+ Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước đối với các trường đại học ngoài công lập.. Sự phát triển của xã hội kéo theo nhu cầu đào tạo nhân lực và nhu cầu học
Trang 1Quản lý nhà nướcđối với các trường đại học ngoài công lập ở Việt Nam
Lương Thị Thu Hường Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS Quản lý kinh tế ; Mã số: 60 34 01 Người hướng dẫn: TS Nguyễn Thùy Anh
Năm bảo vệ: 2014
Abstract + Hệ thống hóa, bổ sung làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quản lý nhà
nước đối với các trường đại học ngoài công lập
+ Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với các trường đại học ngoài công lập, làm rõ những kết quả đã đạt được, hạn chế và nguyên nhân
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước đối với các trường đại học ngoài công lập
Keywords Quản lý kinh tế; Quản lý nhà nước; Trường Đại học ngoài công lập; Giáo dục
Việt Nam; Giáo dục đại học
Content
1 Tính cấp thiết của đề tài
Dân tộc Việt Nam có truyền thống văn hóa lâu đời đó là truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nền giáo dục của dân tộc chẳng những được coi trọng mà còn có điều kiện để phát triển không ngừng Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã dạy: "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người " Điều đó khẳng định vị trí và vai trò của con người trong sự phát triển kinh tế - xã hội Trong các nhân tố tạo nên sự phát triển kinh tế - xã hội, "nhân tố con người" giữ vị trí trung tâm, quyết định đối với toàn bộ các hệ thống, các nhân tố khác Con người muốn phát triển toàn diện phải thông qua giáo dục
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 (khóa VII) đã coi giáo dục là kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội (những năm của thập kỷ 80 trở về trước coi giáo dục chỉ nằm trong phạm vi cách mạng tư tưởng văn hóa) Giáo dục - Đào tạo giữ vị trí trọng yếu đối với toàn bộ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội
Chiến lược giáo dục là bộ phận trong chiến lược con người và chiến lược con người đứng ở vị trí trung tâm toàn bộ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của phát triển kinh tế - xã hội
Đối với Giáo dục đại học (GDĐH), Điều 35 Luật Giáo dục đã nêu lên những mục tiêu cụ thể: "Mục tiêu của GDĐH là đào tạo người có phẩm chất chính trị đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" Đào tạo trình
độ đại học giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành về một
Trang 2ngành nghề, có khả năng phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo
Sự phát triển của xã hội kéo theo nhu cầu đào tạo nhân lực và nhu cầu học tập ngày càng tăng, cả về số lượng và trình độ, trong khi nguồn lực của nhà nước còn hạn chế, hệ thống giáo dục công lập ở Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân Nhà nước muốn đầu tư tập trung để có bước đột phá trong giáo dục buộc phải xã hội hóa một số lĩnh vực giáo dục, một số tầng giáo dục thích hợp, đặc biệt là ở trình độ đại học nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực và nhu cầu học tập Cùng với công cuộc đổi mới của đất nước và đổi mới giáo dục-đào tạo, các trường đại học ngoài công lập (ĐH NCL) ra đời như một nhu cầu tất yếu khách quan Nguồn lực của nhà nước có hạn, trong khi nhà nước cần đầu tư vào nhiều lĩnh vực quan trọng, ví dụ có thể đầu tư vào các ngành khoa học cơ bản, trong khi xã hội hóa một số lĩnh vực để đáp ứng tốt hơn nhu cầu về nguồn nhân lực cho nền kinh tế cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về học đại học của người dân
Hơn 20 năm qua, các trường ĐH NCL ra đời, phát triển thành hệ thống đã minh chứng cho chủ trương đúng đắn trong việc đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực Số lượng các trường ĐH NCL gia tăng một cách nhanh chóng Theo báo cáo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2001 cả nước có 17 trường ĐH NCL, thì đến năm 2012, cả nước đã
có đến 61 trường ĐH NCL
Bên cạnh những thành tựu và kết quả đáng ghi nhận, thì bản thân các trường ĐH NCL đã bộc lộ những vấn đề khó khăn, yếu kém Hoạt động quản lý nhà nước đối với các trường ĐH NCL còn chồng chéo, có nhiều kẽ hở khiến cho nhiều trường ĐH NCL đứng trước nguy cơ tan rã Trong khi các trường công lập được nhà nước ưu tiên, hỗ trợ kinh phí đào tạo thì các trường ngoài công lập được xem như “con rơi’’, sự đóng góp của các trường chưa được ghi nhận đúng đắn, khi các trường rơi vào khó khăn, nhà nước lại có
xu hướng siết chặt hoặc đề xuất giải thể
Ngày 17/1/2013, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập Việt Nam
đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng báo cáo tình hình khẩn cấp của khối các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập Công văn nêu rõ: Sự góp mặt của loại hình trường đại học, cao đẳng ngoài công lập vào bức tranh tổng thể GDĐH Việt Nam hơn 20 năm qua đã tạo nên diện mạo mới cho Giáo dục - Đào tạo Việt Nam, năng động, sáng tạo, thu hút nguồn lực to lớn từ xã hội đầu tư cho giáo dục, tạo thêm cơ hội được học tập và tạo việc làm cho hàng chục vạn người Đây là kết quả của việc thực hiện đường lối đa dạng hóa, xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước Đến năm 2012, cả nước có 81 trường đại học, cao đẳng ngoài công lập, dù đã và đang “gồng” mình lên vượt khó khăn để đào tạo nhưng hàng năm mới chỉ đạt 14% số sinh viên cả nước Trong số đó chỉ có một số nhỏ trường tuyển sinh gần đủ hoặc đủ chỉ tiêu Phần lớn trường chỉ tuyển được 30-60%, không ít trường chỉ tuyển được 20-30%, thậm chí có trường chỉ tuyển được một lượng nhỏ đáng kể Trong số hàng loạt trường không tuyển đủ chỉ tiêu có không ít trường ngoài công lập đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm định, nhiều năm nay không thiếu chỉ tiêu, có cơ sở vật chất khá khang trang, có đội ngũ giảng viên là những giáo sư nối tiếng và có đội ngũ lãnh đạo là những người đã từng đảm đương vai trò quản lý chủ chốt trong ngành
Trang 3Vấn đề cấp bách hiện nay là nếu không có những thay đổi kịp thời thì trong vài năm tới chắc chắn một loạt trường ngoài công lập phải đóng cửa hoặc phá sản, làm nản lòng các nhà giáo và các nhà đầu tư đang hoặc sẽ có ý định tham gia hoạt động giáo dục đào tạo
Vậy thực trạng các trường ngoài công lập hiện nay như thế nào, cần có những giải pháp gì để nâng cao công tác quản lý của nhà nước đối với các trường ngoài công lập?
Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, tôi chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với các trường đại học ngoài công lập ở Việt Nam’’ cho luận văn thạc sĩ của mình
Trang 42 Tình hình nghiên cứu
Đã có một số công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục đào tạo nói chung và nghiên cứu về cơ hội, thách thức cũng như giải pháp đổi mới, phát triển các trường ĐH NCL nói riêng như:
- Bài giảng “Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo’’ – Tác giả PGS.TS Đặng
Xuân Hải, Đào Phú Quảng (Học viện quản lý Giáo dục) dùng cho sinh viên khoa Sư Phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội Nội dung bài giảng tập trung nghiên cứu về quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo với một số nội dung như: Một số đặc điểm của quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, trách nhiệm của các cơ quan quản
lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; Một số chuyên đề chuyên biệt về quản lý giáo dục và đào tạo; Kế hoạch hoá trong hoạt động quản lý giáo dục; Thanh tra giáo dục
- “Quản lý giáo dục – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn’’, GS.TS Nguyễn Thị Mỹ
Lộc (Chủ biên), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 2012 Cuốn sách đưa ra những vấn đề chung về lý luận quản lý giáo dục, các mô hình quản lý giáo dục, các cách tiếp cận quản
lý giáo dục, các chức năng của quản lý giáo dục như chức năng kế hoạch hoá, tổ chức bộ máy, kiểm tra và thanh tra trong quản lý giáo dục
- “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Việt Nam’’ – NXB chính trị
quốc gia 2012 Cuốn sách tập trung nhiều bài báo khoa học nhằm đóng góp ý kiến đổi mới giáo dục và đào tạo, đổi mới và phát triển dạy nghề ở Việt Nam, đổi mới và phát triển các trường ĐH NCL ở Việt Nam Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra những cơ hội và thách thức đối với các trường ĐH NCL ở Việt Nam, một số bất cập về quản trị hệ thống các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập, một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay
- “Các trường đại học ngoài công lập: Cơ hội, thách thức và đổi mới’’ Tác giả
GS.TSKH Đặng Ứng Vận, TS Lê Viết Khuyến – Tài liệu Hội thảo “Đổi mới và phát triển các trường ĐH NCL’’ Bài viết làm rõ những thách thức mà các trường ĐH NCL đang gặp phải như nhận thức của xã hội và các cấp quản lý chưa rõ ràng và chưa đầy đủ
