2 Kiểm tra bài cũ
Hãy nêu cách đặt tên tệp và tên thư mục
3 Bài mới
GV: Nội dung thư mục có thể được
hiển thị dưới dạng biểu tượng Nháy
chuột vào nút trên thanh công
cụ
HS: Thực hành thay đổi cách hiện
thị thư mục theo 5 kiểu sau:
Tiết thứ nhất- Bài 11 (tiếp)
4 Các thao tác chính với tệp và thư mục
a Xem nội dung thư mục
Nháy chuột vào biểu tượng hoặc tên thưmục để xem nội dung
Nháy chuột vào nút trên thanhcông cụ để thay đổi kiểu hiển thị
Nháy chuột vào dấu trước thư mục đểthể hiện danh sách các thư mục con bêntrong.(khi đó dấu thành dấu )
dùng để hiển thị lại nội dung thư mục vừa xem trước đó
* Nháy chuột phải vào đối tượng muốn
Trang 40GV hướng dẫn HS cách tạo thư mục
b Tạo thư mục mới
Thực hiện theo các bước:
Mở cửa sổ ổ đĩa hoặc thư mục chứ thưmục cần tạo
Nháy chuột phải vào vùng trống ở ngănbên trái →New →Folder
Nhập tên thư mục vào→ nhấn Enter
c Đổi tên thư mục hoặc tệp
Thực hiện theo các bước:
Nháy chuột vào tên thư mục cần đổi tên Nháy chuột vào tên thư mục một lần nữaNhập tên mới vào→ nhấn Enter
d Xóa thư mục hoặc tệp
Thực hiện theo các bước:
Nháy chuột để chọn thư mục cần xóa.Nhấn phím Delete Xuất hiện hộp thoại:
Chọn Yes để xóa
e Sao chép tệp tin vào thư mục khác
Chọn tệp tin cần sao chép
Trong bảng chọn Edit, chọn mục Copy
Chuyển đến thư mục chứa tệp tin mới
Trong bảng chọn Edit, chọn mục Paste
f Di chuyển tệp tin sang thư mục khác
Các bước thực hiện:
Bước 1: Chọn tệp tin cần di chuuyển.
Bước 2: Trong bảng chọn Edit, chọn