Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
~~~~~~*~~~~~~
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Đề
tài:
GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ
CỦA VIỆT NAM SANG TRUNG QUỐC
Hà Nội, 05/2008
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam – Trung Quốc là hai nước láng giềng, việc giao lưu kinh tế, văn hóagiữa hai nước đã có từ rất lâu đời Từ năm 1991 đến nay, sau 17 năm bình thườnghóa quan hệ, Trung Quốc đã trở thành đối tác thuơng mại số một, là bạn hàng nhậpkhẩu lớn thứ ba của Việt Nam sau Mỹ và Nhật Bản
Việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) của hai nước mở ra một tiềmnăng lớn đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi vẫn tồn tại nhiều khó khăn đối với VN như:phải tuân theo các quy định của WTO; sửa đổi hệ thống luật pháp, chính sách, kinh
tế và thương mại…
Những vấn đề đó đòi hỏi phải có các biện pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thươngmại giữa hai nước để từ đó đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Namsang Trung Quốc
Nhận thức rõ tầm quan trọng của thị trường Trung Quốc đối với hoạt động xuấtkhẩu hàng hóa của Việt Nam, tháng 7 vừa qua Bộ thương mại đã tổ chức hội thảokhoa học “Định hướng phát triển quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốctrong bối cảnh mới”
Đề tài: “Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc” mà em nghiên cứu sau đây nhằm đánh giá khách quan
thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc trong thờigian qua, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩuhàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc nói riêng và thúc đẩy quan hệ thương mạihai nước nói chung
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục và tài liệu tham khảo, đề tài nghiên cứugồm ba chương:
Chương I: Một số vấn đề cơ bản về xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang
Trung Quốc
Chương II: Thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc.
Trang 3Chương III: Phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu
hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc
Em xin cảm ơn TS Trần Văn Bão đã tận tình hướng dẫn em thực hiện chuyên
đề tốt nghiệp này Em cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo Viện nghiên cứu thương mại
và các cán bộ của Viện đã nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại Viện
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA
CỦA VIỆT NAM SANG TRUNG QUỐC
1.1.Thị trường Trung Quốc đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam:
1.1.1 Tổng quan về thị trường Trung Quốc:
-Về vị trí địa lý:
Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa nằm ở phần nửa phía bắc của Đông báncầu, phía đông nam của đại lục Á-Âu, phía đông và giữa châu Á, phía tây của TháiBình Dương Với 9,6 triệu km2, Trung Quốc đứng thứ 4 thế giới về diện tích, cóđường biên giới lục địa dài 22.800km, đường bờ biển dài 18.000km; có biên giớichung với Nga, Mông Cổ (phía bắc), với Kazakstan, Kirghistan, Taghikistan (phíatây), với Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nê Pan, Bu Tan (phía tây nam), vớiMyanma, Lào, Việt Nam (phía nam), với Triều Tiên (phía đông)
Riêng với Việt Nam, Trung Quốc có chung 1.350 km đường biên giới qua haitỉnh Vân Nam, Quảng Tây của Trung Quốc và sáu tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, CaoBằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu của Việt Nam Ngoài ra, Trung Quốc và ViệtNam còn được bao bọc bởi Vịnh Bắc Bộ - một trong những vịnh lớn nhất ĐôngNam Á và thế giới Chiều dài phía Trung Quốc là 695 km, phía Việt Nam là 763
km Hiệp định phân chia Vịnh Bắc Bộ cũng đã được ký kết giữa hai nước đầu năm
2005, theo đó Việt Nam sở hữu 53,235% diện tích Vịnh, còn Trung Quốc có46,775%
- Về nhân khẩu học:
Trung Quốc hiện có 34 đơn vị hành chính, gồm: 23 tỉnh (kể cả Đài Loan), 4thành phố trực thuộc Trung Ương, 5 khu tự trị và 5 khu hành chính đặc biệt Vớidân số trên 1,3 tỷ người, Trung Quốc trở thành nước đông dân nhất thế giới, chiếm21% tổng dân số toàn thế giới, trong đó người Hán chiếm 93% Trung Quốc là mộtnước đa dân tộc có 55 dân tộc thiểu số được chính thức công nhận như Choang,Mãn, Hồi, Tạng, Mông Cổ, Uigur…
Trang 5- Về kinh tế:
Kinh tế Trung Quốc là nền kinh tế thị trường mang màu sắc Trung Quốc Bắt
đầu từ cuối năm 1978 các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tiến hành cải tổ nền kinh tế
từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung kiểu Xô Viết sang nền kinh tế thị trườngnhưng vẫn trong khuôn khổ kiểm soát của Đảng Trung Quốc đã áp dụng phươngchâm mở cửa thị trường nội địa, thực hiện chính sách tài chính tích cực và chínhsách tiền tệ ổn định nhằm đạt được sự tăng trưởng kinh tế nhanh Sau ba thập kỷ cảicách và phát triển, đến nay Trung Quốc đã thu được những kết quả rất ấn tượng,tổng GDP đã vượt 2200 tỷ USD (tháng 4.2007), dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới đạt
1330 tỷ USD (tháng 6.2007), mức tăng trưởng đạt 11,4% (năm 2007) Trung Quốc
đã trở thành một cường quốc kinh tế và đang nhanh chóng tiến tới để trở thành siêucường vào giữa thế kỷ này GNI bình quân đầu người của Trung Quốc khôngngừng tăng lên, hiện nay đã đạt 1740 USD, sức mua của thị trường Trung Quốc trởnên rất hấp dẫn đối với hoạt động xuất khẩu của các nước khác
Trung quốc có sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế khá lớn giữa MiềnĐông và Miền Tây Miền Tây với tổng diện tích 6,89 triệu km2, chiếm 72% và dân
số khoảng 355 triệu người, chiếm 28,44% Trung Quốc, điều kiện sinh thái tự nhiênkhá kém, cơ sở kinh tế yếu, trình độ phát triển thấp, GDP tính trên đầu người thấphơn nhiều so với mức trung bình của cả nước do đó Trung Quốc có nhiều chínhsách ưu đãi nhằm phát triển Miền Tây Do kém phát triển nên đây là khu vực thịtrường dễ tính, không đòi hỏi chất lượng hàng hóa quá cao, là cơ hội thuận lợi đểViệt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang khu vực này của Trung Quốc
Tại Đại hội lần thứ 16 của Đảng cộng sản Trung Quốc năm 2002 đã đề ra mụctiêu đến năm 2020 xây dựng xã hội khá giả toàn diện cho 1,5 tỷ người và trongvòng 30 năm tiếp theo, đến năm 2050 sẽ trở thành quốc gia hiện đại, thịnh vượng
và dân chủ
Sự phát triển của Trung Quốc là vấn đề cần được chúng ta hết sức quan tâm, khiquan hệ của hai nước đang dần được mở rộng thì “sự thần kì của Trung Quốc” vừa
là cơ hội, vừa là thách thức không nhỏ đối mới hoạt động kinh tế của Việt Nam
- Đặc điểm thương mại của thị trường Trung Quốc:
Trang 6+ Nhu cầu thị hiếu của thị trường Trung Quốc:
Trung Quốc có tốc độ phát triển của từng khu vực, từng vùng chênh lệch nhaurất rõ, có nhiều tầng lớp dân cư khác nhau, có mức thu nhập cũng khác nhau (miềnDuyên hải rất phát triển như Thẩm Quyến với thu nhập bình quân đầu người trên 20nghìn USD/năm, trong khi vùng miền Tây chỉ khoảng 300 USD/người/năm) do đónhu cầu của thị trường Trung Quốc rất đa dạng và được xem là thị trường dễ tính.Đặc trưng của thị trường rộng lớn này là chấp nhận sự tồn tại của hàng hóanhiều quy cách và chất lượng không như nhau với mức giá rất khác biệt, có thểcách nhau hàng chục thậm chí hàng trăm lần Người Trung Quốc thường rất nhạycảm về giá và thường có xu hướng chọn sản phẩm có giá rẻ, tuy nhiên họ cũng sẵnsàng mua sản phẩm có mức giá đắt hơn khi bị tác động bởi các dịch vụ hậu mãi tốthơn hay sản phẩm có chất lượng cao hơn
Người tiêu dùng Trung Quốc rất coi trọng hàng nội địa , song hàng nhập khẩuvẫn được ưa thích hơn và lựa chọn tiêu dùng nếu có khả năng, nhất là hàng côngnghệ cao Hiện những sản phẩm công nghệ cao của nước ngoài được tiêu thụ nhiều
ở Trung Quốc là xe hơi, máy vi tính, ti-vi, điện thoại…nhưng những sản phẩm nhưmáy giặt, tủ lạnh, máy điều hòa, lò vi ba…họ thường chọn sản phẩm nội địa
Trung Quốc cũng nhập khẩu các loại hàng hóa, nguyên liệu thiết yếu mà trongnước không có hoặc chưa sản xuất được như thiết bị máy móc, nhiên liệu nhựa, sắtthép và hóa chất để phục vụ cho sản xuất Trong những năm gần đây, nhập khẩunăng lượng của Trung Quốc tăng bình quân hàng năm khoảng 30%, nhập khẩunguyên liệu cũng tăng bình quân ở mức hai con số Khi mức sống của người dânđược cải thiện thì nhu cầu tiêu dùng cũng tăng lên đáng kể, Trung Quốc cũng phảinhập khẩu một khối lượng khổng lồ hàng tiêu dùng để có thể đáp ứng nhu cầu trongnước
Thị trường Trung Quốc cho phép nhập khẩu những sản phẩm có chất lượng caohơn hàng sản xuất trong nước với số lượng cần thiết và hợp lý Chủ yếu nhập khẩunhững sản phẩm công nghệ cao, tiên tiến để góp phần đổi mới các cơ sở sản xuấtlạc hậu và để sản xuất được hàng hóa có giá trị xuất khẩu cao Không cho nhậpkhẩu những sản phẩm mà trong nước có thể đáp ứng được về số lượng và chất
Trang 7lượng Trung Quốc còn kiểm soát có hiệu quả việc nhập khẩu hàng tiêu dùng, đặcbiệt là hàng tiêu dùng cao cấp và hàng xa xỉ.