về vai trò, vị trí và tính chất của các trường ĐH NCL, xã hội yêu cầu cao nhưng không đủ nguồn lực để phát triển, những vướng mắc của các văn bản quản lý nhà nước Tác giả cũng đã nêu ra một số giải pháp đối với các trường ngoài công lập như: Phân hệ tư nhân cần đuợc xem là một trong hai cánh cửa của hệ thống giáo dục quốc dân, có tầm quan trọng như phân hệ công lập, đặc biệt là ở trình độ đại học; Mô hình quản lý cần phải mềm dẻo để đạt tới sự bình đẳng xã hội về cơ hội tiếp cận GDĐH, đồng thời thích hợp với những đặc điểm của trường tư so với các trường công lập; Tự hoàn thiện theo hướng nhà trường xuất sắc, khẳng định thương hiệu và uy tín trong xã hội
- “Một số ý kiến về đổi mới và phát triển hệ thống các trường ngoài công lập ở
Việt Nam’’ tác giả Hoàng Xuân Sính – Tài liệu Hội thảo “Đổi mới và phát triển các
trường ĐH NCL’’ Bài viết làm rõ những khó khăn của hệ thống các trường ĐH NCL hiện nay đang gặp phải như định kiến xã hội đối với trường tư, tài chính hạn hẹp, việc khoanh vùng cho các trường ĐH NCL chưa hợp lý Tác giả đã đưa ra một số kiến nghị về
cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển cho các trường ĐH NCL như nhà nước cần có chính sách miễn thuế cho các trường phi lợi nhuận, giao đất cho các trường ĐH NCL
Trang 5- “Một số vấn đề về cơ sở giáo dục vì lợi nhuận và cơ sở giáo dục không vì lợi
nhuận’’ tác giả PGS.TS Trần Quốc Toản– Tài liệu Hội thảo “Đổi mới và phát triển các
trường ĐH NCL’’ Bài viết phân biệt hai khái niệm “Lợi nhuận và phi lợi nhuận’’ trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập
Ngoài ra có một số bài báo, công trình nghiên cứu khác được đề cập đến trong danh mục tài liệu tham khảo của luận văn Những nghiên cứu trên có nhiều cách tiếp cận, một số công trình nghiên cứu đã đưa ra giải pháp để đổi mới, phát triển các trường ĐH
NCL Đề tài “Quản lý nhà nước đối với các trường đại học ngoài công lập ở Việt Nam’’ là một đề tài mới, chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống ở Việt Nam Trong
quá trình thực hiện đề tài, bên cạnh kế thừa, tập hợp những công trình nghiên cứu đã có, tác giả tham khảo, khảo sát những vấn đề mới nảy sinh, nhằm đưa ra một cách đánh giá khoa học, có hệ thống về quản lý nhà nước đối với các trường ĐH NCL, từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với các trường ĐH NCL ở Việt Nam
3 Mục đích – Nhiệm vụ
- Mục đích: Nghiên cứu những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với các trường ĐH NCL; phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về các trường ĐH NCL
ở Việt Nam; từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hơn nữa công tác quản lý Nhà nước đối với các trường ĐH NCL, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của các trường Đại học này ở Việt Nam
- Nhiệm vụ:
+ Hệ thống hóa, bổ sung làm sáng tỏ những vấn đề lý luận quản lý nhà nước về các trường ĐH NCL
+ Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với các trường ĐH NCL, làm rõ những kết quả đã đạt được, hạn chế và nguyên nhân
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước đối với các trường ĐH NCL
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Nghiên cứu quản lý nhà nước về các trường ĐH NCL ở Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Nội dung: Luận văn nghiên cứu quản lý nhà nước về các trường ĐH NCL ở Việt Nam
+ Thời gian: Tập trung nghiên cứu từ năm 2005 đến năm 2012 (Từ khi Luật giáo dục; Quy chế tổ chức và hoạt động trường Đại học tư thục được ban hành cho đến nay)
5 Dự kiến đóng góp của đề tài
- Phân tích cơ sở lý luận quản lý nhà nước về các trường ĐH NCL
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với các trường ĐH NCL ở Việt Nam, chỉ rõ những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân
- Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện, nâng cao hơn nữa công tác quản lý nhà nước đối với các trường ĐH NCL ở Việt Nam trong thời gian tới
6 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
Trang 6Phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài Phương pháp này dựa trên nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp thu thập được từ những tài liệu nghiên cứu trước đây để xây dựng cơ sở luận cứ để chứng minh giả thuyết
- Phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn Hiệu trưởng, các chuyên gia về giáo dục và đào tạo để đánh giá về thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với các trường ĐH NCL hiện nay (Phỏng vấn 02 Hiệu trưởng trường ĐH NCL, 01 Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH NCL)
- Phương pháp xử lý số liệu
Dùng phương pháp thống kê (sử dụng phần mềm Excel) để xử lý các số liệu, thông tin đã thu thập được, biểu đồ hoá các số liệu đó
Nguồn số liệu thứ cấp: Báo cáo của Bộ giáo dục và Đào tạo từ năm 2001-2011 và năm 2012-2013 về GDĐH
7 Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu
3 chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về Quản lý nhà nước đối với các trường đại học ngoài
công lập
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với các trường đại học ngoài công
lập ở Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với các
trường đại học ngoài công lập ở Việt Nam
References
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Báo cáo Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2011-2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 20/5/2011
2 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013 và các nhiệm vụ trọng tâm năm học 2013-2014 của GDĐH
3 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Báo cáo tổng kết công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014
4 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), 10 năm phát triển Giáo dục và Đào tạo Việt Nam qua các con số (2001-2011)
5 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Thống kê Giáo dục và Đào tạo năm học
2011-2012
6 Chính phủ (2005), Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP về đổi mới căn bản và toàn diện GDĐH Việt Nam giai đoạn 2006-2010 Ban hành ngày 02/11/2005
7 “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Việt Nam’’ – NXB chính trị
quốc gia 2012
8 PGS.TS Đặng Xuân Hải, Đào Phú Quảng (2012)“Bài giảng Quản lý nhà nước
về giáo dục và đào tạo’’ dùng cho sinh viên khoa Sư Phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội
9 TS Lê Viết Khuyến (2012), “ Về giáo dục đại học ngoài công lập Ở Việt
Nam’’ – Tài liệu Hội thảo “Đổi mới và phát triển các trường ĐH NCL’’
Trang 710 Đặng Bá Lãm (2012), “Giải bài toán về chất và lượng trong GDĐH Việt
Nam’’ Báo cáo thường niên giáo dục Việt Nam năm 2011 Giáo dục Việt Nam- Những
vấn đề về chất lượng và quản lý, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 2012
11 GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc (Chủ biên), PGS.TS Đặng Quốc Bảo, TS
Nguyễn Trọng Hậu, TS Nguyễn Quốc Chí, TS Nguyễn Sĩ Thư (2012), “Quản lý giáo
dục – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn’’, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 2012
12 Phạm Thành Nghị (2000), “Quản lý chất lượng trong GDĐH’’, NXB Đại học
Quốc gia, 2000
13 Quốc hội (2005), Luật Giáo dục
14 Quốc hội (2009), Luật số 44/2009/QH12 ban hành ngày 04/12/2009 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục
15 Quốc hội (2012) Luật GDĐH, Luật số 08/2012/QH13 đã được kỳ họp thứ 3 quốc hội thông qua ngày 18/6/2012
16 Lê Hồng Sơn (2012) “Sự phát triển hệ thống các trường ngoài công lập tại
TP Hồ Chí Minh’’ - Tài liệu Hội thảo “Đổi mới và phát triển các trường ĐH NCL’’
17 Hoàng Xuân Sính (2012) “Một số ý kiến về đổi mới và phát triển hệ thống các
trường ngoài công lập ở Việt Nam’’ – Tài liệu Hội thảo “Đổi mới và phát triển các
trường ĐH NCL’’
18 PGS.TS Trần Quốc Toản (2012), “Một số vấn đề về cơ sở giáo dục vì lợi
nhuận và cơ sở giáo dục không vì lợi nhuận’’ – Tài liệu Hội thảo “Đổi mới và phát triển
các trường ĐH NCL’’
19 Lâm Quang Thiệp (2009), Sự phát triển của đại học tư ở Việt Nam và Trung Quốc
20 Thủ tướng chính phủ (2001) Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010
21 Thủ tướng chính phủ (2009), Quyết định số 61/2009/QĐ-TTg ngày 17 tháng
4 năm 2009 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục
22 Thủ tướng chính phủ (2011), Quyết định số 63/2011/QĐ-TTg ngày 10 tháng
11 năm 2011 về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục ban hành kèm theo Quyết định số 61/2009/QĐ-TTg ngày 17 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng chính phủ
23 Đặng Ứng Vận, Lê Viết Khuyến (2013) “Các trường đại học ngoài công lập:
Cơ hội, thách thức và đổi mới’ – Tài liệu Hội thảo “Đổi mới và phát triển các trường ĐH
NCL’’
24 Các website:
http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=113&CategoryID=6&News=6331)
http://gdtd.vn/giao-duc/giai-phap-nang-cao-hieu-qua-dao-tao-giao-duc-dai-hoc-5814-u.html
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/142108/ngoai-cong-lap-doi-cong-lap-phai ra-rieng-.html
http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/dai-hoc-moc-nhu-nam-527017.htm
http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/kien-nghi-khan-cap-nguy-co-tan-ra-nhieu-truong-dh-cd-ngoai-cong-lap-699212.htm
Trang 8http://dantri.com.vn/su-kien/diem-danh-nhung-ngo-nhan-co-tinh-cua-giao-duc-vn-647201.htm
http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/545500/tltk/Chi%20tiet%20bai%20vi et?p_cateid=1751909&item_id=13879721&article_details=1