Quản lý sự phát triển các cụm công nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Văn Lương 95 tr. Managing the development of industrial clusters in Bac Ninh Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản lý kinh tế; Mã số 60 34 01 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Quốc Việt Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Quản lý kinh tế; Cụm công nghiệp; Bắc Ninh; Quản lý. Content PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong sự nghiệp CNH, HĐH nền kinh tế quốc dân và thực hiện chính sách mở cửa hội nhập, một vấn đề tất yếu khách quan và cần được quan tâm là CNH kinh tế nông thôn. Việt Nam nói riêng cũng như các nước đang phát triển nói chung phải thực hiện nhiệm vụ này một cách đồng bộ, nhằm thu hút được nguồn vốn đầu tư, tạo nên khu vực công nghiệp năng động, tiếp cận được với KH-CN tiên tiến, hiện đại, khai thác triệt để lợi thế sẵn có như vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế-xã hội, những kinh nghiệm truyền thống, nguồn nhân lực…của từng khu vực. Theo thống kê, Việt Nam hiện nay có hơn 70% dân số sống ở nông thôn, trong quá trình ưu tiên phát triển công nghiệp nông thôn, cần phải chú trọng khôi phục và phát triển công nghiệp làng nghề, để được như vậy, phải có sự sản xuất tập trung theo một quy hoạch nhất định và chịu sự quản lý một cách có hệ thống. Theo lý luận đó, CCN làng nghề ra đời đáp ứng được những vấn đề thiết thực mà làng nghề truyền thống cũng như những làng nghề mới chưa giải quyết được. Thực tế đã cho thấy, sự hình thành các làng nghề luôn gắn liền với lịch sử phát triển nền văn hoá cũng như lịch sử phát triển nền kinh tế, mỗi nơi có những đặc điểm riêng, có thế mạnh và hạn chế khác nhau nên mỗi nơi sẽ có các làng nghề với đặc trưng, quy mô và mức độ hoạt động khác nhau. Kinh tế làng nghề có đóng góp quan trọng cho sự phát triển nền kinh tế trong nước. Tuy nhiên, sản xuất làng nghề thường manh mún, thiếu tập trung, khó quản lý một cách hệ thống. Dẫn đến hậu quả là không tìm được đầu ra cho sản phẩm, hàng hóa không xuất khẩu được, nhiều làng nghề đang dần bị mai một, tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Thực tế này một lần nữa khẳng định tính cấp thiết hình thành các CCN làng nghề truyền thống và các CCN mới. Bắc Ninh, một tỉnh nhỏ nhưng đặc trưng cho văn hóa đồng bằng Bắc Bộ, nằm gọn trong vùng châu thổ sông Hồng. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, đã sản sinh cho Bắc Ninh rất nhiều làng nghề lâu đời. Bắc Ninh có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế, nhất là phát triển công nghiệp. Từ năm 2004 Bắc Ninh chính thức trở thành một trong tám tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Trong những năm gần đây Bắc Ninh có vị thế mới trong nền kinh tế đất nước nhất là điểm sáng về phát triển công nghiệp, Bắc Ninh đang chuyển mình mạnh mẽ với những bước đi dài về công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phấn đấu đạt mục tiêu đến năm 2015 trở thành tỉnh công nghiệp. Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp là sự khôi phục và phát triển các làng nghề (bao gồm làng nghề truyền thống và làng nghề mới) trên địa bàn tỉnh. Với truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời, tiềm năng con người, cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông thuận lợi là những điểm mạnh giúp Bắc Ninh tham gia hội nhập kinh tế trong thời kỳ mở cửa. Không nằm ngoài định hướng phát triển kinh tế nông thôn của quốc gia, hàng loạt các CCN làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh được hình thành và đang hoạt động ngày đêm. Mang lại những hiệu quả kinh tế đáng kể cho tỉnh nhà. Tuy nhiên, việc thiếu trình độ trong quản lý, hạn chế tầm nhìn, sự kết hợp thiếu đồng bộ giữa các bộ phận liên quan đến CCN đã làm nảy sinh rất nhiều những vấn đề bất cập và tạo ra những hệ lụy xã hội không mong muốn. Điều đó đòi hỏi những nghiên cứu mang tính thực tiễn cao về những thành công và tồn tại của quá trình hình thành và phát triển CCN, từ đó tìm ra các giải pháp và lựa chọn mô hình phát triển CCN thích hợp, nhằm biến chúng trở thành công cụ hữu hiệu cho việc quy hoạch và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của Bắc Ninh và của cả nước. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả có đặt ra một số vấn đề trong quá trình quản lý sự phát triển của các CCN như sau: Vấn đề tổng quan: (1) Để nâng cao số lượng và chất lượng hoạt động của các CCN nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, cần phải thực hiện các giải pháp gì trong QLNN cũng như về phía các CCN tại Bắc Ninh? Vấn đề cụ thể: (2) Về lý luận: Vai trò của QLNN đối với sự phát triển của các CCN hiện nay? (3) Về mặt thực tiễn: Công tác QLNN đối với sự phát triển của các CCN tại Bắc Ninh trong những năm vừa qua có những ưu nhược điểm gì? (4) Về giải pháp: Cần có những giải pháp gì để nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của các CCN tại Bắc Ninh trong thời gian tới? Từ nhận thức về ý nghĩa và tầm quạn trọng của những vấn đề liên quan đến quá trình hình thành, phát triển các CCN trên địa bàn Bắc Ninh, tác giả chọn đề tài: ”Quản lý sự phát triển các cụm công nghiệp tại Bắc Ninh” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ nhằm đáp ứng nhu cầu nói trên. 1. Tình hình nghiên cứu - Tình hình nghiên cứu trong nước Đã có một số sách, luận án và đề tài nghiên cứu liên quan đến vấn đề này, nhưng ở mức độ nặng về thông tin, tình hình triển khai áp dụng mô hình các khu chế xuất trên thế giới và ở Việt Nam. Trong khi đó, việc tổ chức quản lý các CCN thay đổi phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội từng địa phương, mức độ thành công khác nhau ở các vùng và các thời kỳ khác nhau. Trước đó, Vụ quản lý KCN, KCX - Bộ Kế Hoạch – Đầu Tư đã nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ “Nghiên cứu mô hình tổ chức quản lý nhà nước KCN và KCX ở Việt Nam” do PGS.TS Lê Công Huy làm chủ nhiệm. Nhóm nghiên cứu trường ĐH Ngoại Thương do PGS.TS Vũ Chí Lộc làm chủ nhiệm đã hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: “ Các giải pháp thị trường hàng hóa nhằm phát triển KCX ở Việt Nam”. Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu khoa học khác như: Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Quốc Bình (2012) “Một số giải pháp nhằm phát triển khu công nghiệp và cụm công nghiệp trên địa bàn Hà Nội trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”; tác giả Nguyễn Xuân Trình cũng có nghiên cứu: “Một số vấn đề về phát triển và quản lý nhà nước đối với khu chế xuất ở Việt Nam” (2005); Đề tài “Xây dựng cơ sở hạ tầng các cụm công nghiệp ở Hà Nội” của tác giả Nguyễn Đình Trung (2012); Tác giả Bùi Vĩnh Kiên (2009) có luận án tiến sỹ kinh tế: “Chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương (nghiên cứu đối với tỉnh Bắc Ninh), Luận án này thể hiện được những tác động tích cực cũng như những mặt còn hạn chế của các chính sách phát triển công nghiệp đối với sự phát triển công nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh; UBND tỉnh Bắc Ninh (2013) có đề án, “Điều chỉnh quy hoạch các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2030”. Tuy nhiên chưa có đề tài nào đề cập một cách hệ thống, đầy đủ và toàn diện về thực trạng quản lý và các giải pháp phát triển các CCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Ở Việt Nam nói chung và Bắc Ninh nói riêng, hơn mười năm gần đây đã vận dụng một số mô hình xây dựng và phát triển KCN, CCN. Nhưng cũng chưa khẳng định được rõ các giải pháp phù hợp với đặc điểm của Bắc Ninh. Và cũng không ít các KCN, CCN vẫn chỉ nằm trên thiết kế và ý tưởng, một số chuyên đề khoa học mới chỉ nghiên cứu đến từng mặt riêng biệt, chưa có một