Từ sau khi gia nhập WTO, chất lượng hàng hóa nhập khẩu vào Trung Quốccàng được yêu cầu cao và cụ thể hơn
+ Đặc tính của doanh nhân Trung Quốc:
Người Trung Quốc vốn hiếu khách, trong giao dịch làm ăn các chủ doanhnghiệp thường tổ chức ăn uống khá thịnh soạn, nhiều khi rất lãng phí Việc đầu tiênkhi gặp đối tác của họ là trao đổi danh thiếp, hỏi thăm tên tuổi, sức khởe, tình hìnhgia đình rồi mới bàn đến công việc Trong giao dịch, lúc đầu họ thường rất cẩntrọng nhưng khi đã có sự tin tưởng với đối tác rồi thì rất dễ dãi, có thể chấp nhậncung cấp hàng trước và nhận tiền sau Ngày nay, giới chủ doanh nghiệp thường gọinhau theo họ rồi đến chức vụ để thể hiện sự tôn trọng
Chính phủ Trung Quốc khuyến khích biên mậu thông qua việc giảm thuế nhậpkhẩu và thuế VAT nên các thương nhân Trung Quốc thường có sở trường làm biênmậu, họ thường sẵn sàng mua hàng biên mậu giá cao hơn so với chính ngạch Kiểukinh doanh này có thể gây rủi ro cho người bán hàng vì việc thanh toán trong hoạtđộng mua bán không thông qua ngân hàng
Doanh nhân Trung Quốc luôn muốn có được sự quan tâm đặc biệt, được hưởng
ưu đãi hơn hẳn người khác và không muốn bị thua thiệt với bất kỳ ai Do vậy khigiao dịch đàm phán với người Trung Quốc, doanh nghiệp cần phải thể hiện sự côngbằng, kiên định và có một quan điểm chính kiến thống nhất, nhờ đó sẽ dễ dàngđược họ tôn trọng và tin tưởng hơn vào sự ổn định lâu dài trong quan hệ hợp tác.Khi đã hợp tác với nhau, họ thường đưa ra những góp ý chân thành và có tráchnhiệm, doanh nghiệp nên đón nhận
Doanh nghiệp Việt Nam khi quan hệ lần đầu với Trung Quốc nên liên hệ vớicác trung tâm tư vấn của Trung Quốc Các trung tâm này có chức năng giúp cácdoanh nghiệp nước ngoài liên hệ với các đối tác ngoại thương của Trung Quốc, hay
tư vấn kỹ thuật, kinh tế, thương mại…giúp họ tìm hiểu thị trường Trung Quốc, nhucầu nhập khẩu của các doanh nghiệp và thị hiếu tiêu dùng của từng địa phương
Trang 8Khi có hàng xuất khẩu sang Trung Quốc, doanh nghiệp Việt Nam nên cung cấpđầy đủ thông tin cần thiết về sản phẩm bằng tiếng Trung, các Catalogue cũng nênbằng tiếng Trung.
+ Môi trường chính sách liên quan đến hoạt động nhập khẩu của Trung Quốc:Chính sách ngoại thương của Trung Quốc được xây dựng dựa trên các nguyêntắc không phân biệt đối xử, minh bạch, có đi có lại và cạnh tranh công bằng Nhữngbiện pháp được áp dụng phổ biến trong chính sách này là hàng rào thương mại(thuế quan, định giá hải quan, thuế VAT, hạn ngạch thuế quan, giấy phép nhậpkhẩu, yêu cầu về nhãn mác, kiểm dịch …)
Cũng như hầu hết các nước đang phát triển khác, thuế là một chính sách quantrọng của Trung Quốc góp phần bảo vệ những ngành sản xuất trong nước và tăngnăng lực cạnh tranh của nển kinh tế Kể từ năm 1992, Trung Quốc đã thúc đẩy việcgiảm các mức thuế trong lộ trình xin gia nhập WTO Đến năm 2005, toàn bộ mứcthuế giảm xuống 10,1%, áp dụng thuế suất bằng 0% cho các sản phẩm công nghệthông tin Việc quản lý các họat động ngoại thương bằng các công cụ phi thuế quannhư giấy phép, hạn ngạch có xu hướng giảm đi rõ rệt trong những năm gần đây
Thuế quan: Hải quan Trung Quốc định thuế và thu thuế Mức thuế nhậpkhẩu được phân thành thuế suất chung, thuế suất MFN và thuế suất áp dụng với các
tổ chức mà Trung Quốc tham gia Năm đặc khu kinh tế, thành phố mở và các khungoại thương được miễn hoặc giảm thuế ưu đãi Đối với hàng hóa được chính phủxác định là cần thiết cho sự phát triển của một ngành trọng điểm nào đó thì có thểđược áp dụng mức thuế thấp hơn, ví dụ như ngành chế tạo ô tô, thép và các sảnphẩm hóa học
Trung Quốc có hai chính sách thuế xuất nhập khẩu: chính ngạch và tiểu ngạch(hay còn gọi là quốc mậu và biên mậu) Thuế xuất nhập khẩu chính ngạch do Chínhphủ Trung ương đề ra theo biểu xuất thuế nhập khẩu chung, bao giờ cũng cao hơnthuế xuất nhập khẩu tiểu ngạch do chính quyền địa phương đề ra, không theo biểuthuế xuất nhập khẩu chung
Định giá hải quan: Giá trị hàng nhập khẩu để định giá hải quan là giá CIF.Theo cam kết trong WTO, hải quan Trung Quốc có trách nhiệm xác định giá trị của
Trang 9tất cả hàng hóa được nhập khẩu vào nước này Để định giá, nhân viên hải quan phải
có được bảng giá của các loại hàng hóa nhập khẩu, dựa trên giá của thị trường quốc
tế, giá của nước xuất khẩu và giá hàng sản xuất trong nước Thông thường thì nhânviên hải quan sẽ chấp nhận giá của nhà nhập khẩu, tuy nhiên nếu có sự chênh lệchquá xa giữa giá của nước xuất khẩu và hàng nội địa thì việc ước tính giá trị củahàng hóa sẽ được căn cứ theo điều 7 luật “Các biện pháp xác định giá trị hải quanđối với hàng hóa xuất nhập khẩu” của hải quan Trung Quốc
Thuế VAT: Ngoài thuế quan, các doanh nghiệp trong nước và nước ngoàiđều phải đóng thuế giá trị gia tăng (VAT) Mức thuế VAT được qui định chung chocác loại hàng hóa là 17%, riêng đối với đại bộ phận hàng nông sản và nhiên liệuđược coi là hàng thiết yếu nên thuế suất VAT chung là 13%
Hạn ngạch thuế quan: Trung Quốc áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với cácmặt hàng nông sản như ngô, gạo, lúa mì, lúa mạch, dầu thực vật và phân bón Khigia nhập WTO, Trung Quốc đã công bố mức hạn ngạch và những qui định kiểmsoát mức hạn ngạch, theo đó lượng nhập khẩu trong hạn ngạch sẽ được hưởng mứcthuế tối thiểu và vượt quá mức hạn ngạch đó sẽ phải chịu mức thuế suất cao hơn
Kể từ 1/1/2004 Trung Quốc đã xóa bỏ việc quản lý hạn ngạch nhập khẩu cao
su thiên nhiên
Giấy phép nhập khẩu: Hàng hóa khi nhập khẩu vào thị trường Trung Quốcphải có giấy phép nhập khẩu dù là hàng nhập khẩu theo hạn ngạch nhập khẩu hayhạn ngạch thuế quan, trong đó có len, ngũ cốc, hạt có dầu, bông, cao su thiên nhiên.Trung Quốc cũng đưa ra thêm những yêu cầu về giấy phép nhập khẩu đối với một
số sản phẩm nhằm chống lại nạn buôn lậu như yêu cầu giấy phép đối với thươngnhân kinh doanh mặt hàng thịt Kể từ 1/1/2004, Trung Quốc xóa bỏ việc quản lýhạn ngạch nhập khẩu cao su thiên nhiên
Hàng cấm nhập khẩu: Các loại vũ khí, chất nổ, vật gây sát thương; tiền giả
và các giấy tờ giả mạo có giá trị; ấn phẩm, phim ảnh, băng đĩa, văn hóa phẩm có hạicho chính trị kinh tế và văn hóa đạo đức; các loại độc dược mạnh; thuốc phiện,heroin, các chất gây nghiện ảnh hưởng đến thần kinh; động vật, thực vật mang mầmbệnh; thực phẩm, thuốc men vật phẩm từ các vùng có dịch bệnh gây hại cho sức
Trang 10khỏe của con người; đồng nhân dân tệ (RMB); thực phẩm có chứa một số lợi phẩmmàu và các chất phụ gia gây hại cho sức khỏe con người mà Bộ Y Tế đã công bố.
