1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thị trường khoa học và công nghệ ở việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

33 648 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 830,53 KB

Nội dung

Thị trường khoa học và công nghệ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế Nguyễn Mạnh Hùng Trung tâm đào tạo bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị Luận án TS ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 62.31.01.01 Người hướng dẫn: GS. TS. Vũ Văn Hiền; TS. Đặng Đình Thanh Năm bảo vệ: 2012 Abstract. Hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung về thị trường Khoa học và công nghệ (KH&CN), các tiêu chí đánh giá và các yếu tố tác động tới phát triển thị trường KH&CN trong tiến trình Hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT). Nêu bật kinh nghiệm xây dựng và phát triển thị trường KH&CN ở một số quốc gia trong tiến trình HNKTQT. Phân tích và đánh giá quá trình phát triển thị trường KH&CN ở Việt Nam trong tiến trình HNKTQT theo những nội dung và các tiêu chí đã đề xuất. Keywords. Kinh tế chính trị; Khoa học công nghệ; Thị trường; Hội nhập quốc tế; Việt Nam Content MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1 DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH , BIỂU ĐỔ 2 MỞ ĐẦU 4 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 20 1.1 Những vấn đề chung về thị trƣờng khoa học và công nghệ trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 20 1.1.1 Tổng quan về thị trường khoa học và công nghệ 20 1.1.2 Những yếu tố tác động đến phát triển thị trường khoa học và công nghệ 33 1.2 Khái niệm, nội dung và tiêu chí đánh giá phát triển thị trƣờng khoa học và công nghệ trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 38 1.2.1 Khái niệm phát triển thị trường khoa học và công nghệ 38 1.2.2 Nội dung, tiêu chí đánh giá sự phát triển của thị trường khoa học và công nghệ trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 40 1.3 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển thị trƣờng khoa học và công nghệ 48 1.3.1 Những xu hướng chính trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế tác động tới phát triển thị trường khoa học và công nghệ 48 1.3.2 Cơ hội và thách thức đối với phát triển thị trường khoa học và công nghệ trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 51 1.4 Kinh nghiệm quốc tế về phát triển thị trƣờng khoa học và công nghệ trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 59 1.4.1 Kinh nghiệm về hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển thị trường khoa học và công nghệ 59 1.4.2 Kinh nghiệm về phát triển các yếu tố cấu thành thị trường khoa học và công nghệ 66 1.4.3 Kinh nghiệm về nâng cao năng lực các chủ thể tham gia thị trường khoa học và công nghệ 68 1.4.4 Kinh nghiệm về tranh thủ cơ hội, vượt qua thách thức trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển thị trường khoa học và công nghệ 70 1.4.5 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 73 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 79 2.1 Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và chính sách phát triển thị trƣờng khoa học và công nghệ của Việt Nam 79 2.1.1 Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực thị trường khoa học và công nghệ 79 2.1.2 Chính sách phát triển thị trường khoa học và công nghệ của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 84 2.1.3 Đánh giá về chính sách phát triển thị trường khoa học và công nghệ của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 93 2.2 Thực tiễn phát triển thị trƣờng khoa học và công nghệ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 99 2.2.1 Quy mô và tốc độ phát triển thị trường khoa học và công nghệ ở Việt Nam 99 2.2.2 Chất lượng phát triển thị trường khoa học và công nghệ ở Việt Nam 111 2.2.3 Đánh giá thực tiễn phát triển thị trường khoa học và công nghệ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 124 Chƣơng 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 