công trình nghiên cứu nào vừa bao quát, vừa cụ thể ở tầm giải pháp tổng thể để phục vụ cho việc tổ chức, triển khai và quản lý vận hành các KCN, CCN phát triển trong thời gian dài, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Trong khi đó, yêu cầu đặt ra là phát triển công nghiệp nói chung và công nghiệp nông thôn nói riêng, với mô hình quản lý phù hợp cả về vĩ mô và vi mô. Do đó, việc nghiên cứu đề tài trong tình hình hiện nay sẽ góp phần giải quyết được những vấn đề thiết thực nêu trên. - Tình hình nghiên cứu ngoài nước Các nước và các tổ chức quốc tế đều có những nghiên cứu chung và riêng nhằm đúc kết những cơ sở lý luận, kinh nghiệm thực tiễn để lựa chọn và phát triển các mô hình KCN, CCN phù hợp với từng quốc gia và khu vực, phần lớn các công trình nghiên cứu đó tập trung theo nhóm ngành, nội dung đề cập đến những khía cạnh, vấn đề mang tính đặc thù cụ thể của từng ngành. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn - Mục đích nghiên cứu: (1) Làm rõ những cơ sở lý luận của việc hình thành và phát triển các CCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, (2) Nêu ra và phân tích các vấn đề trong quản lý nhà nước đối với cụm CN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ; (3) Đánh giá thực trạng quản lý và phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; (4) Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý nhằm phát triển các CCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. - Nhiệm vụ nghiên cứu: (1) Hệ thống hóa một số cơ sở lý luận và thực tiễn về việc phát triển CCN gắn với sự phát triển kinh tế xã hội của một địa phương trong một giai đoạn nhất định; (2) Đánh giá khách quan, khoa học quá trình hình thành, thực trạng phát triển, quá trình quản lý các CCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, gắn liền với chiến lược tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; (3) Đề xuất một số giải pháp mang tính tổng thể trong xây dựng, quản lý và vận hành các loại hình CCN trên địa bàn Bắc Ninh trong 10 đến 15 năm tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu vào những vấn đề trong quản lý đối với cụm công nghiệp trên địa bàn Bắc Ninh. Hiện nay, ngành công nghiệp tại Bắc Ninh đang phát triển mạnh, với 15 (mười lăm) KCN tập trung, 35 (ba mươi lăm) CCN và nhiều làng nghề công nghiệp. Trong đó, các KCN tập trung đựợc hình thành đều có sự đầu tư lớn, với chiến lược phát triển lâu dài, mang tầm ảnh hưởng quốc gia và quốc tế; các CCN được hình thành chủ yếu do sự bất cập từ hoạt động sản xuất làng nghề, về điều kiện môi trường, cơ sở hạ tầng và quản lý nhà nước. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả không đề cập tới phát triển các KCN mà tập trung nghiên cứu CCN vì hoạt động sản xuất tại các CCN so với các KCN có nhiều điểm khác biệt: về quy mô sản xuất, quá trình hình thành, phát triển, các điều kiện sản xuất, các đối tượng tham gia hoạt động sản suất kinh doanh, và cách thức quản lý. Ngoài ra, đề tài cũng đề cập đến các điều kiện và giải pháp để thúc đẩy quá trình phát triển các loại hình CCN phù hợp với điều kiện và yêu cầu phát triển KT - XH của Bắc Ninh, các biện pháp tổng thể nhằm tổ chức quản lý và vận hành có hiệu quả đối với các CCN ở Bắc Ninh hiện nay. - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tổng thể các vấn đề quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp trên địa bàn Bắc Ninh. Từ việc các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện các chức năng quản lý đối với sự phát triển các CCN bằng những Quy hoạch, Chiến lược, Quyết định, Chính sách kinh tế, đến phân tích các vấn đề điều chỉnh trong thực thế phát triển kinh tế -xã hội tại Bắc Ninh. 4. Phương pháp nghiên cứu của luận văn * Thời gian và địa điểm nghiên cứu + Thời gian nghiên cứu: từ năm 2007 đến năm 2012. + Địa điểm nghiên cứu: Tỉnh Bắc Ninh * Phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp truyền thống: Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, so sánh đối chiếu, phương pháp thống kê. + Phương pháp phân tích tổng hợp theo mô hình SWOT vì một số lý do: (1) Mô hình này đánh giá được một cách khách quan những yếu tố bên trong và bên ngoài vấn đề; (2) Ngoài tính liệt kê, mô hình này còn tổng hợp được sự kết hợp giữa các yếu tố bên trong và bên ngoài của vấn đề. (3) Mô hình phân tích SWOT có tính tổng hợp cao nên đưa ra được phương pháp giải quyết những vấn đề còn tồn tại và tìm ra chiến lược phát triển phù hợp nhất; + Ngoài các phương pháp trên, luận văn còn sử dụng phương pháp thu thập số liệu, số liệu thứ cấp được thu thập từ những báo cáo, văn bản tổng hợp từ các cơ quan ban ngành liên quan. Từ trước đến nay công nghiệp và CCN là đối tượng nghiên cứu của đông đảo các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Các tài liệu, số liệu về các CCN được lưu trữ và cập nhật ở nhiều cơ quan, tổ chức. Việc tổng quan tài liệu thu thập được cho phép tiếp cận với những kết quả nghiên cứu đã có, cập nhật những vấn đề mới ở trong và ngoài nước. Tài liệu thống kê thứ cấp, thu thập được từ Cục Thống kê Bắc Ninh, Sở Công Thương Bắc Ninh, Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Ninh, Uỷ ban nhân dân (UBND) thành phố Bắc Ninh, UBND thị xã Từ Sơn, UBND các huyện, Ban quản lý khu công nghiệp (KCN) tỉnh Bắc Ninh, Cụ thể là các số liệu về tình hình phát triển các CCN, sau đó tiến hành phân loại, xử lý, tổng hợp theo các tiêu chí trong phần nội dung đề cương đã xây dựng và kết luận. Từ đó, giúp tác giả có cái nhìn tổng quát theo các tiêu chí cơ bản về quá trình quản lý sự phát triển các CCN tại Bắc Ninh. + Phương pháp khảo sát xã hội học: Đây là phương pháp được tác giả sử dụng trong quá trình triển khai nghiên cứu luận văn nhằm bổ sung cho bức tranh hiện trạng phát triển các CCN của tỉnh Bắc Ninh và quá trình quản lý nhà nước đối với sự phát triển các CCN. Các cuộc phỏng vấn nhanh được tiến hành trên cơ sở các chủ đề về quản lý trong quy hoạch thành lập, mở rộng, phát triển, hoạt động của các CCN, công nghệ, vốn, lao động, sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm, môi trường, thu nhập. Các điểm nghiên cứu được chọn trên nguyên tắc là đại diện tương đối cho khu vực nghiên cứu. Đối tượng khảo sát là hệ thống các cơ quan, đơn vị quản lý đối với CCN, một số doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh trong các CCN, được chọn theo phương pháp lựa chọn có chủ định trên cơ sở các câu hỏi phỏng vấn đã chuẩn bị sẵn. Người được phỏng vấn là các cán bộ công tác trong các cơ quan nằm trong hệ thống cơ quan quản lý các CCN, một số chủ doanh nghiệp hoạt động trong các CCN trên địa bàn. Cụ thể, tác giả đã tiến hành30 cuộc phỏng vấn nhanh, trong đó có: 11 (mười một) cuộc phỏng vấn đối với 6 (sáu) cán bộ tại phòng Quản lý đầu tư, phòng Quản lý quy hoạch và xây dựng, phòng Quản lý môi trường, phòng Đại diện các KCN, Ban quản lý các KCN; 4 (bốn) cuộc phỏng vấn với 4 (bốn) đại diện của chủ đầu tư CCN; ngoài ra tác giả còn tiến hành 15 (mười lăm) cuộc phỏng vấn đối với các chủ doanh nghiệp có cơ sở sản xuất kinh doanh tại các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. 5. Những đóng góp mới của luận văn Luận văn là một công trình khoa học nghiên cứu, đánh giá một cách tương đối toàn diện về quá trình quản lý cụm công nghiệp tại Bắc Ninh theo mô hình phân tích SWOT. Qua phân tích chéo đã chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của quá trình quản lý cụm công nghiệp, đó là cơ sở cho quá trình xây dựng định hướng phát triển và các giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý cụm công nghiệp. Kết quả nghiên cứu của luận văn có giá trị tham khảo cho quá trình quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp tại cấp tỉnh trên cả nước. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của quá trình quản lý các cụm công nghiệp tại Bắc Ninh. Chương 2: Thực trạng phát triển và quá trình quản lý các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Chương 3: Định hướng, giải pháp nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả quản lý cụm công nghiệp tại Bắc Ninh. Luận văn còn có phần danh mục các bảng, biểu, hình vẽ, sơ đồ, các chữ viết tắt, các tài liệu tham khảo và phần phụ lục. Reference TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Quốc Bình (2005), Một số giải pháp nhằm phát triển các khu công nghiệp và cụm công nghiệp trên địa bàn Hà Nội trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Ngoại Thương. 2. Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh, Báo cáo sinh hoạt chi bộ, tháng 2 năm 2013, của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Bắc Ninh. 3. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Khóa VII, NXB Chính trị Quốc gia. 4. Phan Huy Đường (2010), Quản lý nhà nước về kinh tế, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 5. Bùi Vĩnh Kiên (2009), Chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương (nghiên cứu đối với tỉnh Bắc Ninh), Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học kinh tế quốc dân. 6. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2003), Luật Đất đai số: 13/2003/QH11, Quốc hội nước Việt Nam. 7. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, (2005), Luật Đầu tư số: 59/2005/QH11, Quốc hội nước Việt Nam. 8. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Bảo vệ môi trường số: 52/2005/QH11, Quốc hội nước Việt Nam. 9. Sở công thương Bắc Ninh (2011), Báo cáo Kiểm điểm 5 năm thực hiện nghị quyết số 02- NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XVII về “Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp gắn với phát triển đô thị theo hướng hiện đại hóa”, Bắc Ninh 10. Sở công thương Bắc Ninh (2013), Báo cáo Rà soát các cụm công nghiệp, Bắc Ninh. 11. Trần Văn Thanh (2010), Thực trạng phát triển và những tác động kinh tế, xã hội, môi trường ở các làng nghề ở Từ Sơn, Bắc Ninh, Luận văn Thạc sỹ Địa lý, Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên. 12. Thủ tướng chính phủ (2009), Quyết định số 105/QĐ-TTg, ngày 19/8/2009, Thủ tướng Chính phủ. 13. Nguyễn Xuân Trình (2009), Một số vấn đề về phát triển và quản lý nhà nước đối với khu chế xuất ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ Kinh tế, Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện Kinh tế học. 14. Nguyễn Đình Trung (2012), Xây dựng cơ sở hà tầng các cụm công nghiệp ở Hà Nội, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân. 15. UBND tỉnh Bắc Ninh (2011), Quyết đinh về việc ban hành Quy chế phối hợp quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, Bắc Ninh. 16. UBND tỉnh Bắc Ninh (2013), Điều chỉnh quy hoạch các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Bắc Ninh. 17. Mai Thị Thanh Xuân (2011), Một số mô hình công nghiệp hóa trên thế giới và Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 18. http://www.bacninh.gov.vn/ 19. http://www.chinhphu.vn/ 20. http://vi.wikipedia.org/ . chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của quá trình quản lý các cụm công nghiệp tại Bắc Ninh. Chương 2: Thực trạng phát triển và quá trình quản lý các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Chương 3:. thực trạng quản lý và phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; (4) Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý nhằm phát triển các CCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. -. cứu tổng thể các vấn đề quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp trên địa bàn Bắc Ninh. Từ việc các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện các chức năng quản lý đối với sự phát triển các CCN bằng