Yêu cầu về nhãn mác: Mọi hàng hóa lưu thông trên thị trường Trung Quốcđều phải có nhãn mác kèm theo thông tin liên quan bằng tiếng Trung Quốc Cơquan kiểm dịch và y tế quốc gia yêu cầu hàng thực phẩm nhập khẩu như kẹo, rượu,quả hạnh, pho mát, thực phẩm đóng hộp… phải được dán tem với nhãn đính lazechứng nhận an toàn thực phẩm Kể từ 1/1/2001, Trung Quốc đã áp dụng những tiêuchuẩn mới về nhãn thực phẩm, yêu cầu thực phẩm nhập khẩu phải có nhãn viếtbằng chữ Trung Quốc, nêu rõ loại thực phẩm, tên, nhãn hiệu thương mại, tên và địachỉ nhà sản xuất, nước sản xuất và hạn sử dụng Trung Quốc tuyên bố áp dụng hệthống dấu chứng nhận bắt buộc mới (CCC) Từ 1/8/2003, một số hàng nhập khẩuphải ghi dấu CCC trên sản phẩm khi đưa vào lưu thông trên thị trường Trung Quốc
Kiểm dịch: Tất cả sản phẩm nông sản muốn nhập khẩu vào Trung Quốc phảiđược giám định vệ sinh dịch tễ Đối với các loại thực phẩm nhập khẩu như lạc, hạtđiều, hạt dẻ, đồ hộp phải được cơ quan nhà nước gắn chứng nhận đặc biệt bằng laze
về an toàn thực phẩm Trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thếgiới (WTO), Trung Quốc đã cam kết tuân thủ hoàn toàn các điều khoản trong hiệpđịnh về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch Từ 5/7/2005 Trung Quốc áp dụng quyđịnh mới về yêu cầu đối với trái cây nhập khẩu nhằm ngăn chặn trái cây có hàmlượng độc tố cao xâm nhập vào thị trương Trung Quốc Qui định mới trên bao bì làphải đề tên trái cây, nơi sản xuất, trọng lượng, mã số bằng tiếng Anh và tiếng TrungQuốc, địa điểm lưu trữ trái cây phải được các cơ quan kiểm dịch địa phương kiểmtra và quản lý
1.1.2 Vai trò của thị trường Trung quốc đối với thương mại toàn cầu:
Sự phồn thịnh của Trung Quốc có ý nghĩa lịch sử đối với thế giới; bởi vì điều
đó đã làm cho hơn một tỷ người trên hành tinh của chúng ta thoát khỏi nghèo đói,
có cuộc sống ngày càng tốt đẹp, biến nước này thành thị trường lớn và công xưởnglớn của thế giới, sản xuất hàng hóa có chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh, đáp ứngnhu cầu tiêu dùng của người dân có thu nhập thấp ở nhiều nước, tránh phải muahàng với giá quá đắt Tuy vậy, với những ưu thế về dân số và lao động, tính cạnh
Trang 11tranh của Trung Quốc đang là thách thức to lớn đối với các nước, nhất là các nướcláng giềng như Việt Nam, không chỉ trên thị trường thế giới mà cả thị trường trongnước.
Trung Quốc là một thị trường rộng lớn, việc Trung Quốc ngày càng hội nhậpsâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu là một trong những nhân tố góp phần duy trì sựtăng trưởng của thương mại quốc tế Từ năm 1980 Trung Quốc đã có những cảicách về thuế Cùng với sự gia nhập WTO, Trung Quốc đã tự cam kết sẽ có nhữngcải cách hơn nữa, những cải cách có thể gây ảnh hưởng sâu rộng và cũng đồng thờimang lại nhiều thách thức Việc duy trì thực hiện các cam kết này sẽ đưa TrungQuốc hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu và tạo ra thuận lợi cho hầu hết cácquốc gia đối tác Các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc ngày càng đa dạng hơn
và sự thâm nhậm ngày càng sâu rộng vào các nước công nghiệp đang diễn ra cùngvới làn sóng nhập khẩu của Trung Quốc từ tất cả các khu vực, đặc biệt là châu Á
Cả xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc đã tăng mạnh hơn thương mại thế giớitrong hai mươi năm (tổng giá trị xuất nhập khẩu của Trung Quốc năm 2007 lần đầutiên vượt ngưỡng 2000 tỷ USD, đạt 2170 tỷ USD, tăng hơn 20% so với năm 2006)
Sự tăng trưởng của Trung Quốc có vai trò ngày càng tăng trong thương mại thếgiới Trung Quốc đã tăng sự thâm nhập của mình vào thị trường các quốc gia tiêntiến, đồng thời trở thành một điểm đến xuất khẩu quan trọng hơn, đặc biệt là đối vớinền kinh tế khu vực Nhập khẩu của Trung Quốc ở khu vực cũng tăng và hiện nayTrung Quốc trở thành một trong những điểm đến xuất nhập khẩu quan trọng nhấtcho các nước châu Á khác Sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới của Trung Quốc làmột sự kiện có tính chất bước ngoặt đối với khu vực và cả nền kinh tế toàn cầu
Cơ sở xuất khẩu của Trung Quốc đã được đa dạng hóa nhờ vào hàng dệt may vàcông nghiệp nhẹ Sự đa dạng hóa trong xuất khẩu của Trung Quốc ngày càng tăng
Từ đầu những năm 1990, Trung Quốc chủ yếu xuất khẩu giày dép, quần áo, đồ chơi
và các tạp phẩm khác, trong những năm gần đây đã đạt được những thành tựu đáng
kể trong việc xuất khẩu các mặt hàng gia dụng, hàng hóa du lịch, hàng điện tử vitính như máy móc văn phòng và các trang thiết bị chế biến số liệu tự động, truyềnthông, máy móc điện và các thiết bị âm thanh Dưới sức ép của sự tăng trưởng của
Trang 12Trung Quốc, khả năng xuất khẩu của các nước châu Á sang thị trường nước thứ ba
là hạn chế, chủ yếu tập trung vào hàng tiêu dùng Nhưng nhu cầu tiêu dùng nội địangày càng tăng sẽ tạo lợi thế cho các nước châu Á xuất khẩu sang Trung Quốc cácsản phẩm cần nhiều tài nguyên và vốn
Mặc dù đã nảy sinh không ít vấn đề trong quá trình phát triển, như tình hình ônhiễm môi trường sinh thái, sự bất bình xã hội của một số tầng lớp dân cư dẫn đếnphản kháng bằng biểu tình, khiếu nại, bạo lực, tệ nạn tham nhũng,… nhưng mộtnước Trung Hoa hùng mạnh là một hiện tượng của thế giới hiện đại
Sự phát triển của Trung Quốc là vấn đề cần được chúng ta hết sức quan tâm, vìTrung Quốc là nước láng giềng “núi liền núi, sông liền sông” với Việt Nam, cótruyền thống của mối quan hệ hữu nghị “vừa là đồng chí, vừa là anh em”, nhưngcũng có hơn 12 năm (1978 – 2001) trong tình trạng băng giá Hiện nay khi quan hệhai nước được mở rộng thì “sự thần kỳ của Trung Quốc” vừa là cơ hội lớn, vừa làthách thức không nhỏ đối với họat động kinh tế của Việt Nam
1.1.3 Lợi ích Việt Nam có được từ hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc:
- Củng cố và mở rộng thị trường:
Việt Nam đang thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa hướng vềxuất khẩu, thị trường xuất khẩu đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với việc tăngtrưởng và phát triển nền kinh tế Trung Quốc có diện tích và dân số lớn, có nhiềuđiểm tương đồng về kinh tế và xã hội với Việt Nam Nhiều mặt hàng của ta rấtđược ưa chuộng trên thị trường này, như hàng nông sản, thủy sản và tiểu thủ côngnghiệp Tăng cường hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trườngTrung Quốc, Việt Nam có thể củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu
Khu vực thuộc miền Tây và Tây Nam Trung Quốc thực sự là thị trường rộnglớn và đầy tiềm năng đối với xuất khẩu của Việt Nam, về nhu cầu thị hiếu tiêu dùngtrên thị trường này không khắt khe Thâm nhập vào thị trường này, các doanhnghiệp Việt Nam có lợi thế so sánh đối với các doanh nghiệp nội địa của TrungQuốc vì quãng đường Việt Nam sang miền Tây Trung Quốc gần và dễ đi hơn so vớicác vùng khác trong lục địa Trung Quốc
Trang 13Từ trước tới nay, hầu hết các nhà xuất khẩu Việt Nam đều chưa tiếp xúc hoặcđàm phán trực tiếp với các doanh nghiệp nhập khẩu nông sản, rau quả của TrungQuốc mà đều qua các doanh nghiệp hoặc thương nhân trung gian của Trung Quốc.Bởi vậy, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc, Việt Nam có thể
mở rộng được thị trường xuất khẩu
Thông qua việc xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc, Việt Nam có được mộtthị trường xuất khẩu rộng lớn không đòi hỏi quá khắt khe với nhiều chủng loại hànghóa, đặc biệt là những hàng hóa đang gặp khó khăn về thị trường xuất khẩu như rauhoa quả nhiệt đới, thủy sản khô, tươi chưa chế biến, nhiều loại quặng thô, hàng thựcphẩm, công nghệ phẩm,… Như vậy, xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc giúpViệt Nam khai thác được nhiều chủng loại mặt hàng xuất khẩu nhằm phát huy đượctiềm năng, thế mạnh của Việt Nam trong xuất khẩu sang thị trường này, và còncủng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu
- Thúc đẩy hội nhập kinh tế và khu vực:
Với ưu thế về vị trí địa lý, Việt Nam với các tỉnh biên giới Trung Quốc được coi
