Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp tỉnh nam định thực trạng và giải pháp

7 634 12
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp tỉnh nam định thực trạng và giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp tỉnh Nam Định thực trạng và giải pháp Trần Thị Thu Huyền Trường Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ ngành: Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế Mã số: 60 31 07 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Anh Thu Năm bảo vệ: 2011 Abstract: Nghiên cứu những vấn đề lý luận về các khu công nghiệp, FDI, những nhân tố ảnh hưởng tới thu hút FDI vào các khu công nghiệp (KCN) cũng như kinh nghiệm về thu hút FDI vào các khu công nghiệp của một số nước và Việt Nam. Phân tích thực trạng tình hình FDI vào các khu công nghiệp Nam Định. Tìm ra những thành công, hạn chế trong quá trình thu hút và sử dụng FDI vào các khu công nghiệp và những nguyên nhân tồn tại. Đề xuất một số giải pháp và đưa ra kiến nghị nhằm tăng cường thu hút FDI vào các KCN Nam Định. Keywords: Đầu tư trực tiếp nước ngoài; Khu công nghiệp; Nam Định Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, mối quan hệ giữa đầu tư trong nước với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) luôn được coi là một trong những vấn đề quan trọng và được bàn bạc nhiều trong quá trình hoạch định chính sách phát triển trên phạm vi quốc gia và quốc tế. Mỗi nước cần rất nhiều vốn cho quá trình phát triển của đất nước mình đặc biệt là các nước đang phát triển. Và Việt Nam cũng vậy, để thúc đẩy quá trình tăng trưởng nền kinh tế, thực hiện công ngiệp hoá và hiện đại hoá đất nước thì cần có một nguồn vốn rất lớn để chuyển dịch cơ cấu, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất và kỹ thuật,… Do đó, FDI đã và đang trở thành một trong những nguồn vốn quan trọng đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Cụ thể, FDI mở ra nhiều ngành nghề, sản phẩm mới, nâng cao năng lực quản lý, trình độ công nghệ, mở rộng thị trường xuất khẩu, góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại và giúp Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Một trong những yếu tố góp phần thu hút FDI vào Việt Nam là việc phát triển các khu công nghiệp. 2 Khu công nghiệp (KCN) ở Việt Nam ra đời cùng với chính sách đổi mới, do Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI năm 1986 khởi xướng. Quá trình phát triển KCN tạo bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy phát triển công nghiệp, tăng trưởng kinh tế, hình thành các trung tâm công nghiệp gắn với phát triển đô thị, tạo bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng cơ sở công nghiệp mới, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, tăng thu nhập người dân. Các KCN phát triển đã góp phần tạo điều kiện cho việc thu hút đầu tư FDI. Điều này càng thúc đẩy các KCN phát triển, mở rộng và phát huy vai trò của mình đối với phát triển kinh tế. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thu hút FDI và phát triển các KCN đã liên tục phát triển và ngày càng gắn bó chặt chẽ với nhau góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước. Những kết quả ban đầu đạt được là rất đáng khích lệ nhưng không ít yếu tố bất lợi xảy ra đối với việc thu hút FDI các KCN như sự yếu kém về cơ sở hạ tầng, nhất là tình trạng thiếu điện… Do đó, hoạt động thu hút FDI vào các KCN của Việt Nam vẫn còn những hạn chế cần khắc phục. Bên cạnh đó, FDI vẫn tập trung chủ yếu tại các vùng kinh tế trọng điểm với những lợi thế về kết cấu hạ tầng và thị trường tiêu thụ, đầu tư nước ngoài vào các địa phương chưa khởi sắc, nhất là các tỉnh xa, điều kiện hạ tầng còn thấp. Cùng với thành tựu chung của cả nước, hoạt động FDI vào các KCN Nam Định trong những năm gần đây bước đầu có những khởi sắc, đã xuất hiện các nhà đầu tư nước ngoài như Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore,…đến tìm hiểu và đầu tư tại Nam Định. FDI vào các KCN Nam Định đã góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng trưởng công nghiệp và phát triển kinh tế xã hội tỉnh Nam Định. Tuy nhiên, FDI vào các KCN Nam Định mới chỉ là bước khởi đầu. Mặc dù, trong những năm vừa qua, tỉnh Nam Định đã có nhiều cố gắng song do nhiều yếu tố tác động nên số dự án FDI tại các KCN Nam Định còn rất hạn chế, nhỏ bé cả về số lượng, quy mô, chưa tương xứng với tiềm năng và đòi hỏi của nền kinh tế của tỉnh và thực sự vấn đề kêu gọi, thu hút FDI vào các KCN đã và đang là một trong những nội dung, công tác trọng tâm nhằm khai thác lợi thế của tỉnh, khai thác các nguồn vốn đầu tư phát triển để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, việc tìm ra giải pháp để thu hút FDI vào các KCN Nam Định ngày càng trở lên cần thiết. Nam Định cần thấy rõ: Những khó khăn còn tồn tại trong công tác thu hút FDI vào các KCN là gì và qua đó để làm thế nào để tăng cường thu hút FDI vào các KCN Nam Định cho phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. 3 Chính vì những lý do trên, em chọn đề tài: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp tỉnh Nam Định: Thực trạng và giải pháp” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong lĩnh vực đầu tư, đặc biệt là đầu tư FDI vào các khu công nghiệp đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà kinh tế, nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách và đã có nhiều công trình được công bố như: 1, Sách: “Phát triển các KCN, KCX trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá” của Nguyễn Chơn Trung và Trương Giang Long (Nxb Chính trị quốc gia – năm 2004). 2, Sách: “Hướng dẫn đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao ở Việt Nam” của Nguyễn Mạnh Đức, Lê Quang Anh (Nxb Thống kê -2000 ). Các cuốn sách này đã làm rõ được một số lý luận về khu công nghiệp và các thủ tục hướng dẫn, các thủ tục đầu tư vào các khu công nghiệp nói chung. Tuy nhiên, trong sách chỉ trình bày những vấn đề cơ bản chưa đi nghiên cứu đến công tác thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp. 3, Luận án tiến sĩ kinh tế: “Hoàn thiện công tác xúc tiến đầu tư nhằm phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam” - tác giả Nguyễn Thị Thu Hương ( Đại học Kinh tế Quốc dân - 2004). Tác giả đã nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển các khu công nghiệp, làm rõ tác động của hoạt động xúc tiến đầu tư đến việc thu hút đầu tư phát triển các khu công nghiệp. Qua đó, đề ra các giải pháp hoàn thiện công tác xúc tiến đầu tư của Việt Nam nói chung. 4, Luận án tiến sĩ kinh tế: “Thu hút đầu tư phát triển khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh”, tác giả Nguyễn Thị Mỹ Dung (Học viện Ngân Hàng – 2009). 5, Luận án tiến sĩ kinh tế: “Những giải pháp nhằm phát triển các khu công nghệ và khu chế xuất tại thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010” tác giả Nguyễn Quyết Chiến (Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh - 2003). Hai tác giả này nghiên cứu những vấn đề chung về khu công nghệ cao, tình hình hoạt động đầu tư vào phát triển các khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh, qua đó đề xuất những giải pháp nhằm thu hút đầu tư phát triển khu công nghệ cao của Việt Nam nói chung và của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Tuy nhiên, các luận án mới chỉ dừng lại nghiên cứu ở thành phố Hồ Chí Minh. 6, Bài trích: “Phát triển các KCN, KCX ở các tỉnh phía Bắc - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” (Kỷ yếu hội thảo khoa học, Thanh Hoá, tháng 6/2004). 4 7, Bài trích: “15 năm xây dựng và phát triển các KCN, KCX ở Việt Nam (1991-2006)” (Kỷ yếu hội nghị - hội thảo quốc gia, Long An, tháng 7/2006). Các tác giả hệ thống hóa những lý luận về khu công nghiệp, khu chế xuất, tình hình phát triển của các khu công nghiệp, khu chế xuất của Việt Nam nói chung, qua đó đánh giá những thành tựu đã đạt được và những hạn chế trong quá trình phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất nói riêng. 8, Báo cáo: “Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Nam Định 5 năm xây dựng và phát triển” tác giả Nguyên Xuân Tuyển (2009). 9, Báo cáo: “Báo cáo tổng kết công tác quản lý các khu công nghiệp tỉnh Nam Định năm 2009 phương hướng nhiệm vụ năm 2010” – Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Nam Định (2009). Ngoài ra, còn một số bài báo phân tích trên tạp chí chuyên ngành khác, nhưng do mục đích khác nhau nên các công trình mới chỉ nghiên cứu ở một số khía cạnh nhất định của tình hình FDI vào các khu công nghiệp. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn * Mục đích nghiên cứu: - Phân tích tình hình FDI vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định để qua đó đề xuất những giải pháp và đưa ra những kiến nghị nhằm tăng cường thu hút FDI vào các khu công nghiệp Nam Định. *Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên thì nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về các khu công nghiệp, FDI, những nhân tố ảnh hưởng tới thu hút FDI vào các khu công nghiệp Nam Định. - Phân tích thực trạng tình hình FDI vào các khu công nghiệp Nam Định. Tìm ra những thành công, hạn chế trong quá trình thu hút và sử dụng FDI vào các khu công nghiệp và những nguyên nhân tồn tại. - Nghiên cứu để đề xuất một số giải pháp và đưa ra kiến nghị nhằm tăng cường thu hút FDI vào các KCN Nam Định. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tình hình thu hút và sử dụng FDI vào các khu công nghiệp Nam Định. 4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn - Nội dung nghiên cứu: FDI và tình hình thu hút FDI vào các KCN Nam Định. 5 - Phạm vi không gian:: Các KCN trên địa bàn tỉnh Nam Định - Phạm vi thời gian:: Từ năm 2003 đến năm 2009. 5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn - Luận văn này áp dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp, phân tích, sử dụng dữ liệu thu thập chủ yếu từ các nguồn tài liệu: Luật đầu tư năm 2005, Báo cáo của Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Nam Định, Báo cáo của Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Nam Định, nghiên cứu khoa học, tạp chí để làm rõ tình hình FDI vào các khu công nghiệp Nam Định. - Ngoài ra luận văn cũng sử dụng các phương pháp khác như: kế thừa, tổng hợp, bảng biểu để minh họa các nội dung trong luận văn, phân tích, so sánh để đánh giá tình hình FDI vào các KCN Nam Định và đưa ra những kết luận. 6. Những đóng góp mới của luận văn - Làm rõ những nhân tố ảnh hưởng đến công tác thu hút FDI vào các khu công nghiệp và đến quá trình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Nam Định. - Phân tích tình hình FDI vào các khu công nghiệp Nam Định thời gian qua, qua đó đánh giá những thành công và hạn chế trong quá trình FDI vào khu công nghiệp tỉnh Nam Định. - Kiến nghị, đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút vốn FDI vào các khu công nghiệp Nam Định, các kiến nghị đối với nhà nước. 7. Kết cấu và nội dung của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của FDI vào các khu công nghiệp. Chương 2: Thực trạng FDI vào các khu công nghiệp của tỉnh Nam Định. Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh thu hút FDI vào các khu công nghiệp tỉnh Nam Định. References 1 Ngô Hoài Anh (2006), Quản lý nhà nước đối với lĩnh vực đầu tư nước ngoài ở nước ta hiện nay, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 2 Đỗ Đức Bình - Nguyễn Thường Lạng (2004), Giáo trình Kinh tế quốc tế, Nxb Khoa học - Kinh tế, Hà Nội. 3 Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Nam Định (2010), Báo cáo tổng kết công tác quản lý các khu công nghiệp tỉnh Nam Định năm 2009 phương hướng nhiệm vụ năm 2010, Nam Định. 4 Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Nam Định (2008), “Quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định đến năm 2020”, Nam Định. 5 Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Nam Định (2008), “Báo cáo 5 năm phát 6 triển các khu công nghiệp tỉnh Nam Định”, Nam Định. 6 Bộ Kế Hoạch & Đầu tư (2005), “Luật đầu tư 2005”, Hà Nội. 7 Bộ Kế hoạch & Đầu tư (2006), “Báo cáo tổng kết 15 năm xây dựng và phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam”, Long An. 8 Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2009), Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2009, định hướng và giải pháp năm 2010. Tài liệu báo cáo tại Hội nghị ngành kế hoạch và Đầu tư tháng 11/2009, Hà Nội. 9 Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và đầu tư (2001 – 2009), Báo cáo tình hình thực hiện đầu tư nước ngoài các năm từ 2001 - 2009. Hà Nội. 10 Phan Tuấn Giang - Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Khu công nghiệp, khu chế xuất với phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Tài liệu tại Hội thảo đầu tư vào các KCN của Bộ Kế hoạch và đầu tư tháng 5/2010, Hà Nội. 11 Nguyễn Văn Hùng (2008), “Vai trò của khu kinh tế, khu công nghiệp trong quá trình phát triển Kinh tế - xã hội miền trung”, Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam số 88 (128). 