0,8 T ốc độc chất biến bụi khi ra khỏi miệng ống, m/s

Một phần của tài liệu Lò công nghiệp - P2 (Trang 36 - 40)

50  80 Thường đến 300 đặc biệt có thể > 300

Mức độ biến bụi (đường kính hạt bụi dầu), mm Đến 0,5 0,1  0,2

3.3.2. MỎ PHUN THẤP ÁP

Trên hình 3-10 mô tả cấu tạo mỏ phun thấp áp của viện thiết kế SNG có áp suất mazut trước mỏ 49  98 kN/m2, chất biến bụi là không khí cấp từ quạt, được nung nóng trước đến nhiệt độ  3000C để tránh phân hủy mazut trong mỏ làm gây tắc lỗ phun. Mỏ phun thấp áp có nhược điểm là phạm vi điều chỉnh mazut bị hạn chế, nên khi giảm lượng mazut kéo theo giảm lượng không khí qua mỏ, làm giảm tốc độ không khí nên chất lượng biến bụi bị giảm. Ở loại mỏ phun này có thể điều chỉnh giảm công suất 40  50% công suất cực đại mà chưa làm giảm chất lượng quá trình biến bụi. Chiều dài ngọn lửa tới 2  2,5. Để cháy hoàn toàn nhiên liệu cần hệ số tiêu hao không khí n = 1,2.

Hình 3-10. Mỏ phun thấp áp của viện thiết kế SNG

1 - Ống dẫn mazut; 2 – Vít chỉnh tâm ống mazut; 3 – Trục điều chỉnh mazut; 4 – Nút tháo. Một loại mỏ phun thường sử dụng là mỏ phun kiểu Karabin, được trình bày trên hình 3-11, có đặc điểm:

- Không khí để biến bụi và đốt mazut được cấp vào theo hướng tiếp tuyến với cửa thoát 2 ở đầu mỏ phun 1 gặp dòng mazut với góc 75  900.

- Khi quay vô lăng trục làm thay đổi tiết diện lỗ thoát mazut do vậy việc điều chỉnh lưu lượng mazut không làm thay đổi tốc độ của nó.

Với các đặc điểm trên thì loại mỏ phun này có chất lượng biến bụi dầu và sự cháy xảy ra tốt hơn, ngọn lửa ngắn hơn so với các loại mơ phun khác.

Hình 3-11. Mỏ phun Karabin

3.3.3. MỎ PHUN CAO ÁP

Tuy các chất biến bụi khác nhau (không khí nén hoặc hơi nước) nhưng các mỏ phun cao áp có cấu tạo cơ bản không khác nhau. Chúng đều có các bộ phận chủ yếu để cho dòng chất bụi sau khi ra khỏi miệng ống dẫn với tốc độ lớn, đập vào dòng dầu và biến chúng thành những hạt bụi. Ở các lò công suất nhỏ và trung bình thường sử dụng mỏ phun cao áp kiểu Su-khôp, có cấu tạo như trên hình 3-12

Hình 3-12. Sơ đồ mỏ phun cao áp kiểu Su-khôp

1. Đường dẫn dầu; 2. Cơ cấu hãm; 3. Đường dẫn chất biến bụi

Mỏ phun Su-khôp dùng thích hợp cho buồng đốt dài, không thích hợp cho buồng nhỏ vì luồng phun va đập vào tường đối diện sẽ kết bướu cốc do mazut chưa cháy hết và gây phá hoại tường lò. Kiểu mỏ phun này cho ngọn lửa hẹp và dài. Chiều dài ngọn lửa khoảng 2,5  4mm đối với mỏ phun kích thước nhỏ và có thể tới 6  7 đối với mỏ phun kích thước lớn. Để viến bụi một kg dầu thì cần 0,4  0,6 g hơi nước hoặc 0,6  0,8 kg không khí nén.

Hình 3-13. Sơ đồ mỏ phun cao áp kiểu AMI

1 – Đường dẫn dầu; 2 – Đường dẫn chất biến bụi; 3 - Ống Lavan; 4 - Ống hỗn hợp Trong cấu tạo trên, nhờ có ống Lavan mà tốc độ chất biến bụi dầu tốt hơn và chiều dài ngọn lửa có thể đạt đến 8  10 m. Mỏ phun này có công suất 250  2500 kg/h, với lượng tiêu hao hơi nước (hơi quá nhiệt) từ 25 đến 1250 kg/h hoặc không khí nén từ 180 đến 1900 kg/h.

Một phần của tài liệu Lò công nghiệp - P2 (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)