là cầu nối giữa Trung Quốc và ASEAN Trao đổi thương mại giữa Việt Nam và cáctỉnh biên giới Trung Quốc không thuần túy là trao đổi thương mại giữa hai bên màbao hàm cả trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN Cụ thể, một khốilượng hàng hóa đáng kể buôn bán giữa Trung Quốc với Lào, Campuchia được vậnchuyển qua Việt Nam Như vậy thương mại giữa Việt Nam – Trung Quốc càng pháttriển thì sẽ thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực
Khi khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc hình thành, trao đổi thươngmại không chỉ được tăng trưởng giữa các nước ASEAN và Trung Quốc với nhau
mà còn các khu vực khác trên thế giới Vì vậy có thể nói rằng phát triển hoạt độngthương mại nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng của Việt Nam với TrungQuốc chẳng những góp phần thúc đẩy quan hệ giữa hai nước mà còn góp phần thúcđẩy hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực
- Phát triển kinh tế - xã hội:
Hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông ngày càng sâu rộng thì các cửa khẩu Trung không chỉ là cửa ngõ kinh tế của hai nước mà đã trở thành cửa ngõ phát triển
Trang 14Việt-kinh tế cho cả khu vực Trong tình hình đó, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sangTrung Quốc càng chứng tỏ vai trò quan trọng của mình đối với đời sống nhân dân
và trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của cả hai nước
Thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn: Phát triển xuất khẩu hàng hóaViệt Nam sang Trung Quốc giúp cho các vùng nông thôn Việt Nam tiêu thụ hàngnông sản, nhất là các tỉnh biên giới Các tỉnh này không những tìm được đầu ra chocác sản phẩm nông nghiệp mà còn giải quyết được công ăn việc làm cho nhiềungười dân
Góp phần tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo: Ngoại thương phát triển gópphần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp,thương mại và dịch vụ, khơi dậy tiềm năng thế mạnh tiềm ẩn của các tỉnh biên giớiViệt Nam, tạo điều kiện giảm bớt những khó khăn trong sản xuất kinh doanh, giúpcác địa phương cải thiện cơ bản tình hình kinh tế - xã hội Phát triển ngành nghề sảnxuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế và nâng cao thunhập của dân cư Như vậy, kinh tế phát triển đời sống của dân cư sẽ được cải thiện.Góp phần đẩy nhanh tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện rõ rệt diện mạocủa cả nước, hình thành nhanh chóng nhiều trung tâm thương mại, dịch vụ và cụmdân cư mới ở các tỉnh biên giới, kích thích lưu thông hàng hóa và dịch vụ
Khoáng sản, nông sản và thủy sản là các mặt hàng chủ yếu của Việt Nam đượcxuất khẩu sang Trung Quốc Trong đó nông sản và thủy sản được sản xuất ở cáctỉnh phía Nam, đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng này sẽ góp phần phát triển kinh tế
và cải thiện đời sống của các tỉnh này, góp phần quan trọng trong việc ổn định vàcải thiện đời sống của một bộ phận đông đảo nhân dân các tỉnh tham gia trồng trọt,sản xuất, chăn nuôi, chế biến nhóm hàng nông lâm thủy hải sản, rau quả nhiệt đới,
…
Hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc góp phần thúcđẩy quan hệ thương mại giữa hai nước, góp phần đáng kể trong tăng trưởng kinh tếcủa các tỉnh, thành phố của cả Việt Nam và Trung Quốc, phát triển các ngành cóthế mạnh, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống của nhân dân
Trang 151.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang
Trung Quốc:
1.2.1 Môi trường kinh tế:
Ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi truờng kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đếnhoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc Xu hướng vận độnghay bất cứ thay đổi nào của các yếu tố này đều tạo tạo ra thuận lợi hay hạn chế việcxuất khẩu hàng hóa ở các mức độ khác nhau đối với các loại hàng hóa khác nhau,thậm chí dẫn đến thay đổi mặt hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.Các yếu tố quan trọng của môi trường kinh tế và tác động của nó đến hoạt độngxuất khẩu hàng hóa:
- Tiềm năng của nền kinh tế: đây là yếu tố tổng quát, phản ánh các nguồn lực cóthể có được huy động và chất lượng của nó Tiềm năng của nền kinh tế bao gồm tàinguyên, con người, vị trí địa lý, dự trữ quốc gia…Liên quan đến định hướng và tínhbền vững của cơ hội chiến lược của các doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩuhàng hóa
- Các thay đổi về cấu trúc, cơ cấu kinh tế của nền kinh tế quốc dân: Tác độngcủa sự thay đổi vị trí, vai trò và xu hướng phát triển của các ngành kinh tế của nềnkinh tế quốc dân, kéo theo sự thay đổi chiều hướng phát triển của các doanh nghiệp.Mặt khác, những thay đổi này ở nước nhập khẩu sẽ ảnh hưởng tới cơ cấu hàng hóaxuất khẩu của Việt Nam
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: xu hướng phát triển chung của nền kinh tế hoặccủa từng ngành liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến khả năng tăng trưởng hay giảmthiểu, mở rộng hay thu hẹp quy mô xuất khẩu hàng hóa của VIệt Nam sang TrungQuốc
- Lạm phát và khả năng giảm thiểu lạm phát: ảnh hưởng đến hiệu quả thực, thunhập, tích lũy, kích thích hoặc kìm hãm tăng trưởng, xu hướng đầu tư, xu hướngtiêu dùng,…
- Tỷ giá hối đoái và khả năng chuyển đổi đồng tiền quốc gia (đồng nội tệ): độ
ổn định của đồng nội tệ, xu hướng tăng/giảm giá của đồng nội tệ, việc lựa chọnđồng ngoại tệ trong giao dịch thương mại… ảnh hưởng lớn đến khả năng thànhcông của từng thương vụ xuất khẩu hàng hóa
Trang 16- Hệ thống thuế, mức độ hoàn thiện và thực thi: Liên quan đến sự “công bằng”trong cạnh tranh, thể hiện xu hướng ưu tiên trong hoạt động kinh tế Mức thuế xuấtnhập khẩu đối với từng danh mục hàng hóa có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt độngxuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.
- Mức độ toàn dụng nhân công (% thất nghiệp): Liên quan đến nguồn lực về laođộng, chi phí nhân công, thu nhập của tầng lớp xã hội Ảnh hưởng đến xu hướngtiêu thụ của các tầng lớp dân cư
1.2.2 Môi trường văn hóa và xã hội:
Yếu tố văn hóa – xã hội luôn bao quanh doanh nghiệp và người tiêu dùng, do đó
nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động xuất khẩu Có thể nghiên cứu các yếu tố này
từ những giác độ khác nhau tùy theo mục đích nghiên cứu, trong trường hợp nàychúng ta đặc biệt quan tâm đến ảnh hưởng của các yếu tố này đến đặc điểm của thịtrường xuất khẩu.Thị trường tiêu dùng hàng hóa xuất khẩu luôn bao gồm những conngười thực với phong tục tập quán từng vùng, nhu cầu và khả năng thanh toán.Tiêu thức thường được nghiên cứu khi phân tích yếu tố này bao gồm:
- Dân số: Số người hiện hữu trên thị trường Tiêu thức này ảnh hưởng đến dunglượng thị trường có thể đạt đến Thông thường, dân số càng lớn thì quy mô thịtrường càng lớn, nhu cầu về một nhóm sản phẩm càng lớn, khối lượng tiêu thụ sảnphẩm càng lớn và khi đó tiềm năng xuất khẩu vào thì trường đó càng lớn Tóm lại
có nhiều cơ hội hấp dẫn cho các doanh nghiệp nhập khẩu vào thị trường này Đây làcũng chính là thuận lợi của Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc
- Xu hướng vận động: tỷ lệ sinh tử, độ tuổi trung bình và các lớp người già trẻ,tiêu thức này ảnh hưởng đến nhu cầu và việc hình thành các dòng sản phẩm đápứng nhu cầu
- Thu nhập và phân bố thu nhập của người tiêu thụ: lượng tiền mà người tieuthụ có thể sử dụng để thỏa mãn nhu cầu cá nhân của họ Trong điều kiện nguồn lực
có hạn có lượng tiền sẽ được trang trải cho các nhu cầu theo tỷ lệ khác nhau Điềunày có ảnh hưởng đến việc lựa chọn sản phẩm và việc đáp ửng sản phẩm
- Dân tộc, chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo, nền văn hóa: bản sắc, đặc điểm văn hóa
xã hội của từng quốc gia phản ánh quan điểm và cách thức sử dụng sản phẩm.Trung Quốc là một quốc gia đa dân tộc, đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam phải tìm
Trang 17hiểu rõ phong tục tập quán của vùng mình định xuất khẩu hàng hóa để có nhữngđiều chỉnh về sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu tiêu dùng.