12 Trần Ngọc Hưng - Báo cáo của Vụ Quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất (2008), “Xây dựng và phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế - Kết quả đạt được trong năm 2007 và nhiệm vụ cần thực hiện trong năm 2008”, Hà Nội. 13 Nguyễn Thị Hường (2001), “Kinh doanh quốc tế, tập 1”, Nxb Thống kê, Hà Nội. 14 Nguyễn Thị Hường (2001), “Kinh doanh quốc tế, tập 2”, Nxb Thống kê, Hà Nội. 15 Trần Hồng Kỳ - Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Một số vấn đề về phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất Việt Nam. Tài liệu tại Hội thảo đầu tư vào các KCN của Bộ Kế hoạch và đầu tư tháng 5/2010, Hà Nội. 16 Trương Giang Long - Nguyễn Chơn Trung (2004), “Phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 17 Khoa Luật - Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân (2006), “Những văn bản pháp luật kinh tế”, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội. 18 Võ Đại Lược, Lê Bộ Lĩnh (2000), Đầu tư trực tiếp nước ngoài và phát triển kinh tế, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội. 19 Phùng Xuân Nhạ (1998), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước ASEAN ở Việt Nam”, Tạp chí Những vấn đề của kinh tế thế giới số 2 20 Phùng Xuân Nhạ (1998) Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và đầu tư (2001 – 2009), Báo cáo tình hình thực hiện đầu tư nước ngoài các năm từ 2001 - 2009. 21 Bảo Ngọc (2009), “Đẩy mạnh tiến độ giải phóng mặt bằng khu công nghiệp Bảo Minh”, www.izanamdinh.gov.vn. 22 Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/03/2008, Quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế. 23 Đỗ Huy Thành - Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Nam Định (2009), Nam Định với việc áp dụng mô hình đơn vị sự nghiệp có thu đối với công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp. Tài liệu báo cáo năm 2009, Nam Định. 24 Nguyễn Xuân Thu - Nguyễn Văn Phú (2006), “Phát triển kinh tế vùng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 25 Phan Thanh Tịnh (2009), “Còn quá nhiều dự án chậm giải ngân”, trong mục sự kiến và vấn đề Thu hút FDI số liệu và thực tế, Thời báo Kinh tế Sài Gòn số 28. 26 Nguyễn Xuân Tuyển - Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Nam Định (2008), Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Nam Định 5 năm xây dựng và phát triển. Tài liệu báo cáo năm 2008, Nam Định. 7 27 Lê Xuân Trinh (1998), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển khu công nghiệp”, Hà Nội. 28 Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định (2004), Quyết định số 2702/2004/QĐ-UB về cơ chế khuyến khích đầu tư vào khu công nghiệp Hoà Xá theo quyết định 2816/2001/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định, Nam Định. 29 Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định (2001), Quyết định số 2816/2001/QĐ-UB về Một số cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư phát triển khu công nghiệp phía tây nam thành phố Nam Định, Nam Định. 30 Phạm Văn Việt (2005), “Luật đầu tư”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 31 Vụ Quản lý các khu kinh tế - Bộ Kế hoạch & Đầu tư (2010), “Báo cáo các năm 2003-2009”, Hà Nội. 32 Vụ Quản lý các khu kinh tế - Bộ Kế hoạch & Đầu tư, kỷ yếu hội thảo khoa học tháng 6/2004, “Phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất ở các tỉnh phía Bắc - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Thanh Hóa. 33 Vụ Quản lý các khu kinh tế - Bộ Kế hoạch & Đầu tư (tháng 7/2006), kỷ yếu hội nghị - hội thảo quốc gia, “15 năm xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam (1991-2006)”, Long An. 34 Đinh Quý Xuân (2007), “Triển vọng phát triển kinh tế - Xã hội Việt Nam đến 2010”, Nxb Thống kê, Hà Nội. . tiễn của FDI vào các khu công nghiệp. Chương 2: Thực trạng FDI vào các khu công nghiệp của tỉnh Nam Định. Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh thu hút FDI vào các khu công nghiệp tỉnh Nam Định. References. khu công nghiệp Nam Định. - Phân tích thực trạng tình hình FDI vào các khu công nghiệp Nam Định. Tìm ra những thành công, hạn chế trong quá trình thu hút và sử dụng FDI vào các khu công nghiệp. tế xã hội của tỉnh. 3 Chính vì những lý do trên, em chọn đề tài: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp tỉnh Nam Định: Thực trạng và giải pháp làm luận văn tốt nghiệp của mình.

Ngày đăng: 24/08/2015, 21:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan