Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
372,12 KB
Nội dung
Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Phòng 2006- 2010 Nguyễn Thành Long Trường Đại học Kinh tế, Đại Học Quốc Gia Hà Nội Luận văn ThS. Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế; Mã Số: 60 31 07 Nghd: TS. Phan Hữu Thắng Năm bảo vệ: 2013 Abstract: Phân tích và hệ thống hóa lại các cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của FDI đối với quá trình phát triển kinh tế Việt Nam nói chung và đối với Hải Phòng nói riêng. Nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động thu hút và sử dụng vốn FDI của một số địa phương và thành phố có đặc điểm tương đồng với Hải Phòng. Phân tích rõ nguyên nhân của những thành công cũng như các mặt còn tồn tại trong hoạt động thu hút và sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng trong thời gian vừa qua, từ đó gợi mở các giải pháp và xu hướng đi mới. Keywords: Đầu tư; Kinh tế thế giới; Kinh tế đối ngoại; Đầu tư trực tiếp nước ngoài Contents: Mở đầu 1. Sự cần thiết của đề tài Cho tới nay, Việt Nam đã chính thức nhìn nhận Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một nhân tố quan trọng, có đóng góp lớn đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vai trò của FDI được thể hiện rất rõ qua sự đóng góp và có ảnh hưởng sâu rộng tới các yếu tố cơ bản của tăng trưởng như tích lũy và bổ sung nguồn vốn đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu, chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, giải quyết công ăn việc làm,…FDI cũng góp phần quan trọng vào việc tạo nguồn thu ngân sách và thúc đẩy Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Nhờ có sự đóng góp tích cực của FDI mà Việt Nam đã đạt được sự tăng trưởng kinh tế cao trong hơn 20 năm qua, được cộng đồng thế giới nhìn nhận là một quốc gia phát triển năng động, luôn tích cực đổi mới và thu hút được sự quan tâm ngày càng nhiều hơn từ các nhà đầu tư nước ngoài. Hải Phòng được biết đến như “cửa ngõ” của Miền bắc Việt Nam, là một Cực tăng trưởng vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nơi có cảng biển lớn nhất Miền bắc, lớn thứ hai trong cả nước (sau Thành phố Hồ Chí Minh), đồng thời cũng là một đầu mối giao thông đường bộ, đường thủy và đường không quan trọng của Khu vực Bắc Bộ, là một trung tâm công nghiệp, thương mại và du lịch lớn của Việt Nam. Trong những năm vừa qua, Hải Phòng đã đạt được những thành tựu hết sức ấn tượng trên lĩnh vực phát triển kinh tế-xã hội: tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2005- 2010 trung bình trên 13%/năm; cơ sở hạ tầng từng bước được xây dựng đồng bộ và hiện đại, môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư và môi trường pháp lý ngày càng được hoàn thiện. Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Phòng cũng thu được nhiều kết quả khả quan: Tới tháng 12/2010, có 295 dự án FDI còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký lũy kế đạt 4.381.547.676,28 USD của các nhà đầu tư thuộc 28 quốc gia và vùng lãnh thổ với sự hiện diện của các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới. Những thành tựu trên là không thể phủ nhận, tuy nhiên, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Phòng còn có nhiều vấn đề tồn tại sau đây: - Các KCN, KCX của Hải Phòng đều được xây dựng và quy hoạch với quy mô lớn, vị trí địa lý thuận lợi, cơ sở hạ tầng trong KCN đồng bộ và hiện đại, hơn nữa, UBND Thành phố và Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố đã có nhiều chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp đầu tư và hoạt động kinh doanh trong các KCN. Tuy nhiên, kết quả hoạt động của nhiều Khu công nghiệp trên địa bàn Hải Phòng thật sự không tương xứng với tiềm năng và quy mô của chúng: - Tới tháng 6/2010, sau gần 15 năm kể từ ngày thành lập, KCN Nomura-Hải Phòng mới cho thuê lấp đầy diện tích kinh doanh. Mặc dù được đánh giá là KCN quy mô và chất lượng hàng đầu trong cả