1.2.3 Môi trường chính trị - luật pháp:
Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng về hệ thống chính trị, môhình phát triển kinh tế và hệ thống xã hội Hai nước cùng là nước xã hội chủ nghĩa,đều kiên trì sự lãnh đạo của Đảng, đều đang tiến hành công cuộc đổi mới, cải cách
và mở cửa, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước…
Việt Nam và Trung Quốc đã thiết lập được khuôn khổ quan hệ ổn định, bềnvững, lâu dài theo phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn địnhlâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt,đối tác tốt” Hai bên đã thành lập Ủy ban chỉ đạo song phương Các cuộc gặp cấpcao hai nước được tiến hành thường xuyên hàng năm; các hoạt động giao lưu hữunghị, hợp tác giữa các ban, ngành, địa phương của hai nước cũng diễn ra sôi động;góp phần tăng cường hiểu biết và tin cậy lẫn nhau
Việt Nam và Trung Quốc đều quan tâm thúc đẩy xu thế hòa bình, hợp tác vàphát triển ở khu vực và trên thế giới, đều coi trọng việc giữ vững môi trường hòabình, tranh thủ các điều kiện bên ngoài thuận lợi để thực hiện mục tiêu phát triển
Sự phát triển các mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Trung Quốc và ASEAN,
mà Việt Nam là một thành viên có vị thế và vai trò quan trọng, đồng thời lại là nướcASEAN liền kề với Trung Quốc, cũng là một yếu tố chính trị đối ngoại thúc đẩyquan hệ kinh tế Việt Nam – Trung Quốc
Trong bối cảnh có sự gia tăng cạnh tranh giữa các nước lớn ở Đông Á – TháiBình Dương nói chung và Đông Á nói riêng, Trung Quốc luôn e ngại Mỹ có thể lợidụng, lôi kéo Việt Nam, đồng thời Trung Quốc cũng luôn đề phòng nhà cầm quyềnĐài Loan, lợi dụng quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam mưu đồ “Đài loan độclập” Các yếu tố này đều ảnh hưởng tới quan hệ thương mại song phương giữa hainước
1.2.4 Môi trường địa lý:
Các yếu tố thuộc môi trường địa lý cũng tác động đến cơ hội và sự thành côngcủa hoạt động xuất khẩu hàng hóa Các yếu tố địa lý từ lâu đã được quan tâm, nótạo thuận lợi hay gây khó khăn cho việc xuất khẩu hàng hóa, Việt Nam có lợi thế về
Trang 18địa lý khi xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc với đường biên giới chung dài1.350km Khoảng cách giữa hai nước có ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí và giáthành của hàng hóa, việc vận chuyển, trao đổi mua bán hàng hóa Khí hậu, thời tiết,tính chất mùa vụ ảnh hưởng đến các chu kỳ sản xuất, tiêu dùng trong khu vực, đếnnhu cầu tiêu dùng của thị trường xuất khẩu, các yêu cầu về sự phù hợp của hànghóa, vấn đề dự trữ bảo quản hàng hóa, tính đa dạng theo hướng chuyên môn hóahoặc lợi thế so sánh trong việc buôn bán…
1.2.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển quan hệ thương mại Việt Nam –Trung Quốc giai đoạn đến 2015:
- Các yếu tố mang tính toàn cầu:
Quan hệ kinh tế thương mại của Việt Nam với các nước và với Trung Quốc nóiriêng đang có sự thuận lợi từ sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là côngnghệ thông tin Quá trình này giúp cho quá trình sản xuất sản phẩm được rút ngắnlại, tạo điều kiện cho các nước đi sau có thể bứt phá, đốt cháy giai đoạn, đuổi kịp vàvượt các quốc gia khác Tuy nhiên, nếu không tận dụng được cơ hội, nguy cơ tụthậu càng cao Đây là một thách thức to lớn đối với Việt Nam Nếu không nỗ lực cảicách, Việt Nam sẽ có ít hơn lợi ích trong mối quan hệ kinh tế đối với Trung Quốc,đứng trước nhiều bất lợi phải đối phó
Hệ thống pháp lý cho trao đổi thương mại toàn cầu đang ngày càng hoàn thiện,tạo điều kiện cho tất cảc các nước khai thác được lợi ích thương mại Việt Nam vàTrung Quốc là thành viên của WTO, điều này tạo thuận lợi cho quan hệ kinh tếthương mại giữa hai nước phát triển dựa trên các nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi,các tranh chấp thương mại sẽ được giải quyết trên cơ sở pháp lý minh bạch và rõràng Việc thực hiện các cam kết WTO sẽ là điều kiện thuận lợi cho hai nước mởrộng quan hệ thương mại Bên cạnh đó, các thể chế thương mại toàn cầu ngày cànhhoàn thiện cũng tạo thêm thuận lợi cho quan hệ hai nước với nhau và với các nướckhác
Trật tự kinh tế thế giới trong thế kỷ 21có nhiều thay đổi Việt Nam đang cónhiều thuận lợi trong thương mại quốc tế với vị trí thuận lợi về địa lý kinh tế và địachính trị, được các đối tác thương mại khác chú ý, đặc biệt là đối tác thương mạilớn như Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình
Trang 19thế giới đang diễn biến phức tạp, Việt Nam cần có chiến lược đối tác thương mại rõràng trên cơ sở các nguyên tắc quốc tế và phân tích tình hình kinh tế, chính trị thếgiới Nếu không tỉnh táo, chạy theo lợi ích thương mại ngắn hạn phải đối phó vớicác vấn đề quốc tế phức tạp, mất đi cơ hội tận dụng ngoại lực để rút ngắn khoảngcách phát triển.
- Các yếu tố khu vực:
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) hình thành tạo thuậnlợi cho quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc nhưng cũng đặt ra nhiều tháchthức Về thuận lợi: tạo cơ hội về thương mại và đầu tư cho Việt Nam, dành được ưuđãi từ phía Trung Quốc Về khó khăn: gia tăng áp lực cạnh tranh trên thị trườngTrung Quốc và phía các nước ASEAN, là đối phó với sự cạnh tranh của hàng TrungQuốc và các nước ASEAN ở thị trường trong nước và tình trạnh nhập siêu của nước
ta với Trung Quốc, cạnh tranh trong thu hút vốn đầu tư từ phía Trung Quốc và cácnước ASEAN
Hợp tác khu vực được đẩy mạnh với nhiều hình thức mới và liên kết mới (hìnhthành cộng đồng kinh tế ASEAN, ASEAN mở rộng hợp tác _ ASEAN+, tăngcường hợp tác Đông Á) tạo thuận lợi cho quan hệ hai nước
Hợp tác tiểu vùng Mê Kông có những ảnh hưởng nhất định đến quan hệ kinh tếViệt Nam – Trung Quốc Thứ nhất, hợp tác tiểu vùng Mê Kông tạo điều kiện chocác nước cải thiện cơ sở hạ tầng Thứ hai, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam
và Tây Nam Trung Quốc phát triển các ngành kinh tế như vận tải du lịch, khai tháctài nguyên, phát triển nông nghiệp, chuyển giao công nghệ Thứ ba, tạo điều kiệnphát triển vùng núi lạc hậu của Việt Nam và Trung Quốc, tạo không gian kinh tếcho phát triển thương mại
- Các yếu tố của Trung Quốc:
Việc Trung Quốc gia nhập WTO có nhiều tác động đối với Việt Nam Trướchết là quan hệ hai nước sẽ được phát triển trên cơ sở pháp luật quốc tế, sẽ bình đẳnghơn, qui mô thương mại được mở rộng nhờ cắt giảm các hàng rào thương mại Thứhai, sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO tạo điều kiệncho hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào Trung Quốc Thứ ba, Việt Nam tận dụng cơ
Trang 20hội phát triển và hiện đại hóa của Trung Quốc để nhập khẩu công nghệ, thu hút đầu
tư từ Trung Quốc Bên cạnh những tác động tích cực nói trên, việc gia nhập WTOcủa Trung Quốc có những tác động tiêu cực đối với Việt Nam Trước hết, gia tăngsức ép cạnh tranh từ phía Trung Quốc Thứ hai, việc Trung Quốc gia nhập WTOlàm bùng nổ quan hệ thương mại giữa hai nước, tuy nhiên, cũng làm gia tăng bấtcập trong quản lý thương mại biên mậu, kiểm soát chất lượng hàng hóa nhập khẩu,gia tăng tình trạng buôn lậu…
Chính sách phát triển các vùng miền của Trung Quốc đang tạo thuận lợi tronghợp tác của Việt Nam với các tỉnh Tây Nam và Đông Nam Trung Quốc Sự thayđổi chính sách đầu tư trong một số lĩnh vực tạo cơ hội cho Việt Nam thu hút FDI từTrung Quốc và các nước khác vào các lĩnh vực thu hút nhiều lao động và sử dụngtài nguyên Chính sách tỷ giá của Trung Quốc đang tạo thuận lợi thu hút FDI củaViệt Nam và sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu Hợp tác hai hành lang, một vànhđai tạo thuận lợi về cơ sở hạ tầng giao thông cho trao đổi thương mại hai nước
Sự phát triển quá nóng của nền kinh tế Trung Quốc sẽ có tác động đến ViệtNam Trước hết, là gia tăng nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu, năng lượng từ các nướctrong đó có Việt Nam và điều này có thể gây sức ép cạn kiệt môi trường và tàinguyên thiên nhiên nước ta Thứ hai, làm tăng giá, đặc biệt là nguyên liệu và nănglượng, hàng hóa, vật tư trên thế giới dẫn đến sự mất ổn định thị trường
- Các yếu tố trong nước:
Việt Nam gia nhập WTO tạo thuận lợi cho việc mở rộng quan hệ thương mạitheo nguyên tắc bình đẳng hơn, tuy nhiên với sức cạnh tranh vượt trội của hàng hóaTrung Quốc, việc cắt giảm các hàng rào thương mại do thực hiện WTO sẽ là tháchthức đối với Việt Nam tại thị trường trong nước
Việt Nam đang đẩy mạnh hội nhập kinh tế với khu vực sẽ là cơ hội để tham giavào mạng lưới kinh doanh khu vực và toàn cầu, khai thác được lợi thế cạnh tranh để
mở rộng thương mại Các cơ hội đầu tư nước ngoài cũng sẽ được tăng cường, nhất
là đầu tư từ phía Trung Quốc Tuy nhiên, việc tham gia liên kết kinh tế khu vựckhông chỉ đem lại cơ hội mà cả những tác động tiêu cực đối với Việt Nam Việc cắtgiảm thuế nhập khẩu theo các cam kết khi tham gia vào các liên kết kinh tế khuvực và các khu vực thương mại tự do sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu
Trang 21ngân sách Sức ép cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước ngày càng giatăng Các nền kinh tế trong khu vực đều có tiềm lực rất mạnh và cạnh tranh gay gắtvới Việt Nam.