136 3.1 Bối cảnh mới và quan điểm phát triển thị trƣờng khoa học và công nghệ ở Việt Nam trong thời gian tới 136 3.1.1 Bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến phát triển thị trường khoa học và công nghệ ở Việt Nam trong thời gian tới 136 3.1.2 Quan điểm phát triển thị trường khoa học và công nghệ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế thời gian tới 145 3.2 Những giải pháp chủ yếu để phát triển thị trƣờng khoa học và công nghệ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 151 3.2.1 Hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển thị trường khoa học và công nghệ ở Việt Nam 151 3.2.2 Nâng cao vai trò quản lý của nhà nước đối với phát triển thị trường khoa học và công nghệ ở Việt Nam 157 3.2.3 Phát triển các yếu tố cấu thành thị trường khoa học và công nghệ ở Việt Nam 162 3.2.4 Nâng cao năng lực các chủ thể tham gia thị trường khoa học và công nghệ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 170 3.2.5 Tranh thủ cơ hội, vượt qua thách thức trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển thị trường khoa học và công nghệ ở Việt Nam 176 KẾT LUẬN 184 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 186 TÀI LIỆU THAM KHẢO 187 PHỤ LỤC 201 4 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong tiến trình HNKTQT là một trong những nhiệm vụ trọng yếu trong công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo. Nhiệm vụ này gắn với việc phát triển các loại thị trường, trong đó có thị trường KH&CN. Việc phát triển thị trường KH&CN sẽ giúp tăng cường tiềm lực KH&CN quốc gia, gắn kết nghiên cứu khoa học với thực tiễn sản xuất, kinh doanh, tạo động lực cho nền kinh tế nước ta phát triển nhanh, bền vững và chủ động hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Thực tiễn sau hơn 25 năm đổi mới, đặc biệt là khi Luật KH&CN năm 2000 ra đời và Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thị trường KH&CN (Quyết định số 214/2005/QĐ-TTg ngày 30/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ), thị trường KH&CN ở nước ta đã có bước phát triển và đạt được một số kết quả quan trọng. Quy mô và tốc độ phát triển của thị trường KH&CN có sự gia tăng về số lượng và loại hình hàng hoá KH&CN, số lượng các chủ thể tham gia thị trường, số lượng các giao dịch trên thị trường, đội ngũ nhân lực KH&CN Mặc dù vậy, đến nay thị trường KH&CN ở Việt Nam vẫn là thị trường ở trình độ thấp, chưa phát triển đồng bộ và đầy đủ. Điều này được thể hiện ở các nội dung như: Số lượng hàng hoá KH&CN, số lượng các doanh nghiệp KH&CN dù đã nhiều thêm nhưng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với yêu cầu phát triển của nền kinh tế trong bối cảnh HNKTQT; Năng lực sáng tạo, năng lực hội nhập quốc tế của các tổ chức KH&CN còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới; Nhu cầu đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp chưa cao; Các yếu tố cấu thành thị trường KH&CN phát triển chưa đồng bộ, đặc biệt là các cơ chế, chính sách cụ thể tạo điều kiện và cơ sở pháp lý cho việc phát triển thị trường KH&CN còn bất cập, chưa theo kịp tình hình 5 Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Riêng đối với lĩnh vực thị trường KH&CN, Việt Nam đã thực hiện những cam kết trong các định chế, hiệp định song phương và đa phương như: Không phân biệt đối xử giữa chủ thể trong nước với chủ thể nước ngoài; Thực hiện bảo hộ quyền SHTT theo các cam kết quốc tế; Thực hiện các nghĩa vụ thành viên trong các hiệp định quốc tế Tuy nhiên, với thực trạng chưa phát triển đồng bộ và đầy đủ của thị trường KH&CN, khi tham gia vào các định chế, hiệp định quốc tế trong tiến trình HNKTQT, Việt Nam sẽ gặp phải những khó khăn, thách thức trong phát triển thị trường KH&CN thời gian tới. Trong khi đó, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 do Đại hội XI của Đảng đề ra đã xác định phải phát triển nhanh và bền vững, phát huy tối đa nhân tố con người, coi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là khâu đột