nước nhưng khả năng phát triển của Nomura-Hải Phòng còn kém xa so với các KCN cùng được thành lập của các địa phương khác (ví dụ như KCN Sóng Thần - Bình Dương thành lập năm 1995, hiện nay tỉnh Bình Dương đã xây dựng KCN Sóng Thần 3 với quy mô lớn hơn và hiện đại hơn so với Sóng Thần 1 và Sóng Thần 2); KCX Đồ Sơn 96 nay là KCN Đồ Sơn Hải Phòng cũng chỉ mới lấp đầy 31% diện tích đất, chưa kể từ năm 1997 tới nay, dự án KCN này vẫn còn một số diện tích chưa giải tỏa xong mặt bằng; KCN Kinh tế tổng hợp công nghệ cao Đình Vũ đã lấp đầy 97% mặt bằng nhưng hiện tại cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông đã xuống cấp hết sức nghiêm trọng gây cản trở đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Vấn đề môi trường ở đây cũng cần đề cập tới khi mà các nhà đầu tư rất e ngại với lượng khói bụi do các nhà máy trong KCN này thải ra. Ngoài ra, các KCN khác tuy được thành lập khá lâu nhưng tới nay, công tác giải phóng mặt bằng vẫn chưa thực hiện triệt để, việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng vẫn còn trì trệ,… - Trong những năm gần đây, khi các địa phương khác như Bình Dương, Hải Dương, Đà Nẵng,… đã thực hiện việc chọn lọc và cấp phép cho các dự án lớn, công nghệ cao, thân thiện với môi trường,…tức là chuyển sang thu hút và phát triển hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài theo chiều sâu, tính hiệu quả kinh tế - xã hội, khả năng chuyển giao công nghệ được đưa lên hàng đầu thì các KCN của Hải Phòng vẫn còn đang quanh quẩn với bài toán “lấp đầy” diện tích đất cho thuê. Chính việc đầu tư dàn trải theo diện rộng đã dẫn tới kết quả là có rất nhiều các dự án đầu tư với quy mô nhỏ, thời hạn hoạt động ngắn và nặng về hình thức “chế-xuất” (chế biến rồi xuất khẩu), chỉ sử dụng nguồn lực nhân công tại chỗ, nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào và đóng góp không nhiều cho thị trường trong nước. Hơn nữa, các dự án này không đem lại giá trị về khoa học và chuyển giao công nghệ - điều mà chúng ta đang rất cần. - Mặc dù UBND thành phố đã có các chính sách ưu đãi đặc biệt cho khu vực “trong hàng rào” các KCN nhưng các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký cấp phép ngoài KCN luôn chiếm tỷ trọng cao hơn khoảng 2 lần so với các dự án bên trong. Ngoại trừ các dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ, du lịch và khách sạn, các dự án sản xuất công nghiệp với các nhà máy sản xuất nằm rải rác trên địa bàn Hải Phòng đã và đang để lại nhiều hậu quả cho việc bảo vệ môi trường, ảnh hưởng tới đời sống nhân dân, gây nhiều khó khăn trong quản lý kinh tế và pháp luật. Hơn nữa, với 126 km bờ biển, trên 4.000 km 2 diện tích mặt biển nội hải, 7 quận, huyện tiếp giáp với biển (trong đó có 2 huyện đảo là Cát Hải và Bạch Long Vỹ), Hải Phòng có tiềm năng rất lớn trong phát triển kinh tế biển. Tuy nhiên, một số ngành kinh tế biển quan trọng như đóng tàu, khai thác khoáng sản, khai thác và chế biến thủy sản, dịch vụ cảng và vận tải biển, du lịch biển chưa có những sản phẩm cạnh tranh quốc tế, công nghiệp còn lạc hậu, đặc biệt những ngành có lợi thế cạnh tranh trong tương lai như: thăm dò, khai thác tài nguyên đáy biển, dầu khí, điện sức gió, năng lượng mặt trời chưa được đầu tư nghiên cứu thỏa đáng; khả năng thu hút vốn FDI đầu tư vào các lĩnh vực này còn yếu, các dự án đang hoạt động rất ít, chưa hiệu quả, sức cạnh tranh không cao, đóng góp vào kinh tế địa phương còn thấp, chưa xứng với tiềm năng phát triển. Qua các phân tích trên, có thể nhận thấy Hải Phòng chưa thực sự là một điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài so với tiềm năng vốn có. Những thành tựu mà Hải Phòng đã đạt được trong hoạt động thu hút, quản lý vốn và các dự án FDI tuy có khả quan nhưng vẫn rất khiêm tốn. Thành công cũng có, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề bất cập tồn tại trong thu hút và quản lý FDI tại Hải Phòng thời gian vừa qua. Chính vì vậy, việc tổng kết, đánh giá và xem xét lại thực trạng các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng là rất cần thiết. Từ đó có thể rút ra các bài học kinh nghiệm và đưa ra các giải pháp mới nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tốt hơn, quản lý và sử dụng các nguồn vốn này có hiệu quả hơn để thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế-xã hội của thành phố. Đáp ứng yêu cầu cấp thiết này, việc nghiên cứu đề tài “Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Phòng 2006-2010” mang một ý nghĩa thiết thực. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần giúp các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương và trung ương xem xét, áp dụng nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài. 2. Tình hình nghiên cứu Đầu tư trực tiếp nước ngoài là vấn đề được rất nhiều các học giả quan tâm và nghiên cứu. Quản lý và sử dụng nguồn vốn FDI sao cho có hiệu quả cao nhất luôn là thách thức đối với các chính phủ, các nhà xây dựng chính sách. Đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về vấn đề này trong thời gian qua, điển hình là một số công trình gần đây: Công trình nghiên cứu: “Nhìn lại vai trò của Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối cảnh phát triển mới ở Việt Nam”,2008, Nxb ĐHQGHN ; và “Điều chỉnh chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”, 2010, Nxb ĐHQGHN, tác giả Phùng Xuân Nhạ đã phân tích sâu sắc về vai trò của khu vực kinh tế có vốn FDI và cơ hội, thách thức, các giải pháp phát triển mạnh hoạt động FDI ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập mới. Trong tác phẩm “Về chính sách thu hút đầu tư ở Việt Nam”, 2007, Nxb CTQG, Nguyễn Thị Minh Châu đã nghiên cứu và phân tích khá toàn diện về khía cạnh chính sách trong việc thu hút nguồn vốn FDI vào Việt Nam, đồng thời, tác giả cũng đã đưa ra các đề xuất, phương hướng điều chỉnh chính sách tới năm 2015. Các công trình nghiên cứu chuyên môn của một số tác giả khác như “Khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam” – Nguyễn Bích Đạt, Nxb CTQG, 2006; “Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam” – Lê Xuân Bá, Nxb KHKT, 2006; “Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài” – Trần Văn Nam, Nxb KHKT, 2005, đã tổng hợp và phân tích khá sâu sắc các vấn đề liên quan tới hoạt động FDI. Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu đáng chú ý khác như: Luận văn thạc sỹ (LVThs) “Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong thời kỳ gia nhập WTO” – Phạm Tuyên, TT đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, 2010; LVThs “Chính sách thu hút FDI ở Việt Nam” – Đặng Thị Kim Chung, ĐHKT-ĐHQGHN, 2009; LVThs “ Khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và vấn đề phát triển bền vững ở Việt Nam” – Cao Thị Lê, ĐHKT- ĐHQGHN, 2008; “Quản lý nhà nước đối với khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam”-Đinh Thị Thoan, ĐHKT-ĐHQGHN, 2008; “Mặt trái của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam” – Nguyễn Thị Thoa, ĐHKT-ĐHQGHN, 2008; “Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập” – Nguyễn Quang Vinh, ĐHKT-ĐHQGHN, 2007; “Rào cản trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam” – Phạm Huy Thắng, ĐHKT- ĐHQGHN, 2007; “Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam” – Lương Văn Hải, ĐHKT-ĐHQGHN, 2006… Trên phương diện quản lý nhà nước, hàng năm, Sở Kế hoạch & Đầu tư Hải Phòng có lập các báo cáo tổng hợp về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó đã thống kê chính xác và đầy đủ các số liệu, đã nêu lên các mặt tích cực và hạn chế trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Phòng. Tuy nhiên, các kết quả này mới dừng lại ở các con số, chưa nêu lên được những nguyên nhân, các yếu tố tác động và các giải pháp cụ thể nhằm giải quyết vấn đề. Tất cả các công trình nghiên cứu trên hoặc khái quát tổng thể trên toàn bộ nền kinh tế Việt Nam, hoặc chuyên sâu vào một khía