Việt Nam sẽ đẩy mạnh cải cách kinh tế trong nước để đảm bảo tăng trưởng kinh
tế nhanh và bền vững sẽ tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng và hấp dẫn hơncho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Trung Quốc
1.2.6 Cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam với các nước ASEAN trên thị trường Trung Quốc:
Trung Quốc chiếm một vị trí quan trọng trong thị trường xuất khẩu của ASEAN
và tiềm năng nhập khẩu vào nước này còn rất lớn Hiệp định thương mại ASEAN –Trung Quốc đã mở ra nhiều cơ hội cho các nước ASEAN đẩy mạnh hoạt động xuấtkhẩu hàng hóa vào thị trường này, tuy nhiên bên cạnh thuận lợi thì việc cạnh tranhgiữa Việt Nam với các nước ASEAN trong xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốccàng trở nên mạnh mẽ
Bảng 1.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu của các nước ASEAN với Trung Quốc
-12.869(62%)Trung Quốc (35%)5.643 (36%)7.819 10.860(33%) (22%)8.350 (33%)4.688 -
Số % trong ( ) là tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2001-2005
Nguồn: số liệu thống kê xuất khập khẩu của COMTRADE
Trang 22Dựa vào bảng trên ta có thể thấy, trên thị trường Trung Quốc kim ngạch xuấtkhẩu của Việt Nam vẫn rất khiêm tốn so với các nước ASEAN khác, ngay cả cácnước có cơ cấu xuất khẩu tương đương như Thái Lan, Inđônêxia hay có trình độphát triển kinh tế tương đồng như Philippin Trong quan hệ thương mại Việt Nam
và các nước lân cận, Việt Nam nhập siêu nhiều với Trung Quốc và với hầu hết cácnước ASEAN -6 (ngoại trừ Philippin) trong khi hầu hết các nước ASEAN xuất siêusang Trung Quốc
Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu vào Trung Quốc của Việt Nam và cácnước ASEAN trong giai đoạn 2001 – 2005 cũng cho thấy trong khi phần lớn cácnước ASEAN đã tranh thủ được cơ hội Trung Quốc tăng cơ hội nhập khẩu thì tốc
độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc vẫn thấp hơncác nước trong khu vực và thấp hơn tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu cảuTrung Quốc vào Việt Nam
Cơ cấu xuất khẩu: hiện nay, khoảng cách phát triển công nghiệp giữa Việt Nam
và các nước ASEAN đi trước còn khá lớn Kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệpcủa Việt Nam mặc dù tăng nhanh, hiện nay mới chỉ bằng 1/3 của Philippin vàInđônêxia, 1/5 Thái Lan và 1/7 Malaixia Về chất lượng phát triển công nghiệp, sovới các nước ASEAN khác, tỷ lệ công nghiệp trong cơ cấu xuất nhập khẩu của ViệtNam còn thấp Số liệu bảng 2 cho thấy, ngoại trừ Inđônêxia còn dựa nhiều vào xuấtkhẩu nguyên nhiên liệu, các sản phẩm công nghiệp chiếm tới 70% - 80% kim ngạchxuất khẩu của các nước ASEAN khác và trên 85% kim ngạch xuất khẩu của TrungQuốc nhưng chỉ chiếm tới 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
Về năng lực cạnh tranh xuất khẩu thì các nước có năng lực cạnh tranh mạnh vềhàng công nghiệp công nghệ cao và trung bình như điện tử sẽ có khả năng xuấtkhẩu khi Trung Quốc tăng trưởng Xuất khẩu những sản phẩm như dệt may, da giầy
và những hàng hóa sử dụng nhiều lao động khác sẽ có xu hướng giảm khi TrungQuốc tăng trưởng Xuất khẩu hàng nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên như dầu
cọ, cao su, gỗ, dầu thô, gas và rất nhiều sản phẩm nông nghiệp và hải sản khác sẽ cótriển vọng tăng lên Như vậy sẽ có xu hướng Việt Nam tăng cung cấp nguyên nhiênliệu cho Trung Quốc và nhập khẩu hàng công nghiệp
Trang 23Bên cạnh lợi thế cạnh tranh thì các chính sách thương mại trong khu vực và đaphương cũng đem lại những thay đổi trong năng lực cạnh tranh.
Để giảm thách thức và tăng cơ hội xuất khẩu sang Trung Quốc, Việt Nam phảitìm cách nâng cao khả năng cạnh tranh của mình Việt Nam phải chuyển dịch cơcấu xuất khẩu, phải có khả năng cung cấp ngày càng nhiều các mặt hàng côngnghiệp cạnh tranh được trên thị trường khu vực và thế giới Muốn vậy, phải xácđịnh được những ngành có lợi thế so sánh, chuyển hướng chiến lược cho phù hợpvới tình hình mới và tận dụng ngoại lực để vừa làm tăng nội lực vừa nhanh chóngtăng năng lực cạnh tranh
Bảng 1.2: Các nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu của ASEAN vào Trung Quốc
Trang 27Số liệu Việt Nam từ năm 2001-2004
Nguồn: ITC tổng hợp số liệu từ Comtrade
Trang 28CHƯƠNG II THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG TRUNG QUỐC
2.1 Thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc:
2.1.1 Tình hình chung về quan hệ thương mại hai nước:
Cùng với sự phát triển toàn diện của mối quan hệ Việt Trung, quan hệ thươngmại hai nước cũng phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng về quan hệ hai chiềutrong giai đoạn 2001-2006 đạt trung bình 24,09%/năm, riêng trong năm 2006 kimngạch hai chiều đã vượt mức 10 tỷ USD, đạt mức 10,4 tỷ USD, tăng 19,2% so vớinăm 2005 và Trung Quốc trong 3 năm liền liên tục là đối tác thương mại lớn nhấtcủa Việt Nam
Chỉ riêng 5 tháng đầu năm 2007 kim ngạch hai chiều giữa hai nước đã đạt tới5,6 tỷ USD, tăng 49,6% so với cùng kỳ năm 2006 Tính đến tháng 10/2007 con sốnày là 12,1 tỷ USD Tiến đô tăng trưởng đều đặn này là dấu hiệu khả quan để đạtmục tiêu kim ngạch hai chiều 15tỷ USD vào năm 2010
Bảng 2.1: Thống kê quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc
Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam
- Về xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường TrungQuốc liên tục tăng trong giai đoạn 2001 – 2007, lần lượt đạt 1.418 triệu USD, 1.495
Trang 29triệu USD, 1.747 triệu USD, 2.735 triệu USD, 2.961 triệu USD, 3.030 triệu USD,3.448 triệu USD Tốc độ bình quân tăng trưởng về xuất khẩu đạt 13,54%/năm Hiệnnay Trung Quốc đã trở thành thị trường đứng thứ 3 trong xuất khẩu của Việt Nam
- Về nhập khẩu: Nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc tăng mạnh trong giaiđoạn 2001 – 2006, tốc độ tăng trung bình đạt 31,9%/năm Kim ngạch nhập khẩu từTrung Quốc giai đoạn 2001 – 2006 lần lượt là: 1.629 triệu USD, 2.158 triệu USD,3.120 triệu USD, 4.456 triệu USD, 5.778 triệu USD, 7.990 triệu USD Trong đónăm 2006 có kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh nhất và hiện nay Trung Quốc đã trởthành nước xuất khẩu lớn nhất vào Việt Nam Đây cũng chính là nguyên nhân dẫnđến tình trạng nhập siêu ngày càng gia tăng trong quan hệ thương mại Việt Nam –Trung Quốc
2.1.2 Thực trạng về cán cân thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc:
Trong suốt thời kỳ 1991 – 2000, Việt Nam liên tục xuất siêu sang Trung Quốc(chỉ trừ năm 1998 Việt Nam nhập siêu 74,9 triệu USD chiếm 17% so với kim ngạchxuất khẩu của Việt Nam vào Trung Quốc của năm này) Tổng suất siêu của ViệtNam vào Trung Quốc từ năm 1991 đến 2000 là 502,8 triệu USD chiếm 12% so vớitổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Quốc và chiếm 0,7% so vớitổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước cùng thời kỳ này
Đây là thời kỳ xuất siêu của Việt Nam vào Trung Quốc là khá cao, riêng năm
1994 và 2000 xuất siêu của Việt Nam đều đạt trên 100 triệu USD Tuy nhiên trongthời kỳ này, xuất siêu của Việt Nam vào Trung Quốc qua các năm tăng giảm thấtthường Điều này cho thấy, xuất siêu của Việt Nam vào thị trường này còn nhiềuhạn chế, chưa ổn định và có xu hướng giảm dần Giai đoạn 1991 – 1995, tổng xuấtsiêu của Việt Nam vào Trung Quốc là 298,5 triệu USD, chiếm 46,8% so với kimngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Trung Quốc Đến giai đoạn 1996 –
2000, con số này giảm xuống còn 204,3 triệu USD, chỉ chiếm 5,8% bằng 1/8 sovới giai đoạn trước
Kể từ năm 2001 đến nay, Việt Nam đã chịu sức ép nhập siêu rất mạnh từ TrungQuốc, giá trị nhập siêu từ Trung Quốc liên tục tăng mạnh qua các năm Trong giaiđoạn 2001 – 2006 mức độ nhập siêu của ta từ Trung Quốc ngày càng lớn, mức độ
Trang 30tăng trung bình là 1,84 tỷ USD/năm và hiên nay Trung Quốc đã vượt qua Đài Loan
và Hàn Quốc trở thành thị trường nhập siêu lớn nhất của nước ta
Bảng 2.2 Cán cân xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam – Trung Quốc
giai đoạn 1991 – 2007
n v : Tri u USD Đơn vị: Triệu USD ị: Triệu USD ệu USD
Nguồn: Bộ thương mại
Bảng 2.3: Thống kê mức độ nhập siêu từ Trung Quốc giai đoạn 2001 – 2007
Năm Mức độ nhập siêu từ Trung Quốc (triệu USD) Tốc độ tăng (%)
Trang 31Trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 2001 – 2006 các sản phẩm cókim ngạch nhập khẩu lớn từ Trung Quốc vào Việt Nam là những tác nhân chínhkhiến cho biên độ nhập siêu của ta từ Trung Quốc ngày càng gia tăng là:
- Xăng dầu các loại,
Trang 32Bảng 2.4: Kim ngạch nhập khẩu của các sản phẩm lớn từ Trung Quốc và tỷ
trọng của các sản phẩm này trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc
qua các năm thuộc giai đoạn 2001 – 2006.
n v : tri u Đơn vị: Triệu USD ị: Triệu USD ệu USD USD
các loại 62,3 3,8 57,6 2,6 244,2 7,8 391,9 8,7 264,2 4,5 298,7 4,04Máy móc,
thiết bị
phụ tùng
219,3 13,4 347,9 16,1 446,8 14,3 607,1 13,6 817,5 14,1 1.200 16,2 Săt thép
các loại 54,7 3,3 69 3,1 108,2 3,4 409,5 9,1 718 12,4 1.296 17,5NPL, dệt,
Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam.
2.1.3 Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc:
Hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc trong thời gian qua gồm 4 nhóm chính là:
- Hàng nhiên liệu (than đá, dầu thô, cao su tự nhiên, quặng kim loại…)
- Nhóm hàng nông sản (lương thực, vhè, rau quả, hạt điều…)
- Nhóm hàng thủy sản tươi sống, thủy sản đông lạnh (như tôm, cua, cá…)
- Nhóm hàng tiêu dùng (thủ công mỹ nghệ, giày dép, đồ gia dụng cao cấp…)
Ngoài ra trong những năm gần đây Việt Nam còn xuất sang Trung Quốc mặt
hàng công nghiệp là vi tính và linh kiện điện tử Trong đó, nhiều mặt hàng Việt
Nam xuất sang Trung Quốc đã khẳng định được thị phần và có sức cạnh tranh của
mình như dầu thô, hàng hải sản, cao su, than đá, rau quả, hạt điều…tuy kim ngạch
xuất khẩu chưa cao nhưng tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định
Trang 33Nhóm hàng nguyên nhiên vật liệu, cao su, dầu mỏ, than đá vẫn chiếm trên 60%kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc Trong đó, dầu thôchiếm tới 50%, tuy nhiên tỷ trọng xuất khẩu dầu thô trong năm 2006 đã giảm trongkhi tỷ trọng xuất khẩu than đá và cao su lai tăng lên Cao su là mặt hàng chiếm tỷtrọng khá lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với kim ngạch xuấtkhẩu tăng từ 51 triệu USD năm 2001 lên 852 triệu USD năm 2006 Cao su được coi
là mặt hàng Việt Nam có lợi thế tuyệt đối Kim ngạch xuất khẩu than đá cũng tăng
từ 17,3 triệu USD năm 2001 lên 295 triệu USD năm 2006
Trong khi nhóm nguyên nhiên liệu có tốc độ tăng trưởng cao thì xuất khẩunhóm hàng nông, lâm, hải sản có xu hướng giảm đi Kim ngạch xuất khẩu thủy hảisản giảm từ 253 triệu USD năm 2001 xuống còn 65 triệu USD năm 2006 Kimngạch xuất khẩu rau củ quả giảm từ 145 triệu USD xuống còn 25 triệu USD năm
2006 trong cùng giai đoạn mặc dù rau củ quả và thủy hải sản vẫn được coi là mặthàng Việt Nam có lợi thế cạnh tranh Trong nhóm nông, lâm, thủy sản, hạt điều làmột trong những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định với kim ngạch xuấtkhẩu tăng từ 30 triệu USD năm 2001 lên 95 triệu USD năm 2006 Xuất khẩu càphê, chè, gạo cũng có xu hướng tăng tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu còn thấp.Một thành công trong cải thiện cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sangTrung Quốc là sự tăng trưởmg của các mặt hàng chế biến như giày dép, hàng dệtmay, hàng thủ công mỹ nghệ và hiện nay là mặt hàng máy vi tính và linh kiện, dâyđiện và cáp điện…Tuy kim ngạch xuất khẩu còn khá nhỏ bé nhưng tốc độ tăngtrưởng ổn định cũng cho thấy Việt Nam có khả năng phát triển xuất khẩu các mặthàng này sang thị trường Trung Quốc
Như vậy, trong những năm gần đây xu hướng xuất khẩu hàng hóa của Việt Namsang Trung Quốc diễn biến theo chiều hướng bất lợi cho Việt Nam Việt Nam xuấtkhẩu sang Trung Quốc hơn 1000 mặt hàng, chủ yếu là dầu thô, khoáng sản, nguyênliệu thô, nông sản thực phẩm…, trong khi đó Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Namhơn 4000 mặt hàng chủ yếu là hàng tiêu dùng công nghệ phẩm, sắt thép, điện tử dândụng, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu cho gia công hàng dệt may, da giày, hóachất cơ bản, phân bón, giống cây trồng…Có điều cần lưu ý rằng hàng hóa từ Việt
Trang 34Nam xuất sang Trung Quốc (nhất là nông sản, thực phẩm) thường gặp khó khăn dophía Trung Quốc đột ngột thay đổi chính sách như đơn phương dừng thông quanđối với một số mặt hàng có lúc đã làm cho hàng ngàn tấn dưa hấu, xoài, hải sản tươisống… phải tiêu hủy tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc Các doanh nghiệp ViệtNam có qui mô nhỏ, vốn không lớn đã lao đao, thậm chí phá sản khi rơi vào tìnhtrạng này.
Bảng 2.5: Thống kê các mặt hàng chủ yếu Việt Nam xuất khẩu sang
Trung Quốc giai đoạn 2002 – 2006
Nguồn: Bộ thương mại
2.1.4 Các phương thức xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc:
Có 4 phương thức xuất khẩu hàng hóa chủ yếu là: xuất khẩu trực tiếp, gia côngxuất khẩu, tái xuất khẩu và xuất khẩu tại chỗ
- Xuất khẩu trực tiếp là hình thức các nhà xuất khẩu của Việt Nam bán hàngtrực tiếp hàng hoá cho thưong nhân Trung Quốc mà không phải qua trung gian nào.Trong quan hệ xuất khẩu với Trung Quốc, Việt Nam có hai hình thức xuất khẩutrực tiếp là: xuất khẩu chính ngạch và xuất khẩu tiểu ngạch
Xuất khẩu chính ngạch là: hình thức xuất khẩu theo giấy phép của Bộ Thươngmại lưu thông qua các cửa khẩu quốc tế và quốc gia, phải chấp hành đầy đủ các thủtục theo thông lệ và tập quán quốc tế Trung Quốc gọi hình thức này là quốc mậu
Trang 35Xuất khẩu tiểu ngạch là hình thức xuất khẩu theo giấy phép của Ủy ban nhândân các tỉnh biên giới Trung Quốc gọi hình thức này là biên mậu.
- Gia công xuất khẩu là hình thức xuất khẩu trong đó một đơn vị kinh doanhtrong nước nhập nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của nước ngoài rồi tiến hành giacông chế biến, sản xuất thêm Sau đó xuất sang nước đó Hình thức này thườngđược tiến hành ở những nước có trình độ công nghệ thấp, chưa có uy tín và thiếu thịtrường
- Tái xuất khẩu là hình thức nhập khẩu tạm thời hàng hóa từ nước xuất khẩu vàonước mình sau đó xuất sang nước thứ ba Hình thức này thường xảy ra ở các nướclàm trung gian xuất khẩu, có vị trí địa lý thuận lợi, có thị trường và có uy tín trongkinh doanh xuất khẩu
- Xuất khẩu tại chỗ, đây là hình thức xuất khẩu mà hàng hóa chưa vượt ra khỏibiên giới của quốc gia đó Đó là việc cung cấp hàng hóa cho các đoàn ngoại giao,đoàn khách du lịch nước ngoài hay hàng hóa được bán ra khỏi khu chế xuất của mộtnước Hình thức này tạo ra thị trường xuất khẩu tại chỗ
Từ khi hiệp định thương mại được kí kết vào năm 1991, hoạt động xuất khẩuhàng hóa của Việt Nam vào Trung Quốc được thúc đẩy mạnh mẽ mà ngày càng giatăng với hình thức xuất khẩu chính là xuất khẩu chính ngạch và xuất khẩu tiểungạch Trong đó giao dịch thương mại thực hiện qua đường tiểu ngạch là chủ yếu.Buôn bán tiểu ngạch tạo thuận lợi cho doanh nghiệp giảm được 50% thuế., tiếtkiệm một số bao bì, chất lượng hàng hóa không đòi hỏi cao, thậm chí tránh đượckiểm dịch về an toàn vệ sinh Tuy nhiên buôn bán tiểu ngạch có nhiều điểm yếu,điểm yếu nhất bị động, không ổn định Yếu tố không chắc chắn trong buôn bán tiểungạch khiến cho thương mại Việt Trung rủi ro cao và cũng tác động vào các hợpđồng thương mại chính ngạch trong nước Buôn bán tiểu ngạch diễn ra phụ thuộcchủ yếu vào giá cả, khi giá tăng dẫn tới hiện tượng tranh mua ở trong nước, việctranh mua đối với nhiều loại nông sản gây phá vỡ các hợp đồng của các đối tác đã
ký hợp đồng tiêu thụ nông sản với nông dân
Xuất khẩu chính ngạch đã có bước phát triển mạnh từ khi giữa Việt Nam vàTrung Quốc có Hiệp định buôn bán và hoạt động thương mại có nhịp độ bìnhthường Nếu như giai đoạn 1991-1995, xuất khẩu chính ngạch chỉ chiếm một tỷ lệnhỏ là 34,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc (bằng 52,4% so với
Trang 36hoạt động xuất khẩu tiểu ngạch) Đến giai đoạn 1996 – 2000, hoạt động xuất khẩuchính ngạch đã vượt lên và chiếm tỷ trọng áp đảo trong tổng kinh ngạch xuất khẩusang Trung Quốc là 60,2% (bằng 1,5 lần so với xuất khảu tiểu ngạch) Giai đoạnh
2001 – 2004, hoạt động xuất khẩu chính ngạch phát triển đặc biệt nhanh chóng với75,4% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc và gấp 3 lần so với xuất khẩutiểu ngạch
Các chủ thể tham gia xuất khẩu chính ngạch với Trung Quốc hầu hết là cácdoanh nghiệp có liên quan với các tổng công ty nằm sâu trong nội địa Các hìnhthức xuất khẩu chính ngạch đa dạng theo các phương thức buôn bán quốc tế: hoạtđộng mua bán, gia công, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu là những hình thức đang
có xu hướng phát triển việc áp dụng các hình thức giao dịch thương mại quốc tếtrong quan hệ thương mại Việt Trung cũng là các yếu tố làm giảm rủi ro cho cácdoanh nghiệp của Việt Nam
Tuy nhiên bên cạnh kết quả mà xuất khẩu chính ngạch đã đạt được vẫn còn một
số hiện tượng tiêu cực như tranh bán giữa các doanh nghiệp Việt Nam với nhau gâytác động tiêu cực đối với hoạt động xuất khẩu ở biên giới
Hoạt động tiểu ngạch rất sôi động và có tốc độ tăng trưởng nhanh trong thờigian qua, tuy nhiên tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu lại ngày càng giảm.Trong giai đoạn 1991 – 1995, xuất khẩu tiểu ngạch chiếm 65,6%, sang giai đoạn
1996 – 2000 con số này là 39,8% và giai đoạn 2001-2004 đã giảm xuống chỉ còn24,6%
Xuất khẩu qua biên giới thông qua nhiều hình thức khác nhau như thông quahợp đồng, đổi hàng trực tiếp giữa các doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư và xuấtkhẩu trung gian Các hình thức này đã thu hút được một lượng lớn người tham giaxuất khẩu Việc thanh toán có thể thông qua thanh toán bằng tiền mặt hoặc trao đổihàng hóa tuy nhiên không ít trường hợp bị rủi ro
Xuất khẩu tiểu ngạch góp phần đáp ứng nhu cầu trao đổi của nhân dân hai nước,cải thiện và nâng cao đời sống của người dân khu vực biên giới; góp phần tạo công
ăn việc làm, tăng thêm thu nhập, thoát khỏi cảnh nghèo đói
Bảng 2.6: Tương quan so sánh giữa xuất khẩu chính ngạch
và xuất khẩu tiểu ngạch.