phá, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất dựa trên trình độ KH&CN cao đồng thời hoàn thiện quan hệ sản xuất và thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN để thực hiện cho được mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và nhu cầu phát triển đất nước như vậy, vấn đề đặt ra là, phải phát triển thị trường KH&CN như thế nào để có thể khai thác, tận dụng tốt những cơ hội và vượt qua những thách thức do tiến trình HNKTQT mang lại? Làm thế nào để việc phát triển thị trường KH&CN trở thành nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và góp phần vào việc hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hơn? Đó là các vấn đề lớn, cần được nghiên cứu, luận giải, phân tích cả trên phương diện lý luận và thực tiễn để có thể tìm ra câu trả lời định hướng cho sự phát triển thị trường KH&CN ở Việt Nam trong những năm tiếp theo. Việc tìm ra câu trả lời cũng góp phần thực hiện quan điểm chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong Văn kiện Đại hội XI: "KH&CN là động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững. Các 6 hoạt động KH&CN phải hướng trọng tâm vào việc phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" [49, tr. 132]. Với tất cả những ý nghĩa nêu trên, Tác giả chọn vấn đề: “Thị trường khoa học và công nghệ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế" làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sỹ chuyên ngành Kinh tế chính trị của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Liên quan đến chủ đề thị trường KH&CN trong tiến trình HNKTQT đã có một số công trình nghiên cứu được công bố. Có thể khảo sát những công trình này theo các nhóm như sau: Thứ nhất, nhóm công trình nghiên cứu về thị trường KH&CN ở Việt Nam; Thứ hai, nhóm công trình nghiên cứu thị trường KH&CN ở một số quốc gia dưới góc độ HNKTQT. Thứ nhất, đối với nhóm công trình nghiên cứu về thị trường KH&CN ở Việt Nam: Trong nhóm công trình này có thể phân chia thành những công trình như sau: Một là, công trình dưới dạng sách, tạp chí, đề tài NCKH nghiên cứu về thị trường KH&CN ở Việt Nam; Hai là, các luận văn, luận án nghiên cứu về thị trường KH&CN ở Việt Nam. Một là, công trình dưới dạng sách, tạp chí, đề tài NCKH nghiên cứu về thị trường KH&CN ở Việt Nam. Những công trình này nghiên cứu tổng quát cả lý luận và thực tiễn về thị trường KH&CN ở Việt Nam dưới góc độ tổng thể thị trường quốc gia như các công trình: [2], [3], [34], [78], [168], [169] và những công trình nghiên cứu một khía cạnh của thị trường KH&CN ở Việt Nam như: [68], [73], [162] Mặc dù có các cách nghiên cứu và tiếp cận khác nhau, tổng hợp lại các công trình kể trên đã đạt được các kết quả như sau: Về lý luận, đã phân tích tương đối hệ thống lý luận về thị trường KH&CN ở Việt Nam thông qua việc phân tích các yếu tố cấu thành thị trường KH&CN như hàng hoá, các chủ thể , thể chế 7 Vấn đề đầu tiên khi nghiên cứu về thị trường KH&CN, các tác giả đã đưa ra quan niệm để trả lời câu hỏi “ thị trường khoa học và công nghệ” là gì? chỉ có “thị trường công nghệ” hay tồn tại cả thị trường “khoa học và công nghệ” ?. Các công trình như: Sách Phát triển các loại thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam của GS. TS. Nguyễn Đình Hương [78]; Sách Lực lượng sản xuất mới và kinh tế tri thức của Vũ Đình Cự – Trần Xuân Sầm [24, tr. 145-155]; Sách Phát triển thị trường khoa học và công nghệ ở Việt Nam của Đinh Văn Ân, Vũ Xuân Nguyệt Hồng…là các công trình tiêu biểu đề cập tới vấn đề này. Các công trình nêu trên mặc dù có cách tiếp cận, phân tích về khái niệm thị trường KH&CN khác nhau nhưng đều thống nhất không nên tách bạch hai loại thị trường là thị trường khoa học và thị trường công nghệ mà nên hiểu thị trường KH&CN là một thuật ngữ chung chỉ một loại thị trường đặc biệt nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi các sản phẩm KH&CN. Phân tích về hàng hoá trên thị trường KH&CN có thể kể đến một số bài báo của tác giả Tạ Doãn Trịnh trên Tạp chí hoạt động khoa