cạnh cụ thể của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể nào mang tính lý luận cao, phân tích sâu sắc và toàn diện về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Phòng, đặc biệt trong giai đoạn 2006-2010. Chính vì vậy, tác giả quyết định chọn đề tài nghiên cứu này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là: - Xác định rõ vai trò và sự tác động của FDI đối với quá trình phát triển kinh tế của Hải Phòng trên cả hai phương diện: Lý luận và Thực tiễn. - Đưa ra một bức tranh toàn cảnh về thực trạng của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Phòng. - Dựa vào các kết quả đã phân tích, đưa ra các giải pháp cụ thể và riêng biệt nhằm đẩy mạnh thu hút vốn FDI vào Hải phòng và nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng nguồn vốn này. Nhằm đạt được các mục đích nêu trên, luận văn phải giải quyết được các nhiệm vụ sau: - Phân tích và hệ thống hóa lại các cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của FDI đối với quá trình phát triển kinh tế Việt Nam nói chung và đối với Hải Phòng nói riêng. - Nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động thu hút và sử dụng vốn FDI của một số địa phương và thành phố có đặc điểm tương đồng với Hải Phòng. - Phân tích rõ nguyên nhân của những thành công cũng như các mặt còn tồn tại trong hoạt động thu hút và sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng trong thời gian vừa qua, từ đó gợi mở các giải pháp và xu hướng đi mới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Phòng. Phạm vi nghiên cứu - Thời gian: từ năm 2006 đến 2010, tính từ thời điểm Luật Đầu tư ra đời và có hiệu lực. Đây cũng là phạm vi thời gian Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm tại Hải Phòng. - Không gian: Vì lĩnh vực đầu tư rất rộng, ở đây luận văn chỉ tập trung làm rõ vấn đề về Đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Hải Phòng. 5. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết những nhiệm vụ đã đặt ra, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu kinh tế phổ biến sau đây: - Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và phương pháp hệ thống: Việc nghiên cứu tình hình hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Phòng được thực hiện đồng bộ, gắn với hoàn cảnh, điều kiện và các giai đoạn cụ thể. Các giải pháp nhằm thu hút vốn FDI được xem xét trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau cả về không gian và thời gian, đồng thời được đặt ra trong bối cảnh chung của toàn bộ nền kinh tế cũng như của riêng Hải Phòng. - Phương pháp thống kê: Luận văn sử dụng các số liệu thống kê thích hợp để phục vụ cho quá trình phân tích thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Phòng và nghiên cứu, rút ra các bài học kinh nghiệm, các giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút và nâng cao hiệu quả kinh doanh của vốn FDI. - Phương pháp phân tích tổng hợp: Trên cơ sở phân tích tình hình thực tế, luận văn đưa ra các đánh giá chung có tính chất khái quát về ưu điểm và những hạn chế của hoạt động đầu tư nước ngoài tại Hải Phòng. - Phương pháp so sánh, đối chiếu: Hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Phòng luôn được xem xét trong sự so sánh, đối chiếu với các số liệu thống kê của cả nước và một số tỉnh thành có các đặc điểm tương đồng với Hải Phòng. 6. Những đóng góp mới của luận văn - Luận văn đã phân tích và đánh giá vai trò và tác động của FDI đối với quá trình phát triển kinh tế của Hải Phòng trong phạm vi nghiên cứu. - Đánh giá kết quả của hoạt động thu hút và sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng trong thời gian qua, chỉ rõ các mặt còn hạn chế và phân tích nguyên nhân của chúng. - Đề xuất các giải pháp phù hợp dành riêng cho Hải Phòng nhằm phát huy các kết quả tích cực, hạn chế những yếu kém, đẩy mạnh hơn nữa hoạt động thu hút FDI và nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng nguồn vốn này trong thời gian tới. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu gồm 03 chương chính như sau: Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Đầu tư trực tiếp nước ngoài Chương 2: Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Phòng giai đoạn 2006-2010 Chương 3: Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Phòng trong thời gian tới TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. Ngô Hoài Anh (2006), Quản lý nhà nước đối với lĩnh vực đầu tư nước ngoài ở nước ta hiện nay, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 2. Lê Xuân Bá (2006), Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, Nxb. Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội. 3. Đỗ Đức Bình (2006), Đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia tại Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 4. Bộ Chính trị (2003), Nghị quyết số 32-NQ/TW, ngày 05/8/2003, Xây dựng và phát triển Thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hà Nội. 5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007) Mục tiêu và định hướng thu hút FDI tới năm 2010, Tài liệu báo cáo tại Hội nghị ngành kế hoạch và Đầu tư tháng 8/2007, Hà Nội. 6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2009), Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2009, định hướng và giải pháp năm 2010, Tài liệu báo cáo tại Hội nghị ngành kế hoạch và Đầu tư tháng 11/2009, Hà Nội. 7. Nguyễn Thị Minh Châu (2007), Về chính sách thu hút đầu tư ở Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 8. Đặng Thị Kim Chung (2009), Chính sách thu hút FDI ở Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Kinh tế Đối ngoại, Trường Đại Học Kinh Tế - ĐHQGHN 9. Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và đầu tư (2001 – 2009), Báo cáo tình hình thực hiện đầu tư nước ngoài các năm từ 2001 – 2009, Hà Nội. 10. Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và đầu tư (2009), 20 Năm Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (1988 - 2007), Hà Nội. 11. Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và đầu tư (2010), Báo cáo Tình hình đầu tư nước ngoài tháng 5 đầu năm 2010, Hà Nội. 12. Nguyễn Bích Đạt (2006), Khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 13. Lương Văn Hải (2006), Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Kinh tế Đối ngoại, Trường Đại Học Kinh Tế - ĐHQGHN. 14. Đan Đức Hiệp (2010), Kinh tế Hải Phòng 25 năm đổi mới và phát triển 1986-2010, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 15. Đỗ Nhất Hoàng (2010), “Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng lợi thế, tăng nhanh tốc độ phát triển Kinh tế biển”, Hội nghị Xúc tiến đầu tư Kinh tế biển Việt Nam năm 2010, Hà Nội. 16. Cao Thị Lê (2008), Khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và vấn đề phát triển bền vững ở Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Kinh tế Đối ngoại, Trường Đại Học Kinh Tế - ĐHQGHN. 17. Trần Văn Nam (2005), Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Nxb. Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội. 18. Phùng Xuân Nhạ (2007), Các công ty xuyên quốc gia - Lý thuyết và thực tiễn, Nxb. ĐHQGHN. 19. Phùng Xuân Nhạ (2001), Đầu tư quốc tế, Nxb. ĐHQGHN. 20. Phùng Xuân Nhạ (2009), Nhìn lại vai trò đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối cảnh phát triển mới ở Việt Nam, Nxb. ĐHQGHN. 21. Phùng Xuận Nhạ (2010), Điều chỉnh chính sách FDI của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb. ĐHQGHN. 22. Lê Thanh Sơn (2010), “Hải Phòng – Điểm đến của các nhà đầu tư”, Hội nghị Xúc tiến đầu tư Kinh tế biển Việt Nam năm 2010, Hà Nội. 23. Phạm Huy Thắng (2007), Rào cản trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Kinh tế Đối ngoại, Trường Đại Học Kinh Tế - ĐHQGHN. 24. Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng (2006, 2007, 2008, 2009, 2010), Báo cáo tổng kết năm tình hình hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Phòng, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hải Phòng. 25. Trần Đức Thạnh, Trần Đình Lân, Nguyễn Hữu Cử (2009), “Tài nguyên vị thế biển Việt Nam: Định dạng, tiềm năng và định hướng phát huy giá trị”, Khoa học và Công nghệ biển, 9(phụ trương 1), Tr.1-17. 26. Thành ủy Hải Phòng (2009), Nghiên cứu định hướng Chiến lược biển Hải Phòng đến năm 2015 và 2020, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện, Chuyên đề nghiên cứu khoa học, Hải Phòng. 27. Thành ủy Hải Phòng (2009, 2010), Báo cáo chính trị Đại hội 13, 14 Đảng bộ Thành phố, Hải Phòng. 28. Nguyễn Thị Thoa (2008), Mặt trái của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Kinh tế Đối ngoại, Trường Đại Học Kinh Tế - ĐHQGHN. 29. Đinh Thị Thoan (2008), Quản lý nhà nước đối với khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Kinh tế Đối ngoại, Trường Đại Học Kinh Tế - ĐHQGHN. 30. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 1448/QĐ-TTg, ngày 16/9/2009, Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội. 31. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 34/2009/QĐ-TTg, ngày 02/3/2009, Quy hoạch phát triển Vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ đến năm 2020, Hà Nội. 32. Đỗ Đức Tiến (2010), “Hải Phòng là cửa ngõ quốc tế hấp dẫn không chỉ ở phía Bắc mà còn là một phần của các tỉnh phía nam Trung Quốc”, Hội nghị Xúc tiến đầu tư Kinh tế biển Việt Nam năm 2010, Hà Nội. 33. Phạm Tuyên (2010), Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong thời kỳ gia nhập WTO, Luận văn thạc sỹ Kinh tế chính trị, Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, Hà Nội. 34. UBND Thành phố Hải Phòng (2010), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Hải Phòng đến năm 2020”, Hải Phòng. 35. UBND Thành phố Hải Phòng (2010), Quyết định số 221/QĐ-UBND, ngày 03/02/2010, Phê duyệt đề án xây dựng tiêu chí, danh mục các dự án công nghiệp khuyến khích đầu tư, không chấp thuận đầu tư trên địa bàn Thành phố Hải Phòng giai đoạn 2010-2015, định hướng đến năm 2020, Hải Phòng. 36. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 36, Nxb. Tiến bộ, Max-cơ-va 37. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, tập 27, Nxb. Tiến bộ, Max-cơ-va 38. Nguyễn Quang Vinh (2007), Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập, Luận văn thạc sỹ Kinh tế Đối ngoại, Trường Đại Học Kinh Tế - ĐHQGHN. [...]... http://www.mpi.gov.vn/portal/page/portal/bkhdt/1318481/1318510 (Cơ sở dữ liệu – Bộ Kế hoạch và Đầu tư) 47 http://fia.mpi.gov.vn/news.aspx?ctl=news&p=2.44&mID=8 (Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Tình hình đầu tư) 48 www.haiphong.gov.vn/ (Cổng thông tin điện tử Thành Phố Hải Phòng) 49 www.hoaphuongdo.vn/ (Trang Web giới thiệu về Thành phố Hải Phòng) 50 www.baohaiphong.com.vn/ 51 www.vneconomy.vn/ 52 haiphongonline.net/ 53 www.khucongnghiep.com.vn/... UNCTAD (2006, 2007, 2008, 2009), World Investment Report www.unctad.org/WIR CÁC TRANG WEBSITE 43 www.unctad.org/WIR 44 http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=429&idmid=3 (ngân sách nhà nướcTổng cục thống kê) 45 http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=432&idmid=3 (Số liệu đầu tư- Tổng cục thống kê) 46 http://www.mpi.gov.vn/portal/page/portal/bkhdt/1318481/1318510 (Cơ sở dữ liệu – Bộ Kế hoạch và Đầu tư) . ngoài Chương 2: Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Phòng giai đoạn 2006-2010 Chương 3: Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Phòng trong thời gian tới. Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng (2006, 2007, 2008, 2009, 2010), Báo cáo tổng kết năm tình hình hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Phòng, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hải Phòng. 25. Trần. Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và đầu tư (2001 – 2009), Báo cáo tình hình thực hiện đầu tư nước ngoài các năm từ 2001 – 2009, Hà Nội. 10. Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và đầu tư