Đơn vị::%
Trang 371991 - 1995 1996 - 2000 2001 - 2004
Nguồn: Bộ thương mại.
2.1.5 Cụ thể một số hàng hóa xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Trung Quốc:
2.1.5.1 Về mặt hàng dầu thô:
Dầu thô là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam Năm
1986 Việt Nam khai thác tấn dầu thô đầu tiên và xuất khẩu tấn dầu thô đầu tiên năm
1987, trong năm 1986 sản lượng khai thác mới được 40.000 tấn, nhưng tới năm
1989 Việt Nam đã xuất khẩu được 1,5 triệu tấn dầu thô Năm 1991 xuất được 4triệu tấn và cả thời kỳ 1991 – 1995 Việt Nam sản lượng xuất khẩu dầu thô của ViệtNam đã lên tới hơn 30 triệu tấn và đặc biệt giai đoạn 1995 – 2000, đạt 60,5 triệutấn Riêng năm 1998 xuất trên 12 triệu tấn, đạt kim ngạch 1,23 tỷ USD, tăng 23,7%
so với năm 1997 nhưng lai giảm hơn 10% kim ngạch do giá dầu thô trên thị trườngthế giới giảm Đến năm 2004 Việt Nam đã xuất khẩu 19,5 triệu tấn dầu thô đạt kimngạch xuất khẩu 5.666 triệu USD, đây là con số dầu thô khai thác đạt kỷ lục nhấttrước đó và là khối lượng khai thác đạt ngưỡng của Việt Nam
Tính đến ngày 11/3/2008, sản lượng xuất khẩu dầu thô của Việt Nam đạt mức2,72 triệu tấn, thu về 2,005 tỷ USD
Theo thông tin từ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petro Việt Nam),riêng hai tháng đầu năm 2008, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng chủ lực này đã đạt1,66 tỷ USD (18,23% kế hoạch năm 2008), với 2,27 triệu tấn Con số này nằmtrong dự kiến 14,92 triệu tấn mà Việt Nam dự định khai thác trong năm nay so với15,8 triệu tấn đã khai thác được năm 2007
Từ năm 2000 đến nay, cùng với sự phục hồi và tăng trưởng nhanh của nền kinh
tế toàn cầu thị trường dầu mỏ thế giới có nguy cơ rơi vào khủng hoảng như nhữngnăm 70 của thế kỷ 20, gây hoang mang cho các nhà kinh tế và các nhà phân tíchdầu mỏ thế giới Nguyên nhân chính là do cầu vượt quá cung, hậu quả của việc cắtgiảm sản lượng của tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) nhằm nâng giá dầu
Trang 38thô lên khỏi mức thấp (10$/ thùng) từ đầu năm 1999 Một nhân tố khác không kémphần quan trọng làm giá dầu thô tăng kỷ lục là tồn kho dầu thô của Tổ chức hợptác và phát triển kinh tế (OECD) giảm mạnh Trong khi đó nhu cầu dầu thô đangtăng lên hàng ngày.
Ở Việt Nam trong thời gian qua, hoạt động sản xuất và xuất khẩu dầu thô diễn
ra khá thuận lợi, nếu không có sự cố tàu chở dầu Ba Vì thì hoạt động kinh doanhcủa nước ta còn khá hơn
Giá dầu thế giới tăng cao góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.Hiện giá dầu thế giới đã vượt quá 110 USD/ thùng, nên giá xuất khẩu dầu thô củaViệt Nam cũng tăng theo Điều này giúp đảm bảo mục tiêu thu về 9,5 tỷ USD trongnăm 2008 như kế hoạch, dù sản lượng khai thác dầu thô từ mỏ Bạch Hổ (lớn nhấtnước ta) sẽ giảm khoảng 1 triệu tấn so với năm trước
Các chuyên gia ngành năng lượng dự đoán đây là thời điểm thị trường dầu thôChâu Á – Thái Bình Dương có dự tăng trưởng khá tốt, do thời gian này có nhu cầusưởi ấm của mùa đông vùng Đông Bắc Á và nhu cầu tiêu thụ năng lượng ở TrungQuốc và Ấn Độ tiếp tục gia tăng
Dầu thô là mặt hàng chủ yếu chiếm tỷ trọng áp đảo trong kim ngạch xuất khẩucủa Việt Nam sang thị trường Trung Quốc Trong giai đoạn 2000 – 2003, tỷ trọngkim ngạch xuất khẩu xầu thô chiếm từ 40% - 50% tổng kim ngạch xuất khẩu củaViệt Nam sang Trung Quốc Sang năm 2004 con số này đã tăng lên thành 53,8%.Cho tới nay, xuất khẩu dầu thô đã góp phần thu hẹp mức độ nhập siêu của ViệtNam so với Trung Quốc
Về tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dầu thô của Việt Nam qua các năm (bảng 9)cho thấy: mức tăng trưởng xuất khẩu dầu thô qua các năm là khá cao Năm 2000kim ngạch xuất khẩu dầu thô của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc là 749 triệuUSD, đến năm 2004 con số này đã lên tới 1.471 triệu đô tăng gần gấp đôi (722 triệuUSD) Tuy nhiên trong giai đoạn này, năm 2001 kim ngạch xuất khẩu dầu thô bịgiảm 21,56% so với năm trước, kim ngạch xuất khẩu chỉ còn 591 triệu USD nhưngvẫn chiếm 41,7% so với tổng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc Giai đoạn
2005 – 2007, kim ngạch xuất khẩu dầu thô của Việt Nam sang Trung Quốc giảm
Trang 39dần một cách nhanh chóng, từ 1.160 triệu USD năm 2005 xuống còn 281 triệu USDnăm 2007 ( bằng ¼ năm 2005)
Bảng 2.7 Xuất khẩu dầu thô Việt Nam sang Trung Quốc qua các năm
Năm KNXK dầu thô sang
TQ (triệu USD)
Tốc độ tăngtrưởng (%)
TL so với tổngKNXK của VN sang TQ (%)
TL so với tổng KNXK dầu thô của VN (%)
Nguồn: Bộ thương mại.
Nếu so sánh kim ngạch xuất khẩu dầu thô sang Trung Quốc với tổng kim ngạchxuất khẩu dầu thô của Việt Nam ta nhận thấy kim ngạch xuất khẩu dầu thô sangTrung Quốc chiếm tỷ lệ khá ổn định và tăng dần ở giai đoạn 2000 - 2004 Các nămgần đây, từ 2005 – 2007 con số nay giảm dần chỉ còn 3,6% năm (2007)
Trang 402.1.5.2 Về mặt hàng cao su:
Cao su là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam, sảnlượng cao su xuất khẩu của Việt Nam chiếm 3% tổng sản lượng xuất khẩu trên thếgiới Cao su được coi là ngành xuất khẩu hiệu quả của nông nghiệp Việt Nam Diệntích cao su của cả nước tương đối ổn định trong các năm qua , hiện nay là 520.000ha
Năm 2004, Việt Nam xuất khẩu được 494.000 tấn cao su với giá trị kim ngạch
là 578 triệu USD và con số này ngày càng tăng qua các năm
3 tháng đầu năm 2007 kim ngạch xuất khẩu cao su tăng 21,35% so với cùng kỳnăm 2006 đạt 107,1 triệu USD
Giá xuất khẩu cao su trong tháng 1/2007 tăng nhẹ, tăng 3,4% lên 1.638,2USD/tấn Theo số liệu thống kê chính thức, lượng cao su xuất khẩu của Việt Namtrong tháng 1/2007 đạt 65.390 tấn với kim ngạch 107,12 triệu USD tăng 13,25% vềlượng và 21,3% về kim ngạch ngạch so với cùng kỳ năm 2006
Sơ đồ 2.1: Kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam qua các tháng năm 2007
(ĐVT: Triệu USD)
Nguồn: Bộ thương mại.
Trong tháng 2/2008, lượng cao su xuất khẩu ước đạt khoảng 31,2 ngàn tấn, trịgiá 72,6 triệu đô-la, giảm 4,6 % về lượng nhưng tăng 23,5 % về trị giá và tăng 29,5
% về đơn giá
Tính đến hết tháng 2/2008, tổng lượng cao su xuất khẩu đạt 82,7 ngàn tấn, trịgiá 189,6 triệu tấn với đơn giá bình quân là 2.293 USD/tấn, giảm 15,7 % về lượngnhưng tăng 14,3 % về trị giá nhờ tăng đơn giá khoảng 35,5 % so với cùng kỳ nămtrước