học như: Bài Bản chất kinh tế của tri thức khoa học và công nghệ [146, tr. 28-32]; Bài Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ [147] trong các bài báo này, tác giả Tạ Doãn Trịnh đã phân tích, làm rõ hàng hoá KH&CN là loại hàng hóa đặc biệt, có đặc điểm, tính chất của hàng hóa công cộng và là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của thị trường. Đề cập đến giá và cơ sở xác định giá của hàng hoá KH&CN, tác giả Đoàn Văn Trường đã có một số công trình như: Các phương pháp định giá công nghệ và giá chuyển giao bên trong các công ty đa quốc gia [149], Các phương pháp xác định giá trị tài sản vô hình [150]….Trong các công trình này, ngoài việc đưa ra các phương pháp định giá, thẩm định giá theo các hình thức khác nhau như: phương pháp thị trường, phương pháp so sánh trực tiếp, phương pháp chi phí tác giả còn đưa ra các điều kiện, quy tắc, tiêu chí, kỹ thuật định giá hàng hoá 8 KH&CN. Đặc biệt, tác giả đã đề cập đến hiện tượng chuyển giá công nghệ bên trong các công ty đa quốc gia và các giải pháp để khắc phục tình trạng này. Về thực tiễn, các công trình đã tổng kết được một số kinh nghiệm phát triển thị trường KH&CN ở một số quốc gia; đã bước đầu phân tích thực trạng thị trường KH&CN ở Việt Nam để từ đó đưa ra những nhận xét, khuyến nghị và giải pháp phát triển thị trường KH&CN ở Việt Nam trong thời gian tới. Tổng kết kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc phát triển thị trường KH&CN, đã có nhiều công trình đề cập, phân tích và đưa ra nhiều bài học đối với Việt Nam để phát triển thị trường KH&CN. Trong những bài học đối với Việt Nam, hầu hết các công trình nghiên cứu đều nhấn mạnh vai trò của nhà nước trong việc xây dựng hệ thống chính sách, hệ thống pháp luật cho việc phát triển thị trường KH&CN, tiêu biểu như công trình: Bài Chính sách tạo lập và phát triển thị trường khoa học – công nghệ ở một số quốc gia của PGS. TS. Phạm Văn Dũng [36, tr. 34-45]; Bài Một số kinh nghiệm quốc tế về chính sách phát triển khoa học - công nghệ của Dương Quỳnh Hoa [65, tr. 20-28] Đánh giá về thực trạng hoạt động của các tổ chức KH&CN ở Việt Nam, công trình Đổi mới quản lý và hoạt động các tổ chức khoa học và công nghệ theo cơ chế doanh nghiệp của TSKH Phan Xuân Dũng – TS. Hồ Thị Mỹ Duệ [32] đã phân tích tương đối hệ thống và chỉ ra những hạn chế trong việc chuyển đổi các tổ chức KH&CN nhà nước sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cho rằng nguyên nhân gây ra những hạn chế này là do: Sự lúng túng của cơ quan quản lý nhà nước trong việc tách quyền sở hữu và quyền sử dụng hàng hoá KH&CN; Các điều kiện để thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các tổ chức KH&CN chưa được hình thành đồng bộ…[32, tr. 95-96]. Còn trong cuốn sách Thúc đẩy các tổ chức khoa học và công nghệ chuyển sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp của PGS. TS. Phạm Ngọc Ánh [1], ngoài việc phân tích thực trạng hoạt động chuyển đổi các tổ chức KH&CN, tác giả còn tập trung phân tích sâu về 9 thực trạng tài chính, vốn và các giải pháp về tài chính để thúc đẩy các tổ chức KH&CN chuyển sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp [1, tr.195-225]. Phân tích về cầu hàng hoá KH&CN trên thị trường, các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung phân tích nhu cầu về sản phẩm KH&CN của doanh nghiệp. Có thể kể đến các công trình như: Bài Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho khoa học và công nghệ: chính sách cần được phát huy của Vũ Văn Hưng [73]; Bài Đổi mới công nghệ ở doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hồng Lam [92, tr. 14- 15]; Các công trình này đã chỉ ra những hạn chế chủ yếu trong việc tiếp nhận KH&CN từ bên ngoài của các doanh nghiệp như: Trình độ máy móc thiết bị và kỹ thuật sản xuất của doanh nghiệp Việt Nam còn thấp; Đầu tư cho đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam thấp so với thế giới; Chất lượng nguồn nhân lực yếu gây ra khó khăn trong tiếp nhận công nghệ từ bên ngoài …Tuy nhiên, về vấn đề này, chưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu, hệ thống về tác động của tiến trình HNKTQT đến nhu cầu đổi mới công nghệ của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, trong bài Vấn đề đầu tư cho khoa học và công nghệ của tác giả Nguyễn Quân [123] đã đề cập đến nhu cầu về sản phẩm KH&CN của Chính phủ. Theo tác giả Chính phủ cũng là một chủ thể có nhu cầu cao về sản phẩm KH&CN để phục vụ cho các hoạt động của mình. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra những bất cập trong nhu cầu sản phẩm KH&CN của Chính phủ như hiện tượng không sử dụng hết nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho KH&CN, tình trạng các đề tài, sản phẩm KH&CN do Nhà nước đầu tư không có tính ứng dụng cao Đánh giá về thực trạng thể chế hỗ trợ thị trường KH&CN có các công trình như: Bài Hệ thống pháp luật khoa học và công nghệ Việt Nam – 50 năm hình thành và phát triển của Đoàn Năng [114, tr. 15-20]; Bài Đổi mới cơ chế quản lý khoa học-công nghệ phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường của Võ Văn Đức, Nguyễn Thị Miền [53, tr. 81-84]; Các tài liệu trên đã bước đầu chỉ ra những hạn chế trong hệ thống chính sách, pháp luật cho hoạt động của thị trường 10 KH&CN, đặc biệt là cơ chế, thể chế quản lý thị trường KH&CN chưa tạo ra sự gắn kết giữa các hoạt động NCKH với sản xuất và kinh doanh. Tuy nhiên, các tài liệu trên chưa có tài liệu nào phân tích một cách hệ thống tác động của HNKTQT đến thể chế cho việc phát triển thị trường KH&CN như vấn đề về hài hòa hóa các tiêu chuẩn Việt Nam với các tiêu chuẩn quốc tế, vấn đề SHTT, cạnh tranh trong điều kiện HNKTQT…. Như vậy, đối với nhóm công trình dưới dạng sách, tạp chí, đề tài NCKH nghiên cứu về thị trường KH&CN ở Việt Nam, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những nội dung sau chưa được nghiên cứu, khảo sát một cách hệ thống và đầy đủ: - Xét về cách tiếp cận, chưa có công trình nào tiếp cận, khảo sát thị trường KH&CN ở Việt Nam dưới sự tác động ngày càng sâu rộng của tiến trình HNKTQT. - Xét về nội dung, chưa có công trình nào tổng hợp, phân tích đầy đủ, hệ thống các khái niệm, nội dung và tiêu chí đánh giá sự phát triển của thị trường KH&CN ở Việt Nam trong điều kiện thị trường này chịu sự tác động của tiến trình HNKTQT. Hai là, các luận văn, luận án nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến thị trường KH&CN. Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến thị trường KH&CN có một số luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ tiêu biểu như: [6], [57], [58], [126], [170] Luận án tiến sỹ Phát triển thị trường KH&CN: Kinh nghiệm của Trung Quốc và vận dụng vào Việt Nam của Đoàn Hữu Bảy năm 2009 [6]: Với đối tượng nghiên cứu là kinh nghiệm phát triển thị trường KH&CN của Trung Quốc, luận án đã hướng tới mục đích là rút ra những bài học kinh nghiệm có thể vận dụng để phát triển thị trường KH&CN ở Việt Nam. Luận án đã có những đóng góp về lý luận và thực tiễn dưới góc độ phân tích kinh nghiệm quốc tế để phát triển thị trường KH&CN ở Việt Nam. Tuy nhiên, luận án này chưa đề cập, xem xét, phân [...]... Quốc và vận dụng vào Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Viện Kinh tế và chính trị thế giới, Viện Khoa học xã hội Việt Nam 7 8 Bộ Chính trị (2001), Nghị quyết về hội nhập kinh tế quốc tế ngày 27/11/2001 Bộ Khoa học và Công nghệ (2006), Khoa học và công nghệ Việt Nam 20012005, Hà Nội 9 Bộ Khoa học và Công nghệ (2005), Khoa học và công nghệ Việt Nam 2004, Hà Nội 10 Bộ Khoa học và Công nghệ (2004), Khoa học. .. (2003), Công nghệ và phát triển thị trường công nghệ ở Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 169 TS Hồ Đức Việt (Chủ biên) (2010), Xây dựng, phát triển thị trường khoa học và công nghệ trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 170 Võ Hồng Vinh (2007), Phát triển thị trường khoa học và công nghệ ở Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, Khoa Kinh tế, Đại học Quốc. .. tin khoa học và Công nghệ quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ (2010), Khoa học và công nghệ thế giới – Xu thế đổi mới sáng tạo, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 23 Trung Cường (2005), “Tech mart Việt Nam 2005: Khẳng định vị thế công nghệ và thiết bị Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc , Tạp chí thương mại (43), tr 22-30 24 Vũ Đình Cự – Trần Xuân Sầm (2006), Lực lượng sản xuất mới và kinh tế. .. khoa học và công nghệ nước ta phát triển”, Tạp chí Lý luận Chính trị (11), tr 61-65 197 152 Trung tâm Thông tin khoa học và Công nghệ quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ (2007), ASEAN – 40 năm phát triển khoa học công nghệ, Hà Nội 153 Trung tâm Thông tin khoa học và Công nghệ quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ (2009), Khoa học và công nghệ thế giới – Xu thế R&D và chuyển giao công nghệ, Hà Nội 154 Trung... thế R&D và chuyển giao công nghệ, Hà Nội 154 Trung tâm Thông tin khoa học và Công nghệ quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ (2007), Khoa học và công nghệ thế giới –Chính sách nghiên cứu và đổi mới, Hà Nội 155 Trung tâm Thông tin khoa học và Công nghệ quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ (2005), Khoa học và công nghệ thế giới –Thách thức và vận hội mới, Hà Nội 156 Tổng cục Thống kê (2010), Niên giám thống... và công nghệ Việt Nam 2003, Hà Nội 11 Bộ Khoa học và Công nghệ (2003), Khoa học và công nghệ Việt Nam 2002, Hà Nội 12 Bộ Khoa học và Công nghệ (2002), Khoa học và công nghệ Việt Nam 2001, Hà Nội 13 GS TSKH Vũ Hy Chương- Chủ trì (2007), Năng lực sáng tạo của các tổ chức khoa học và công nghệ, Báo cáo chuyên đề nhánh 2 Đề tài độc lập cấp nhà nước ĐTĐL 2003/22 187 14 Phạm Đình Chướng (12/2006), “Gia nhập. .. “bà mối””, Tạp chí Kinh tế và Dự báo (12), tr 22-23 101 Hoàng Xuân Long (2007), “Thách thức từ hội nhập kinh tế đối với khoa học và công nghệ , Tạp chí Khoa học - Công nghệ (4), tr 12-13 102 Hoàng Xuân Long (8/2007), “Tăng cường quản lý thị trường công nghệ ở địa phương”, Tạp chí Khoa học - Công nghệ (8), tr 14-15 103 Hoàng Xuân Long (2006), “Lại bàn về thị trường khoa học và công nghệ , Tạp chí Lý... nhập quốc tế , Tạp chí Công nghiệp (4), tr 14-15 76 Thu Hương (4/2007), “Thực trạng và một số suy nghĩ về phát triển khoa học và công nghệ , Tạp chí khoa học – công nghệ (4), tr 9-11 77 Nguyễn Thị Hường (2007), Phát triển thị trường khoa học và công nghệ Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội 78 TS Nguyễn Thị Hường (2006), “Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến... tạo lập và phát triển thị trường khoa học – công nghệ ở một số quốc gia”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á (1), tr 34-45 37 Hồ Mỹ Duệ, Đổi mới quản lý nhà nước và nghiên cứu triển khai các hoạt động khoa học- công nghệ trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Hà Nội 38 Vũ Cao Đàm, “Định nghĩa khái niệm khoa học trong Luật KH&CN nên như thế nào”, Tạp chí Hoạt động khoa học, [trực... http://www.tapchicongsan.org.vn/ 193 94 Trần Việt Lâm (2005), “Phát triển thị trường khoa học và công nghệ: những vấn đề từ phía doanh nghiệp”, Tạp chí kinh tế và phát triển (102), tr 9-10 95 Đặng Mộng Lân (2006), Hội nhập khoa học và công nghệ – Chúng ta cần làm gì”, Tạp chí Tia sáng (10), tr.16–17 96 Ngô Đình Lập (2007), Khoa học và công nghệ tiến dần đến chuẩn quốc tế , Tạp chí khoa học – công nghệ (10), tr 12-13 97 . nghệ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 124 Chƣơng 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ. kinh tế quốc tế và chính sách phát triển thị trƣờng khoa học và công nghệ của Việt Nam 79 2.1.1 Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực thị trường khoa học và công nghệ. triển thị trường khoa học và công nghệ của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 84 2.1.3 Đánh giá về chính sách phát triển thị trường khoa học và công nghệ của Việt Nam trong tiến

Ngày đăng: 25/08/2015, 08:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN